Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ.

- Thông qua luyện tập, nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ.

2. Kỹ năng:

- Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh.

B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

Phiếu học tập cho bài luyện tập 2,4

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09
Tiết:	33	CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:	
- Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
- Thông qua luyện tập, nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
Phiếu học tập cho bài luyện tập 2,4
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
Thế nào là quan hệ từ? Sử dụng quan hệ từ như thế nào?
	3. Giới thiệu bài mới.
Tiết trước các em đã tìm hiểu khái niệm và cách sử dụng quan hệ từ . Nhưng đôi khi chúng ta vẫn còn sai sót trong việc sử dụng . Bài học hôm nay sẽ giúp các em có ý thức thận trọng hơn khi sử dụng từ loại này.
GV: Hãy cho biết các câu mục 1 thiếu quan hệ từ chỗ nào ? hãy chữa lại cho đúng ?
HS : Thảo luận
Đừng nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.
Câu tục ngữ này chỉ đúng đối với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng. 
GV: Các quan hệ mục 2 có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không ? Thay bằng quan hệ từ nào cho phù hợp 
HS : Thay và = nhưng ; để = vì
Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
Chim sâu rất có ích cho nông dân để nó diệt sâu phá hoại mùa màng.
GV: Ở mục 3 em nhận xét gì về quan hệ từ ? vì sao em biêt ? 
HS : Bỏ các quan hệ từ đứng đầu câu
Câu ca dao 
Hình thức có thể 
GV: Nhận xét về quan hệ từ mục 4? Theo em nó có liên kết không? Nêu cách chữa ?
HS : Quan hệ nhân quả , phủ định
Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị.
GV: Nêu ra một số lỗi khi dùng quan hệ từ ?
HS : Thảo luận .
1/. Thiếu quan hệ từ.
2/. Dùng quan hệ từ không thích hợp.
3/. Thừa quan hệ từ.
4/. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
Bài tập nhanh:
1/ Nếu có chí thì sẽ thành công.
2/ Nếu trời mưa thì hoa đào nở.
3/ Nếu gió to thì Nam lớn hơn Bắc.
Trả lời
1/ đúng -> quan hệ điều kiện – kết quả.
2/ sai -> trời mưa không phải điều kiện để hoa nở.
3/ sai không đúng lôgích.
GV chốt: dùng quan hệ từ hay không dùng đều làm ảnh hưởng đến ý nghĩa câu nên ta cần phải cần tránh các lỗi về quan hệ từ thường gặp.
Bài tập 1/ 
Thêm quan hệ từ : - Từ
 - Để/ cho
Bài tập 2/ Thay quan hệ từ
Với = như
Tuy = dù
Bằng = về
Bài tập 3/ 
 Bỏ quan hệ từ : đối với, với, qua
+ Bản thân em còn nhiều thiếu sót, em hứa sẽ tích cực sửa chữa.
+ Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.
+ Bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
Bài tập 4/ 
a/. Đúng
b/. Đúng
c/. Sai, chữa lại: Chúng ta phải sống như thế nào cho chan hoà với mọi người.
d/. Đúng
e/. Thừa, Chữa lại: Phải luôn luôn chống tư tưởng chỉ bo bo bảo vệ quyền lợi của bản thân mình.
g/. Thừa, Chữa lại: Sống trong xã hội phong kiến đương thời, nhân dân ta bị áp bức bóc lột vô cùng tàn bạo.
h/. Đúng
i/. Sai, Chữa lại: Lúc trời mưa, con đường này rất trơn.
I. Tìm hiểu bài:
1. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
a. Thiếu quan hệ từ.
b. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa.
c. Thừa quan hệ từ.
d. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết.
II. Ghi nhớ.
SGK/107.
III. Luyện tập.
	4. Củng cố. 
Nhắc lại các lỗi thường gặp trong việc sử dụng quan hệ từ.
	5. Dặn dò.
- Học bài cũ: Bạn đến chơi nhà.
- Soạn bài mới: Xa ngắm thác núi Lư.
	+ Tìm hiểu tác giả: Lí Bạch. 
	+ Tìm hiểu câu hỏi ở mục tìm hiểu bài.
