Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 77: Văn bản : Tục ngữ về con người và xã hội

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 77: Văn bản : Tục ngữ về con người và xã hội

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Qua bài học giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt ( so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng ) của những câu tục ngữ.

- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.

- Giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng vốn văn hóa của dân tộc.

- Rèn kĩ năng phân tích tục ngữ và liên hệ với đời sống.

 

doc 12 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1051Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 77: Văn bản : Tục ngữ về con người và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 - Tiết 77
	Văn bản :
 Tục ngữ về con người và xã hội
A. Mục tiêu cần đạt:
	Qua bài học giúp học sinh:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt ( so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng ) của những câu tục ngữ.
- Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản.
- Giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng vốn văn hóa của dân tộc.
- Rèn kĩ năng phân tích tục ngữ và liên hệ với đời sống.
B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk + sgv Ngữ văn 7
	- HS: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
 2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ trong văn bản Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
	- Nêu nội dung ý nghĩa của cá c câu tục ngữ số 3 và số 5?
3. Bài mới
	Giới thiệu bài : Tục ngữ là sự kết tinh kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân ta qua bao đời. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội. Đó là những bài học vô giá trong cách nhìn nhận giá trị con người, trong cách học, cách sống và cách ứng xử hàng ngày.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
HS đọc văn bản.
Chú ý chú thích sgk.
? Các câu tục ngữ tập trung vào mấy đề tài? Nội dung của từng đề tài?
- HS phát biểu ý kiến.
- GV ghi bảng câu 1.
? Em hiểu mặt nghĩa là gì?
? Tác giả dân gian đã dùng cách nào để thể hiện? Nội dung?
? Kinh nghiệm dân gian được đúc kết là gì?
- HS trả lời.
? Bài học từ kinh ngiệm này?
? Trong cuộc sống câu tục ngữ có tác dụng gì?
- HS trả lời.
? Em hiểu góc con người trong trường hợp này là gì?
? Trong câu tục ngữ này răng và tóc xét ở phương diện nào?
? Kinh nghiệm dân gian đúc kết từ câu tục ngữ?
? Lời khuyên từ kinh nghiệm này là gì?
- HS trả lời.
? Nhận xét về hình thức của câu tục ngữ?
? Tác dụng của hình thức này là gì?
- HS trả lời.
? Nghĩa của câu tục ngữ ?
? Nhân dân ta muốn khuyên nhủ điều gì qua câu tục ngữ này?
? Tìm câu tục ngữ đồng nghĩa?
- HS trả lời.
? Câu tục ngữ có gì đặc biệt về hình thức thể hiện? tác dụng?
? Nghĩa của câu tục ngữ này?
? Từ đó, có thể nhận ra kinh nghiệm nào được đúc kết trong câu tục ngữ này?
- HS trả lời.
? Giải nghĩa: thầy, mày, làm nên?
? Nghĩa của câu tục ngữ?
? Kinh nghiệm được đúc kết qua câu tục ngữ này là gì? 
? Em rút ra bài học gì?
- HS trả lời.
? Giải nghĩa: học thầy
 học bạn
 không tày
? Nghĩa của câu tục ngữ?
? Kinh nghiệm được đúc kết từ câu tục ngữ?
? Lời khuyên của dân gian?
? Trong việc học tập ở nhà trường và ngoài xã hội, câu tục ngữ này có ảnh hưởng tới em như thế nào?
? Câu tục ngữ: Học thầy không tày học bạn có quan hệ thế nào với câu : Không thầy đố mày . làm nên
- HS thảo luận – trả lời.
? Giải nghĩa: thương người
 thương thân
? Nhận xét về cách diễn đạt?
? Kinh nghiệm được đúc kết?
? Cha ông ta khuyên nhủ điều gì qua câu tục ngữ ?
- HS trả lời.
? Giải nghĩa câu tục ngữ?
? Cách diễn đạt có gì đáng lưu ý?
? Kinh nghiệm đúc kết từ câu tục ngữ?
? Bài học qua câu tục ngữ này là gì ?
- HS trả lời.
? Các từ phiếm chỉ, một cây, ba cây trong câu tục ngữ có ý nghĩa gì?
