Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 23 - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 23 - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm 1 bài văn lập luận chứng minh, những điều lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.

B. Chuẩn bị:

* Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án.

* Trò: Nghiên cứu soạn bài trước.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

* Ổn định : (1)

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 23 - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 23
 Tiết : 91.
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH 
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm 1 bài văn lập luận chứng minh, những điều lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án.
* Trò: Nghiên cứu soạn bài trước.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : (1’)
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : (4’)
(?) Hãy nêu các tình huống trong đời sống em buộc phải sử dụng biện pháp chứng minh?
(?) Hãy nêu các dẫn chứngđể chứng minh: “Nói dối có hại”?
* Giới thiệu bài: (1’)
** Quy trình làm 1 bài văn nghị luận chứng minh cũng nằm trong quy trình làm 1 bài văn nghị luận, một bài văn nói chung. Nghĩa là nhất thiết cần phải tuân thủ lần lượt các bước:Tìm hiểu đề, tìm ý và lập ý, viết từng đoạn, viết thành bài hoàn chỉnh, đọc lại và sửa chữa, hình thành bài viết. Nhưng với kiểu bài nghị luận chứng minh vẫn có những cách thức cụ thể riêng phù hợp với đặc điểm của kiểu bài này. Tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
I/Các bước làm bài văn lập luận chứng minh :
1)Tìm hiểu đề và tìm ý
* Cho HS đọc và tìm hiểu đề bài:
 Nhân dân ta thường nói: “ Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
(?) Luận điểm mà đề bài yêu cầu chứng minh là gì?
(?) Luận điểm đó được thể hiện trong những câu nào?
(?) Câu tục ngữ khẳng định điều gì? 
(?) Chí có nghĩa là gì?
2)Lập dàn bài :
(?) Với những luận điểm như thế, bài viết cần có những luận cứ nào và có thể sắp xếp chúng theo trình tự bố cục ra sao?
3)Viếtbài
a) Mở bài
* Cho HS đọc các đoạn mở bài SGK (mục 3).
(?) Khi viết mở bài có cần lập luận không?
(?) Ba cách mở bài khác về lập luận như thế nào? Các cách mở bài ấy có phù hợp với yêu cầu của bài không?
b)Thân bài :
(?) Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết được với mở bài?
(?) Cần làm gì để các đoạn của thân bài liên kết được với đoạn trước đó?
(?) Nên viết đoạn phân tích lí lẽ ntn? Nên phân tích lí lẽ nào trước? Nên nêu lí lẽ trước rồi phân tích sau hay ngược lại?
(?) Tương tự như thế nên viết đoạn nêu dẫn chứng như thế nào?
c)Kết bài :
* Cho HS đọc các đoạn kết bài SGK?
(?) Kết bài đã hô ứng với mở bài chưa? Kết bài cho thấy luận điểm đã được chứng minh chưa?
(?) Bài làm chỉ được coi là hoàn chỉnh khi nào?
Cho HS đọc ghi nhớ
HĐ3:Luyện tập (15’)
* Cho HS đọc 2 đề bài SGK.
(?) Hai đề này có gì giống và khác so với đề mẫu?
(?) Em sẽ làm theo các bước ntn?
* Đọc đề.
* Cá nhân: Ý chí quyết tâm
+ Trong câu tục ngữ và trong lời chỉ dẫn của đề
+ Khẳng định vai trò to lớn của chí trong cuộc sống.
+ Chí có nghĩa là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Ai có các điều kiện đó thì sẽ thành công trong sự nghiệp.
Dàn bài: SGK trang 49
* Đọc.
+ Rất cần!
+ Đi thẳng; từ chung đến riêng; suy từ tâm lí con người.
Þ Phù hợp.
+ Phải có từ ngữ chuyển đoạn tiếp nối phần mở bài: Thật vậy, đúng như vậy 
+ Chuyển ý, dùng các từ ngữ liên kết (các trạng ngữ )
+ Nêu – phân tích – kết luận và ngược lại.
+ Nêu dẫn chứng – phân tích.
* Đọc.
+ Kết bài hô ứng với mở bài. Luận điểm đã được chứng minh.
-Cá nhân.
* Đọc ghi nhớ và tự ghi
* Đọc.
* Thảo luận, trình bày:
+ Hai đề này có ý nghĩa giống câu tục ngữ ở bài mẫu (Khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí).
+ Tham khảo dàn ý đã nêu trong bài học.
Khác nhau:
+ Câu tục ngữ: Nhấn mạnh vào chiều thuận: Hễ có lòng bền bĩ, chí quyết tâm thì việc khó cũng có thể bền lòng.
+ Khi chứng minh bài: 
 “ Không có việc gì khó ”
chú ý cả 2 chiều thuận – nghịch: Một mặt nếu lòng không bền thì không làm được việc, còn đã quyết chí thì việc dù lớn lao, phi thường cũng có thể làm nên.
I/Các bước làm bài văn lập luận chứng minh :
Ghi nhớ
 Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện 4 bước : tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài,viết bài,đọc và sửa chữa.
Dàn bài :
Mở bài : nêu luận điểm cần được chứng minh.
Thân bài : nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
Kết bài : nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.Chú ý lời văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.
Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
II/Luyện tập 
HĐ4:Củng cố-Dặn dò:(4’)
* Học ghi nhớ, tập viết hoàn chỉnh 1 trong 2 đề luỵên tập.
* Soạn bài: Luyện tập lập luận chứng minh.
+ Nội dung chuẩn bị: Theo yêu cầu SGK mục I – 2a,b, c,d trang 51,52.

Tài liệu đính kèm:

  • doccanh lam bai van LL CM.doc