	+ Tìm hiểu bài thơ được viết theo thể thơ gì?
	+ Ý nghĩa của bài thơ như thế nào?
Tiết:	34	XA NGẮM THC NI LƯ
	 	 ( Vọng Lư sơn bọc bố )
	- Lí Bạch - 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của thác núi Lư và qua đó, thấy được một số nét trong tâm hồn và tính cách nhà thơ Lí Bạch.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu có ý thức biết sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm và phần nào biết tích lũy vốn từ Hán Việt.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, đất nước.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
- Tranh ảnh về thác nước ( để HS xem).
- Đọc lại bài Vượt thác ở lớp 6.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ.
Đọc thuộc lòng bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến, cảm nhận về tình bạn của Nguyễn khuyến qua bài thơ?
	3. Giới thiệu bài mới.
GV: Gọi hs đọc chú thích giúp hs nhận biết tác giả và bút danh
HS : Thực hiện và lắng nghe 
Lí Bạch ( 701 – 762 ) nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường , tự Thái Bạch hiệu Thanh Liên cư sĩ , quê ở Cam Túc.
GV: Cho biết thể thơ được sử dụng trong bài ? Và phương thức biểu đạt chủ yếu ? Cho biết kết cấu ?
HS :Thảo luận
GV: Cho biết đứng ngắm của tác giả ? Vị trí này có ý nghĩa như thế nào ?
HS : Thảo luận
GV: Khung cảnh làm nền cho sự xuất hiện của thác được miêu tả qua lời thơ nào ?
HS : Nhật chiếu hương lô . . .
GV: Vì sao dân gian gọi nó là Hương Lô ? 
HS : Giải thích
GV: Miêu tả Hương Lô là sự tác động qua lại giữa trời – núi qua từ nào ?
HS : Chiếu – sinh 
GV: Các chi tiết đó gợi cảnh tượng ntn ? và điểm tô cho dòng thác qua lời thơ nào ?
HS : Cảnh tượng hùng vĩ, rực rỡ, huyền ảo “Dao khan bộc . . .”
GV: Tác giả dùng trí tưởng tượng miêu tả dòng thác, theo em qua lời thơ nào ?
HS : Thảo luận
GV: Tìm lời thơ diễntả sức mãnh liệt của thác ? và từ ngữ nào dùng với ý nghĩa táo bạo nhất ? ý nghĩa của ngôn từ ?
HS : Phi à gợi sức mãnh liệt của thác
GV: Cảm nhận của em qua câu “ Nước từ . . .”
HS : Thảo luận
GV: Những cảnh nào còn kích thích trí tưởng tượng của tác giả ? qua đó cảnh tượng hiện ra ntn ?
HS : Nghi thị ngân hà . . . à mãnhliệt của thiên nhiên
GV: Tác giả sử dụng những từ ngữ nào có sức táo bạo ? và ý nghĩa của chúng ? để tạo cảnh trí như vậy tác giả cần có những năng lực nào ?
HS : Lạc à gợi hình, gợi cảm cao
GV: Tìm trong văn bản những ngôn tư nào cho thấy sự hiện diện của tác giả ?
HS : Vọng , dao khan, nghi
GV: Các động từ đó mang ý nghĩa nào ?
HS : Ý nghĩa thưởng ngoạn
GV: Sự thưởng ngoạn ở đây nghĩa như thế nào?
HS : Say mê khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên
GV: Đối tượng “Ngắm, trông, tưởng” là hiện tượng thiên nhiên nghĩa như thế nào ?
HS : Cao rộng, hùng vĩ, mãnh liệt.
GV: Qua đó em hiểu được vẻ đẹp tâm hồn nào của tác giả ?
HS :
Tâm hôn nhạy cảm
Tính cách hào phóng, mãnh liệt
Những nội dung nào phản ánh trong văn bản
TL: 
- Cảnh tượng thiên nhiên tráng lệ huyền ảo.
- Tình người say đắ với thiên nhiên.
I. Tìm hiểu chung:
I. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác :
 SGK/111.
2. Bố cục :
II. Phân tích.
1. Cảnh thác núi Lư.
→ cảnh tượng hùng vĩ, rự rỡ, lộng lẫy, huyền ảo như có thần.
