Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Bài 19, 20: Tiết 80: Tập làm văn: Đề văn nghị luận và việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Bài 19, 20: Tiết 80: Tập làm văn: Đề văn nghị luận và việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:

 - Biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.

 - Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nắm được nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính chất mẫu mực của bài văn.

 - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu đặc biệt

 

doc 20 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 863Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Bài 19, 20: Tiết 80: Tập làm văn: Đề văn nghị luận và việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 
NGỮ VĂN - BÀI 19, 20
 * KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
 - Biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
 - Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nắm được nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính chất mẫu mực của bài văn.
 - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu đặc biệt.
Ngày soạn: 31/01/2009
Ngày dạy: 02/02/2009 Dạy lớp: 7B
Tiết 80. Tập làm văn: 
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN
 VÀ VIỆC LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
 1. Mục tiêu: 
 Giúp HS: 
	a) Về kiến thức: 
	- Giúp HS làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận.
	b) Về kỹ năng: 
	- Rèn kĩ năng làm văn nghị luận.
	c) Về thái độ:
	 - Giáo dục ý thức tìm hiểu kiểu văn bản nghị luận.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
	a) Chuẩn bị của GV: 
	 - Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV; tham khảo thiết kế bài giảng ngữ văn 7 tập 2.
 - Soạn giáo án lên lớp.
	b) Chuẩn bị của HS: Đọc, trả lời các câu hỏi trong SGK theo yêu cầu của GV. 
 3. Tiến trình bài dạy:
 	a) Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
* Câu hỏi: Hãy trình bày đặc điểm của văn bản nghị luận:
*Đáp án - biểu điểm: 
 - Mỗi bài văn nghị luận đều phái có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có 1 luận điểm chính và các luân điểm phụ. (2 điểm)
 - Luận điểm là ý kiến thể hiện quan điểm cua rbài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định( hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế mới có sức thuyết phục. (4 điểm)
 - Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục. (3điểm)
 - Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đên luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục. (1 điểm)
	b) Dạy nội dung bài mới:
 	 * Giới thiệu bài: Văn nghị luận là một kiểu bài các em mới làm quen, vậy đề văn nghị luận và cách tìm hiểu đề và lập dàn ý cho văn nghị lụân như thế nào, mời các em cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
 	( GV ghi tên bài lên bảng)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Tìm hiểu đề văn nghị lụân. ( 13′)
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận:
a) Ví dụ:
 GV
- Dùng bảng phụ có ghi 11 đề trong sách giáo khoa:
1. Lối sống giản dị của Bác Hồ.
2. Tiếng Việt giàu đẹp.
 (Đề có tính chất giải thích, ca ngợi)
3. Thuốc đắng dã tật.
4. Thất bại là mẹ thành công.
5 Không thể sống thiếu tình bạn.
6. Hãy biết quý thời gian.
7. Chớ nên tự phụ.
 (Đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích.)
8. Không thày đố mày làm nên và Học thày không tày học bạn có mâu thuẫn với nhau không?
9. Gần mực thì đen gần đèn thì rạng.
 (Đề có tính chất suy nghĩ, bàn luận)
10. Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau nên chăng.
11. Thật thà là cha dại phải chăng?
(Đề có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề)
 HS
- Đọc các đề trên.
? Tb 
* Các đề văn trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không?
 HS
- Các đề văn trên được xem là đề bài, đầu đề cho bài văn nghị luận vì: Thông thường đề bài của một bài văn thể hiện chủ đề của nó. Do vậy các đề ra như trên hoàn toàn có thể làm đề bài cho đề văn sắp viết.
? Kh 
* Căn cứ vào đâu để nhận ra đề bài trên là đề văn nghị luận?
- Căn cứ vào chỗ mỗi đề nêu ra một khái niêm, một vấn đề lí luận, tức là mỗi đề hàm chứa một vấn đề đưa ra nghị luận. 
 Ví dụ: Vấn đề ở đề a: Lối sống giản dị của Bác Hồ Đề b Tiếng Việt giàu đẹp – đưa ra vấn đề sự giàu và đẹp của tiếng Việtđó thực chất là những nhận định, những quan điểm, luận điểm cần được bàn luận.
