Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 21 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 21 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội (Tiếp)

A. Mục tiêu.

 Giúp học sinh hiểu được kinh nghiệm sống, đồng thời là lời khuyên của nhân dân về phẩm chất, học tập tu dưỡng và quan hệ ứng xử của con người.

 Nắm được một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ,.) của những câu tục ngữ trong bài học.

 Rèn học thuộc lòng, cảm thụ về tục ngữ.

B - Chuẩn bị:

- GV: G/án, một số câu ca dao, tục ngữ.

- HS: Soạn, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi.

C- Tổ chức các hoạt động dạy-học

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 21 - Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/01/2010
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 21 - Tiết: 77
Tục ngữ về con người và xã hội
A. Mục tiêu. 
 Giúp học sinh hiểu được kinh nghiệm sống, đồng thời là lời khuyên của nhân dân về phẩm chất, học tập tu dưỡng và quan hệ ứng xử của con người. 
 Nắm được một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ,...) của những câu tục ngữ trong bài học.
 Rèn học thuộc lòng, cảm thụ về tục ngữ.
B - Chuẩn bị:
- GV: G/án, một số câu ca dao, tục ngữ.
- HS: Soạn, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi:
Câu 1 Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về thiên nhiên -LĐSX? đặc điểm về hình thức của tục ngữ?
Gợi ý:Ngắn gọn, xúc tích, giàu hình ảnh; Thường có vần, nhất là vần lưng; Lập luận chặt chẽ..	
Câu 2: Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về thiên nhiên -LĐSX? Nghĩa của từ "Cần" trong câu tục ngữ "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống":
Gợi ý: Chăm chỉ, chịu khó
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): 
* HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Đọc sgk. (Chú ý nhấn ở vần).
? Về nội dung, có thể chia vb này thành 3 nhóm nói về phẩm chất, học tập tu dưỡng, quan hệ ứng xử.
 Hãy sắp xếp các câu tục ngữ trên vào 3 nhóm?
? Đặc điểm giống nhau về ND, HT của 3 nhóm vb trên?
- Ngắn, có vần nhịp, dùng so sánh, ẩn dụ, nêu kinh nghiệm, bài học về con người, XH.
?Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật.
?ý nghĩa, liên hệ mở rộng của từng câu tục ngữ.
*Liên hệ : Người sống đống vàng ; Người là vàng, của là ngãi ; Người làm ra của chứ của kkông làm ra người.
? Góc con người nên hiểu theo nghĩa nào :
 A. 1 phần của cơ thể con người.
(B). Dáng vẻ, đường nét con người.
( Răng, tóc được nhận xét trên phương diện thẩm mĩ, là những chi tiết nhỏ nhất.)
? Từ câu này em có thể suy rộng ra điều gì? 
? Nhận xét về hình thức? “ Đói, rách”, "Sạch, thơm” chỉ về điều gì ở con người?
+ Đói, rách: khó khăn thiếu thốn về vật chất.
+ Sạch, thơm: Những phẩm chất tốt đẹp mà con người cần có.
? Câu tục ngữ có ý nghĩa ntn?
- Liên hệ:
 Chết trong còn hơn sống đục.
 Giấy rách phải giữ lấy lề.
? Nhận xét đặc điểm ngôn từ? ý nghĩa của câu tục ngữ?
? Thực chất của “học gói, học mở” là gì?
- Liên hệ:
 Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
 Ăn tùy nơi, chơi tùy chốn.
 Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
 Nói hay hơn hay nói.
- Câu 5,6:
? Giải nghĩa các từ trong câu tục ngữ? Nghĩa của câu tục ngữ là gì?
? Bài học nào được rút ra từ kinh nghiệm đó?
? 2 câu tục ngữ có mâu thuẫn nhau ko? Vì sao?
(2 câu bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng đề cao việc học tập.)
? Tìm hiểu nghĩa, rút ra bài học...
- Liên hệ: 
 Lá lành đùm lá rách.
 Tiên trách kỉ, hậu trách nhân.
 Bầu ơi thương lấy....
? Câu tục ngữ nói với ta điều gì.
- Liên hệ: Uống nước nhớ nguồn.
