Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 85 - Bài 21: Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 85 - Bài 21: Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Mục tiêu bài học : Giúp học sinh

- Hiểu được sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua phân tích, chứng minh trong bài nghị luận giàu sức thuyết phục của Đặng Thai Mai

- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.

II. Các bước lên lớp :

1. Ổn định lớp :

2. Kiểm tra bài cũ : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 847Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 22 - Tiết 85 - Bài 21: Sự giàu đẹp của tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :	Bài 21	
Tuần 22	 Kết quả cần đạt - Trang 	34/SGK.	
TiÕt 85
I. Mục tiêu bài học :	 Giúp học sinh	
- Hiểu được sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua phân tích, chứng minh trong bài nghị luận giàu sức thuyết phục của Đặng Thai Mai
- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
II. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :	Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
3. Bài mới : 
Giới thiệu : Trải qua bao cuộc thăng trầm của đất nước, người Việt Nam ta đã có thể tự hào về tiếng nói và chữ viết của mình. Điểu này giáo sư Đặng Thai Mai cũng đã đề cập đến một cách chi tiết, cụ thể trong bài nghiên cứu dài “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. Vậy Tiếng Việt của chúng ta được giáo sư đề cập đến như thế nào? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em giải đáp được những thắc mắc trên.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 :	Gọi học sinh đọc bài
- Cho biết vài nét về tác giả?
Hoạt động 2 : 	Tìm hiểu văn bản
- Vấn đề được tác giả đưa ra bàn luận trong văn bản này là gì?
- Văn bản này có bố cục như thế nào? Nêu ý chính của mỗi đoạn.
* Học sinh đọc lại đoạn : “Tiếng Việt  lịch sử”
- Trong đoạn này, tác giả nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” và nhận định này đã được giới thiệu cụ thể như thế nào?
- Để chứng minh cho vẻ đẹp của Tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì và xắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào? 
+ Nhiều người ngoại quốc sang nước ta và có dịp nghechất nhạc
+ Một giáo sĩ  tục ngữ.
Ä Sắp xếp theo lối tăng tiến (từ những người ít hiểu biết đến những người thành thạo về ngôn ngữ Tiếng Việt)
- Theo tác giả vẻ đẹp ấy có ý nghĩa như thế nào?
- Em có nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng của tác giả?
- Tác giả đã chứng minh sự giàu có và khả năng phương pháp của Tiếng Việt về những mặt nào?
- Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú.
- Giàu về thanh điệu.
- Giàu hình tượng ngữ âm.
- Về cú pháp rất tự nhiên cân đối, nhịp nhàng.
- Từ vựng dồi dào.
- Không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới, những khái niệm mới.
Học sinh đọc tác giả sgk và giải nghĩa từ khó trang 35
* Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
* Bố cục gồm 3 phần.
* Phần 1 : Từ đầu đến “của nó”: Niềm tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
* Phần 2 :	Tiếp theo đến: văn nghệ”: Phân tích, chứng minh sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
* Phần 3 : Đoạn còn lại: Khẳng định sức sống mạnh mẽ của Tiếng Việt.
* Được giới thiệu một cách cụ thể có tính khẳng đinh, là thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu  tế nhị, uyển chuyển trong đặt câu. Có khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng.
* Đưa ra lời bình phẩm của những người ngoại quốc.
 * Lòng tự hào trước vẻ đẹp về mặt hình thức dễ đi sâu vào lòng người.
* Tác giả không bàn nhiều, nói nhiều mà chỉ đưa ra hai lời bình phẩm của nước ngoài nhưng đã bao quát, toát lên vẻ đẹp của Tiếng Việt
Bài tập 1 : Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làmcho nó phổ biến ngày càng rộng khắp.
Bài tập 2 : Đây là văn chứng minh vì ngoài những lý lẽ là dẫn chứng mà tác giả đưa ra để làm sáng tỏ vấn đề mình nói tới.
- Luận điểm 1 : Tiếng Việt trong cấu tạo của nó thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp.
- Luận điểm 2 : Mấy đặc sắc trên đây phải được liệt vào mục ưu điểm của tiếng ta.
I. Tác giả – tác phẩm :
SGK
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Nêu vấn đề : sự giàu đẹp của Tiếng Việt
2. Giải quyết vấn đề : 
a. Tiếng Việt rất đẹp
- Hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu  tế nhị, uyển chuyể.
- Đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng., 
þ Phân tích cụ thể.
Dẫn chứng : nhiều người ngoại quốc nhận xét : Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc.
- Một giáo sĩ nước ngoài  có thể nói đến Tiếng Việt như là một thứ tiếng đẹp.
Ä Dẫn chứng cụ thể theo lối tăng tiến.
b. Tiếng Việt rất giàu
-  có hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phương pháp.
-  giàu nhạc điệu.
-  giàu hình tượng ngữ âm.
-  không gnừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới.
Ä Dẫn chứng cụ thể, chi tiết.
3. Kếùt thúc vấn đề
- Khẳng định sức sống của Tiếng Việt  Tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử  một chứng cứ khá rõ về sức sống của nó.
III. Ghi nhớ : SGK/371
IV. Luyện tập: BT1, BT2 
4. Củng cố :	- Đọc lại ghi nhớ
5. Dặn dò :	- Học thuộc phần ghi nhớ
	- Chuẩn bị bài tiếp theo : Thêm trang ngữ cho câu.

Tài liệu đính kèm:

  • doc85.doc