Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 24 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 24 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp)

Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Nắm được công dụng của trạng ngữ; Cách tách trạng ngữ thành câu riêng.

- Phân tích tác dụng của thành phần trạng ngữ của câu; Tách trạng ngữ thành câu riêng.

- Giáo dục ý thức học bộ môn.

B. Kĩ năng sống:

- Ra quyết định: thêm trạng ngữ vào câu cho đầy đủ ý nghĩa.

- Giao tiếp: trình bày những suy nghĩ ý tưởng về việc sử dụng câu có trạng ngữ.

C . Chuẩn bị:

- Gv: G/án, sgk, sgv.

 

doc 16 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 24 - Tiết 89: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Ngày soạn: 24/01/2013
Ngày giảng :.//2013
Tiết 89: thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp)
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm được công dụng của trạng ngữ; Cách tách trạng ngữ thành câu riêng.
- Phân tích tác dụng của thành phần trạng ngữ của câu; Tách trạng ngữ thành câu riêng.
- Giáo dục ý thức học bộ môn.
B. Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: thêm trạng ngữ vào câu cho đầy đủ ý nghĩa.
- Giao tiếp: trình bày những suy nghĩ ý tưởng về việc sử dụng câu có trạng ngữ..
C . Chuẩn bị:
- Gv: G/án, sgk, sgv.
- Hs: chuẩn bị bài.
D . Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 7A: .. 7B: 7C:
II. Kiểm tra: 
	?Trạng ngữ là gì? cho VD câu có trạng ngữ?
III. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài:
* Nội dung:
- HS đọc VD.
? Tìm trạng ngữ trong các ví dụ a,b? ý nghĩa của TN?
? Có thể lược bỏ TN trong các câu trên ko? Vì sao?
- Hs nhận xét, giải thích.
? Trong VBNL, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định. Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
- Hs suy luận, nhận xét.
- Gv: Chốt: TN có nhiều công dụng. Vì thế nhiều trường hợp không thể bỏ trạng ngữ được.
? Công dụng của trạng ngữ là gì?
- Hs đọc ví dụ (sgk 46).
- GV chép 2 câu lên bảng.
? Câu in đậm có gì đặc biệt?
? Xác định TN trong 2 câu trên?
? Nhận xét về quan hệ ý nghĩa của TN và của 2 câu với nhau?
? Có thể ghép 2 câu thành 1 được ko? Vì sao?
? Việc tách câu như vậy có tác dụng gì?
- H. Nhận xét.
- Gv : Nhấn tác dụng của việc tách TN.
- Hs làm bài tập, nhận xét, bổ sung.
? Công dụng của các TN trong đoạn trích?
? X.đ các TN được tách thành câu riêng, tác dụng?
I. Công dụng của trạng ngữ:
1. Ngữ liệu: Ví dụ. (sgk 45)
2. Nhận xét:
a, Thường thường, vào khoảng đó-> thời gian.
- Sáng dậy -> thời gian.
- Trên giàn thiên lí -> địa điểm.
- Chỉ độ 8 giờ sáng -> thời gian.
- Trên nền trời trong xanh -> địa điểm.
b, Về mùa đông -> thời gian.
* Trạng ngữ bổ sung cho câu những thông tin cần thiết, làm cho câu văn miêu tả đầy đủ, thực tế và khách quan hơn.
- Trạng ngữ còn nối kết các câu văn để tạo nên sự mạch lạc trong văn bản.(Câu a,b,c,d,e)
- Trạng ngữ giúp việc sắp xếp luận cứ trong VBNL theo những trình tự nhất định về (t), ko gian, ng/nhân - hệ quả, ...
 -> Không nên lược bỏ trạng ngữ.
3. Kết luận:
 Ghi nhớ: (sgk 46)
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng:
1. Ngữ liệu: (sgk 46).
2. Nhận xét:
- Câu 1: trạng ngữ “để tự hào với tiếng nói của mình”.
- Câu 2 và TN ở câu 1 có quan hệ như nhau về ý nghĩa với nòng cốt câu -> Có thể ghép 2 câu thành 1 câu có 2 TN.
- Tách TN ở câu 2 để nhấn mạnh vào ý của TN đứng sau.
-> Việc tách TN thành câu riêng nhằm mục đích tu từ nhất định: chuyển ý, bộc lộ cảm xúc, nhấn mạnh vào ý nghĩa của TN (được tách).