? Câu tục ngữ có nghĩa gì?
? Kinh nghiệm sống được đúc kết?
? Bài học được rút ra?
- HS trả lời.
? Nội dung chung của những câu tục ngữ trên là gì ?
- HS khái quát rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2:
? Văn bản ( tục ngữ ) này có gì đáng chú ý? Vì sao nhân dân ta chọn hình thức ấy?
? Từ những câu tục ngữ trên em hiểu những quan điểm và thái độ nào của nhân dân?
? Em thấm thía nhất lời khuyên từ câu tục ngữ nào? vì sao?
- HS thảo luận - trình bày.
I. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
- Chú ý: 1,2
2. Bố cục:
- Văn bản gồm ba đề tài:
+ Câu 1,2,3: Tục ngữ về phẩm chất con người.
+ Câu 4,5,6: Tục ngữ về học tập, tu dưỡng.
+ Câu 7,8,9: Tục ngữ về quan hệ ứng xử.
3. Phân tích:
a. Những kinh nghiệm và bài học về phâm phcất con người.
 Câu 1: Một mặt người bằng mười mặt của
So sánh không tương đồng
Nhấn mạnh: Sự hiện diện của con người bằng sự hiện diện của mười thứ của cải
* Con ngưòi là thứ quý nhất.
- Phải yêu quý bảo vệ trân trọng con người. Không để của cải che lấp con người
- Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái xã hội quan tâm đến quyền con người 
 Câu 2: Cái răng cái tóc là góc con người
- Góc con người là dáng vẻ đường nét của con người
 Phương diện thẩm mĩ
- Người đẹp từ chi tiết nhỏ. Mọi biểu hiện ở con người đều phản ánh vẻ đẹp, tư cách của con người
- Bài học: Mỗi con người hãy hoàn thiện mình từ những đièu nhỏ nhất
 Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm
- Đối lập ý giữa 2 vế
đói - sạch, rách - thơm
- Đối xứng giữa 2 vế
Nhấn mạnh sự đối lập giữa 2 trạng thái: Cho dù thiếu thốn vật chất nhưng vẫn phải giữ phẩm giá trong sạch
Làm người điều cần giữ gìn nhất là phẩm giá trong sạch. Không vì nghèo mà làm điều xấu có hại đến nhân phẩm
Hãy biết giữ gìn nhân phẩm dù trong bất kì cảnh ngộ nào cũng không nên để hoen ố nhân phẩm
 - Chết trong còn hơn sống đục
- Chết vinh còn hơn sống nhục
b. Những kinh nghiệm và bài học về việc học tập, tu dưỡng.
 Câu 4: Học ăn học nói học gói học mở
- Từ học lặp lại 4 lần nhấn mạnh việc học tập toàn diện, tỉ mỉ
Con người phải học từ cách ăn, cách nói đến cách làm.
- Bài học: Con người cần thành thạo mọi việc, khéo léo trong giao tiếp
Việc học phải toàn diện, tỉ mỉ việc học là vô cùng
 Câu 5: Không thầy đố mày làm nên
- Thầy: người dạy
- Mày: người học
- Làm nên: làm đuợc việc
Không được thầy dạy bảo sẽ không làm được việc gì thành công.
- Muốn nên người và người ta cần được dạy dỗ. Trong việc học của con người không thể thiếu thầy dạy.
- Bài học: Phải tìm thầy giỏi để học không quên công lao dạy dỗ của thầy cô.
 Câu 6: 
 Học thầy không tày học bạn
- Học thầy: do sự hướng dẫn của thầy
- Học bạn: tự học hỏi bạn, học theo gương bạn bè xung quanh.
- Không tày: Không bằng
Cách học theo lời dạy của thầy có khi không bằng cách học tự mình theo gương bạn bè.
 Tự mình học hỏi trong đời sống là cách học tốt nhất.
- Bài học: Phải tích cực, chủ động trong học tập. Muốn học tốt phải mở rộng sự học ra xung quanh...
* Hai câu tục ngữ bổ xung ý nghĩa cho nhau để làm hoàn chỉnh một quan nịêm dạy học, trong dạy - học vai trò dạy của thầy và tự học của trò đều quan trọng.
c. Kinh nghiệm và bài học về quan hệ ứng xử.
