Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 14)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 14)

. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh:

- Hiểu thế nào là tục ngữ, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học

- Hiểu được những kinh nghiệm mà nhân dân đúc kết và vận dụng vào đời sống từ các hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Soạn giáo án, nghiên cứu bài dạy

- HS: Đọc và chuẩn bị bài

 

doc 180 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 73: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tiết 14)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 20 - TiÕt 73
Ngµy so¹n : 1/ 2008
Ngµy day : 1/ 2008
Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:Giúp học sinh: 
Hiểu thế nào là tục ngữ, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học
Hiểu được những kinh nghiệm mà nhân dân đúc kết và vận dụng vào đời sống từ các hiện tượng thiên nhiên và lao động sản xuất.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Soạn giáo án, nghiên cứu bài dạy
- HS: Đọc và chuẩn bị bài
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ 
? Kiểm tra vở soạn của học sinh. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Ca dao và tục ngữ là một thể loại của văn học dân gian. Nếu như ca dao thiên về diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân thì tục ngữ lại đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. Hôm nay các em sẽ được cung cấp kiến thức về tục ngữ với nội dung thiên nhiên và lao động sản xuất. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HS đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích để hiểu văn bản và những từ ngữ khó. 
GV đọc mẫu rồi hướng dẫn HS đọc.
? Em hiểu thế nào là tục ngữ? Tục ngữ có đặc điểm gì về cấu tạo, nội dung? 
? Tục ngữ và ca dao khác nhau ở điểm cơ bản nào? 
HS so sánh để thấy được sự khác nhau cả về hình thức và nội dung. 
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về nội dung và nghệ thuật của từng câu tục ngữ. 
? Có thể chia 8 câu tục ngữ thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm mấy câu? Gọi tên nội dung từng nhóm? (HS thảo luận) 
- Chia 2 nhóm: 4 câu / 1 nhóm 
+ Từ câu 1 à câu 4: Tục ngữ về thiên nhiên 
+ Từ câu 5 à câu 8: Tục ngữ về lao động sản xuất. 
GV sẽ phân tích theo 2 nhóm. 
HS đọc lại câu TN1. 
? Hãy cho biết nghĩa đen của câu tục ngữ 1? 
- Tháng 5 đêm ngắn
- Tháng 10 ngày dài 
Kinh nghiệm nhận biết về thời gian. 
? Nhân dân có được kinh nghiệm trên là dựa vào cơ sở khoa học nào ? 
(Trái đất tự quay theo một trục nghiêng và di chuyển trên một quỹ đạo có hình e-lip quanh mặt trời) 
? Theo em những trường hợp nào có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trên ? 
(Dùng cho người đi xa, tính toán độ đường, sắp xếp công việc trong ngày...) 
? Hãy phân tích những đặc điểm nghệ thuật trong câu tục ngữ số 1? 
- Ngắn gọn, có 2 vế 
- Phép đối về hình thức, nội dung 
- Lập luận chặt chẽ 
- Giàu hình ảnh: 
	+ Ngày – đêm
	+ Sáng – tối 
	+ Nằm – cười 
- Vần lưng: năm – nằm; mười – cười.
- HS đọc lại câu 2 
? Câu này có mấy vế? Nhận xét nghĩa của mỗi vế và nghĩa của cả câu? 
(- Đêm sao dày báo hiệu hôm sau trời nắng 
- Đêm không sao báo hiệu hôm sau trời sẽ mưa)
? Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì? 
? Cấu tạo hai vế đối xứng trong câu tục ngữ này có tác dụng gì ? 
(Nhấn mạnh sự khác biệt về sao à sự khác biệt về mưa, nắng) 
? Theo em trong thực tế đời sống, kinh nghiệm này được áp dụng ntn? (HS thảo luận)
(Nắm được thời tiết: mưa, nắng à chủ động trong công việc sản xuất hoặc đi lại) 
- HS đọc câu 3. 
? Nhận xét nội dung của mỗi vế? Cả câu 
(Chân trời xuất hiện sắc màu mỡ gà thì phải coi giữ nhà cửa) 
? Kinh nghiệm được đúc rút từ hiện tượng “ráng mở gà” là gì ? 