2. Tâm hồn và tính cách nhà thơ.
- Yêu quê hương 
- Tình yêu thiên nhiên đằm thắm, 
III Tổng kết :
 Ghi nhớ/ SGK
IV. Luyện tập.
4. Củng cố. 
Đọc lại bài thơ thật diễn cảm ( phần phiên âm). 
Cho biết vài nét về nhà thơ Lý Bạch?
Bài thơ viết theo thể thơ nào?
Cho biết cách gieo vần của bài thơ?
Nêu cách ngắt nhịp của bài thơ?
	5. Dặn dò.
- Học bài cũ: Chữa lỗi về quan hệ từ.
- Soạn bài : Từ đồng nghĩa.	
Từ đồng nghĩa là gì?
Phân loại từ đồng nghĩa?
Cách sử dụng từ đồng nghĩa?
Tiết:	35	TỪ ĐỒNG NGHĨA
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa.
- Hiểu được sự phân biệt giữ từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
2. Kỹ năng:
- Nâng cao kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
	Phiếu học tập thực hiện bài tập số 3,6 phần luyện tập.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ. 
	3. Giới thiệu bài mới.
Khi nói, viết chúng ta phải thận trọng vì có những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn trái nhau. Trái lại, có những từ phát âm tái nhau nhưng lại có những nét nghĩa giống nhau, gần giống nhau mà ta gọi là từ đồng nghĩa. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa? Cách sử dụng từ đồng nghĩa sau cho phù hợp.
- Đọc lại bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư của Tương Như. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học, hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi từ : rọi, trông.
(các từ đồng nghĩa với từ rọi: soi, tỏa, Các từ đồng nghĩa với từ trông: nhìn, ngó, nhòm,)
- Tìm từ đồng nghĩa với 2 nét nghĩa sau của từ trông:
+ Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn.
+ Mong.
(trông coi, coi sóc, chăm sóc, hi vọng, trông ngóng,mong đợi,)
- Qua việc phân tích các ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?
- Có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
* Gv cho HS tìm thêm ví dụ về từ đồng nghĩa.
* HS đọc kĩ mục II SGK và trả lời câu hỏi:
- So sánh nghĩa từ quả và từ trái trong 2 ví dụ(SGK/114).
( nghĩa hoàn toàn giống nhau.)
- Nghĩa của 2 từ bỏ mạng và hi sinh trong 2 câu (SGK/114) có chỗ nào giống và chỗ nào khác nhau?
- Từ việc phân tích các ví dụ trên, có mấy loại từ đồng nghĩa? Đó là những loại nào?
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
*Gv hỏi:
- Thử thay các từ đồng nghĩa quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ ở mục II cho nhau và rút ra nhận xét.
( trái và quả có thể thay thế cho nhau; còn hi sinh và bỏ mạng không thể thay thế cho nhau vì sắc thái biểu cảm khác nhau.)
*GV chốt: điều này chứng tỏ có trường hợp từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau nhưng cũng có những trường hợp từ đồng nghĩa không thể thay thế cho nhau .
- Ở bài 7, tại sao đoạn trích trong Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia li mà không phải là sau phút chia tay?
(chia tay và chia li đều có nghĩa là rời nhau, mỗi người đi một nơi nhưng đoạn trích Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề là Sau phút chia li thì hay hơn là Sau phút chia tay vì chia li vừa mang sắc thái cổ xưa vừa diễn tả được cái cảnh ngộ bi sầu của người chinh phụ.)
* GV hỏi : Những điều cần lưu ý trong việc sử dụng từ đồng nghĩa?
- Lựa chọn các từ đồng nghĩa thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
→ Liên hệ giáo dục KNS: Học sinh biết lựa chọn cách sử dụng các từ đồng nghĩa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, biết phân tích các Vd để rút ra bài học thiết thực về cách dùng từ tiếng Việt trong sáng, đúng nghĩa.