- Các đề trên đều không có lệnh (Phải làm gì, làm như thế nào?) Các em có thể không biết làm như thế nào. Nhưng các đề đều đưa ra một tư tưởng, một quan điểm thì HS có thể có 2 thái độ: hoặc đồng tình ủng hộ hoặc phản đối. Nếu đồng tình thì trình bày ý kiến đồng tình, nếu là phản đối thì phê phán nó là sai trái.
? Kh
* Các đề văn trên có tính chất như thế nào? Có ý nghĩa gì đối với việc làm văn?
- Tính chất của các đề trên là : Đề 1, 2 có tính chất giải thích ngợi ca. Đề 3, 4, 5, 6, 7 có tính chất khuyên nhủ, phân tích. Đề 8, 9 có tính chất suy nghĩ, bàn luận. Đề 10, 11 có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề. 
- Các tính chất này có tính định hướng cho bài viết, giúp chúng ta chuẩn bị một thái độ, giọng điệu, lựa chọn các phương pháp làm bài cho phù hợp.
? Tb 
* Qua tìm hiểu các đề bài em hiểu đề văn nghị luận như thế nào?
 HS
 GV 
- Dựa vào ghi nhớ trả lời. 
- Nhận xét và ghi bài học:
b) Bài học:
Đề bài văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình với vấn đề đó. Tính chất của đề như ngợi ca, phân tích, khuyên nhủ, bàn bạc đòi hỏi phải vận dụng các phương pháp phù hợp.
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận:
a) Ví dụ:
 GV
 - Chép đề lên bảng:
* Đề bài: Chớ nên tự phụ.
 HS
- Đọc lại đề .
? Tb 
* Đề nêu lên vấn đề gì?
 HS
- Đề trên nêu lên vấn đề tác hại của tính tự phụ và sự cần thiết của việc con người không nên tự phụ.
? Tb 
* Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì?
 HS
- Đối tượng và phạm vi nghị luận là tính tự phụ của con người và những tác hại của nó.
? Kh 
* Khuynh hướng của đề là khẳng định hay phủ định? 
 HS
- Đề bài này có tính chất khuyên nhủ, phân tích, có khuynh hướng phủ định về tính tự phụ của con người.
? Kh 
* Đề bài đòi hỏi người viết phải làm gì?
 HS
- Đối với đề bài này đòi hỏi người viết phải hiểu thế nào là tính tự phụ, nhận ra những biểu hiện của tính tự phụ và phân tích được những tác hại của nó để từ đó khuyên răn con người không nên tự phụ.
? Tb 
* Từ việc tìm hiểu đề bài trên em hãy cho biết: Khi tìm hiểu đề văn nghị luận cần đảm bảo yêu cầu gì?
 HS
 GV
- Trả lời 
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học:
b) Bài học:
Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi sai lệch.
II. Lập ý cho bài văn nghị luận.
(15′)
 GV 
- Chúng ta tiếp tục làm đề bài trên. 
- Lập dàn ý là xác định nội dung cho bài văn theo đề bài. Lập dàn ý chỉ bắt đầu sau khi tìm hiểu đề .
1. Đề bài: Chớ nên tự phụ.
a) Xác định luận điểm:
? Tb
* Đề bài : “Chớ nên tự phụ” nêu ra một ý kiến, thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với thói tự phụ. Em có tán thành ý kiến đó không, có thể coi đó là luận điểm của đề bài này không?
 HS
- Nhất trí với kiến đó.
- Đề bài này nêu ra một ý kiến, thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với thói tự phụ. Đây là một luận điểm chính của bài văn sẽ viết.
? Kh 
* Hãy nêu các luận điểm gần gũi với luận điểm của đề bài để mở rộng suy nghĩ? (cụ thể hoá luận điểm chính bằng các luận điểm phụ?)
- Các luận điểm phụ:
 + Tự phụ sẽ chủ quan không khiêm tốn, không có nhu cầu học hỏi người khác dẫn đến tác hại.
 + Người có tính tự phụ thường coi thường người khác, không cần đến sự giúp đỡ của người khác nên thường bị xa lánh, cô đơn.
? TB
* Sau khi đã xác lập luận điểm, đề bài văn có tính thuyết phục ta cần tiến hành bước tiếp theo là gì?