(Ráng vàng xuất hiện phía chân trời ấy là điểm sắp có bão) 
? Hiện nay khi KHKT phát triển thì kinh nghiệm dân gian này còn có giá trị không ? (HS thảo luận) 
à Còn giá trị đối với vùng sâu, vùng xa vì phương tiện thông tin còn hạn chế. 
- HS theo dõi câu 4. 
? Em hiểu gì về nội dung, hình thức nghệ thuật của câu tục ngữ 4? 
(vần lưng, 2 vế cân xứng về âm điệu à kiến ra nhiều vào tháng 7 âm lịch sẽ còn lụt nữa) 
? Kinh nghiệm nào được rút ra từ hiện tượng “kiến bò tháng 7” này? 
(Thấy kiến ra nhiều vào tháng 7 thì tháng 8 sẽ còn lụt nữa) 
- HS đọc, tìm hiểu từng câu TN trong nhóm 2. 
- HS đọc đúng nhịp câu TN (2/2) 
? Em hiểu nghĩa đen của câu TN “Tấc đất tấc vàng” là gì ? Nói như vậy có quá không ? 
(Tấc vàng: nếu biết khai thác đất có thể làm ra của cải có giá trị như vàng)
? Em hãy chuyển câu TN này thành một câu nghị luận? 
(Tấc đất là tấc vàng, ... như tấc vàng) 
? Tại sao dân gian lại nói “Tấc đất tấc vàng” mà không nói: “Thước đất thước vàng”? 
(Tấc vàng: 1 lượng vàng rất lớn) 
? Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này? 
(Đất quý hơn vàng) 
? Cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ này là gì? Thường áp dụng khi nào? (Khi cần đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất) 
? Câu tục ngữ giúp con người điều gì ? 
(Ý thức quý trọng, giữ gìn đất đai)
? Hiện tượng “bán đất” đang diễn ra hàng ngày có nằm trong ý nghĩa của câu TN này không? (HS thảo luận)
(Không vì: Đây là hiện tượng kiếm lời bằng việc kinh doanh đất đai)
HS đọc câu 6
? Hãy đọc câu TN và dịch nghĩa từng từ Hán trong câu tục ngữ ra tiếng Việt sau đó đánh giá cách dịch toàn câu tục ngữ của văn bản? 
(Thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng)
? Vậy kinh nghiệm lao động sản xuất được rút ra ở đây là gì ? 
(Nuôi cá lãi nhất rồi mới đến làm vườn và trồng lúa) 
? Trong thực tế bài học này được áp dụng ntn? 
(Nghề nuôi tôm cá ngày càng phát triển, thu lợi nhuận lớn) 
HS đọc câu 7 
? Kinh nghiệm gì được tuyên truyền phổ biến trong câu TN này ? 
(Tầm quan trọng của 4 yếu tố: nước, phân, lao động, giống)
? Theo em: kinh nghiệm này có được áp dụng rộng rãi và hoàn toàn đúng không ? 
(Đúng: Nhà nước chú trọng tới thủy lợi, sản xuất, phân bón, tạo giống lúa mới) 
Dựa vào phần chú thích, em hãy diễn xuôi câu tục ngữ này? 
(Nhất đúng là thời vụ, nhì là đất phải cày bừa kĩ, nhuyễn) 
? Em có nhận xét gì về hình thức của câu TN này? Tác dụng ? 
(Đặc biệt: Rút gọn và đối xứng)
à Tác dụng: Nhấn mạnh 2 yếu tố: thì và thục 
? Từ việc tìm hiểu các câu tục ngữ trong bài học, các em có nhận xét gì về những chỗ giống nhau tạo nên đặc điểm về cách diễn đạt của tục ngữ ?(HS thảo luận)
- Hình thức ngắn gọn, ít tiếng 
- Là những câu nói có vần 
- Các vế thường đối xứng nhau 
- Giàu hình ảnh 
HS đọc ghi nhớ SGK 
GV cho 4 tổ thi đua tìm câu TN, tổ nào tìm được nhiều câu TN sẽ thưởng điểm. 
? Sưu tầm một số câu tục ngữ phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, gió, bão. 
+ Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.
+ Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
+ Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
+ Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.
+ Kiến đem tha trứng lên cao
 Thế nào cũng có mưa rào rất to.
I. Tục ngữ là gì ? 
(SGK trang 3-4)
II. Tìm hiểu các câu tục ngữ 
1.Kinh nghiệm từ thiên nhiên 
a. Câu 1: 
“Đêm tháng 5... sáng
 Ngày tháng 10... tối” 
- 2 vế đối xứng, gieo vần lưng, giàu hình ảnh. 