 Câu 7: Thương người như thể thương thân
- thương người: tình thương dành cho người khác.
- thương thân: tình thương dành cho chính mình
so sánh 
thương mình thế nào, thương người thế ấy.
- Bài học: 
+ Tình thương là tình cảm rộng lớn cao cả, không phân biệt người hay ta.
+ Hãy sống bằng lòng nhân ái, vị tha, phê phán lối sống ích kỉ.
 Câu 8: 
 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 Dùng lối nói ẩn dụ, giản dị, thực tế, dễ hiểu 
hoa quả ta dùng đều do công sức người trồng, ta nên ghi nhớ ( Không cái gì tự nhiên có cho ta. Mọi thứ ta hưởng đều do công sức của con người)
- Bài học: Cần trân trọng sức lao động của mọi người, không được lãng phí, phải biết ơn người đi trước.
 Câu 9: 
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Một cây: chỉ sự đơn lẻ
- Ba cây: chỉ số nhiều, chỉ sự liên kết
 Một cây đơn lẻ không làm nên rừng núi. Nhiều cây gộp lại thành rừng rậm, núi cao.
 Đoàn kết tạo nên sức mạnh là nguồn gốc của mọi thắng lợi
- Bài học: Tránh lối sống cá nhân, phải có tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc
 * Ghi nhớ: sgk - T13
II. Luyện tập
- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ để lời khuyên được tự nhiên, dễ hiểu tránh áp đặt.
- Nhân dân ta đòi hỏi cao về cách sống, cách làm người.
- Mong muốn con người tự hoàn thiện, đề cao, tôn vinh giá trị làm người
4. Củng cố kiến thức: 
- Đọc thuộc các câu tục ngữ
- Đọc phần đọc thêm / SGK.
à GV khái quát nội dung tiết học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài : Nắm vững nội dung các câu tục ngữ.
- Chuẩn bị bài : Rút gọn câu.
 + Đọc, tìm hiểu VD và trả lời câu hỏi SGK.
 _____________________________________________
Tuần 22 - Tiết78
	Tiếng Việt: 
Rút gọn câu
A. Mục tiêu cần đạt:
	 Qua bài học, giúp học sinh :
- Nắm được cách rút gọn câu.
- Hiểu được tác dụng của câu rút gọn.
- Vận dụng thành thạo lý thuyết vào làm bài tập và sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.
- Tích hợp với phần Văn và Tập làm văn.
B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 7, bảng phụ.
	- HS: Đọc trước bài
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Thế nào là câu đơn? Thế nào là câu ghép? Cho ví dụ minh hoạ?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
- GV treo bảng phụ có ghi VD.
- HS đọc ví dụ trên bảng phụ.
? Phân tích thành phần chủ ngữ và vị ngữ của câu được in đậm trong sgk ? 
- HS phân tích.
? Nhận xét về cấu tạo của 2 câu a và b? 
? Theo em, vì sao có thể lược bỏ chủ ngữ ở câu a?
- HS trả lời.
? Xét các câu c và d, thành phần nào của câu được lược bỏ?
- HS nhận xét.
? Việc lược bỏ vị ngữ ở câu c, chủ ngữ, vị ngữ ở câu d có mục đích gì?
? Em có thể khôi phục thành phần câu của những câu trên không?
- Gọi học sinh đọc những câu đã được khôi phục.
 GV: Những câu thiếu thành phần nhưng người đọc người nghe vấn hiểu được nội dung câu gọi là câu rút gọn. Vậy em hiểu thế nào là câu rút gọn?
- HS rút ra ghi nhớ.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk 
Hoạt động 2:
- GV đưa bảng phụ ( gạch chân từ in đậm )
? Các câu gạch chân trên thiếu thành phần nào?
? Có thể tìm ( khôi phục ) bộ phận chủ ngữ đó ở các câu trước hoặc sau nó không?
? Vậy có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao?
? Người mẹ có hiểu nội dung trả lời của con không?
? Người con có nên trả lời như thế với mẹ không ? Cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn để thể hiện thái độ lễ phép?
? Từ ví dụ trên, em cho biết: cần lưu ý những gì khi sử dụng câu rút gọn?
