Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 24 - Bài 22 : Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 24 - Bài 22 : Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)

 1.Kiến thức

 - Nắm được cấu tạo và công dụng của các loại trạng ngữ. Hiểu được giá trị tu từ của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.

 - Cách tách trạng ngữ thành câu riêng.

 2. Kĩ năng

 -Phân tích tác dụng của thành phần của trạng ngữ của câu.

 -Tách trạng ngữ thành câu riêng.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 24 - Bài 22 : Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
 Ngày soạn:
 Lớp 7a Tiết......Ngày giảng .......Sĩ sốVắng.
Bài 22 : Tiết 89: Tiếng Việt
thêm trạng ngữ cho câu.
 (tiếp theo)
 I. Mục tiêu bài học 
 1.Kiến thức 
 - Nắm được cấu tạo và công dụng của các loại trạng ngữ. Hiểu được giá trị tu từ của việc tách trạng ngữ thành câu riêng.
 - Cách tách trạng ngữ thành câu riêng.
 2. Kĩ năng
 -Phân tích tác dụng của thành phần của trạng ngữ của câu.
 -Tách trạng ngữ thành câu riêng.
 3.Tình cảm
 Yêu mến, thích thú với thành phần trạng ngữ của câu.
 II. Các kĩ năng sống:
 -Kĩ năng ra quyết định: Thêm trạng ngữ vào câu đúng mục đích giao tiếp cụ thể sao cho có hiệu quả.
 -Kĩ năng giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách thêm thành phần trạng ngữ đúng cách, có hiệu quả.
 III. Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: 
 -Tài liệu: Tư liệu ngữ văn 7
 -Phương tiện: Phiếu học tập cá nhân.
 -Phương pháp: Phân tích tình huống mẫu để hiểu cách thêm trạng ngữ vào câu. 
 -Kĩ thuật dạy học: Động não: Suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu tiếng Việt. Thực hành có hướng dẫn chuyển đổi câu theo tình huống giao tiếp. Học theo nhóm trao đổi, phân tích về những đặc điểm, cách chuyển đổi câu theo tình huống cụ thể.
 2. Học sinh: 
 Đọc bài, làm bài ở nhà.
 III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ: 
?Trạng ngữ để làm gì? Nêu đặc điểm của trạng ngữ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐGV
HĐHS
KTCĐ
HĐ1 H/d tìm hiểu công dụng của trạng ngữ
-Nêu ví dụ (sgk)
-H/d chia nhóm, phát phiếu bài tập.
?Xác định trạng ngữ trong các đoạn trích trên?
?Gọi tên các loại trang ngữ tìm được?
-Nhận xét, đưa ra nội dung cần đạt.
?Có nên lược bỏ các trạng ngữ trong các câu văn trên không?Vì sao?
-Chốt nội dung cần đạt
?Trong văn bản nghị luận trạng ngữ có vai trò gì?
-Chốt nội dung chính cần đạt
-Y/c đọc ghi nhớ.
-Chú ý nghe.
-Chia 6 nhóm
-Thảo luận.
-Trình bày kết quả.
-Chú ý, quan sát, chữa bài.
-Suy nghĩ, trả lời.
-Chú ý
-Suy nghĩ, trả lời.
-Chú ý 
-Đọc ghi nhớ
I. Công dụng của trạng ngữ.
*Ví dụ (sgk)
*Nhận xét.
VD1.
-Các trạng ngữ:
a.Thường thường, vào khoảng đó->Trạng ngữ chỉ thời gian
b.Sáng dậy->Trạng ngữ chỉ thời gian.
c.Trên giàn thiên lí.->Trạng ngữ chỉ địa điểm.
d.Chỉ độ tám chín giờ sáng...
->Trạng ngữ chỉ thời gian.
e.Trên nền trời trong trong....-> Trạng ngữ chỉ địa điểm
g.Về mùa đông->Trạng ngữ chỉ thời gian.
-Không nên lược bỏ trạng ngữ vì:
+Các trạng ngữ bổ sung ý nghĩa về thời gian được miêu tả trong câu.(a,b,d,g) 
+Trạng ngữ còn có tác dụng liên kết câu.(a,b,c,d,e)
VD2.
-Trạng ngữ giúp cho việc xắp xếp các luận cứ trong văn bản nghị luận theo một trình tự nhất định.
*Ghi nhớ 1.(sgk.46)
HĐ2 H/d cách tách trạng ngữ thành câu riêng.
-Nêu nội dung ví dụ, hướng dẫn tìm hiểu .
?Câu in đậm (vd) có gì đặc biệt?
-Chốt nội dung cần đạt.
?Việc tách trạng ngữ thành câu riêng(vd) có tác dụng gì?
-Chốt nội dung cần đạt.
-Hệ thống hoá nội dung bài, rút ra ghi nhớ.
-Chú ý nghe.
-Xét cấu tạo câu, đưa ra nhận xét.
-Chú ý
-Suy nghĩ, trả lời.
-Chú ý.
-Đọc ghi nhớ.
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng.
*Ví dụ (sgk)
*Nhận xét.
VD1.
-Câu in đậm là trạng ngữ được tách ra thành câu riêng.
VD2.
-Tác dụng:
-Nhấn mạnh ý nghĩa mà trạng ngữ nêu ra.
-Tạo nhịp điệu cho câu văn.
*Ghi nhớ (sgk.46)
HĐ3 H/d làm bài tập.
-Nêu nội dung bài tập 1, hướng dẫn làm bài.
-Nhận xét, chữa bài
-Nêu nội dung bài tập, hướng dẫn làm bài.
-Nhận xét, chữa bài.
-Chú ý nghe.
-Làm bài tập.
-Trình bày kết quả.
-Nhận xét.
-Chú ý.
-Chú ý nghe.
-Làm bài, trình bày kết quả.
-Chú ý, chữa bài.
III. Luyện tập.
*Bài tập 1.
a.ở loại bài thứ nhất.
 ở loại bài thứ hai.
->Trạng ngữ chỉ trình tự lập luận
b.Đã bao lầnlần đầu tiên chập chững bước đi....Lần đầu tiên tập bơi.....Lần đầu tiên chơi bóng....Lúc học phổ thông....
->Trạng ngữ chỉ trình tự các lập luận.
*Bài tập 2.
a. Trạng ngữ được tách: Năm 72.
-Tác dụng: Nhấn mạnh vào thời điểm hi sinh của nhân vật.
b. Trạng ngữ được tách:Trong lúc bồn chồn.
-Tác dụng: Nhấn mạnh thông tin ở nòng cốt câu.
 3.Củng cố
H/d chuẩn bị bài ở nhà
4. Dặn dò
Chuẩn bị bài cho tiết kiểm tra tiếng Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 89.doc