? Về hình thức, vb tục ngữ này có gì đặc biệt? Vì sao nhân dân chọn hình thức ấy?
 + Lời khuyên tự nhiên, thấm thía.
 + Diễn đạt:
 - Bằng so sánh câu 1,6,7.
 - Bằng hình ảnh ẩn dụ câu 8,9.
 - Bằng từ và câu có nhiều nghĩa câu 2,3,4,8,9.
? Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật?
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc , chú thích. (sgk)
2. Bố cục.
- Tục ngữ về phẩm chất con người: 1,2,3.
- Tục ngữ về học tập, tu dưỡng: 4,5,6.
- Tục ngữ về quan hệ, ứng xử: 7,8,9.
II. Phân tích:
1. Những kinh nghiệm và bài học về phẩm chất con người.
* Câu 1: 
- Nghệ thuật : vần lưng, nhân hóa, so sánh.
- Nội dung : Người quý hơn của, quí hơn gấp bội lần.
- ý nghĩa : 
 + Đề cao giá trị của con người so với của cải. 
 + Phê phán những trường hợp coi của hơn người.
 + An ủi động viên những người mất của.
* Câu 2: 
- Nội dung: Những chi tiết nhỏ nhất cũng làm thành vẻ đẹp con người.
- ý nghĩa: 
 + Khuyên nhủ con người phải biết giữ gìn, chăm sóc răng, tóc cho sạch đẹp.
 + Hãy biết hoàn thiện mình từ những điều nhỏ nhất.
 + Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân.
* Câu 3: 
- Nghệ thuật: vần lưng, đối.
- Nội dung:
+ Nghĩa đen: Dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ, dù quần áo rách vẫn phải giữ cho sạch cho thơm. 
+ Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch. Không phải vì nghèo khổ mà làm bừa, phạm tội. 
- ý nghĩa: 
+ Tự nhủ, tự răn bản thân.
+ Nhắc nhở người khác phải có lòng tự trọng.
2. Những kinh nghiệm và bài học về học tập tu dưỡng.
* Câu 4: 
- Nội dung: 
 Ăn nói phải giữ phép tắc, phải biết học xung quanh, học để biết làm, biết giao tiếp với mọi người.
- ý nghĩa: 
 Nhấn mạnh việc học toàn diện, tỉ mỉ.
* Câu 5:
- Không thầy dạy bảo sẽ không làm được việc gì thành công.
- ý nghĩa: 
 + Phải tìm thầy giỏi mới có cơ thành đạt.
 + Không được quên công ơn của thầy.
* Câu 6: 
- Đề cao ý nghĩa của việc học bạn.
- ý nghĩa;
 +Phải tích cực, chủ động trong việc học tập.
 + Muốn học tốt phải mở rộng sự học ra xung quanh, nhất là liên kết sự học với bạn bè, đồng nghiệp.
3. Những kinh nghiệm và bài học về quan hệ ứng xử.
* Câu 7: 
- Phải biết yêu thương những người xung quanh cũng như yêu thương chính bản thân mình.
- ý nghĩa:
 + Hãy sống bằng lòng nhân ái, vị tha.
 + Không nên sống ích kỉ.
* Câu 8: 
- Khi được hưởng thành quả phải nhớ công ơn người đã vất vả làm ra thành quả đó.
- ý nghĩa:
 + Cần trân trọng sức LĐ của mọi người.
 + Không được lãng phí.
 + Phải biết ơn người đi trước, ko được phản bội quá khứ.
* Câu 9:
- Đoàn kết sẽ tạo thành sức mạnh, chia rẽ sẽ không việc nào thành công.
- ý nghĩa : 
 Tránh lối sống cá nhân ; Cần có tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc.
III. Tổng kết.
1. Nội dung.
2. Nghệ thuật.
 * Ghi nhớ: sgk (13).
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ đã học trong bài này.
Gợi ý: Tham khảo các câu tục ngữ sau:
- Đồng nghĩa:
	+ Người sống hơn đống vàng.
	+ Lấy của che thân, không ai lấy thân che của.
	+ Uống nước nhớ nguồn.
	Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
	 + Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
	 Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Trái nghĩa:
	+ Của trọng hơn người.
	+ Ăn cháo đá bát.
	+ Được chim bẻ ná, đước cá quên nơm.
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
- Qua vb, em hiểu những quan điểm, thái độ sâu sắc nào của nhân dân?
- Cảm nghĩ của em về sức sống của những câu tục ngữ này trong đời sống hiện tại?
2- HDVN
- Học thuộc vb. Em thấm thía nhất lời khuyên từ câu tục ngữ nào? Vì sao?
- Sưu tầm các câu tục ngữ cùng chủ đề.
- Chuẩn bị: Rút gọn câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docT77.doc