Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận

MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS

- Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận: Bao giờ cũng phải có một hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.

- Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản mẫu.

- Biết xây dựng luận điểm, luận cứ và triển khai lập luận cho một đề bài.

II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

A Ổn định tổ chức lớp (1)

 B Kiểm tra bài cũ :(5)

 

doc 15 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1216Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận
 Ngày soạn :22/1/2009 
 Ngày dạy: /2/2009 
 I MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS 
Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận: Bao giờ cũng phải có một hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau. 
Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản mẫu.
Biết xây dựng luận điểm, luận cứ và triển khai lập luận cho một đề bài. 
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
A Ổn định tổ chức lớp (1’)
 B Kiểm tra bài cũ :(5’)
? Thế nào là văn nghị luận ? 
? Phân biệt VB tự sự, miêu tả, biểu cảm với nghị luận ? 
 CBài mới:
Ho¹t ®éng cđa GV vµ HS
Néi dung
 GVTrong bài “Tìm hiểu chung về văn nghị luận”, chúng ta đã biết đặc điểm chung của văn nghị luận là phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
Vậy em hiểu thế nào là luận điểm?
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.
Em hãy đọc lại văn bản “Chống nạn thất học” (Bài 18) và cho biết : Luận điểm chính của bài viết là gì?
? Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào và cụ thể
 hóa thành những câu văn như thế nào?
Gợi ý : Câu văn nào trình bày đầy đủ luận điểm đó?
(Luận điểm chính)
Ÿ Luận điểm chính của bài viết tập trung ngay trong nhan đề : “Chống nạn thất học”.
Ÿ Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng một khẩu hiệu và được trình bày đầy đủ ở câu “Mọi người Việt Nam  trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ”.
- Câu văn nêu lên luận điểm trên được viết ra dưới hình thức câu khẳng định và được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn : chống nạn thất học, một công việc phải làm ngay.
? Theo em, luận điểm đóng vai trò gì trong bài nghị luận?
? Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt yêu cầu gì?
Þ Vậy em hiểu thế nào là luận điểm?
? Bài viết đã nêu ra những luận cứ nào để làm cơ sở cho luận điểm : “chống nạn thất học”?
- Xem lại những lí lẽ, dẫn chứng đã nói đến khi tìm hiểu về văn bản “Chống nạn thất học” trong bài 18.
Gợi ý :? Như vậy, muốn luận điểm có sức thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu cầu gì?
 (HS thảo luận)
Căn cứ vào đâu mà đề ra nhiệm vụ chống nạn thất học?
- Những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm : Chống nạn thất học :
- Số người Việt Nam thất học là 95 phần trăm  tiến bộ làm sao được?
- Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ
- Phụ nữ càng cần phải học 
? Muốn chống nạn thất học thì làm thế nào?
- Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ.
 - Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo
? Những luận cứ ấy đóng vai trò gì trong bài viết?
- Luận cứ đã làm cho tư tưởng bài viết có sức thuyết phục. Người ta thấy chống nạn thất học là cần kíp và đó là việc có thể làm được.
?Em hiểu luậïn cứ là gì ?
- Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu.
* Đọc ghi nhớ 3 SGK/19
? Như vậy, muốn luận điểm có sức thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu cầu gì?
? Em hãy chỉ ra cách nêu luận cứ của văn bản : “Chống nạn thất học”.
: Em hãy nêu cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm?
- Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học, chống nạn thất học để làm gì?