- Lối nói quá 
à Hiện tượng thời gian: tháng 5 đêm ngắn, ngày dài, tháng 10 ngày ngắn đêm dài
Þ Chủ động thời gian mùa hạ, mùa đông
b. Câu 2
“Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” 
- Đối vế, đối ý 
- Gieo vần lưng (nắng-vắng)
à Trông sao đoán thời tiết Þ Chủ động sản xuất, đi lại 
c. Câu 3
“Ráng mỡ gà,có nhà thì giữ” 
- Vần lưng (gà – nhà) 
- Nhìn ráng mây màu mỡ gà à sắp có bão Þ Lời nhắc nhở 
d. Câu 4
- “Tháng 7 kiến bò chỉ lo lũ lụt”.
+ Quan sát tỉ mỉ, nhận xét chính xác.
+ Vẫn phải đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm lịch.
2. Kinh nghiệm từ lao động sản xuất 
a. câu 5 
“Tấc đất, tấc vàng” 
à Đơn vị đem ra so sánh rất nhỏ à khẳng định giá trị của đất đai. 
Þ Phê phán việc lãng phí đất 
b. câu 6 
“Nhất canh trì, nhị canh viễn, tam canh điền” 
à Đối ngữ: thứ tự về nguồn lợi kinh tế của các ngành, nuôi cá, làm vườn, trồng lúa. 
c. Câu 7 
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
à Thứ tự, tầm quan trọng của nước, phân bó, sự cần mẫn và giống má. 
d. Câu 8 
“Nhất thì, nhì thục”
à Điều kiện thời vụ quyết định hơn yếu tố cày bừa, làm đất. 
Ghi nhớ (SGK) 
IV. Luyện tập:
3. Củng cố, HDVN:
HS đọc lại khái niệm tục ngữ 
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tục ngữ và ca dao
Học thuộc lòng bài TN + ghi nhớ 
Tiếp tục tìm các câu TN thuộc chủ đề vừa học.
Soạn bài: Tục ngữ về con người và xã hội chú ý: 
+ Tìm hiểu ND – Nt của tưnøg câu TN 
+ Sưu tầm một số câu TN đồng nghĩa và trái nghĩa với các câu TN vừa học 
* Sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao ở địa phương em để giờ sau học.
 TiÕt 74
Ngµy so¹n : 1/ 2008
Ngµy day : 1/ 2008
Chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn
I. MỤC TIÊUCẦN ĐẠT : Giúp học sinh: 
Nắm vững hơn khái niệm về ca dao.
Mở rộng hơn tầm hiểu biết về ca dao.
Sưu tầm về vốn ca dao đã học và đọc thêm ở địa phương em. 
II. CHUẨN BỊ:
GV: Chuẩn bị nội dung bài dạy 
HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ : Lồng vào giờ học 
2. Bài mới 
GV giới thiệu bài mới: Gv dẫn 
HĐ 1: GV yêu cầu HS sưu tầm khoảng 15-20 câu tục ngữ, ca dao, dân ca lưu hành ở địa phương, mang tên địa phương, nói về sản vật, di tích, danh lam thắng cảnh, danh nhân, từ ngữ địa phương.
Sau đó cho HS viết vào tập khoảng 10 câu.
Mỗi tổ, nhóm cử đại diện lên đọc các câu ca dao, tục ngữ.
HĐ 2: Xác định đối tượng sưu tầm
? Thế nào là ca dao, dân ca?
? Tục ngữ là gì?
? Câu ca dao là gì? Ca dao dị bản là gì?
?Thế nào là dao tục ngữ lưu hành ở địa phương? Nêu ví dụ?
HĐ 3: Tìm nguồn sưu tầm
-? Có thể sưu tầm ca dao tục ngữ ở đâu?
- Tìm hỏi người địa phương
- Chép lại từ sách báo địa phương
HĐ 4: Cách sưu tầm
- Chép vào vở bài tập
- Phân loại theo yêu cầu
- Sắp xếp theo vần A,B,C
HĐ 5: Kết quả sưu tầm, tổng kết ...  chạp, chững chạc, chim chóc 
? Quy tắc trong từ láy
* Tr: hầu như không láy với phụ âm khác, trừ mấy từ: trọc lóc, trụi lủi, trót lọt, trật lất.