- Sau khi đã xác lập luận điểm, bước tiếp theo cần tiến hành đó là tìm luận cứ.
b) Tìm luận cứ:
? Kh 
* Theo em, căn cứ vào các luận điểm trên, em sẽ tìm luận cứ bằng cách nào?
 HS
- Tìm luận cứ bằng cách đặt câu hỏi lập luận: Tự phụ là gì? Vì sao chứ nên tự phụ? tự phụ có hại như thế nào, có hại cho ai? Hãy liệt kê những điều có hại do tự phụ và chọn những lí lẽ, dẫn chứng quan trọng để thuyết phục mọi người.
? Tb 
* Nên bắt đầu lời khuyên “ Chớ nên tự phụ” từ đâu? Dẫn dắt người đọc đi từ từ đâu đến đâu?
c) Xây dựng lập luận:
 HS
- Nên bắt đầu từ định nghĩa tự phụ là gì? (Tự phụ là tự đánh giá quá cao tài năng và thành tích của mình do đó thường coi thường người khác).
- Sau đó dẫn người đọc đi tiếp bằng cách đặt liên tiếp các câu hỏi:
 + Vì sao người ta chớ nên tự phụ?
 + Tự phụ có hại như thế nào?
 + Tự phụ có hại cho ai?
 + Chớ nên tự phụ bằng cách nào?
- Trả lời cho các câu hỏi đó chính là xây dựng lập luận cho bài nghị luận.
? Tb 
* Qua ví dụ, em hiểu lập ý cho bài văn nghị luận là gì?
 HS
 GV
- Trả lời 
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học:
2. Bài học:
 HS
Lập ý cho bài nghị luận là xác định luận điểm, cụ thể hoá luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn.
- Đọc: * Ghi nhớ: SGK, tr.23
III. Luyện tập. (10′)
 GV
- Chép đề lên bảng.
* Đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.
? Tb
* Em hãy đọc lại đề và cho biết đề nêu lên vấn đề gì?
1. Tìm hiểu đề:
 HS
- Đề nêu lên vấn đề lợi ích của việc đọc sách.
? Tb 
* Đối tượng và phạm vi nghị luận của đề là gì?
 HS
- Đối tượng là những cuốn sách có ích cho người đọc; phạm vi là việc đọc sách đem lại lợi ích cho con người như thế nào?
? Kh 
* Khuynh hướng của đề là khẳng định hay phủ định?
- Đề bài có khuynh hướng khẳng định, vì vậy bài viết cần tỏ thái độ tán thành với tư tưởng đó.
? Yếu 
* Nêu luận điểm chính của đề?
2. Lập ý:
- Luận điểm chính: Đọc sách có ích lợi cho con người, vì thế sách là người bạn lớn của con người.
* Luận điểm:
- Luận điểm chính: sách là người bạn lớn của con người.
? Kh 
* Để làm nổi bật luận điểm chính cần có các luận điểm phụ nào?
 HS
- Các luận điểm phụ: Ích lợi của việc đọc sách. 
- Luận điểm phụ: Ích lợi của việc đọc sách.
? Tb
* Tìm luận cứ cho bài viết? 
- Trả lời cho câu hỏi: Đọc sách có ích lợi như thế nào? 
* Luận cứ:
? Kh
* Căn cứ vào luận cứ, hãy xây dựng lập cho bài viết?
* Xây dựng lập luận:
 HS
 GV
- Thảo luận theo tổ sau đó đai diên trình bày.
- Cùng HS nhận xét, bổ sung:
+ Sách giúp ta hiểu biết:
 . Những không gian, thế giới bí ẩn;
 . Những thời gian đã qua lịch sử hoặc tương lai mai sau để ta hiểu thực tai.
 + Sách thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển tâm hồn: 
 . Cho ta thư giãn;
 . Cho ta những vẻ đẹp ở thế giới thiên nhiên và con người đã được khám phá lần thứ hai qua nghệ thuật;
 . Cho ta hiểu vẻ đẹp của ngôn từ - Công cụ tư duy của con người. Cho ta thuộc lời hay ý đẹp để giao tiếp với quanh ta.
