Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Tiếp theo)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

- Đặc điểm nghệ thuật của văn bản nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết văn bản nghị luận xã hội.

- Đọc - hiểu văn bản nghị luận xã hội.

- Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.

3. Giáo dục: Bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

4. Tích hợp:

ĐĐ HCM: Yêu nước( bộ phận)

 

doc 11 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1179Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 81: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn: 12 /1/2013
Tiết 81 Ngày dạy: 14/1/2013	
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
- Đặc điểm nghệ thuật của văn bản nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết văn bản nghị luận xã hội.
- Đọc - hiểu văn bản nghị luận xã hội.
- Chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.
3. Giáo dục: Bồi dưỡng lòng yêu nước, ý thức xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
4. Tích hợp:
ĐĐ HCM: Yêu nước( bộ phận)
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài.
Bảng phụ ghi bố cục.
- Trò:	Đọc văn bản, trả lời các câu hỏi.
III. Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng.
IV. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng 9 câu tục ngữ về con người và xã hội, giải thích 1 câu.
3. Bài mới:.
Hoạt động thầy- trò
Nội dung
H: Nêu vài nét chính và tác giả.
H: Tác phẩm trích từ đâu?
Đọc và tìm hiểu chung
GV hướng dẫn đọc: rõ, mạch lạc.
Giải thích từ kiều bào, vùng tạm chiếm
H: Văn bản này thuộc thể loại gì? 
H: Bài văn nghị luận về vấn đề gì?
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
H: Tìm bố cục bài văn?
Gọi HS trả lời - Nhận xét - Bổ sung - đưa bảng phụ ghi bố cục.
Tìm hiểu chi tiết văn bản
H: Nhắc lại ý chính của đoạn 1
H: Lòng yêu nước được nhấn mạnh trên lĩnh vực nào? 
H: Tại sao trên lĩnh vực này lòng yêu nước của nhân dân ta được bộc lộ rõ nhất? Vì đây là đặc điểm của dân tộc ta luôn luôn có giặc ngoại xâm nên cần lòng yêu nước của nhân dân ta mà lòng yêu nước bộc lộ rõ nhất luc này và cũng để thử thách.
H: Nổi bật nhất phần này là hình ảnh nào?
H: Cách sử dụng từ ngữ có gì độc đáo?
H: Tác dụng của hình ảnh và từ ngữ này?
H: Để chứng minh cho luận điểm trên, tác giả đã đưa dẫn chứng nào? Thời kì nào?
H: Lòng yêu nước trong quá khứ được xác nhận bằng chứng cứ lịch sử nào?
H: Vì sao tác giả lại có quyền khẳng định “ Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang” đó?
Vì đây là luận điểm gắn liền với chiến công hiển hách trong lịch sử chống ngoại xâm.
H: Qua đó, em có nhận xét gì về cách đưa ra dẫn chứng để chứng minh?
H: Qua lịch sử, em thấy các sự kiện theo trình tự nào?
H: Dẫn chứng chứng minh điều gì?
H: Để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta ngày nay, tác giả dẫn chứng bằng những câu văn nào?
GD lòng yêu nước cho các em ở hiện tại.
(ĐĐ HCM)
H: Nhận xét cách đưa dẫn chứng ở đoạn này?
H: Nhận xét về tính thuyết phục của các dẫn chứng?
- Làm sáng tỏ vấn đề ở luận điểm.
- Vừa cụ thể, vừa toàn diện.
H: Cảm xúc được tác giả bộc lộ ở đoạn này?
H: Cách diễn đạt ở đoạn cuối có gì độc đáo?
H: Tác dụng của biện pháp so sánh?
H: Bổn phận của chúng ta là gì?
H: Em hiểu như thế nào về lòng yêu nước trưng bày và lòng yêu nước giấu kín?
	HS thảo luận
H: Khi bàn về bổn phận của chúng ta – tác giả đã biểu lộ quan điểm yêu nước như thế nào?
H: Nhận xét cách nghị luận ở đoạn cuối?
Tổng kết
H: Tóm tắt nghệ thuật nổi bật của văn bản?
H: Ý nghĩa của văn bản là gì?
I. Tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả: Hồ Chí Minh
2. Tác phẩm: 
II. Đọc-tìm hiểu chung.
1. Đọc
2. Từ khó
3. Thể loại: Nghị luận
4. Bố cục: 
- Dân ta .... cướp nước: Nêu vấn đề: tinh thần yêu nước.
- Lịch sử .... yêu nước: Chứng minh làm rõ vấn đề
- Còn lại: Nhiệm vụ ....
