Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 24 - Tiết 93 - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 24 - Tiết 93 - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

1. Kiến thức :

- Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động.

- Nắm được mục đích của việc chuyển đồi câu chủ động thành câu bị động.

2. Kỹ năng : Nhận biết câu chủ động và câu bị động.

 * Kĩ năng sống :

 - Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu bị động theo mục đích giao tiếp cụ thể .

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu bị động .

3. Thái độ : cẩn thận và tôn trọng khi sử dụng từ tiếng Việt.

B. KĨ THUẬT/ PHƯƠNG PHÁP DẠY TÍCH CỰC :

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1355Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 24 - Tiết 93 - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 7a6 ( 20/2/2011)
Tuần 24 tiết 93
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức :
- Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động.
- Nắm được mục đích của việc chuyển đồi câu chủ động thành câu bị động.
2. Kỹ năng : Nhận biết câu chủ động và câu bị động.
 * Kĩ năng sống :
 - Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu bị động theo mục đích giao tiếp cụ thể .
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu bị động .
3. Thái độ : cẩn thận và tôn trọng khi sử dụng từ tiếng Việt.
B. KĨ THUẬT/ PHƯƠNG PHÁP DẠY TÍCH CỰC :
(tích hợp KNS)
*Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng câu, chuyển đổi câu trong tiếng Việt..
*Động não: suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu tiếng Việt. 
*Thực hành có hướng dẫn: tạo lập câu ghép theo tình huống giao tiếp.
*Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi, phân tích về những đặc điểm, cách tạo lập câu bị động theo tình huống cụ thể .
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Hoạt động 1( 5’) khởi động
 * Kiêm tra bài cũ:
 1. Em hãy nêu công dụg của trạng ngữ:
a. Cho biết tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng ? lấy một ví dụ minh họa cụ thể.
* Giới thiệu bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
PHẦN HỌC SINH GHI
HĐ2( 10’): Tìm hiểu khái niệm.
- GV gọi HS đọc ví dụ 1a,b SGK và trả lời câu hỏi:
? Xác định chủ ngữ ở mỗi câu và cho biết ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên khác nhau như thế nào?
(HS: quan sát, xác định CN và ý nghĩa của CN trong câu).
? Từ ví dụ, em hãy rút ra khái niệm về câu chủ động và câu bị động?
(HS: Dựa vào ghi nhớ, nêu khái niệm).
à GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ 1.
(HS: Đọc to ghi nhớ (SGK/57)).
- GV gọi HS nêu ví dụ khác:
(HS: nêu ví dụ khác:
- Thầy giáo phạt học sinh (Câu chủ động).
- Học sinh bị thầy giáo phạt (Câu bị động).
GV đưa thêm ví dụ:
- Tập thể/ phê bình nó (câu chủ động).
- Nó / bị tập thể phê bình (Câu bị động mang sắc thái buồn).
-Nó/ được tập thể phê bình. (Câu bị động mang sắc thái biết ơn, tích cực).
* Chú ý: Tham gia cấu tạo câu bị động thường có các tiếng: được, bị.
- Tuy nhiên, cần phân biệt câu bị động và câu bình thường.
VD: Bạn Việt bị cô phạt. (Câu bị động).
Câu bình thường vì CN (cơm, nó)
- Cơm bị thiu.
- Nó được đi bơi 
chỉ người và vật nhưng không phải được hoạt động của người vật khác hướng vào (không phải chỉ đối tượng của hoạt động).
* Trong khi nói và viết đọan văn, ta thường gặp sự chuyển đổi từ câu chủ động thành câu bị động và ngược lại. Sự chuyển đổi này nhắm mục đích gì?
HĐ3(10’): Tìm hiểu mục đích của việc chuyển đổi.
- GV gọi HS đọc phần II1 (S.57) và trả lời câu hỏi:
? Em sẽ chọn câu a hay câu b để điền vào?
(HS: Suy nghĩ, chọn b).
? Vì sao em chọn câu b?
(HS: Suy nghĩ, trả lời: Vì nó giúp cho các câu văn trong đoạn văn liên kết chặt chẽ hơn) à Câu trước nói về em tôi, nên câu điền vào cũng nói về Em cho dễ hiểu.
- GV gọi 1 HS đọc ghi nhớ SGK.
(HS: Đọc to ghi nhớ SGK).
HĐ4(15’): Hướng dẫn luyện tập.
- GV gọi HS đọc từng đoạn trích để tìm câu bị động và giải thích: vì sao tác gỉ chọn cách viềt như vậy?
(HS: Đọc, thảo luận vế câu bị động đã tìm và giải thích).
à GV cho HS nhận xét, đánh giá.
I. Câu chủ động và câu bị động:
VD: SGK/56
a. Mọi người/ yêu mến em.
 CN
(Chủ thể của họat động)
b. Em/ được mọi người yêu mến.
 CN
(Đối tượng của hoạt động)
à Câu bị động.
* Ghi nhớ: SGK/57.
II. Mục đích của việc chuyển đồi câu chủ động thành câu bị động:
VD: Em tôi là chi hội trưởng Em được mọi người yêu mến.
à Liên kết câu thành một mạch văn thống nhất.
* Ghi nhớ (SGK/58)
III. Luyện tập:
Tìm câu bị động và giải thích:
a. Có khi (Các thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê.
b. Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
à Tác giả chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốn hơn giữa các câu trong đoạn (thành một văn bản thống nhất,cụ thể là tạo liên kết chặt chẽ với chủ đề).
* Hoạt động 5 : hướng dẫn học và soạn bài :
 Hướng dẫn tự học :
 - Đặt câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện mốt hoạt đông hướng vào người, vật khác và câu chủ ngữ chỉ người, vật hoạt đọng hướng vào.
- Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ chuẩn bị làm bài tập làm văn số 5 (Xem lại cách làm bài văn lập luận chứng minh và dàn ý tổng quát). Với đề có thể dùng là : Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta, về nhà tìm số liệu cụ thể, chú ý tạo lập dàn ý sẳn ở nhà.
Rút kinh nghiệm :
---------------------------------------===========================----------------------------------------------------
Lớp 7a6( 20/2/2011)
Tuần 24 tiết 94,95 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	- Củng cố lại những kiến thức về văn nghị luận, nghị luận chứng minh : Các bước làm bài, các kĩ năng cần có khi làm văn nghị luận, luận điểm, luận cứ, lập luận.
	- Rèn kỹ năng tổng hợp thông qua bài viết.
	- Vận dụng viết câu chủ động, câu bị động linh hoạt.
	- Qua bài viết, có thể tự đánh giá chính xác trình độ TLV của bản thân để có hướng phấn đấu phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm.
II. HÌNH THỨC
- Hình thức : kiểm tra tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra : HS làm tại lớp trong 90 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
 Tập làm văn:
+ Kiến thức: văn nghị luận.
+ Kĩ năng:Viết được bài văn hoàn chỉnh có bố cục 3 phần. Văn trôi chảy, mạch lạc. Hạn chế sai chính tả, lỗi câu ,từ, ngữ pháp,
Tư luận :
 Mức độ
Chủ đề/ Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Viết bài văn thuyết minh
1
1
 Sồ câu:
 Số điểm:
1
10
1
10
 Đề : Em hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
I. Tinh thần chung: 
1. Yêu cầu về nội dung và chuẩn cho điểm chỉ nêu lên những nét cơ bản, học sinh có thể nêu lên ý mới, theo dàn ý khác nếu hợp lí vẫn chấp nhận, vận dụng biểu điểm để đánh giá.
2. Hướng dẫn chấm chỉ định ra một số mức điểm. Các mức điểm khác, giáo viên dựa vào hai mức điểm trên dưới quyết định.
Giáo viên chấm bài dựa trên tinh thần xem xét, đánh giá tổng thể bài làm, không đếm ý cho điểm.
	Không quá bám sát câu chữ trong quá trình chấm.
3. Trân trong, khuyến khích điểm đối với các bài viết thể hiện tư duy sáng tạo
II. Yêu cầu về kĩ năng :
Viết được bài văn hoàn chỉnh có bố cục 3 phần. Văn trôi chảy, mạch lạc. Hạn chế sai chính tả, lỗi câu ,từ, ngữ pháp,
III. Yêu cầu về nội dung :
 HS có thể trình bày nhiều cách khác nhau song cần tập trung làm nổi bật các ý sau : 
 * Mở bài : rừng có vai trò vô cùng quan trọng với chúng ta, cuộc sống của chúng ta phụ thuốc nhiều từ rừng.
* Thân bài : 
Rừng có 2 vai trò chính phục vụ đời sống con người:
1- Trực tiếp cho ta các sản phẩm của rừng : Cây,gỗ,tre nứa phục vụ trong công việc xây dựng tạm gọi là Lâm sản chính. Kế đến là chim muông thú vật,hoa lan... Nói chung là những gì chúng ta lấy được từ rừng ra phục vụ cho cuộc sống cho chúng ta .
2- Gián tiếp: Phần này rất Quan trọng : Rừng điều hoà khí hậu- tích trữ nước ngầm- Điều hoà nguồn nước sông rạch - Cải tạo môi trường -Chống sói mòn,lũ lụt.,chống cát xâm lấn bờ biển...
Ngoài ra còn phục vụ cho du lịch,cho bảo vệ biên cương (rừng nuôi bộ đội,rừng vây quân thù)
Tóm lại Rừng rất quan trọng vừa cho ta những nguyên vật liệu cần thiết,vừa cho ta ảnh hưởng của chúng cho cuộc sống nhân loại.
Người ta cho biêt ,ở một vùng dân cư số diện tích rừng phải chiếm 37-40% diện tích chung thì mới có thể bảo đảm được 2 nguồn lợi như đã nêu trên đối với đời sống con người.
* Kết bài : Các em giữ rừng thế nào cho tốt ?
IV. Chuẩn cho điểm : 
- Đ iểm 10: Đáp ứng được các yêu cầu trên. Có vài thiếu xót không đáng kể.
- Điểm 6-7: Cơ bản đáp ứng yêu cầu trên. Có thể có một vài sai sót nhỏ. 
Về HT – PP: Có bố cục rõ ràng, văn khá trôi chảy, mắc ít lỗi diễn đạt
(những bài không thực hiện đúng thao tác, kĩ năng, kiểu bài thì không đạt mức điểm này)
- Điểm 5:Cơ bản kể được kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ, liên quan đến tình bạn với người bạn thân và rút ra được bài học nhẹ nhàng qua câu chuyện .
Về HT – PP: Có bố cục tương đối đầy đủ các phần. Trình bày, kể có thể còn có chỗ sơ lược. Mắc không quá nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 3: Nêu nội dung còn sơ sài, chung chung.
Về HT – PP: Bố cục lộn xộn, hoặc không có bố cục, diễn đạt lủng củng.
- Điểm 00 : Không nắm được yêu cầu đề, bài viết không đâu vào đâu, ý tưởng không dính dấp gì đến đề bài.
	 Bài viết không thành văn, hoặc bỏ giấy trắng.
*** KIỂM TRA :
	- GV ghi đề.
	Nhắc nhỡ những điều lưu ý trước khi làm bài :
+ Tìm hiểu kĩ đề để xác định luận điểm cần chứng minh.
+ Từ luận điểm chính, xây đựng hệ thống luận điểm phụ hợp lí, rõ ràng làm sáng tỏ luận điểm chính. Tìm hệ thống dẫn chứng tiêu biểu, đầy đủ, được sắp xếp hợp lí, có khả năng làm sáng rõ luận điểm.
+ Chũ viết phải đúng chính tả, dễ đọc, lời văn cần rõ ý, đúng ngữ pháp, có sức thuyết phục đối với người đọc.
+ Luôn luôn tự kiểm tra xem viết như thế đã rõ ràng và có sức thuyết phục chưa
HS làm bài.
GV giám sát HS làm bài, thu bài.
*DẶN DÒ : 
	- Xem lại bài làm nháp rút ra ưu khuyết điểm cần phát huy , khắc phục.
	- Chuẩn bị bài “Ý nghĩa văn chương”
	+ Đọc văn bản , chú thích (*) và 12 chú thích giải nghĩa từ.
	+ Nắm nét chính về tác giả Hoài Thanh : Cuộc đời, sự nghiệp.
	+ Trả lời 4 câu hỏi tìm hiểu văn bản
	+ Chuẩn bị bài tập luyện tập
 Lớp 7a6 ( 22/2/2012)
 TUẦN 24 TIẾT 93,94 Văn bản :
( Hoài Thanh )
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh.
 - Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương.
 - Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh..
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - Hiểu văn bản nghị luận văn học.
 - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.
 - Vận dụng, trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
 * kĩ năng sống :
- Giao tiếp: phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng về nội dung ( thông điệp ) mà tác giả đưa tới.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, ý nghĩa của văn chương trong cuộc sống chúng ta.
3. Thái độ: - Yêu quí, trân trọng văn chương , tu dưỡng đạo đức.
 III. PHƯƠNG PHÁPKĨ THUẬT DẠY TÍCH CỰC :
*Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, ý nghĩa của văn chương.
 *Động não: suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện mà tác giả gửi đến.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1 : khởi động (5’)
. Kiểm tra bài cũ :
Câu 1: Hãy nêu nghệ thuật, nội dung của văn bản '' Đức tính giản dị của Bác Hồ'' ? 
 Đáp án
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
1. Nghệ thuật :
- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.
- Lập luận theo trình tự hợp lí. 
2. Nội dung:
- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh
10 đ
. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Văn chương nghệ thuật ra đời rất sớm và luôn luôn gắn bó với đời sống con người. Từ xưa, người ta đã băn khoăn văn chương có nguồn gốc từ đâu ? nó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống ? Bài viết “ ý nghĩa văn chương” của Hoài thanh sẽ giúp chúng ta hiểu phần nào về điều đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 2(5)Tìm hiểu về tác giả tác phẩm.
? Dựa vào chú thích trong sgk em hãy nêu vài nét về thân thế và sự nghiệp của Hoài Thanh. 
 - HS: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm qua phần chú thích, GV đặt những câu hỏi gợi để học sinh trả lời.
? Văn bản thuộc kiểu loại gì?
? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Hs: Suy nghĩ trả lời trong phần chú thích 
* HOẠT ĐỘNG3(20’) ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN :
- GV: Đọc rồi hướng dẫn cho hs đọc (giọng vừa rành mạch vừa cảm xúc, chậm và sâu lắng )
- Giải thích từ khó 
? Trong vb này tác giả bàn tới ý nghĩa văn chương theo mấy phương diện. Hãy nêu từng đoạn trong vb tương ứng với từng phương diện đó. 
? Vb này thuộc kiểu nghị luận nào trong 2 kiểu nghị luận sau: Nghị luận chính trị –xã hội, Nghị luận văn chương. 
? Trước khi nêu nguồn gốc của văn chương tác giả giải thích nguồn gốc của thi ca bằng cách nào ? 
- HS: Dẫn câu chuyện của nhà thi sĩ Ấn Độ và con chim bị thương. 
? Câu chuyện ấy cho ta thấy tác giả muốn cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương là gì ? ( lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài)
- Gọi hs đọc đoạn 2
? Để làm rõ nguồn gốc tình cảm của văn chương Hoài Thanh đã nêu tiếp 1 nhận định về nhiệm vụ của văn chương được thể hiện qua lời văn nào?
- HS: Văn chương hình dung ra sự sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống 
? Qua nhận định đó tác giả đưa ra mấy vần đề ? 
- HS: Văn chương hình dung ra sự sống muôn hình vạn trạng - Văn chương còn tạo ra sự sống.
? Trong văn chương, ta thấy có những bài xuất phát từ tình thương (chiều chiều ra đứng . Chín chiều). Nhưng cũng có những bài xuất phát từ tình cảm đã kích châm biếm ( số cô ) Từ thực tế đó em có suy nghĩ gì về quan điểm văn chương của Tô Hoài?
- HS: Quan điểm của TH đúng ( Vì thứ văn chương thương người) Nhưng chưa toàn diện vì còn có cả thứ
văn chương châm biếm 
? HT đã bàn về công dụng của văn chương đối với con người bằng những câu văn như thế nào ?
? Trong câu thứ nhất tác giả muốn nhấn mạnh công dụng nào của văn chương ? ( khơi dậy trạng thái cảm xúc của con người)
? Kết hợp lại HT cho ta thấy công dụng lạ lùng nào của văn chương đối với con người? ( làm giàu tình cảm con người ) 
Khi nói đến pho lịch sử,,,, bực nào?
? Qua 2 câu văn đó tác giả muốn ta hiểu được sức mạnh nào của văn chương ? 
- HS: Văn chương làm đẹp và hay cho những thứ bình thường. Các thi nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại 
? Học qua tác phẩm này mở cho em những hiểu biết mới mẻ nào về ý nghĩa của văn chương ?
? Văn nghị luận của HT có gì đặc sắc . Hãy cho các ý sau để trả lời : lập luận chặt chẽ, sáng sủa
- HS: + Nguồn gốc của văn chương là tình cảm nhân ái 
 + Nhiệm vụ của văn chương 
 + Văn chương có công dụng đặc biệt 
 + Chọn câu thứ 3
 * HOẠT ĐỘNG 3 ( 5’) :Hướng dẫn tổng kết 
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
- Hoài Thanh : ( 1909- 1982 ) là một trong những nhà phê binh văn học xuất sắc của nước ta ở thế kỉ XX. Hoài Thanh là tác giả của tập Thi Nhân Việt Nam- Một công trình nghiên cứu nổi tiếng về phong trào thơ mới.
2. Tác phẩm:
- Văn bản được in trong cuốn Văn chương và hành động.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN :
1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó :
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: Chia làm ba phần.
+ Nguồn gốc – từ đầu cho đến muôn loài. 
+ Nhiệm vụ – tiếp theo cho đến sự sống. 
+ Công dụng của văn chương – phần còn lại. 
b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận 
c. Phân tích :
c1. Nguồn gốc của văn chương: 
- Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài 
C2. Nhiệm vụ của văn chương 
- Văn chương hình dung ra cuộc sống muôn hình vạn trạng 
Ví dụ:
+ Bài cảnh khuya ( tiếng suối trong  hát xa ) ta đã hình dung ra được bức tranh phong cảnh Việt Bắc tuyệt đẹp 
+ Sài Gòn tôi yêu tác giả đã giúp chúng ta hình dung ra cảnh và người, trên mảnh đất đáng yêu từ xưa đến nay 
- Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. 
C3. Công dụng của văn chương 
+ Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình . Hay sao 
Văn chương khơi dậy những trạng thái cảm xúc cao thượng của con người 
+ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có , luyện tình cảm ta sẵn có tình cảm con người. Làm giàu tình cảm con người 
Có kẻ nói từ .. mới hay .Nếu trong kho lịch sử .. bực nào 
 => Văn chương làm đẹp, làm giàu cho Rèn luyện, mở 
3. Nghệ thuật : 
- Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy dức thuyết phục, Cóa cách dẫn chứng đa dạng : Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn.
- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc.
III. TỔNG KẾT : Ghi nhớ : Sgk/55
V. hoạt động 4 (5’)HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, CỦNG CỐ DĂN DÒ :
- Tóm tắt hệ thông luận điểm và luận chứng của Hoài Thanh trong văn bản này ? 
- Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Hoài Thanh trong bài này là gì ?
-Phần ghi nhớ, Làm phần luyện tập 
- Tìm thêm một số dẫn chứng thơ văn đã học để chứng minh ý nghĩa văn chương theo luận điểm của Hoài Thanh. Soạn bài tiếp theo “Luyện tập viết đoạn văn chứng minh”
 Viết đoạn văn chứng minh và chuẩn bị cho tiết kiểm tra phần Văn – đọc và tìm hiểu tất cả pần văn bản đã học.
VI. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 7 TUAN 24 AN GIANG.doc