 + Cần biết chọn sách và quý sách, biết cách đọc sách. 
c) Củng cố, luyện tập: (2′)
	GV khái quát lại toàn bộ kiến thức cơ bản về đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.
d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2′)
	- Về nhà học bài, ôn lại lý thuyết, nghiên cứu lại các ví dụ, bài tập, các dạng đề, tập tìm ý, lập ý. 
- Chuẩn bị bài: Lòng yêu nước của nhân dân ta. (trả lời câu hỏi tìm hiểu trong SGK).
==============================
Ngày soạn: 01/02/2009
Ngày dạy: 03/02/2009 Dạy lớp: 7B
Tiết 81. Văn bản: 
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
	  ... ương.
- Tác giả còn dùng mô hình liên kết “ Từ đến” với các vế xắp xếp không phải tuỳ tiện mà đều có mối quan hệ hợp lí, được xắp xếp theo cùng bình diện như lứa tuổi: cụ già tóc bạc – nhi đồng trẻ thơ; cùng tầng lớp như: kiều bào - đồng bào ở vùng tạm bị chiếm; địa bàn cư trú như: miền ngược - miền xuôi; mặt trận - hậu phương; phụ nữ - bà mẹ; tầng lớp, giai cấp như : công nhân – nông dân - điền chủ. Cách liên kết như vậy làm cho lập luận được chặt chẽ hơn, vừa thể hiện sự phong phú đa dạng của tinh thần yêu nước.
- Trong đoạn văn này Bác Hồ đã thể hiện cảm xúc cảm phục, ngưỡng mộ lòng yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Các em có thể học tập theo mẫu này để đặt câu theo lối liệt kê có sử dụng mô hình liên kết “Từđến”.
? Tb 
* Qua những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, em thấy lòng yêu nước của nhân dân ta trong cuộc k/c chống TDP được thể hiện như thế nào?
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung.
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được thể hiện bằng những việc làm cụ thể của mọi tầng lớp xã hội, mọi lứa tuổi, ở mọi nơi.
3. Nhiệm vụ của chúng ta:
 HS 
- Đọc đoạn cuối. 
? Tb
* Vào phần kết tác giả nhận xét như thế nào về lòng yêu nước?
- Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
? Kh
* Trong cách nhận xét của tác giả có gì đáng chú ý? Tác dụng như thế nào?
- Tác giả dùng hình ảnh so sánh rất đặc sắc.
- Mục đích đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Bằng những hình ảnh so sánh ấy người đọc có thể hình dung rất rõ ràng hai trạng thái của tinh thần yêu nước: Tiềm tàng, kín đáo có thể không nhìn thấy và biểu lộ rõ ràng đầy đủ, có thể nhìn thấy được, cả 2 đều đáng quý, đáng trân trọng.
? Kh
* Sau nhận định trên, tác giả bàn luận về vấn đề gì? 
 HS
- Bàn về nhiệm vụ của chúng ta là làm cho lòng yêu nước của tất cả mọi người được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến bằng cách: Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo.
 GV
- Trong đoạn kết bài với những lí lẽ rõ ràng, thuyết phục Bác Hồ đã vừa động viên, khích lệ tiềm năng yêu nước ở mỗi người vừa dễ dàng đưa ra nhiệm vụ, bổn phận của mỗi Đảng viên là phải: Ra sức giải thích tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho lòng yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
? Tb
* Qua tìm hiểu phần cuối của văn bản, em cảm nhận được điều gì?
- Tác giả đã đề cao tinh thần, giá trị của lòng yêu nước và nêu nhiệm vụ của mỗi Đảng viên.
? Tb 
* Em hãy nêu ngắn gọn những thành công về nghệ thuật và nội dung của bài văn vừa học?
III. Tổng kết. (3′)
 HS
- Bài văn có bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc, sáng sủa, dẫn chứng chọn lọc, phong phú, lí lẽ được diễn đạt dưới dạng hình ảnh so sánh nên rất sinh động, dễ hiểu giầu sức thuyết phục. Giọng văn tha thiết, giầu cảm xúc. Nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng gọn, có tính mẫu mực.
- Bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
- Đọc * Ghi nhớ: (SGK,T.27)
IV. Luyện tập.
* Phần luyện tập do thời gian không còn nên HS sẽ làm ở nhà.
c) Luyện tập - củng cố. (2′)
	- GV khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức của toàn bài.
d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2′)
- Về nhà đọc lại văn bản và phân tích lại văn bản. Làm bài tập luyện tập.
