Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 94: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 94: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)

. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

 - Nắm được khái niêm câu chủ động, câu bị động.

 - Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

B. Chuẩn bị:

* Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án + Bảng phụ.

* Trò: Nghiên cứu, soạn bài trước.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

* Ổn định :

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1422Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 94: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần :26
 Tiết : 94.
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG 
THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
 - Nắm được khái niêäm câu chủ động, câu bị động.
 - Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án + Bảng phụ.
* Trò: Nghiên cứu, soạn bài trước..
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
*Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
*Giới thiệu bài : 
** “Tiếng Việt rất giàu và đẹp”, một trong những nét giàu đẹp của Tiếng Việt là diễn đạt linh hoạt, cấu trúc ngữ pháp phong phú, cùng 1 nội dung nhưng có nhiều cách nói như:
 -Thầy giáo phạt học sinh.
 -Học sinh bị thầy phạt.
Thực chất, đó là 2 kiểu câu có những khác biệt về hình thức và nội dung, việc chuyển đổi kiểu câu như thế nhằm mục đich gì? Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vấn đề này qua bài học: “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ 1:Tìm hiểu Câu chủ động và câu bị động :
* Treo bảng phụ:
Mọi người yêu mến em.
Em được mọi người yêu mến.
(?) Xác đinh chủ ngữ của 2 câu a, b?
(?) Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên khác nhau như thế nào?
* Khẳng định: Kiểu câu như câu a gọi là câu chủ động, câu b gọi là câu bị động.
(?) Em hiểu thế nào là câu chủ động? Thế nào là câu bị động?
(?) Tại sao nói câu b là câu bị động tương ứng?
Ngoài ra, còn nhiều câu khác không thể đổi được:
Xe bị hết xăng.
Nó bị ngã.
Vải được mùa.
Nó được đi bơi
Þ Câu bình thường.
-Bài tập nhanh:
(?) Tìm câu bị động tương ứng với câu chủ động sau:(treo bảng phụ)
1. Người lái đò đẩy thuyền ra xa.
2. Nhiều người tin yêu Bắc.
3. Bọn xấu ném đá lên xe.
4. Thầy phạt Nam.
HĐ 2:Tìm hiểu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
* Treo bảng phụ: (mục 1 Trang 57)
(?) Em sẽ điền câu a hay b vào chỗ trống trong đoạn trích? Vì sao?
** Chốt: Ngoài ra việc chọn câu bị động như thế còn có tác dụng thay đổi cách diễn đạt, tránh lập mô hình câu. Câu văn cũng như cuộc đời, cuộc đời luôn thay đổi thì câu văn phải luôn thay đổi để thoả mãn nhu cẩu giao tiếp của con người. Trong đó việc chuyển đổi câu chủ động Û bị động là 1 trong những cách góp phần làm cho việc giao tiếp sinh động hơn và có hiệu quả hơn.
* Cho HS đọc ghi nhớ và ghi bài.
HĐ 3:Luyện tập:
* Cho HS đọc bài tập, thảo luận tổ.
* Đánh giá.
**Bài tập bổ trợ:
(?) Xác định câu bị động trong số các câu có chứa bị hoặc được sau: (treo bảng phụ):
Nhà chị bị giặc đốt nhiều lần.
Tôi bị các ông tra tấn, đánh đập nhiều quá!
Mình được 1 xâu cá.
Xe bị hết xăng. 
Nó bị ngã.
Nhà gần hồ.
Nó định về quê.
* Đối với câu có chứa bị , được. Chúng chỉ là câu bị động khi đồng thời thoả mãn các điều kiện sau:
Trong câu phải có mặt từ bị , được.
Đứng sau bị, được phải là C – V, trong kết cấu này có thể lược C.
Động từ trong kết cấu C – V sau bị, được phải là động từ ngoại động.
Ví dụ: 
 + Em được thầy giáo / phê bình.
 + Ngôi nhà ấy bị người ta / phá đi.
+ Hồng được (lược) / tặng thưởng.
* Quan sát, đọc.
* Cá nhân:
a.Mọi người.® Chủ ngữ biểu thị người thực hiện một hoạt động hướng đến người khác (biểu thị chủ thể của hành động)
b.Em.® Chủ ngữ biểu thị người được hoạt động của người khác hướng tới (đối tượng của hoạt động)
ghi nhớ
* Thảo luận, trả lời:
 Vì đó là cặp câu luôn đi với nhau, nghĩa là có thể biến đổi câu chủ động Û câu bị động.
1. Thuyền được (người lái đò) đẩy ra xa.
2. Bắc được mọi người tin yêu.
3. Xe bị bọn xấu ném đá.
4. Nam bị thầy phạt.
Chọn câu b vì nó tạo liên kết câu (hợp logic dễ hiểu hơn)
* Đọc
* Đọc bài tập, thảo luận.
* Đại diện trình bày.
* Tổ bạn nhận xét, bổ sung.
1. Câu bị động. Vì có câu chủ động tương ứng:
 + Giặc đốt nhà chị nhiều lần.
 + Nhiều lần, giặc đốt nhà chị.
2. Câu bị động. Vì có câu chủ động tương ứng:
 + Các ông tra tấn, đánh đập tôi nhiều quá!
3,4,5,6,7 Không phải câu bị động. Vì đây là câu bình thường.
1/Câu chủ động và câu bị động :
a/Câu chủ động: Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện 1 hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
b/Câu bị động: Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
2/Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
Nhằm liên kết các câu trong đoạn thành 1 mạch văn thống nhất.
3/Luyện tập:
* Các câu bị động là:
 - Có khi (các thứ của quý) được trưng bày trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy.
 - Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
 Þ Tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trong đó, đồng thời tạo sự liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.
Dặn dò 
* Học bài ghi (2 ghi nhớ).
* Chuẩn bị giấy viết bài ở lớp.
* Xem lại cách làm bài lập luận chứng minh, nghiên cứu các dàn bài SGK trang 58 + các đề đã luyện tập và các điều lưu ý trang 58 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 94.doc