* Ch: láy với rất nhiều phụ âm khác. VD: leo chèo, chào mào
? Hãy nêu quy tắc trong từ Hán Việt .
- Quy tắc ngữ nghĩa. 
* Những từ chỉ quan hệ gia đình, họ hàng thân thuộc, chỉ đồ dùng ở nông thôn, chỉ ý phủ định thường viết Ch: VD: ( cha, chú, chồng, chị, cháu, chắt, chút, chít)
Chăn, chiếu, chum, chày, chậu
Chưa, chửa, chớ, chẳng, chả
* Những từ chỉ thời gian hoặc vị trí  thường viết Tr.
VD: trên, trong, trước
Phân biệt S/X
? Nêu nguyên tắc trong âm tiết đã được học ở lớp 5, lớp 6.
+ S: không kết hợp với các vần: oă, oc, uê.
+ X: kết hợp được với các vần trên.
VD: xoắn ốc, xum xoe, xuê xoa 
- Quy tắc trong từ láy.
+ S và X không láy với nhau. Vì vậy chỉ có hiện tượng điệp phụ âm đầu S hoặc X. VD: sắc sảo, sáng sủa, sừng sững, sằng sặc, sục sạo 
+ Xào xạc, xanh xao, xơ xác, xao xuyến, xấp xỉ
+ S hầu như không láy với các phụ âm đầu khác; trừ các từ: đồ sộ, sáng láng, cục súc.
+ X thì khá phổ biến:
VD: lao xao, bờm xờm, xích mích, bung xung, loăn xoăn 
- Quy tắc ngữ nghĩa.
+ Những từ chỉ loài vật, cây cối thường viết là S. VD: xiên, xẹo, xào, xếch, xoàng, xui 
? Quy tắc ngữ nghĩa
Quy tắc trong âm tiết.
+ R / Gi: không kết hợp với các vần oa, oă, oe, uy, uâ; trừ hai từ phiên âm tiếng Pháp: Curoa, ruy băng.
+ D: kết hợp được với các vần trên.
VD: đe doạ, kinh doanh, xét duyệt, duyên số, hậu duệ 
- Quy tắc trong từ Hán Việt.
+ R: không có trong yếu tố Hán Việt.
+ D: diễn viên, hấp dẫn, bình dị, tiêu diệt, tuyệt diệu, dũng cảm.
+ Gi; giải quyết, li gián, giác ngộ, giảm giá, giáo dục.
- Quy tắc trong từ láy.
+ Điệp gi: giặc giã, giữ gìn
Điệp d: dai dẳng, dại dột, dông dài 
Điệp r; rúc rích, róc rách, răng rắc
Có thể gặp: lai rai, lim dim, xớ rớ.
Không có: lai giai, lim gim, xớ giớ.
- Quy tắc ngữ nghĩa.
Chỉ có phụ âm r mới biểu thị được những sắc thái ý nghĩa sau:
+ Mô phỏng âm thanh, tiếng động ( tượng thanh).
VD: rào rào, ríu rít, rề rề, róc rách
+ Mô phỏng hình ảnh, chuyển động (tượng hình).
VD: run rẩy, rung rinh, rập rờn
+ Mô tả ánh sáng có màu sắc và hình ảnh.
VD: rạng rỡ, rực rỡ, rừng rực, roi rói 
? Quy tắc ngữ nghĩa ?
- Nguyên tắc trong âm tiết.
? N: không kết hợp với các vần: oa, oă, oe, uê, uy, uâ; trừ 3 từ: thê noa, noãn cầu, noãn sào.
+ L: có thể kết hợp với các vần trên. VD: loa đài, loè xoè, loãn xoãn, luyến tiếc, tuý luý, luật pháp.
- Nguyên tắc trong từ láy.
+ L và N không láy với nhau; chỉ có hiện tượng điệp L hoặc N.
Điệp L: làm lụng, lưu lạc, lăn lóc, lẳng lơ 
Điệp N: nao núng, nồng nặc, nô nức, nằn nì 
N: không láy với các âm đầu khác.
L: có thể láy với các âm đầu khác.
VD: lai rai, lải nhải, la cà, lảng vảng 
-Quy tắc ngữ nghĩa.