- Chuẩn bị bài: Câu đặc biệt theo câu hỏi trong SGK.
======================================
Ngày soạn: 01/02/2009
Ngày dạy: 04/02/2009 Dạy lớp: 7B
 Tiết 82. Tiếng Việt:
CÂU ĐẶC BIỆT
1. Mục tiêu: Giúp HS
 a) Về kiến thức:
- Nắm được khái niệm câu đặc biệt.
- Hiểu được tác dụng của câu đặc biệt.
 b) Về kĩ năng:
 	- Rèn kĩ năng sử dụng câu đặc biệt.
 c) Về thái độ:
- Có ý thức sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói hoặc viết cụ thể.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - Soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 kiểm tra sĩ số HS lớp 7b: ../18
 a) Kiểm tra bài cũ: (5′) (Miệng )
*Câu hỏi: Thế nào là câu rút gọn? Đặt một câu rút gọ và giải thích?
* Đáp án, biểu điểm:
- Câu rút gọn là câu lược bỏ một số thàh phần của câu nhằm làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh vừa tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện ở câu đứng trước. Đồng thời ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ). (5 điểm )
- Đặt câu đúng là câu rút gọn, giải thích rõ rút gọn thành phần nào của câu, vì sao. (5 điểm).
 b) Dạy nội dung bài mới:
 	* Giới thiệu bài: Trong tiếng Việt ngoài câu rút gọn như các em đã học còn có một loại câu cũng không xác định được chủ ngữ và vị ngữ, và cũng thường được sử dụng trong khi nói và viết. Vậy đó là loại câu gì, tác dụng như thế nào? Xin mời các em cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
I. Thế nào là câu đặc biệt. (12′)
 1. Ví dụ:
 GV
Š Ghi ví dụ lên bảng :
- Ôi, em Thuỷ! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.
 (Khánh Hoài)
- Gọi 1 HS đọc câu hỏi cuối câu trên. Cho HS thảo luận lựa chọn đáp án. Gọi các nhóm trả lời.
- Đáp án đúng là c. Cấu tạo của câu được in đậm là câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ. 
 GV
- Cho HS lấy thêm một vài ví dụ về dạng câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ như: 
 - Mưa. 
 - Thứ bẩy.
 - Trật tự!
Đó là câu đặc biệt.
? Kh
* Vậy Câu đặc biệt và câu rút gọn khác nhau ở chỗ nào?
- Một số câu rút gọn có thể xuất hiện dưới dạng câu không có chủ ngữ, vị ngữ hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ ( ví dụ : Bao giờ bạn đi Hà Nội? – Mai. ) Nhưng câu rút gọn khác câu đặc biệt ở chỗ:
 + Đối với câu rút gọn có thể căn cứ vào tình huống nói hoặc viết cụ thể để khôi phục lại các thành phần bị rút gọn, làm cho câu có cấu tạo chủ ngữ, vị ngữ bình thường.
 + Câu đặc biệt không thể có chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ: 
 a. - Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, con đò 
 ( Câu đặc biệt )
 cũ của bác tài Phán từ từ trôi. 
 b. - Chị gặp anh ấy bao giờ?
 - Một đêm mùa xuân. 
 ( câu rút gọn)
? Tb
* Em hiểu thế nào là câu đặc biệt?
 HS
 GV
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và khái quát nội dung bài học.
2. Bài học:
 Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
 GV
Gọi HS đọc ghi nhớ, nhắc HS học thuộc.
* Ghi nhớ:
 (SGK,T.28)
II. Tác dụng của câu đặc biệt. (10′)
- Hướng dẫn HS đánh dấu vào bảng trong SGK,T.28:
1. Ví dụ:
 Câu đặc biệt 
Bộc lộ cảm xúc
Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
Xác định thời gian, nơi chốn
Gọi đáp
Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, con đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi. 
 (Nguyên Hồng)
 *
Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.
 (Nam Cao)
 *
“ Trời ơi!”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.
 (Khánh Hoài)
 *
An gào lên:
- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!
- Chị An ơi!
Sơn đã nhìn thấy chị.