ª Nêu tư tưởng chống nạn thất học.
ª Nêu cách giải quyết việc chống nạn thất học.
à Cách sắp xếp đó chính là lập luận.
? Lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì?
? Thế nào là lập luận?
?Trong bài viêt ,lập luận phải đạt yêu cầu gì ?
I Tìm hiểu luận điểm, luận cứ và lập luận.(16’)
1. Luận điểm :
- Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đọan văn thành một khối.
- Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
- Đọc ghi nhớ 1, 2 SGK/19
Ví dụ 
 Văn bản : “Chống nạn thất học”.
Ÿ Nhan đề : “chống nạn thất học”.
Ÿ “Mọi người Việt Nam  biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ”.
(Luận điểm chính)
à Thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn.
- Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đọan văn thành một khối.
- Luận điểm phải đúng đắn, cha thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
- Đọc ghi nhớ 1, 2 SGK/19
2 luận cứ.
Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.
à Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu.
3 Lập luận 
- Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm
à Khẳng định nhiệm vụ chung trong bài văn.
à Đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế mới có sức thuyết phục.
II. Ghi nhớ.
SGK /19
 IVLuyện tập.(20’)	 SGK /20.
- Đọc văn bản : “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”.
Hs đọc ,nêu êu càu của bài tập ?( Tìm luận điểm ,luận cứ ,lập luận )
/ Cần căn cứ vào đâu để xác định chính xác luận điểm ,luận cứ ,lập luận cho bài văn ?
Gợi ý a) Luận điểm : Nhan đề “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”.
 b) Luận cứ :
Có người biết phân biệt tốt và xấu  khó sửa.
Hút thuốc lá  cái gạt tàn.
Một thói quen xấu  tệ nạn.
Một con xóm nhỏ  nguy hiểm.
 c) Lập luận:
Nêu một số thói quen tốt.
 Trình bày những thói quen xấu cần lọai bỏ.
	· Tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
® Luận điểm đúng đắn, đáp ứng nhu cầu thực tế, luận cứ tiêu biểu, lập luận chặt chẽ, hợp lí nên bài văn có sức thuyết phục.
 E Củng cố :(2’)
 - Đọc thêm “HỌC THẦY, HỌC BẠN”.
 H Hướng dẫn về nhà ø :(1’)
 -Làm bài tập :Chỉ ra luận điểm ,luận cứ và cách lập luận của văn bản “Học thầy ,học bạn “ 
 - Chuẩn bị bài “Đề văn nghị luận ...”
 IV Rút knh nghiệm.
_____________________________
Tuần 22
 Tiết 80: Ngày soạn:22/1/2009
 Ngày dạy: /2/2009 
Đề văn nghị luận
 và lập ý cho bài văn nghị luận
I MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
Giúp học sinh: 
Nhận rõ đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề bài văn nghị luận, các yâu cầu chung của một bài văn nghị luận, xác định luận đề, luận điểm.
Tính hợp với bài tục ngữ về con người và xã hội. 
Nhận biết luận điểm, tìm hiểu đề và cách lập luận cho một bài văn nghị luận. 
II TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
 A. Ổn định lớp (1’)
B. Kiểm tra bài cũ : Nêu đặc điểm văn bản nghị luận ? (2’)
C. Bài mới: 
* Giáo viên giới thiệu bài: Văn tự sự, văn biểu cảm: Trước khi làm bài phải tìm hiểu kĩ càng đề bài và yêu cầu của đề. Với văn nghị luận cũng vậy. Yêu cầu đề bài văn nghị luận có đặc điểm riêng. Vậy đặc điểm riêng ấy như thế nào? Bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu
Ho¹t ®éng cđa GV vµ HS
Néi dung
Cho HS đọc to các đề trong SGK/21.
? Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài văn nghị luận được không ? Có thể làm bài văn viết có được không ? 
? Các vấn đề xuất phát từ đâu ? 
(Bắt nguồn từ cuộc sống xã hội, con người) 
Người viết vấn đề ấy nhằm mục đich gì ? 
(Người viết đưa ra bàn luận làm sáng tỏ luận điểm) 
? Hãy tìm luận đề, luận điểm, tính chất của 11 đề SGK? 
? Tính chất đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn? 
(Ghi nhớ Y1 SGK/23) 
GV cho HS đọc đề lên bảng - ghi rõ. 
? Tìm hiểu đề theo các câu hỏi SGK
? Đề nêu lên vấn đề gì ? 