- HS rút ra ghi nhớ.
- Học sinh đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 3:
? Trong các câu sau câu nào được rút gọn? Thành phần nào rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?
? Vì sao câu đó rút gọn được?
? Tìm câu rút gọn bài tập 2?
? Vì sao trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn như vậy?
Đọc truyện: mất rồi
? Vì sao cậu bé và người khách hiểu lầm nhau?
? Bài học rút ra từ câu chuyện này?
I. Thế nào là rút gọn:
1. Ví dụ: sgk - T14
a) Học ăn, học nói, học gói, học mở.
 VN
b) Chúng ta / học ăn, học nói, học gói, học mở.
 CN VN
 c) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người. CN
d) - Bao giờ cậu đi Hà Nội?
 - Ngày mai
 TN
2. Nhận xét:
- Hai câu a và b khác nhau ở chỗ:
 + Câu a: vắng chủ ngữ
 + Câu b: Có đầy đủ chủ ngữ
- Chủ ngữ ở câu a có thể lược bỏ vì đây là câu tục ngữ đưa ra cho mọi người nên cần ngắn gọn, dễ nhớ.
- Câu c: Lược bỏ vị ngữ
- Câu d: Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ
Làm cho câu gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo lượng thông tin cần thiết.
- Vẫn có thể khôi phục thành phần câu trong những câu trên.
3. Ghi nhớ: sgk - T15
II. Cách dùng câu rút gọn:
1. Ví dụ: sgk - T15
a) .....Sân trường đông vui thật. Chạy loăng quoăng. Nhảy dây. Chơi kéo co.
b)....- Con ngoan quá. Bài nào được điểm 10 thế?
 - Bài kiểm tra toán.
2. Nhận xét:
a) Các câu thiếu thành phần chủ ngữ
 Không nên rút gọn câu như vì như vậy làm câu khó hiểu. Văn cảnh không cho phép khôi phục chủ ngữ dễ dàng.
b) Thêm từ “ạ” vào sau câu rút gọn
- Câu rút gọn đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa song không thể hiện được thái độ, lễ phép của con với mẹ.
3. Ghi nhớ: sgk - T16
III. Luyện tập:
Bài tập 1: 
- Cá c câu được rút gọn: Câu b và câu c
- Thành phần rút gọn: chủ ngữ
- Rút gọn để câu ngắn gọn, dễ nhớ hơn
- Câu đó rút gọn được vì nó nêu quy tắc ứng xử chung cho tất cả mọi người.
Bài tập 2 :
- Các câu rút gọn: 
 + Đoạn a. Câu 1, 7
 + Đoạn b. Câu 2, 3, 4, 5, 6, 8
- Trong thơ, ca dao có nhiều câu rút gọn vì thơ ca dao có cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích, vả lại số lượng chữ trong ca dao rất hạn chế, lại phảI đảm bảo vần và điệu nhịp nhàng.
Bài tập 3 :
- Vì cậu bé dùng ba câu rút gọn để trả lời kháh nên khi khôi phục còn thiếu, ông khách đã hiểu sai 
Phải hết sức cẩn thận khi dùng câu rút gọn, nếu không sẽ bị hiểu lầm.
4. Củng cố kiến thức: 
	?. Thế nào là câu rút gọn?
	?. Cách dùng câu rút gọn?
à GV khái quát nội dung tiết học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: 
	- Học bài. Nắm vững nội dung
	- Làm bài tập 4 sgk., bài tập 5 sách bài tập - T18
	- Chuẩn bị bài : Đặc điểm của văn bản nghị luận.
Tuần 22 - Tiết79
Đặc điểm của văn bản nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt:
- Qua bài học, giúp học sinh nhận biết rõ cá c yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mói quan hệ của chúng với nhau.
- Vận dụng lí thuyết để tạo lập văn bản nghị luận.
- Tích hợp với phần Văn và tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 7
	- HS: Làm bài tập và đọc trước bài mới
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
	- Thế nào là văn nghị luận?
	- Có các kiểu bài văn nghị luận nào thường gặp?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
HS đọc lại văn bản:
Chống nạn thất học - Hồ Chí Minh
? Luận điểm chính trong văn bản Chống nạn thất học là gì?