 (Nguyễn Đình Thi)
 *
? Yếu 
* Qua ví tìm hiểu ví dụ trên em thấy câu đặc biệt có tác dụng gì?
 HS
 GV
 GV
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung:
- Câu đặc biệt có nhiều tác dụng:
 + Dùng để bộc lộ cảm xúc: Người nói bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình với hiện thực, đối với một ý nghĩ vừa nảy ra hay phản ứng đối với câu nói của người kháctrong trường hợp này, câu đặc biệt thường chứa các thán từ hoặc các từ đánh giá mang tính biểu cảm như: quá, lắm
 + Dùng để gọi đáp: Người nói hướng đến người nghe, kêu gọi sự chú ý của người nghe. Trong trường hợp này, câu đặc biệt thường có:
Từ hô gọi (đại từ nhân xưng, tên riêng, tên chức vụ)
Từ tình thái (ạ, ơi, nhỉ, này, à, hỡi, ới)
 + Dùng để liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng: Kiểu câu này thường gặp trong văn miêu tả, kể chuyện. Ví dụ: Gió.Mưa. Não nùng. hoặc: Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. cẳng tay. ( Nguyễn Công Hoan)
Trường hợp này thường gặp nhiều câu đặc biệt nối tiếp nhau.
 + Dùng để xác định thời gian, nơi chốn: thường gặp trong văn miêu tả, kể chuyện. Câu đặc biệt được dùng để xác định thời gian, nơi chốn như là bối cảnh cho những sự việc được trình bày tiếp theo. Ví dụ: 
 Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975. các cánh quân đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử.
 Cách sử dụng câu đặc biệt như vậy có hiệu quả tu từ là đưa người đọc đi thẳng vào bối cảnh của sự việc, câu chuyện.
=> Như vậy câu đặc biệt thường được dùng để :
 - Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn;
 - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng;
 - Bộc lộ cảm xúc;
 - Gọi đáp. 
Š Gọi HS đọc ghi nhớ, nhắc hS học thuộc.
2. Bài học:
 Câu đặc biệt thường được dùng để :
- Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn;
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng;
- Bộc lộ cảm xúc;
- Gọi đáp. 
* Ghi nhớ:
 (SGK,T.29)
II. Luyện tập. (15′)
1. bài tập1: (T.29)
 GV
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1 (T.29)
- Cho HS tự làm bài tập. Gọi HS trình bày từng câu.
- Đáp án:
a) Trong đoạn không có câu đặc biệt, có câu rút gọn:
 - Có khi được trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
- Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc kháng chiến.
b) Câu đặc biệt: Ba giâyBốn giâyNăm giâylâu quá!
c) Câu đặc biệt: Một hồi còi.
d) Câu đặc biệt: Lá ơi!
Câu rút gọn:
- Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
 - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
2.Bài tập 2: (T.29)
 GV
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cho HS trả lời từng câu rút gọn và câu đặc biệt ở bài tập 1 trên
- Đáp án:
a) Câu rút gọn “ Có khi.trong hòm” làm cho câu gọn hơn, tránh lặp những từ ngữ: “Tinh thần yêu nước” đã nêu ở câu đứng trước.
Câu rút gọn: Nghĩa là phải kháng chiến” ngụ ý hành động nói trong câu là của chung mọi người.
b) Câu đặc biệt xác định thời gian
c) Câu đặc biệt : Một hồi còi, thông báo về sự tồn tại của âm thanh.
d) - Câu đặc biệt: lá ơi! 
 - Các câu rút gọn làm cho câu gọn hơn.
3. Bài tập 3: (T.29)
 GV
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Giành thời gian để HS tự làm bài, cuối cùng gọi 2 HS đọc đoạn văn của mình cho cả lớp nghe. GV nhận xét, hướng dẫn HS về nhà làm lại bài tập 3.
c) Củng cố, luyện tập: (2′)
 ? Thế nào là câu đặc biệt? Câu đặc biệt có tác dụng gì? Cho ví dụ về câu đặc biệt?
d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2′)
Về nhà xem lại các ví dụ, học bài. Làm bài tập 3 (T.29)
Chuẩn bị bài : Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận.
===========================

Tài liệu đính kèm:

  • docNV7Tuan22.doc