III. Tìm hiểu chi tiết: 
1. Nhận định chung về lòng yêu nước: 
- “Dân ta... nồng nàn yêu nước” biểu hiện rõ nhất : dấu tranh chống giặc ngoại xâm. 
+ Nó kết thành một làn sóng...nó lướt qua...nó nhấn chìm...lũ cướp nước”.
- Lặp từ nó khẳng định, nhấn mạnh lòng yêu nước. (Ở luận điểm chính)
2. Những biểu hiện của lòng yêu nước:
- Lòng yêu nước trong lịch sử: Thời đại bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê lợi, Quang Trung,...
-> dẫn chứng tiêu biểu, đúng đắn, liệt kê theo trình tự thời gian – để chứng minh cho lòng yêu nước trong quá khứ.
- Lòng yêu nước ngày nay.
+ Từ các cụ già đến...nhi đồng
+ Từ miền ngược đến miền xuôi
+ Tất cả mọi người đều có lòng yêu nước.
® Liệt kê hàng loạt dẫn chứng.
=> Cảm phục, ngưỡng mộ, biết ơn lòng yêu nước
3. Nhiệm vụ của chúng ta.
- Nghệ thuật so sánh
- Đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta (của quý) 
- Lòng yêu nước có hai dạng tồn tại.
+ Có thể thấy được biểu lộ bằng hành động.
+ có thể không thấy được
-> Cả hai dàng đều đáng quý
- Động viên, khích lệ tìm năng yêu nước ở mọi người.
=> Đưa hình ảnh dễ diễn đạt, lí lẽ dễ hiểu, dễ đi vào lòng người..
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện:
+ Lứa tuổi.
+ Nghề nghiệp.
+ Vùng miền...
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm..), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ...đến...)
- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu tên các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta.
2. Ý nghĩa văn bản.
Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
4. Củng cố: 
Tiết học giúp em biết gì? Em rút ra được những bài học gì? 
Giáo dục lòng yêu nước, biểu hiện của tình cảm này trong thời đại mới; Tích hợp cách làm văn nghị luận.
5. Hướng dẫn tự học: 
- Kể tên một số văn bản nghị luận xã hội của chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Phân tích tác dụng của các từ ngữ, câu văn nghị luận giàu hình ảnh trong văn bản nghị luận.
- Học bài.
- Chuẩn bị bài:Câu đặc biệt. dân ta.
V. Rút kinh nghiệm – bổ sung.
Tuần 22 Ngày soạn: 12 /1/2013
Tiết 82 Ngày dạy: 14/1/2013	 	
CÂU ĐẶC BIỆT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Khái niệm câu đặc biệt.
- Tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt trong văn bản.
2. Kĩ năng.
- Nhận biết câu đặc biệt.
- Phân tích tác dụng của câu đặc biệt trong văn bản.
- Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3. Giáo dục: Bồi dưỡng ý thức dùng câu phù hợp.
4. Tích hợp:
KN sống: 
- Lựa chọn cách sử dụng câu đặc biệt theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.
- Giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách dùng câu đặc biệt
II Chuẩn bị:
- Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài.
 Bảng phụ ghi ví dụ, bài tập.
- Trò:	Đọc bài, trả lời các câu hỏi.
III. Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng.
IV Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là rút gọn câu? Mục đích của rút gọn câu?
Khi sử dụng câu rút gọn càn lưu ý điêu gì? Cho ví dụ.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Tìm hiểu khái niệm câu đặc biệt
HS đọc ví dụ chú ý từ in đậm
H: Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào? Có bình thường không?
HS thảo luận theo các ý sau:
- Đó là câu bình thường có đủ CN –VN
- Đó là câu rút gọn, lược bỏ cả CN –VN
- Đó là câu không thể có CN vàVN
GV: câu như vậy gọi là câu đặc biệt.
H: Thế nào là câu đặc biệt?
Gọi HS đọc ghi nhớ. 
GV đưa bảng phụ ghi 2 ví dụ:
a: Một đêm mùa xuân .... trôi
b. Chị gặp anh ấy bao giờ? 
- Một đêm mùa xuân.
H: Chỉ ra câu đặc biệt, câu rút gọn.
H: Nói rõ tại sao?
® khắc sâu: câu đặc biệt không có chủ ngữ, vị ngữ. Câu rút gọn : có chủ ngữ, vị ngữ, bị lược bỏ, có thể khôi phục. Rút ra ý nghĩa của việc lựa chọn câu đặc biệt phù hợp với giao tiếp. (Rèn kĩ năng sống)
GV hướng dẫn kẻ bảng vào vở
HS điền vào vở của mình – GV thu nhạn xét
GV cho HS điền đáp án đúng vào vở.
