Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

A. Mục tiêu:

Giúp học sinh nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

Rèn kĩ năng nhận diện, phân biệt câu bình thường có chứa từ “bị/được” và câu bị động. Thực hành chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.

Tích cực, chủ động.

B. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án. Dụng cụ dạy học.

- HS: Học và chuẩn bị bài.

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 26 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28/02/2010
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 26 - Tiết: 99
Chuyển đổi câu chủ động
 thành câu bị động
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Rèn kĩ năng nhận diện, phân biệt câu bình thường có chứa từ “bị/được” và câu bị động. Thực hành chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
Tích cực, chủ động.
B. Chuẩn bị:
- Gv: Giáo án. Dụng cụ dạy học.
- Hs: Học và chuẩn bị bài.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi: Câu chủ động là gì?Mục đích chính của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại):
Gợi ý: 
- Là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.
- Nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): Chuựng ta ủaừ hoùc ủaừ bieỏt caõu Cẹ vaứ caõu Bẹ. Hoõm nay chuựng ta seừ hoùc caựch chuyeồn caõu chuỷ ủoọng thaứnh caõu bũ ủoọng 
* HĐ2-Hỡnh thaứnh kieỏn thửực mụựi (20 phuựt)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Đọc kĩ ngữ liệu.(sgk 64).
Thảo luận, trả lời câu hỏi.
? Về nội dung, hai câu văn giống hay khác nhau? Hai câu này có phải là câu bị động không? Vì sao?
? Tuy nhiên, chúng có đặc điểm gì khác nhau?
? Chuyển câu văn trên thành câu chủ động?
*So sánh câu chủ động và câu bị động. Thảo luận.
? Muốn chuyển câu chủ động thành câu bị động cần làm như thế nào?
? Các câu trong phần (3) có phải là câu bị động không? Vì sao?(Hai câu này có dùng “bị”, “được” nhưng không phải là câu bị động. Vì chủ ngữ của câu là những đối tượng không được hành động của người hay vật khác hướng vào)
*HĐ3- Hướng dẫn luyện tập
Thực hành viết đoạn văn.
I.Bài học
 1. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
1. Ngữ liệu
2. Nhận xét: 
+ Giống: 
- Miêu tả cùng 1 sự vật.
 - Đều là câu bị động.
+ Khác: Câu (a) dùng từ “được”.
 Câu (b) không dùng từ “được”.
+ Câu chủ động:
 Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hoá vàng”.
* Có hai cách chuyển đổi:
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hđ lên đầu câu và thêm các từ “bị, được” vào sau các từ, cụm từ ấy.
- Chuyển từ, (cụm từ) chỉ đối tượng của hđ lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hđ thành một bộ 
* Chú ý:
 Không phải câu nào có các từ “bị/được” cũng là câu bị động. 
II. Luyện tập.
Bài 1: Chuyển câu chủ động thành câu bị động (theo 2 kiểu).
Ví dụ:
(a) - Ngôi chùa ấy được xây từ thế kỉ XIII.
 - Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.
Bài 2: Chuyển câu chủ động thành 2 câu bị động (dùng bị/được).
Ví dụ: 
- Em được thầy giáo phê bình. -> sắc thái tích cực, tiếp nhận sự phê bình 1 cách tự giác, chủ động.
- Em bị thầy giáo phê bình. -> sắc thái tiêu cực.
Bài 3. X.đ câu có thể chuyển đổi theo cặp tương ứng chủ động - bị động.
 Chim hót líu lo (1). Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất (2). Gió đưa mùi hương hoa ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng(3).
Bài 4. Viết đoạn văn sử dụng câu bị động.
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
	? Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
	? Đặt một câu chủ động rồi chuyển thành câu bị động theo 2 cách?
2- HDVN
	- Hoàn thiện đoạn văn. Chú ý phân biệt, vận dụng.
	- Chuẩn bị: Luyện tập viết đoạn văn CM.

Tài liệu đính kèm:

  • docT99.doc