+ Chữ L mới có hiện tượng gần âm, gần nghĩa với các từ có phụ âm nh; VD: lỡ làng - nhỡ nhàng; nhỏ nhen - lọ lem; lố lăng - nhố nhăng 
+ N: có hiện tượng gần âm, gần n Đâu – nao, nào.
ghĩa với các từ có âm đầu là Đ.
VD: đây – này, nầy.
 Đó – nọ, nớ.
Các tỉnh miền Trung
- Quy tắc trong từ láy.
Trong từ láy tiếng việt có quy luật Bổng – Trầm.
Căn cứ vào độ cao, thanh điệu được chia làm 2 nhóm.
Nhóm bổng (âm vực cao): sắc, hỏi, không.
Nhóm trầm (thấp): huyền, ngã, nặng.
Tương ứng về thanh điệu trong từ láy là bổng – bổng, trầm – trầm.
VD: nghỉ ngơi (hỏi – không = bổng – bổng) không thể đọc sai thành nghỉ ngợi được.
- Quy tắc ngữ nghĩa.
+ Dựa vào ý nghĩa của từ gần âm, gần nghĩa để suy ra ý nghĩa của từ cần đọc đúng.
VD: L: lén – lẻn; thoáng – thoảng đọc lẽn, thoãng là sai.
Đối với các tỉnh miền Nam 
+ Dựa vào các từ gần âm, gần nghĩa với các từ có V để thử và kiểm tra cách đọc đúng hay sai.
VD: ván – bản: không có dán – bản.
 Vấy vá – bậy bạ – dấy dá – bậy bạ.
 Vằn vèo – ngoằn ngoèo – dằn dèo – ngoằn ngoèo
I . Tìm hiểu bài: 
Phân biệt các phụ âm
1. Đối với các tỉnh miền Bắc
Chú ý viết đúng các phụ âm đầu dễ mắc lỗi.
 - Ch / Tr
- S / X.
- Phân biệt: R / D / G
- Phân biệt các phụ âm L/N
 Tiết 138
Ngày soạn: 5/2009
Ngày dạy: 5/2009
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
PHẦN TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu cần đạt:
Tiếp tục tổng kết một số quy luật ngữ âm, ngữ pháp phân biệt các phương ngữ miền Bắc , miền Trung , miền Nam.
Khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tạo nên.
Tự làm các bài tập về từ ngữ, chính tả.
Rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ 
II. Chuẩn bị 
Giáo viên: đọc SGK – TLTK ( TV lớp 5 tập I, II; Văn 6 tập II) – SGA.
Học sinh: đọc SGK – làm bài tập chính tả – lập sổ tay chính tả.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1 . Kiểm tra bài cũ: Xen trong giờ
2. bài mới 
II. Luyện tập
Học sinh: viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi
- Phân biệt chính tả
Đoạn văn:
Thánh Gióng xông vào ậu ặn quân giặc lại. Chúng ạy ốn tán loạn. Quân ta thắng ân ở về. Riêng Thánh Gióng phi ngựa đến ân núi Sóc Sơn rồi bay bổng về ời.
- Đoạn thơ.
	Sáng hè đẹp lắm ắm em ơi
Đầu on cỏ ục mặt trời đang ên
	Da trời xanh ngắt thần tiên
Đỏ an đường mới mang tên Bác Hồ
	Trường Sơn mấy úi ô xô
Quân đi sóng ươn nhấp nhô bụi hồng.
? Viết 5 chữ có S đứng đầu và 5 chữ có X đứng đầu.
VD:
5 chữ có S đứng đầu: sơ sài, suồng sã, sôi sục, sức sống, sà lan.
5 chữ có X đứng đầu: xà nhà, xà đơn, xà lách, xà phòng, 
- Tên các cây:
Cây si, cây sung, cây sen, cây súng, cây xoan, cây xoài, cây sả, cây sấu, cây xương rồng, cây sật, cây sao, cây su su, cây cao su, cây sồi, cây vú sữa, cây sa nhân, cây sầu riêng.
- Luyện chính tả: ? / ~
+ Điền dấu ? (hỏi), ~ ( ngã) vào các chữ in nghiêng:
Số chăn, số le, ăn cô, đẹp đe, sợ hai, hai hùng, chai đầu,đồcô, cô động, sinh đe, nô giơn, diên tả.
- Luyện chính tả cho học sinh các tỉnh miền Nam.