BT1/115: Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa với các từ sau đây:
gan dạ : can đảm
nhà thơ : thi gia/ thi sĩ
mổ xẻ : giải phẩu, phẩu thuật
của cải : tài sản
nước ngoài : ngoại quốc
chó biển : hải cẩu
đòi hỏi : yêu sách/yêu cầu
năm học : niên khoá
loài người : nhân loại
thay mặt : đại diện
BT2/115: Tìm từ có gốc Ấn – Âu đồng nghĩa với các từ sau:
máy thu thanh : ra- đi – ô
sinh tố : vi –ta-min
dương cầm : pi-a-nô	
BT3/115: Tìm một số từ ngữ địa phương đồng nghĩa với từ ngữ toàn dân.
Từ ngữ địa phương
Từ ngữ toàn dân
Heo
lợn
Ba, tía
Cha
Bông
Hoa
Rú
Núi
Nón
mũ
 BT4/115: Tìm từ đồng nghĩa thay thế cho các từ in đậm trong các câu sau đây:
đưa -> trao
đưa -> tiễn
kêu -> than thở
nói -> phê bình
đi -> mất
BT5/116: Phân biệt nghĩa của các từ:
a/. ăn, xơi, chén
Ăn : sắc thái bình thường
Xơi : sắc thái lịch sự.
Chén : sắc thái thân mật, thông tục
b/. cho, tặng, biếu
VD: Bố cho em quyển sách. => Quan hệ trên – dưới
VD: Bố tặng mẹ chiếc kẹp tóc. => Quan hệ ngang hàng
VD: Bố biếu bà tấm lụa. => Quan hệ dưới – trên
I. Tìm hiểu bài:
1. Thế nào là từ đồng nghĩa.
a. Ví dụ
b. Ghi nhớ
2. Các loại từ đồng nghĩa.
a. Ví dụ
b. Ghi nhớ
3. Sử dụng từ đồng nghĩa.
a. Ví dụ
b. Ghi nhớ
III. Luyện tập.
BT6/116: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu dưới đây:
a/. - Thế hệ mai sau sẽ được hưởng thành quả của công cuộc đổi mới hôm nay.
Trường ta đã lập nhiều thành tích để chào mừng ngày Quốc khánh mồng 02 thánh 09.
b/. - Bọn địch ngoan cố chống cự đã bị quân ta tiêu diệt.
Ông đã ngoan cường giữ vững khí tiết cách mạng.
c/. - Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng 
Thầy Hiệu trưởng đã giao nhiệm vụ 
d/. - Em Thuý luôn luôn giữ gìn quần áo sạch sẽ.
Bảo vệ Tổ quốc là sứ mệnh của quân đội.
BT7/116: Câu có thể dùng hai từ đồng nghĩa thay thế nhau, câu có thể dùng một trong hai từ đồng nghĩa.
a/. – Nó đối xử / đối đãi tử tế 
Mọi người đều  đối xử của nó 
b/. – Cuộc cách mạng  trọng đại / to lớn đối với 
Ông ta  to lớn 
BT8/116: Đặt câu.
Bác Hồ là một con người bình thường nhưng vĩ đại.
Hành động như thế thật tầm thường.
Cố gắng học tập, ta sẽ đạt kết quả tốt.
Hậu quả của sự dối trá là sẽ chẳng còn ai tin mình nữa.
 	4. Củng cố.
- Cho HS đọc lại 3 ghi nhớ SGK.
	5. Dặn dò.
- Soạn bài : Cách lập dàn ý của bài văn biểu cảm. 
Tiết:	36 	CÁCH LẬP DÀN Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Tìm hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi kĩ năng làm văn biểu cảm.
2. Kỹ năng:
- Tiếp xúc với nhiều dạng văn biểu cảm, nhận ra cách viết của một đoạn văn.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định.
	2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra vở soạn.
	3. Giới thiệu bài mới.
Khi thực hiện bài viết số 2: “Loài cây em yêu”, các em đã trình bày khá tốt vì các em biết dựa vào dàn ý khái quát, dàn ý cụ thể hoặc dựa vào một số cảm xúc của bài văn mẫu: Hoa học trò, Cây sấu Hà Nội,  để làm bài. Điều này chứng tỏ biểu cảm có nhiều cách lập ý, để mở rộng kỹ năng thêm hôm nay chúng ta tìm hiểu các dạng lập ý trong bài văn biểu cảm.