? Luận điểm đó được trình bày cụ thể ở những câu văn nào?
? Vai trò của luận điểm trong bài?
? Yêu cầu của luận điểm?
- HS trả lời.
? Từ ví dụ trên, em hãy cho biết: luận điểm là gì? Yêu cầu của luận điểm?
? Căn cứ vào đâu mà đề ra nhiệm vụ chống nạn thất học?
? Vậy muốn chống nạn thất học thì làm thế nào?
- HS trả lời.
? Các nội dung trên đạt yêu cầu gì?
 Đó là những luận cứ trong bài nghị luận ?
? Vậy luận cứ là gì? yêu cầu của luận cứ?
- HS rút ra nhận xét.
- HS đọc lại văn bản: Chống nạn thất học.
? Nội dung của văn bản trên được trình bày theo trình tự nào?
- HS trả lời.
? Vậy lập luận là gì?
- HS rút ra kết luận.
- HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2:
? Đọc lại văn bản: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội ( Bài 18 )
? Tìm luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản đó?
- Học sinh thảo luận nhóm – trình bày.
- GV nhận xét bổ sung.
I. Luận điểm, luận cứ và lập luận 
1. Luận điểm:
a. Ví dụ: Văn bản Chống nạn thất học
- Các luận điểm: 
+ Mọi người Việt Nam phải biết đọc, biết viết
+ Một trong những công việc cần phải làm nagy lúc này là nâng cao dân trí
 - Vai trò: thể hiện quan điểm tư tưởng của bài văn
- Yêu cầu: Luận điểm cần rõ ràng, nổi bật.
b. Kết luận:
- Luận điểm là tư tưởng, linh hồn của bài văn
- Luận điểm phải rõ ràng nổi bật.
2. Luận cứ
a. Ví dụ:
- Do chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm hầu hết người dân Việt Nam mù chữ, nước Việt Nam không tiến bộ được.
- Nước Việt Nam đọc lập, muốn tiến bộ thì phải cấp tốc nâng cao dân trí...
 Nhiệm vụ mọi người phải học chữ quốc ngữ.
- Học ở mọi nơi, mọi lúc, mọi đối tượng đều tham gia.
- Các lí lẽ nêu ra cụ thể, tiêu biểu, thuyết phục.
b. Kết luận: luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
- Luận cứ phải chận thật, đúng đắn, tiêu biểu...
3. Lập luận:
a. Ví dụ:
- Trình tự lập luận trong văn bản:
+ Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học.
+ Sau đó nêu tư tưởng, yêu cầu của việc chống nạn thất học 
+ Cuối cùng là nêu các hoạt động cụ thể để chống nạn thất học.
b. Kết luận:
- Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn tới luận điểm
- Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí.
 * Ghi nhớ: sgk - T19
II. Luyện tập:
- Luận điểm: Nên tạo thói quen tốt trong cuộc sống
+ Thói quen xấu và tác hại của nó
+ Yêu cầu mọi người xây dựng thói quen tốt
- Luận cứ:
+ Dẫn chứng một số thói quen xấu gặp thường ngày.
+ Tác hại cụ thể của thói quen xấu đó.
- Lập luận:
+ Nêu một số dẫn chứng về thói quen tốt
+ Dẫn chứng về thói quen xấu, tá c hại của nó.
+ Lời nhận xét, đánh giá, yêu cầu về việc tạo lập thói quen tốt.
4. Củng cố kiến thức: 
- Trong văn bản nghị luận thường có những yếu tố nào? 
- Yêu cầu của các yếu tố đó?
à GV khái quát nội dung tiết học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài. Nắm vững nội dung
- Tìm hiểu luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài “Học thầy, học bạn”.
- Chuẩn bị bài : Đề văn nghị luận và .
+ Đọc VD, trả lời câu hỏi SGK.
*********************************
Tuần 22 - Tiết 80
	 Đề văn nghị luận
	và việc lập ý cho bài văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đat:
- Qua bài học, giúp học sinh làm quen với đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
- Vận dụng lí thuyết vào giải các bài tập.