GV đưa bảng phụ ghi VD - Gọi HS lên đánh dấu - Nhận xét - Bổ sung. 
H: Dựa vào các ví dụ vừa phân tích, em hãy nêu tác dụng của câu đặc biệt?
HS trả lời – nhận xét – GV kết luận
Gọi HS đọc ghi nhớ 2
Luyện tập 
Gọi HS đọc yêu cầu BT 1,2 - Cho HS làm vào PHT lớn (mỗi tổ 1 câu).
HS đưa kết quả lên bảng đưa ra ý kiến - Nhận xét - bổ sung. (Rèn kĩ năng sống)
GV chia làm hai đội là bài tập 2
GV cho HS viết - Gọi HS đọc 1 số đoạn, chỉ rõ câu đặc biệt và tác dụng.
Nhận xét - bổ sung.
I. Thế nào là câu đặc biệt?
1. Ví dụ:
 Ôi em Thuỷ!
- Câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ® Câu đặc biệt
2. Ghi nhớ 1
II. Tác dụng của câu đặc biệt:
1. Ví dụ:
Bộc lộ cảm xúc
Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sv,ht
Xđ thời gian, nơi chốn
Gọi đáp
Một đêm mùa xuân.
X
Tiếng reo. Tiếng vỗ tay
X
Trời ơi
X
Sơn! Em ơi! Sơn ơi! Chị An ơi
X
2. Ghi nhớ 2
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1: Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt.
a. – Không có câu đặc biệt.
- Câu rút gọn
+ Có khi được trưng bày...dễ thấy.
+ Nhưng cũng....
+ Nghĩa là...kháng chiến
b. Câu đặc biệt: Ba giây .... lâu quá 
c. Câu đặc biệt: Một hồi còi 
d. Câu đặc biệt: Lá ới! Gọi đáp
Câu rút gọn: Bình .... đâu
 Hãy.... đi 
2. Bài tập 2: Tác dụng của các câu vừa tìm được ở bài tập 1
* Tác dụng của câu đặc biệt.
- Xác định thời gian (3 câu đầu trong câu b)
- Bộc lộ cảm xúc (Câu thứ tư trong câu b)
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng (ở câu c)
- Gọi đáp (ở câu d) 
* Tác dụng của câu rút gọn:
Câu gọn hơn, tránh lặp lại từ ngữ. 
3.Viết đoạn văn.
4. Củng cố: 
Tiết học giúp em biết gì? Khi dùng câu đặc biệt cần lưu ý gì? Có phải cứ câu không có (đủ) chủ ngữ - vị ngữ là câu đặc biệt không? Giáo dục ý thức dùng câu phù hợp.
5. Hướng dẫn tự học: 
- Tìm trong một văn bản đã học những câu đặc biệt và nêu tác dụng của chúng.
- Nhận xét cấu tạo của câu đặc biệt và câu rút gọn.
- Học bài, tiếp tục làm bài tập.
- Chuẩn bị bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
V. Rút kinh nghiệm – bổ sung.
Tuần 22 Ngày soạn: 12/1/2013
Tiết 83 Ngày dạy: 17/1/2013
BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Bố cục chung của một bài văn nghị luận.
- Phương pháp nghị luận.
- Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
2. Kĩ năng:
- Viết bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng.
- Sử dụng các phương pháp lập luận.
3. Giáo dục: Bồi dưỡng ý thức chủ động, thực hiện đúng quy trình làm bài.
4. Tích hợp.
Kĩ năng sống: 
- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân.
- Lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài.
Bảng phụ 
- Trò:	Xem trước bài, trả lời câu hỏi.
III. Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng.
IV. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu yêu cầu của việc tìm hiểu đề?
- Nêu cách lập ý cho bài văn nghị luận? 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Tìm mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
HS đọc lại văn bản Tinh thần ...ta
H: Có thể xem đây là văn bản hoàn chỉnh không?
H: Bố cục của bài văn? Mỗi phần có mấy đoạn?
MB: 1 đoạn; TB: 2 đoạn; KB: 1 đoạn
H: Mỗi đoạn có những luận điểm nào?
H: Theo em, đâu là luận điểm xuất phát?
H: Đâu là luận điểm kết luận?
H: Vai trò của luận điểm xuất phát? Luận điểm kết luận?
H: Vậy bố cục có mấy phần? Nội dung của mỗi phần?