(Thái độ chúng ta đối với tự phụ) 
? Đối tượng và phạm vi nghị luận là gì ? 
(Đối tượng: tự phụ, vấn đề: tự phụ) 
? Tính chất của đề là gì ? 
(Khuyên răn) 
? Vậy muốn tìm hiểu đề văn nghị luận chúng ta phải làm gì ? 
* Hoạt động 2: 
GV: Sau khi đọc và tìm hiểu đề, ta phải vận dụng trí lực, kiến thức và vốn sống để lập ý ta phải theo một quy trình xác định luận điểm, tìm luận cứ và xây dựng lập luận.
? Xác định luận điểm như thế nào ?
? Luận điểm là gì ? 
(Quan niệm, tư tưởng của người viết) 
? Em có tán thành ý kiến người viết ở đề bài không? 
(Tán thành)
? Để thể hiện luận điểm lớn em cần thông qua luận điểm nhỏ nào ? 
? Em có nhận xét gì xác định luận điểm ? 
? Tìm luận cứ bằng cách nào ? 
? Tự phụ là gì ? 
? Vì sao chớ nên tự phụ vì không nên làm những điều xấu có hại ?
? Vậy tự phụ có hại như thế nào ? Có hại cho ai? Nêu dẫn chứng để thuyết phục mọi ngừơi ? 
? Làm cách nào để tránh tự phụ ? 
? Qua tìm hiểu em rút ra kết luận gì tìm luận cứ ? 
? Xây dựng lập luận ntn ? 
? Theo em có mấy cách xây dựng lập luận bài văn này ? 2 cách 
- Cách 1: Quy nạp: Làm dẫn chứng cụ thể về tự phụ à Chỉ ra tự phụ .
- Cách 2: Dẫn chứng: Định nghĩa tự phụ rồi lấy dẫn chứng để minh họa.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 3: 
? Em hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài sách là ngừơi bạn lớn của con người” ?
I. Tìm hiểu đề văn nghị luận
 (12’)
1. Nội dung và tính chất của đề bài văn nghị luận 
- 11 đề bài SGK có thể là đề bài văn nghị luận.
à Mục đích người viết đưa ra bàn luận làm sáng tỏ luận điểm.
- Tính chất đề: 
Đề 1- 2: Ca ngợi 
Đề 3-4-5-6-7: Khuyên nhủ 
Đề 8-9: Tính chất suy nghĩ, lý luận. 
Đề 10-11: Tranh luận phản bác 
à Ca ngợi, khuyên nhủ, phản bác, tranh luận(Ghi nhớ SGK/23) 
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận
Đề: Tìm hiểu đề văn chớ nên tự phụ
- Vấn đề: Khuyên nhủ 
- Thái độ đối với tự phụ 
- Đối tượng: tự phụ 
- Tính chất: khuyên, khẳng định 
à Xác định vấn đề, phạm vi, tính chất (Ghi nhớ SGK/23)
II. Lập ý bài văn nghị luận 
 (15’)
Đề bài: Chớ nên tự phụ 
1. Luận điểm : 
- Luận điểm lớn: Chớ nên tự phụ
- Luận điểm nhỏ: 
+ Tự phụ là gì? Là đánh giá cao bản thân.
+ Vì sao chớ nên tự phụ ? 
+ Làm gì để tránh tự phụ. 
à  ... nh chóng mà bền chắc vô cùng của tinh thần yêu nước khi được phát động 
 ?Em cảnm nhận được gì qua nội dung đoạn văn trên ?
GV: Với cách nêu vấn dề ngắn gọn ,sinh đông hấp dẫn ,theo lối trực tiếp ,cách so sánh cụ thể ,tá giả đã nêu ra một chân lí trong thực tế cuộc sống :đó là trong đấu tranh chống ngoại xâm lòng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện mạnh mẽ hơn bao giờ hếù
Thực ra ,lòng yêu nước được thể hiện rất đa dạng ,trong nhiều hoàn cảnh nhưng vì viết trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Pháp đang gay go ác liệt nên Bác Hồ đã nhấn mạnh biểu dương những biểu hiện trong kháng chiến chống Pháp .Qua đó người đọc vẫn dễ dàng tiếp nhậnvấn đè về truyền thống yêu nước và sức mạnh của lòng yêu nước .
Đọc thầm đoạn 2 ? Trong đoạn văn ,tác giả đã làm sáng tỏvấn đề gì ?
 (?) Vậy đểlàm sáng tỏ cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào ? (HS thảo luận)
 _ Tác giả đã đưa ra những chứng cứ biểu hiện tinh thần yêu nước trong các cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc trong lịch sử và hiện tại ( 2 luận điểm phụ).
Trọng tâm của việc chứng minh là những biểu hiện về cuộc kháng chiến lúc âý: Đó là những việc làm, hành động của mọi giới, mọi tầng lớp trong nhân dân.
à Đồng thời , tác giả cũng đi từ nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể. Những dẫn chứng này được sắp xếp theo trình tự thời gian (trước - sau ; xưa – nay).
+ Luận điểm phụ 1: Lòng yêu nước trong quá khứ: “Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại  vẻ vang”
- Dẫn chứng : Thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung v..v
+ Luận điểm phụ 2: Lòng yêu nước hiện tại: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.
+ Đọc lại đoạn văn từ “Đồng bào ta ngày nay.” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”.
(?) Hãy cho biết câu mở đoạn và câu kết đoạn ở đâu?
(?) Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?
- Câu mở đoạn : “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”.
Câu kết đoạn : “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”
_ Những dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo trình tự : à Chứng minh theo trình tự thời gian (xưa – nay; trước – sau
+ Lứa tuổi (từ già đến trẻ) -> hoàn cảnh (đồng bào nước ngoài đến nhân dân vùng bị tạm chiếm) -> địa bàn cư trú (nhân dân miền ngược đến miền xuôi) -> các tầng lớp nhân dân (từ tiền tuyến đến hậu phương) -> các giai cấp (từ công nhân , nông dân đến điền chủ).
+ Trình tự công việc ( bám sát giặc -> nhịn ăn ủng hộ bộ đội -> khuyên chồng con đi tòng quân -> xung phong giúp việc vận tải -> săn sóc yêu thương bộ đội -> thi đua tăng gia sản xuất, giúp kháng chiến -> quyên đất ruộng cho chính phủ)
 (?) Qua các dẫn chứng nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm chính ở trên, em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của bài văn?
_? Nghệ thuật lập luận: nổi bật nhất là cách lựa chọn và trình bày dẫn chứng (tiêu biểu, theo một trình tự thích hợp) khiến cho lập luận hùng hồn, thuyết phục
_ Trong bài có hai điểm nổi bật về cách diễn đạt: sử dụng hình ảnh so sánh và dùng lối liệt kê với mô hình “từ  đến”.
(?) Em hãy tìm trong bài những câu văn thể hiện cụ thể hai điểm nổi bật nói trên. Phân tích từng trường hợp cụ thể .
+ HS thảo luận và phát biểu theo nhóm
?/ Thủ pháp liệt kê trong bài có tác dụng gì trong việc thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
_ Thủ pháp liệt kê được sử dụng thích hợp thể hiện sự phong phú với nhiều biểu hiện đa dạng của tinh thần yêu nước trong nhân dân, ở mọi tầng lớp, giai cấp, lứa tuổi, ở mọi địa phương.
_ Các vế trong công thức liên kết được sắp xếp theo cùng một bình diện như lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn cư trú.
 GV Tác giả sử dụng mô hình “từ  đến .” có tác dụng bao quát sự việc lẫn con người, từ việc nhỏ đến việc lớn, từ nơi này đến nơi kia, từ thành phần này đến giai cấp nọ nghĩa là hàm ý không sót một việc làm nào để thể hiện tinh thần yêu nước, không thiếu một tầng lớp nhân dân nào tham gia vào công việc kháng chiến.
Cách nói như vậy cũng khiến cho các sự việc và con người được liên kết chặt chẽ, đồng thời nó có mối tương quan, bổ sung cho nhau.
? ?Việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật để đưa ra các dẫn chứng đa dạng ,phong phú đó ,tác giả đã làm nổi bật nội dung gì ?
Gọi hs đọc đoạn văn cuối 
? Em có nhận xét gì về về cách sử dụng hình ảnh của đoạn văn ?( Dùng hình ảnh so sánh )
?/ Hình ảnh so sánh trong đoạn cuối này có gì đặc sắc ?
_ “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý  trong hòm”
à So sánh như vậy để nói lên sự quý báu của tinh thần yêu nước, người đọc có thể hình dung rất rõ ràng hai trạng thái của tinh thần yêu nước: tiềm tàng, kín đáo và biểu lộ rõ ràng, đầy đủ. 
?Việc so sánh như vậy có tác dụng gì ?
- Thể hiện thái âđộ trân , trọng giữ gìn truyền thống quý báu của dân tộc .
? Từ đó ,Bác nêu ra nhiệm vụ gì cho dân tộc ?
?Cách sử dụng câu ở đoạn cuối có gì đáng chú ý 
-Dùng một loạt câu rút gọn 
?Cách sử dụng những câu rút gọn đó có tác dụng gì ?
-Rút ngắn đoạn văn ,làm cho ý diễn đạt được nổi bất hơn ,mạch lạc rõ ràng hơn .Đồng thời giúp người đọc thấy rõ hơn bổn phận của mình với đất nước 
?Thông qua đoạn văn em cảm nhận được điều gì ?
GVĐoạn văn và cả bài văn là nguồn nhựa sống Bác bồi đắùp cho ta về lòng yêu nước ,niềm tự hào dân tộc .
(?) Theo em nghệ thuật nghị luận của bài này có đặc điểm gì nổi bật (bố cục, chọn lọc dẫn chứng, trình tự đưa dẫn chứng và hình ảnh so sánh)?
-Bố cục hợp lý, rõ ràng.
-Chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục.
-Trình tự đưa dẫn chứng hợp lý.
-Hình ảnh so sánh sinh động, thích hợp khiến cho lập luận thêm hùng hồn, thuyết phục.
(?) Bài văn nghị luận chứng minh đã làm sáng tỏ điều gì
_ Bài văn làm sáng tỏ một chân lý : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.”
(?) Qua bài văn này em đã rút ra cho mình bài học gì về bài văn lập luận chứng minh?
Sử dụng những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, giàu sức thuyết phục theo một trình tự nhất định, thích hợp. 
Vận dụng biện pháp nghệ thuật so sánh để lý lẽ của mình thêm sinh động, thuyết phục. 
Lập luận chặt chẽ, trong sáng, gọn gàng, tránh lan man, lê thê, sẽ lạc sang văn kể chuyện
Bố cục hợp lý, rõ ràng 
I Vài nét về tác giả ,tác phẩm ( 3’)
1 Tác giả:Hồ Chí Minh :( 1890-1969 ),là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc 
2 Tác phẩm Trích trong báo cáo chính trị tại đại hội lần thứ 2 
tháng 2-1951 của chủ tịch Hồ CHí Minh 
- Phương thức biểu đạt nghị luận 
I- Đọc và tìm hiểu chú thích ( 5’)(SGK/25)
_ Vấn đề được đưa ra để nghị luận là tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
* Bố cục : Bài văn chia làm 3 phần
III Tìm hiểu văn bản:(18’)
1 Nêu vấn đề nghị luận: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước (Luận điểm chính).
*Đoạn văn đã ngợi ca ,khẳng định sức mạnh nồng nàn của lòng yêu nước mà tiêu biểu nhất là trong công cuộc chống ngoại xâm
2 Chứng minh làm sáng rõ truyền thống yêu nước xưa và nay 
*Bằng cách sử dụng hàng loạt các thủ pháp nghệ thuật :liệt kê, điệp từ,điệp ngữ và những dẫn chứng đa dạng ,phong phú ,tác giả đã làm nổi bật lòng yêu nước ,tinh thần đại đoàn kêt dân tộc và nhiệt tình tham gia kháng chiến của đại đa số các tầng lớp nhân dân Đây là điều kiện quan trọng để dân tộc làm nên chiến thắng kẻ thù xâm lược .
3 Kết thúc vấn đề 
*Tác giả tiếp tục khảng định ngợi ca gíá trị của lòng uyêu nước,từ đó đề ra nhiệm vụ cho toàn đảng ,toàn dân trước cuộc kháng chiến của toàn dân tộc 
III-TỔNG KẾT: (5’)
Ghi nhớ trang 27
1 Nghệ thuật 
-Bố cục hợp lý, rõ ràng.
-Chọn lọc dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục.
-Trình tự đưa dẫn chứng hợp lý.
-Hình ảnh so sánh sinh động, thích hợp khiến cho lập luận thêm hùng hồn, thuyết phục.
2Nội dung 
_ Bài văn làm sáng tỏ một chân lý : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.”
IV- LUYỆN TẬP: (5’)
 Bài 1/ 27 Học thuộc lòng hai đoạn đầu (trang 24)
 Bài 2/ 27 Viết đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4 - 5 câu có sử dụng mô hình liên kết “từ  đến..’’,theo chủ đề tự chọn 
Gợi ý : Mùa xuân sắp về trên quê hương ta mang theo niềm vui, sự hy vọng đến cho mọi nhà. Khắp nơi nơi, ai cũng nô nức chuẩn bị đón chào bà chúa mùa xuân đang tới. Bà lướt qua những ngọn cây làm cho trăm hoa đua nở, bà đậu trên vai áo của cô thiếu nữ khiến cho suối tóc thêm mượt mà, đôi mắt thêm long lanh. Như cảm nhận được sự xuất hiện của nàng xuân, muôn chim đã hót líu lo trên cành làm cho không khí càng thêm tươi vui rộn rã. Từ Bắc vào Nam, từ biển khơi đến vùng rừng núi, từ miền biên giới đến vùng hải đảo xa xôi, từ đứa trẻ đến cụ già, tất cả đều cảm thấy nao nao, hân hoan lắng nghe bước đi của thời gian và chờ đón phút giao thừa đang đến.
 D CuÛng cố : (2’) ?Em cảm nhận được nội dung gì sâu sắc nhất qua văn bản này ?
 ?Em học tập được gì ở Bác về cách viết văn nghị luận .
 E : Hướng dẫn về nhà (1’) - Học thuộc phần ghi nhớ / 27 và một đoạn văn nghị luận
- Xem trước bài : “Câu đặc biệt”
 IV Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7-tuan 22.doc