GV cho HS đọc đoạn văn Cây tre và trả lời câu hỏi:
GV: Đối tượng biểu cảm trong đoạn văn trên? Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc gì về cây tre?
Tác giả biểu cảm trực tiếp bằng những biện pháp nào?
HS: Cây tre đã gắn bó với đời sống của người Việt nam mãi mãi bởi những công dụng của nó, tình cảm của con người đối với cây tre; liên tưởng, tưởng tượng cây tre trong tương lai; đức tính của cây tre chính là đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
GV chốt: gợi nhắc quan hệ với sự vật, liên hệ với tương lai và cách bày tỏ tình cảm đối với sự vật.
Gv cho HS đọc đoạn văn Người ham chơi và trả lời câu hỏi:
GV: Tác giả đã say mê con gà đất như thế nào? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?
HS: Tác giả say mê con gà đất : được hóa thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai Ò ó o  Và đã khơi gợi cảm xúc: phát hiện ra tính mong manh của đồ chơi; khiến tác giả nhớ về những con gà đất những đồ chơi vỡ dọc theo tuổi thơ và liên tưởng đến những linh hồn đồ chơi đã chết.
→ Đã gợi lên niềm cảm xúc sâu sắc, từ con gà đất – một đồ chơi dân gian thuở ấu thơ và mở rộng ra cảm nghĩ đối với đồ chơi con trẻ.
GV: Đọc đoạn văn đã gợi những kỉ niệm gì về cô giáo? Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo như thế nào? ( tác giả đã tưởng tượng những gì?)
HS: Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một người mẹ. Tác giả không bao giờ , không bao giờ có thể quên được cô giáo yêu quý của mình.
→ Thể hiện tình yêu nước và khát vọng thống nhất đất nước, gợi lại kỉ niệm, tưởng tượng tình huống là một cách bày tỏ tình cảm và đánh giá đối với một con người.
GV: Đoạn văn đã nhắc đến những gì về “u tôi” ? Hình bóng và nét mặt “u tôi” được miêu tả như thế nào? Để thể hiện tình thương yêu đối với mẹ, đoạn văn đã miêu tả những gì?
HS: Khởi phát từ trong tâm tưởng, suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng. Tha thiết vì nó là tình cảm ruột thịt đặc biệt. Day dứt, ân hận vì sự vô tình của mình không để ý đến những ngày tháng ngậm ngùi đói khổ mà mẹ đã trải qua.
→Khắc họa hình ảnh con người và nêu nhận xét là cách bày tỏ tình cảm của mình đối với người đó.
Từ các hoạt động tìm hiểu trên, hãy nêu những cách lập ý cho bài văn biểu cảm?
Gv chốt ( phần ghi nhớ SGK/ 121).
1/121. Hoạt động nhóm.
- Hoàn cảnh ( tình huống) nuôi con vật đó.
- Quá trình nuôi dưỡng và quan sát hoạt động sống của con vật đó.
- Quá trình hình thành tình cảm của người nuôi với con vật.
- cảm nghĩ.
Đề : Cảm xúc về người thân
1. Mở bài: - Giới thiệu người thân là ai?
Nêu những ấn tượng của em về người thân.
2. Thân bài: 
- Miêu tả vài nét tiêu biểu của người thân -> bộc lộ suy nghĩ của em.
Nhắc lại vài đặc điểm, phẩm chất của người thân.
Gợi lại những kỉ niệm giữa em và người ấy.
Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em về mối quan hệ giữa em và người thân.	
3. Kết bài: Nêu ấn tượng và cảm xúc của em về người thân.
I. Tìm hiểu bài :
1. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
a. Liên hệ hiện tại với tương lai.
b. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
c. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
d. Quan sát , suy ngẫm.
II. Ghi nhớ.
SGK/121.
III. Luyện tập.
	4. Củng cố. 
Đọc lại phần ghi nhớ; Gv nhận xét về bài luyện tập của HS.
	5. Dặn dò.
- Lập ý cho đề bài: cảm xúc về người thân.
- Soạn bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
- Học bài cũ: Xa ngắm thác núi Lư.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9.doc