Nhìn vào sơ đồ, nhận xét quan hệ giữa các ý trong từng phần; giữa các phần trong bài.
GV giảng gải, chỉ rõ.
Tổng - phân - hợp. Nhận định chung
- Dẫn chứng cụ thể - kết luận
Suy luận tương đồng: truyền thống ® bổn phận;
H: Qua tìm hiểu, em thấy giữa bố cục và lập luận có quan hệ như thế nào? 
H: Bố cục của bài văn nghị luận thường có mấy phần? Là những phần nào? Nhiệm vụ của từng phần.
H: Có thể dùng những phép lập luận nào? (Kĩ năng sống)
Gọi HS đọc ghi nhớ
Luyện tập 
Gọi HS đọc bài văn và yêu cầu BT - CHo HS thảo luận và làn lượt gọi HS trả lời.
H: Bài văn nêu lên tư tuởng gì? (Kĩ năng sống)
H: Những luận điểm và những câu mang luận điểm?
H: Bài có bố cục mấy phần?
H: Nội dung và cách lập luận trong từng phần?
I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận:
1. Bố cục của bài văn nghị luận: 
* Bài văn “Tinh thần yêu nước của... ta”
- Mở bài: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước (là luận điểm xuất phát, đóng vai rò lí lẽ).
- Thân bài: 
+ Lòng yêu nước trong lịch sử quá khứ. (Luận điểm phụ)
+ Lòng yêu nước hiện tại. (Luận điểm phụ)+ - Kết bài: Bổn phận của chúng ta...
(là luận điểm kết luận, đóng vai trò là cái đích hướng tới.
2. Lập luận trong văn nghị luận.
- Hàng ngang 1: Lập luận nhân quả.
- Hàng ngang 2: Lập luận nhân - quả
- Hàng ngang 3: Lập luận tổng – phân – hợp
- Hàng dọc 1: lập luận suy luận tương đồng theo thời gian.
Þ Bố cục là cơ sở cho lập luận. Lập luận thể hiện rõ bố cục
3. Ghi nhớ:
II. Luyện tập:
1. Bài văn: phải biết học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
a. 
- Tư tưởng: (nhan đề)
- Các luận điểm
+ Không phải ai cũng biết học cho thành tài: ở đời ... tài
+ Chỉ ai chịu khó học những điều cơ bản mới trở nên tài giỏi: Câu chuyện ... tiền đồ. 
b. Bố cục: 3phần
MB: ở đời ... tài: suy luận đối lập
TB: danh hoạ .... phục hưng: suy luận nhân quả
KB: Cụ thể ® khái quát, nhân quả
Lập luận: Hàng dọc: suy luận – quy nạp (Đi từ câu chuyện cụ thể để kết luận khái quát)
Hàng ngang: 
MB: Suy luận tương phản
TB: Suy luận nhân quả.
KB: Suy luận tương đồng.
4. Củng cố: 
Tiết học giúp em biết gì? Từ đó em tự suy ra bài học gì: Giáo dục ý thức làm bài văn bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, phù hợp.
5. Hướng dẫn tự học: 
- Chỉ ra những phương pháp lập luận được sử dụng trong văn bản tự chọn.
- Học bài, tiếp tục làm bài tập.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận.
V. Rút kinh nghiệm- Bổ sung.
Tuần 22 Ngày soạn: 12/1/2013
Tiết 84 Ngày dạy: 17/1/2013
LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.
- Cách lập luận trong văn nghị luận.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được luận điểm, luận cứ trong văn bản nghị luận.
- Trình bày được luận điểm, luânk cứ trong bài văn nghị luận.
3. Giáo dục: Có ý thức tìm, xếp luận điểm phụ, luận cứ chặt chẽ.
4. Tích hợp.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài.
Bảng phụ ghi ví dụ
- Trò:	Xem trước bài, trả lời câu hỏi.
III. Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận.
IV. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu bố cục của bài văn nghị luận?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Tìm hiểu cách lập luận trong đời sống
Gọi HS đọc yêu cầu VD1 - Cho HS thảo luận 
H: bộ phận nào là luận cứ?
H: Bộ phận nào là luận điểm?
H: Giữa luận cứ và kết luận có quan hệ như thế nào?
H: Có thể thay đổi vị trí của luận cứ và kết luận được không?
H: Nếu thay đổi có thêm bớt từ ngữ không?
- Gọi HS trình bày - Nhận xét - Bổ sung - GV đưa bảng phụ ghi đáp án đúng.
GV đưa bảng phụ ghi nội dung trong SGK 
GV hướng dẫn mỗi kết luận có thể có nhiều luận cứ miễn là hợp lí.
CHo HS làm - Gọi HS trình bày kết quả từng câu - Nhận xét - Bổ sung.
H: Qua bài tập này em rút ra được điều gì? (một kết luận có thể có nhiều luận cứ)
Chia 5 nhóm thảo luận 5 câu. Đại diện trả lờ, nhận xét
Gọi HS đọc yêu cầu BT 3 - Cho HS thảo luận - Gọi hS trình bày từng ý 
- Nhận xét - Bổ sung 
H: Qua làm bài tập, em có kết luận gì? (một luận cứ có thể có nhiều kết luận)
H: Cách lập luận như vậy có chặt chẽ không?
Tìm hiểu lập luận trong văn nghị luận.
Hs đọc ví dụ SGK
GV: Đây là các luận điểm (gọi là kết luận)
H: So sánh với các kết luận trong văn nghị luận?
- Cách xưng hô?
+ đời sống= em, các em, tre em -> cá nhân 
+ trong văn nghị luận= không dành riêng cho ai -> xã hội
HS đọc lại bài văn “Tinh thần ... ta”
H: Nhận xét cách lập luận giữa luận cứ và kết luận (lđ) trong văn bản đó?
(Có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất)
H: Mỗi luận cứ cho phép ta rút ra mấy kết luận?
H: Lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải như thế nào?
H: Vì sao mà nêu lên luận điểm đó?
(Đọc sách rất có ích)
H: Luận điểm đó có những nội dung gì?
Luận điểm trên có trong thực tế không? Có
H: Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì?
I. Lập luận trong đời sống
1. Đọc và tìm hiểu các ví dụ SGK/132
Luận cứ
Hôm nay trời mưa
vì qua sách em học được nhiều điều
Trời nóng quá
Kết luận
Chúng ta không đi chơi công viên nữa
Em rất thích đọc sách
đi ăn kem đi
- Quan hệ nhân quả
- Có thể thay đổi vị trí cho nhau
2. Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau.
a. Em rất yêu trường em
- vì nơi nuôi dưỡng rèn luyện cho em thành người tốt.
- vì nơi đây có người mẹ hiền thứ hai của em.
- vì ở đó có nhiều bạn bè và thầy cô tốt.
b. Nói đôi rất có hại.
- Làm đánh mất đi niềm tin ở mọi người.
- Sẽ làm mất đi lòng tốt ở mình
3. Viết kết luận
a. ..... đến thư viện đọc sách
 ra công viên thư giãn một lúc
 ra vườn nhỏ cỏ
b. ..... chẳng biết làm thế nào.
 phải tranh thủ thôi
- Mỗi luận cứ có thể có nhiều kết luận và ngược lại.
-> Lập luận trong dời sống không chặt chẽ, mang tính cá nhân, tính hàm ẩn không tường minh.
II. Lập luận trong nghị luận
1. Luận điểm trong văn nghị luận.
Ví dụ: 
- Chống nạn thất học.
- Dân ta có một lòng nồng nàng yêu nước
- Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
->Luận điểm mang tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.
2. Phương pháp lập luận trong văn nghị luận.
VD: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (LĐ)
+ Dân ta có một lòng nồng nàng yêu nước
+ Lòng yêu nước trong lịch sử
+ Lòng yêu nước ngày nay.
- Mỗi luận cứ cho phép rút ra một kết luận
- Một luận điểm có thể có nhiều luận cứ.
-> Có tính lí luận chặt chẽ, tường minh.
2. Lập luận cho luận điểm “ Sách là người.
- Vì sách cung cấp kiến thức, mở mang trí tuệ, tâm hồn...
- Vì sách giúp ta hiểu biết rộng thế giới xung quanh
- Sách giúp ta có sự cảm thông, có lòng cao thượng vị tha, nhân ái, có ích cho xã hội
Khuyên chúng ta biết chọn sách, yêu sách, giữ gìn sách.
4. Củng cố: 
Tiết học giúp em biết gì? 
Giáo dục ý thứctìm hiểu vấn đề, tìm luận cứ, lập luận trong khi làm văn nghị luận
5. Hướng dẫn tự học: 
- Đọc một truyện ngụ ngôn và rút ra kết luận làm thành luận điểm, sau đó trình bày lập luận làm sáng tỏ luận điểm đó.
- Ôn lại toàn bộ lý thuyết về văn nghị luận.
- Chuẩn bị bài: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
- Đọc văn bản thật kỹ về văn bản khó
V. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 7 tuan 22 moi soan.doc