- Tích hợp với phần Văn và tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
	- GV: sgk, sgv Ngữ văn 7
	- HS: Học bài và làm bài tập
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
`	- Trong bài văn nghị luận có những yếu tố nội dung nào?
	- Thế nào là luận điểm, luận cứ, luận chứng?
	- Chữa bài tập về nhà?
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- HS đọc các đề bài sgk – 21.
? Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không?
? Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề văn trên là văn nghị luận?
? Các đề bài trên có gì khác với các đề bài mà em đã biết?
? Với đề bài như vậy ta cần làm như thế nào?
- HS trả lời.
? Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn?
- HS phát biểu ý kiến.
? Đề bài yêu cầu nêu vấn đề gì?
? Đối tượng và phạm vi nghị luận là gì?
? Khuynh hướng tư tửng của đề là khẳng định hay phủ định?
? Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì?
- HS trả lời.
? Từ việc tìm hiểu ấy em hãy cho biết: trước một đề văn, muốn làm bài tốt cần tìm hiểu điều gì?
- HS trả lời.
? Em có tán thành ý kiến nêu trong đề bài không?
- HS phát biểu ý kiến.
? Tự phụ là gì?
? Vì sao khuyên chớ nên tự phụ?
? Tự phụ có hại như thế nào? Có hại cho ai?
- HS trả lời.
? Nên bắt đầu bài viết từ nội dung gì dẫn dắt người đọc từ đâu đến đâu?
- HS trả lời.
- HS đọc ghi nhớ sgk.
I. Tìm hiểu đề văn nghị luận
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận:
a) Đề bài: sgk - 21
b) Nhận xét:
- Đề văn nghị luận cung cấp đề bài cho bài văn nên có thể dùng làm đề bài.
- Mỗi đề bài đều nêu ra một số khái niệm, một vấn đề lí luận.
- Các đề bài trên không nêu yêu cầu cụ thể.
- Khi nêu lên một tư tưởng một quan điểm, ta có thể có hai thái độ: đồng tình hoặc phản đối.
- Tính chất của đề văn ( lời khuyên, tranh luận, giải thích ...) có tính chất định hướng cho bài viết, chuẩn bị cho học sinh thái độ, giọng điệu.
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận:
a) Đề bài:
Chớ nên tự phụ
b) Tìm hiểu đề:
- Vấn đề thái độ sống của con người.
- Đối tượng phạm vi: mọi người trong xã hội.
- Tư tưởng: Khẳng định vấn đề.
- Nội dung: Giải thích cho mọi người hiểu và phê phán lối sống tự phụ, khuyên mọi người sống chân thật, khiêm tốn.
 c) Kết luận:Muốn làm bài tốt cần:
- Xác định vấn đề nghị luận
- Xác định đối tượng và phạm vi nhgị luận
- Xác định tư tưởng và tháI độ.
- Tìm phương thức biểu hiện.
II. Lập ý cho bài nghị luận:
 Cho đề bài: Chớ nên tự phụ
1. Xác lập luận điểm:
- Tán thành với ý kiến đó.
+ Phê phán lối sống, thái độ tự phụ.
+ Ca ngợi, khuyến khích lối sống, thái độ chân thật, khhiêm tốn.
2. Tìm luận cứ:
- Tự phụ: Tự cho mình là giỏi, là làm được nên tỏ ra khinh người.
- Tự phu sẽ làm cho mỗi con người không nhận rõ mình ( điểm mạnh, điểm yếu ) từ đó không có hướng phấn đấu.
3. Xây dựng lập luận
- Xây dựng khái niệm: tự phụ là gì? người tự phụ là người như thế nào? tác hại của tự phụ? cách khắc phục thói tự phụ?
- Ca ngợi lối sống chân thật, khiêm tốn. Khuyên con người nên sống khiêm tốn.
 * Ghi nhớ: sgk - 23
4. Củng cố kiến thức: 
- Đọc bài văn tham khảo: ích lợi của việc đọc sách .
à GV khái quát nội dung tiết học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc ghi nhớ, nắm vững nội dung bài học.
- Tìm ý và lập ý cho đề bài : Sách là người bạn lớn của con người. 
- Chuẩn bị bài : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
+ Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
Ngày 18 tháng 1 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc