Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 22: Từ hán việt

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 22: Từ hán việt

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: hiểu được các sắc thái, ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn ký năng sử dụng từ Hán việt đúng văn cảnh

*Giáo dục tư tưởng: Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng từ Hán Việt.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Phần luyện tập

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ mẫu, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Học bài cũ và xem kiến thức bài mới ở nhà

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 22: Từ hán việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 6
 Tiết : 22 Từ hán việt
I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: hiểu được các sắc thái, ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn ký năng sử dụng từ Hán việt đúng văn cảnh
*Giáo dục tư tưởng: Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lạm dụng từ Hán Việt.
II.Trọng tâm của bài: Phần luyện tập
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ mẫu, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ và xem kiến thức bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)Có mấy loại từ ghép Hán Việt ? Mỗi loại được cấu tạo ntn? Cho ví dụ ?
TL: có 2 loại từ ghép HV: Từ ghép HV đẳng lập, Từ ghép HV chính phụ
Đặc điểm: + Phần lớn không sử dụng độc lập như từ mà chỉ để tạo từ ghép.
 + Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) bài trước chúng ta đã đi tìm hiểu về từ HV, hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp về cách sử dụng từ HV trong giao tiếp. Các em ghi bài hôm nay.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
10’
10’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1:
- Hs đọc ví dụ 1a, sgk (81 + 82).
- Hs thay thế từ ngữ thuần Việt có nghĩa tương đương vào vị trí của từ Hán Việt in đậm rồi so sánh sắc thái biểu cảm của hai loại từ ( Hán Việt và thuần Việt ) có gì khác nhau?
- Hs dẫn thêm ví dụ về trường hợp này.
- Hs giải nghĩa của các từ “ kinh đô ”, “ yết kiến ”, “ trẫm ”, “ bệ hạ ”, “ thần ”, cho biết các từ này hiện nay có được dùng trong giao tiếp hằng ngày không?
( Không, chỉ dùng trong xã hội phong kiến ).
? Việc sử dụng những từ trên trong ví dụ ( 1b ) tạo được sắc thái gì cho đv?
- Hs nhận xét, đọc ghi nhớ.
- Hs đọc ví dụ (a, b) sgk (82).
- Hs thảo luận, trả lời câu hỏi sgk.
( + Đề nghị: Ra lệnh cho mẹ - không phù hợp. 
 Mẹ thưởng: Phù hợp hơn.
 + Nhi đồng: Sắc thái trang trọng - chỉ dùng trong buổi lễ...
 Trẻ em: Tự nhiên, thân mật, đời thường.... )
- Hs rút ra nhận xét rồi đọc và ghi nhớ phần ghi nhớ sgk (83).
Nội dung kiến thức
I. Sử dụng từ Hán Việt
1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm.
a. Ví dụ: (sgk 81, 82)
* Ví dụ (a) 
- Phụ nữ, từ trần. 
- Mai táng, tử thi.
đ Sắc thái trang trọng, tao nhã.
* Ví dụ (b) 
- Yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần.
đ Sắc thái cổ, chỉ dùng trong XH PK.
b. Ghi nhớ. (82)
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt.
a. Ví dụ: sgk (82).
* Ví dụ (a).
- Đề nghị: Không phù hợp.
 -> Lời nói thiếu tự nhiên, ko có t/c mẹ con.
* Ví dụ (b).
- Nhi đồng: Trang trọng đ
Không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Trẻ em: Phù hợp (tự nhiên, thân mật, đời thường).
b. Ghi nhớ.(83)
* Chú ý: Cần sử dụng từ HV phù hợp, tráng lạm dụng.
C.Luyện tập(18’)
- Hs làm bài tập, nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt ý.
- Hs phân nhóm thi tìm nhanh.
- Hs làm bài tập, nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét, chốt ý.
- Hs phân nhóm thi tìm nhanh.
 Bài 1: Điền từ.
 Bài 2.
Giải thích: Vì từ Hán Việt mang sắc thái biểu cảm, trang trọng hơn.
 Ví dụ: Bảo Quốc, Thu Hà, Thanh Vân...
 Bài 3.
 Từ HV tạo sắc thái cổ xưa: giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu, cố thủ, kết tình, mày ngài mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần.
 Bài 4. Tìm từ thuần Việt có nghĩa tương đương:
 Bảo vệ - giữ gìn.
 Mĩ lệ - đẹp đẽ.
 Bài 5. Thi tìm từ thuần Việt , Hán Việt có nghĩa tương đương.
D.Củng cố(1’) Nhắc lại ND của bài học
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
 - Thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập.
 - Soạn bài “ Đặc điểm của văn biểu cảm ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 22 - Tu Han Viet(tiep theo).doc