 Thường chỉ ở vị trí cuối câu trạng ngữ mới được tách ra thành câu riêng.
 3. Kết luận:
 Ghi nhớ: sgk (47).
III. Luyện tập.
Bài 1: Xác định và nêu công dụng của TN.
a, Kết hợp những bài này lại.
- ở loại bài thứ nhất ...
- ở loại bài thứ hai ...
 -> TN chỉ trình tự lập luận.
b, Đã bao lần.
- Lần đầu tiên chập chững bước đi
- Lần đầu tiên tập bơi.
- Lần đầu tiên chơi bóng bàn
- Lúc còn học phổ thông
- Về môn Hoá
 -> Chỉ trình tự lập luận.
Bài 2: 
a, Năm 72 -> Nhấn mạnh thời điểm hi sinh của nhân vật.
b, Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn -> Nhấn mạnh thông tin ở nòng cốt câu.
IV. Củng cố: 
	GV chốt lại công dụng của trạng ngữ.
V. HDVN:
	- Hs làm bài tập 3, học bài cũ.
	- Chuẩn bị: Kiểm tra Tiếng Việt.
----------------------------------------------
Ngày soạn: 24/01/2013
Ngày giảng :.//2013
Tiết 90: kiểm tra tiếng Việt
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố lại kiến thức phần Tiếng Việt đã học từ đầu học kì II.
- Vận dụng các kiến thức, kĩ năng để hoàn thành bài kiểm tra có kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận chủ quan.
- Giáo dục ý thức học bộ môn.
B. Chuẩn bị:
I. Hình thức kiểm tra: 
Tự luận: 70%
Trắc nghiệm: 30%
II. Thiết kế ma trận:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
M.độ thấp
M.độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Rút gọn câu
- Khái niệm câu rút gọn.
- Cách dùng câu rút gọn
- Phân tích câu rút gọn.
3c = 3đ
30%
2c = 1đ
33%
1c = 2đ
67%
3c=3đ
25%
2. Câu đặc biệt
- Nhận biết câu đặc biệt.
- Tác dụng của câu đặc biệt.
- Tác dụng của câu đặc biệt.
4c =2đ
20%
2c = 1đ
50%
2c = 1đ
50%
4c = 2đ
20%
3. Thêm trạng ngữ cho câu
- Đặc điểm của trạng ngữ
- Viết đoạn văn ngắn có trạng ngữ
2c= 4,5đ
50%
1c = 1đ
20%
1c =4đ
80%
2c = 5đ
50%
Tổng
5c = 3đ
30%
3c = 3đ
30%
1c = 4đ
40%
=10đ
100%
III. Đề bài và điểm số:
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm, mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm)
 Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Thế nào là câu rút gọn?
A. Là câu được lược bỏ một số thành phần câu.
B. Là câu chỉ có chủ ngữ.
C. Là câu chỉ có vị ngữ.
Câu 2: Khi dùng câu rút gọn cần lưu ý điều gì?
	A. Làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
	B. Biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
	C. Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu ko đầy đủ nội dung câu nói; Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu rút gọn?
A. Mẹ tôi đang đi chợ.
B. Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
C. Bạn ấy đang say sưa học bài.	
Câu 4: Thế nào là câu đặc biệt?
	A. Là câu có đủ chủ ngữ và vị ngữ.
	B. Là câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.
	C. Là câu được lược bỏ bớt chủ ngữ hoặc vị ngữ.
Câu 5: Trong những câu sau, câu nào không phải tác dụng của câu đặc biệt?
	A. Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật hiện tượng?
	B. Xác định thời gian, nơi chốn.
	C. Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
Câu 6: Câu đặc biệt “Sao mà lâu thế!” có tác dụng gì?
	A. Bộc lộ cảm xúc.	
B. Gọi đáp.
C. Xác định thời gian, nơi chốn.	
Phần II: Tự luận:
Câu 1: (1 điểm) Trình bày đặc điểm của trạng ngữ trong câu?
Câu 2: (2 điểm) Tìm trong các ví dụ dưới đây những câu đặc biệt và câu rút gọn:
a. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
	(Hồ Chí Minh)
b. Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi.
	(Nguyên Hồng)
Câu 3: (4 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có sử dụng trạng ngữ.
IV. Đáp án, thang điểm:
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm, mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
C
B
B
C
A
Phần II: Tự luận: 
Câu hỏi
Nội dung kiến thức
Điểm số
1
* Về ý nghĩa: trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
* Về hình thức:
- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.
0,5
0,5
2
a. Chỉ có câu rút gọn:
 + Có khi được trưng bày trong bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. 
 + Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
 + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
b. Chỉ có câu đặc biệt: Một đêm mùa xuân.
0,5
0,5
0,5
0,5
3
- HS viết được đoạn văn ngắn 5 - 7 câu, tả cảnh quê hương.
- Có sử dụng một vài trạng ngữ.
2
2
C . Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 7A: .. 7B: 7C:..
II. Kiểm tra:
	- GV phát đề, quan sát, nhắc nhở HS làm bài.
	- HS làm bài.
D. Kết thúc giờ kiểm tra:
- GV thu bài.
- Nhận xét giờ kiểm tra:
E. HDVN:
	- HS ôn tập lại kiến thức.
	- Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn lập luận chứng minh.
-----------------------------------------------------------
Ngày soạn: 24/01/2013
Ngày giảng :././2013
Tiết 91: cách làm bài văn lập luận chứng minh
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm được các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
- Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.
- Giáo dục ý thức học bộ môn.
B. Chuẩn bị:
- Gv: G/án, sgk, sgv.
- Hs: chuẩn bị bài.
C. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 7A: . 7B:.... 7C:.
II. Kiểm tra: 
	? Chỉ ra đặc điểm của phương pháp lập luận chứng minh?(về mục đích và phương pháp)
III. Các hoạt động dạy học:
- Hs đọc kĩ đề bài sgk.
? Em hiểu câu tục ngữ muốn nói điều gì?
? Đề bài trên yêu cầu CM vđ gì ? Phạm vi dẫn chứng lấy từ đâu ?
? Khi tìm hiểu đề, tìm ý cần phải làm những gì ?
- Hs xem kĩ phần (2) sgk 49.
? Theo em hiểu, dàn bài của 1 bài văn CM cần đảm bảo yêu cầu gì ?
- Hs tìm hiểu nhiệm vụ từng phần.
- Gv lưu ý hs: d/c phải toàn diện, trên nhiều lĩnh vực...
- Hs viết bài: mở bài, thân bài, kết bài.
- Đọc và sửa trước lớp.
- Hs đọc ghi nhớ (50).
- Hs đọc kĩ 2 đề, so sánh.
- G. Hướng dẫn hs tìm hiểu đề.
? ý nghĩa cần làm sáng tỏ trong câu tục ngữ là gì ?
- Hs: có sự kiên trì tất sẽ thành công.
? Để triển khai bài viết theo em cần tập trung vào mấy ý lớn ?
? Các d/c ở đề này có gì giống và khác so với đề phần I ?
? Nêu 1 số d/c cụ thể...
? Nội dung từng phần ntn ?
- Hs trả lời.
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
Đề bài: (sgk 48).
 Nhân dân ta có câu: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Vấn đề nghị luận: khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của chí trong c/s.
- Chí là hoài bão, là lí tưởng, ý chí, nghị lực, sự kiên trì.
2. Lập dàn bài: (Sgk)
 a. Mở bài:
 b. Thân bài:
- Lí lẽ:
- Dẫn chứng:
 c. Kết bài:
3. Viết bài:
4. Kiểm tra, sửa lỗi:
 * Ghi nhớ : sgk (50).
II. Luyện tập:
1. So sánh.
- Giống: Hai đề bài tương tự như bài tập mẫu.
- Khác:
+ Đề 1: nhấn mạnh chiều thuận: Có ý chí ắt thành công.
+ Đề 2: Hai chiều thuận nghịch.
 - Nếu không có ý chí thì không làm được việc.
 - Đã quyết chí thì việc lớn đến mấy cũng thành công).
2. Lập dàn ý (Đề 1)
 a. Mở bài.
- Tục ngữ luôn cho ta những bài học sâu sắc.
- Bài học về sự kiên trì, bền bỉ được thể hiện trong câu “....”.
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa và bản chất của vấn đề.
- H/a sắt - kim.
- ý nghĩa sâu sắc về sự kiên trì, 1 phẩm chất quý báu của người dân VN.
* Luận chứ ... g có công với nước.
 - Sống xứng đáng với t/thống vẻ vang của cha ông.
 - Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...
 c. Kết bài:
 - Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.
 - Biết ơn là 1 t/c thiêng liêng, rất tự nhiên.
 - Bài học: Cần học tập, rèn luyện...
3. Viết bài:
 - Viết đoạn mở bài.
- Viết đoạn kết bài.
- Viết đoạn phần thân bài.
4. Đọc và sửa chữa:
IV. Củng cố: GV chốt lại các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
V. HDVN:
	- Hoàn thành dàn ý, viết thành bài văn.
	- Chuẩn bị: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Ngày tháng 01 năm 2013
Duyệt của tổ CM
Tuần 25
Ngày soạn: 24/01/2013
Ngày giảng ://2013
Tiết 93: Đức tính giản dị của Bác Hồ
(Phạm Văn Đồng)
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng; Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày; Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; Giọng văn sôi nổi, nhiệt tình.
- Đọc hiểu văn bản NLXH; Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong VBNL.
- Giáo dục đức tính giản dị cho HS.
- Tích hợp: Giản dị là một trong những phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống Hồ Chí Minh; Sự hòa hợp, thống nhất giữa lối sống giản dị với đời sống tinh thần phong phú, phong thái ung dung tự tại và tư tưởng tình cảm cao đẹp của Bác.
B. Chuẩn bị:
- Gv: G/án, sgk, sgv.
- Hs: chuẩn bị bài.
C. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 7A: . 7B:..7C:.
II. Kiểm tra: 
	?Vì sao nói: Tiếng việt có những phẩm chất của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay? Em hãy chứng minh?
III. Các hoạt động dạy học:
- Hs đọc vb, chú thích t/g (54). Tóm tắt về t/g.
 - Gv : ...Viết về Bác, Thủ tướng PVĐ ko chỉ nói về cuộc đời hoạt động CM và tư tưởng mà còn rất chú ý đến con người, lối sống, phẩm chất đạo đức tốt đẹp... 
- Cách đọc : mạch lạc, sôi nổi, lưu ý những câu cảm.
? Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm?
? Xác định thể loại?
? Bài văn nghị luận về vấn đề gì? Xđ bố cục bài văn?
- G. Lưu ý: Xuất xứ, vb ko có kết luận vì đây chỉ là đoạn trích.
? Luận điểm được nêu ở câu thứ nhất phần 1 là gì? Câu 2 có ý nghĩa ntn?
? Theo em văn bản này tập trung làm nổi bật nội dung nào của lđ?
? Nhận xét về cách nêu vđ của tác giả?
? Để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác?
- Hs nêu các lđ nhỏ.
? Tác giả đã dùng những dẫn chứng ntn để làm rõ lđ trên?
- Hs tìm d/c.
? Bên cạnh các d/c, ở mỗi lđ người viết thường xen kẽ những lời bình luận ntn? Tác dụng của lời bình luận?
- Hs phát hiện, suy luận.
? Em hiểu ntn về lí do và ý nghĩa của lối sống giản dị của Bác?
? Nhận xét về những dẫn chứng và cách lập luận CM của t/g?
- Hs nhận xét, khái quát.
? Qua vb này, em hiểu biết điều gì về Bác?
? Em học tập được điều gì từ cách nghị luận của t/g PVĐ?
- Hs phát biểu, bổ sung.
 Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung :
1. Đọc:
 (Sgk)
2. Tìm hiểu chú thích: sgk
* Tác giả, tác phẩm 
* giải thích từ khó.
3. Thể loại.(Nluận)
4. Bố cục: (2 phần)
- Từ đầu ... “tuyệt đẹp”: Nhận định chung về Bác. 
- Phần còn lại: Những biểu hiện của đức tính giản dị.
II. Phân tích.
1. Nhận định chung về Bác.
- Luận điểm: Sự nhất quán giữa đời hoạt động ch/trị và đ/sống bình thường của Bác.
- Câu 2: giải thích, mở rộng phẩm chất đặc biệt được giữ nguyên vẹn qua cuộc đời 60 năm hoạt động.
-> Cách nêu vấn đề nêu trực tiếp - nhấn mạnh được tầm quan trọng của 
2. Những biểu hiện của đức tính giản dị.
a. Giản dị trong bữa ăn:
- Chỉ vài ba món giản đơn.
- Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm.
- Ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất.
-> Nhận xét: Bác quý trọng biết bao kết quả sx của con người và kính trọng người phục vụ.
b. Giản dị trong căn nhà:
- Vẻn vẹn có 3 phòng.
- Lộng gió và ánh sáng.
-> Nhận xét: Thanh bạch và tao nhã.
c. Giản dị trong việc làm:
- Thường tự làm lấy, ít cần người phục vụ.
- Gần gũi, thân thiện với mọi người: thăm hỏi, đặt tên...
-> Nhận xét: Đời sống vật chất giản dị càng hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp.
d. Giản dị trong lời nói, bài viết:
- Câu “ Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
- “ Nước Việt Nam là một...”
-> Đưa 2 d/c là 2 câu nói nổi tiếng của Bác, câu nói ngắn gọn, dễ nhớ, mọi người đều hiểu.
* Luận cứ tiêu biểu, toàn diện, cụ thể, gần gũi; nhận xét bình luận ngắn gọn mà thể hiện tình cảm sâu sắc.
 Cách lập luận chặt chẽ: giới thiệu luận điểm - chứng minh - bình luận.
III. Tổng kết.
- Bài văn cho thấy giản dị trong lối sống, nói, viết là 1 vẻ đẹp cao quý trong con người HCM.
- Sự kết hợp CM, giải thích, bình luận làm VBNL thêm sinh động, thuyết phục.
- Dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, gần gũi.
* Ghi nhớ: (sgk 55)
IV. Củng cố: GV khái quát lại nội dung bài học.
V. HDVN: Chuẩn bị bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
---------------------------------------------------
Ngày soạn: 24/ 01/ 2013
Ngày giảng :./ 02/ 2013
Tiết 94: chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm được khái niệm câu chủ động và câu bị động; Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
- Nhận biết câu chủ động và câu bị động.
- Giáo dục ý thức học bộ môn.
B. Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng, chuyển đổi câu theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.
- Giao tiếp: trình bày những suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách chuyển đổi câu.
C . Chuẩn bị:
- Gv: G/án, sgk, sgv.
- Hs: chuẩn bị bài.
D . Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 7A: .. 7B:7C:
II. Kiểm tra: 
	? Vì sao trong một số trường hợp, trạng ngữ lại được tách thành một câu riêng? Cho VD?
III. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài:
* Nội dung:
- H. Đọc kĩ ví dụ (57)
? Xác định chủ ngữ, so sánh cấu tạo và ý nghĩa của chủ ngữ ở 2 câu?
 - H. So sánh, nhận xét, thảo luận.
? Em hiểu thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho ví dụ?
- Hs phát biểu. Đọc ghi nhớ.
- Hs cho ví dụ về 1 câu chủ động rồi tìm một câu bị động tương ứng?.
- H. Đọc kĩ ví dụ.
Thảo luận, suy nghĩ, trả lời.
? Em chọn câu (a) hay câu (b) để điền vào chỗ trống? Vì sao?
- Hs điền câu, suy luận.
? Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động là gì?
- Hs Đọc ghi nhớ (58)
- Gv chốt ý.
- Gv hướng dẫn HS luyện tập.
? Tìm câu bị động? Giải thích vì sao tác giả dùng cách viết như vậy?
- Gv cho bài tập để hs tập vận dụng.
 (Câu b, c là câu bị động)
I. Câu chủ động và câu bị động:
1. Ngữ liệu (Sgk)
2. Nhận xét.
- Về ý nghĩa : Nội dung miêu tả của 2 câu giống nhau. Nhưng :
Câu a : CN ~ Người thực hiện hành động hướng tới người khác.
Câu b : CN ~ Người được hoạt động của người khác hướng đến.
- Cấu tạo : Câu a là câu chủ động.
 Câu b là câu bị động 
3. Kết luận :
* Ghi nhớ : (sgk 57)
II. Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
1. Ngữ liệu :
 (sgk 57)
2. Nhận xét :
 - Điền câu b.
 Vì tạo được liên kết câu : Em tôi là chi đội trưởng. Em được mọi người yêu mến...
3. Kết luận :
Ghi nhớ: (sgk 58)
* Chú ý: 
 - Câu chủ động và câu bị động luôn đi với nhau (có thể đảo kiểu câu).
 - Câu ko thể đảo được là câu bình thường.
III. Luyện tập:
Bài 1: sgk/58
Xđ câu bị động. Giải thích t/dụng:
 - Đoạn 1: Câu rút gọn (2,3) -> Câu bị động.
 - Đoạn 2: Câu bị động (Câu cuối)
 -> Tránh lặp kiểu câu, tạo sự liên kết.
Bài 2 : Tìm câu bị động tương ứng với các câu chủ động sau :
Mẹ rửa chân cho em bé.
Người ta chuyến đá lên xe.
Bọn xấu ném đá lên tàu hoả.
-> Chuyển : 
 - Em bé được (mẹ) rửa chân cho.
 - Đá được (người ta) chuyển lên xe.
 - Tàu hoả bị (bọn xấu) ném đá lên.
IV. Củng cố:
	- GV khái quát lại nội dung bài học.
	? Viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) với chủ đề tự chọn. Trong đó có sử dụng câu chủ động và câu bị động.
V. HDVN:
	- HS học bài.
	- Hoàn thành các bài tập.
	- Ôn tập, chuẩn bị Viết bài tập làm văn số 5.
--------------------------------------------------
Ngày soạn: 24/ 01/ 2013
Ngày giảng :./ 02/ 2013
Tiết 95, 96: viết bài tập làm văn số 5 tại lớp
A. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Ôn tập về cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như về các kiến thức Văn và Tiếng Việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng những kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn lập luận chứng minh cụ thể.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm.
- Giáo dục ý thức học bộ môn.
B. Chuẩn bị:
I. Hình thức kiểm tra: Tự luận: 100%
II. Đề bài và điểm số:
1. Đề bài: 	
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
2. Điểm số: 10.
III. Đáp án, thang điểm:
* Về nội dung:
Nội dung kiến thức
Điểm số
1. Mở bài:
- Nhân dân ta thường nói “rừng vàng, biển bạc”.
- Bởi rừng là nguồn tài nguyên phong phú, là kho báu vô tạn, sẵn sàng phục vụ cho đời sống con người.
- Nhiệm vụ: Bảo vệ rừng cũng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
0,5
0,5
0,5
2. Thân bài:
* Vai trò của rừng đối với cuộc sống con người:
- Rừng là lá phổi xanh của con người: duy trì sự sống, cung cấp dưỡng khí để con người hít thở...
- Rừng cung cấp gỗ phục vụ cho đờ sống hằng ngày: làm bàn ghế, tủ, giường, củi đốt...
- Rừng cung cấp thảo dược phục vụ cho y học...
- Rừng là nơi cư trú của các loài động vật quý hiếm...
- Rừng bảo vệ cuộc sống của con người khỏi thiên tai: lũ lụt, hạn hán...
=> Rừng có vai trò to lớn với cuộc sống con người. Bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ cuộc sống của con người.
* Nhiệm vụ đặt ra hiện nay: phải bảo vệ rừng là nhiệm vụ cấp thiết.
* Biện pháp: 
- Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi.
- Phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
- Khai thác kết hợp với trồng rừng.
- Có chính sách bảo vệ rừng...
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
1
0,5
0,5
0,5
0,5
3. Kết luận:
- Khẳng định lại vai trò của rừng.
- Cần phải hiểu lợi ích mà rừng mang lại, yêu quý rừng và bảo vệ rừng là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người.
0,5
1
* Về hình thức: 
	Bài viết cần có bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc. Không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt; Có sự sáng tạo trong cách viết. (1 điểm)
C. Tổ chức kiểm tra:
I. ổn định tổ chức:
 Sĩ số: 
 7A: . 7B:.. 7C:.
II. Kiểm tra: 
	- GV chép đề lên bảng, quan sát, nhắc nhở HS làm bài.
	- HS suy nghĩ, viết bài.
D. Kết thúc giờ kiểm tra:
	- GV thu bài.
	- Nhận xét giờ viết bài:
7A: ....................7B: .....................7C: .................
E. HDVN:
	- HS ôn tập lại kiến thức về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
	- Chuẩn bị bài mới: ý nghĩa văn chương.
Ngày tháng năm 2013
Duyệt của tổ CM

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 7 TUAN 2425 CHUAN KTKN(1).doc