+ Viết 5 chữ có “V” đứng đầu dòng.
VD: Vào hùa, vội vã, vồn vã, vã mồ hôi, 
+ Viết 5 chữ có D đứng đầu dòng.
VD: Dài ngày, dài hơi, dựa dẫm, dã man, 
+ Viết 5 chữ có Gi đứng đầu dòng.
VD: Giục giã, giòn giã, giã gạo, giữ gìn, giữ nước.
- Phân biệt các trường hợp viết C / K / Q.
+ Chữ cái C luôn luôn đứng trước các vần bắt đầu bằng các
chữ cái nguyên âm: a,ă, â, o, ơ, u, ư.
+ Chữ cái K chỉ đứng trước các vần bắt đầu bằng các chữ cái nguyên âm: e, ê, i.
+ Chữ cái Q luôn luôn kết hợp với U thành “ qu” (đọc là quờ).
+ “qu” đứng trước hầu hết các chữ cái nguyên âm (trừ các nguyên âm : o, u, ư )
3. Củng cố và hướng dẫn về nhà
Phân biệt các phụ âm theo các nguyên tắc đã học 
- Chú ý khắc phụ những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tạo nên
- Làm lại các bài tập đã thực hành ở trên
 Tiết 139-140
Ngày soạn: 5/2009
Ngày dạy: 5/2009
TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: 
Qua bài viết đã được chấm: Giúp HS nhận thức rõ và sâu sắc hơn bài làm của mình về các mặt lập luận giải thích. Tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập dàn ý, phát triển, dựng đoạn, liên kết thành bài văn hoàn chỉnh.
Tích hợp phần văn và phần tập làm văn. Rèn luyện kĩ năng phân tích đề.
Giáo dục ý thức tự đánh giá chất lượng bài làm của mình về trình độ ,năng lực ,từ đó mà có biện pháp khắc phục ,sửa chữa những sai sót ,hạn chế để có những bài viết có chất lượng tốt hơn 
II TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.. Kiểm tra bài cũ: kêt hợp trong tiết học 
2. Bài mới: GV ghi đề lên bảng 
HĐ1:GV cho HS đọc lại đề bài 
Xác định trọng tâm đề bài cần giải thích.
Nêu các bước làm bài.
Tìm những ý và lập dàn bài (dàn bài ở bài viết về nhà) 
 HĐ2: Gv nhận xét ưu và khuyết điểm 
1.Ưu điểm: Đa số các em nắm được những nét tính cách cơ bản ccủa nhân vật Quan Phụ Mẫu trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay”của. Phạm Duy Tốn
 - Nắm được thể loại và cách làm bài lập luận giải thích. Nội dung bài làm đầy đủ các ý nêu ý nghĩa câu ca dao và làm nổi bật được tại sao người trong một nước phảiyêu thương đùm bọc nhau , nêu được những suy nghĩ liên hệ cho bản thân về việc vân dụng bài học của câu ca dao vào cuộc á sống 
+ Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
+ Bài viết có bố cục hoàn chỉnh , lập luận chặt chẽ 
2. Nhược điểm: Một số em chưa biết cách làm bài văn giải thích, còn lặp vào văn cảm nghĩ, tự sự, hoặc phân tích văn bản.
+ Lập luận chưa chặt, ý rời rạc, dẫn chứng dài.
+ Chưa đi đúng đặc trưng văn giải thích.
+ Bài viết qua loa, đối phó.
HĐ3: Hướng dẫn hs sửa lỗi sai 
 Giáo viên chọn những bài HS đạt điểm cao à HS rút kinh nghiệm làm bài. 
Đọc bài điểm kém à Chỉ rõ những phần sai sót để HS biết để tránh sai tiếp vào bài viết sau:
+ Sửa chữa những lỗi sai thường gặp: Viết tắt ko à không, luận à lượng.
+ Câu dài (bài làm của HS yếu)
+ Chưa biết cách mở bài (một số bài yếu kém đã nêu trên)
*Phát bài và lấy điểm vào sổ.
3. Củng cố , HDVN:
? Nhắc lại các bước cầøn thực hiện khi làm bài văn giải thích ?
?Khi diễn đạt từng phần trong bài văn giải thích chúng ta cànn ghi nhứ điều gì ?
Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận chứng minh, giải thích.
DUYỆT CỦA BGH - TUẦN 37
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 Hoc ky 2.doc