Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 100: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 100: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh

Giúp HS :

- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.

- Biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết 1 đoạn văn chứng minh cụ thể.

B. Chuẩn bị:

* Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án

* Trò: Xây dựng các đoạn văn: Đề 2, đề 3 như đã gợi ý tiết trước.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

* Ổn định :

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 100: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 27 Ngày soạn : 04/03/2010
 Tiết : 100 Ngày dạy :08-13/03/2010
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH 
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
Biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết 1 đoạn văn chứng minh cụ thể.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án
* Trò: Xây dựng các đoạn văn: Đề 2, đề 3 như đã gợi ý tiết trước..
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
*Kiểm tra bài cũ 
 Để làm một bài văn lập luận chứng minh ta cần phải tuân theo những bước nào? Nêu nhiệm vụ của từng bước?
*Giới thiệu bài 
** Để củng cố thêm một bước về cách lập luận chứng minh (về cách xây dựng các đoạn văn chứng minh). Hôm nay, qua việc luyện tập, chúng ta cùng xây dựng những đoạn văn chứng minh một vấn đề văn học đơn giản trên lớp.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung hoạt động
HĐ 1:Nêu đề và yêu cầu luyện tập :
* Nêu yêu cầu và chép đề.
(?) Theo các em, đoạn văn mà chúng ta xây dựng thuộc phần nào của bài văn?
(?) Vì thế, để đoạn văn liên kết với các đoạn khác ta phải chú ý điều gì?
(?) Một đoạn văn chứng minh thường được lập luận như thế nào?
(?) Các lí lẽ, dẫn chứng phải được sắp xếp ra sao?
* Nghe.
* Chép đề bài.
-Một đoạn thân bài.
-Phần chuyển đoạn.
- Cần có câu chủ đề nêu rõ luận điểm của đoạn văn. Các câu khác trong đoạn phải tập trung làm sáng tỏ cho luận điểm.
- Dẫn chứng, lí lẽ phải được sắp xếp hợp lí để quá trình lập luận chứng minh được thực sự rõ ràng, mạch lạc.
 Đềâ2: Chứng minh rằng: Văn chương “Gây cho ta những tình cảm ta không có”.
 Đề 3: Chứng minh rằng: Văn chương “Luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.
HĐ 2: Tổ chức hoạt động nhóm:
* Phân công:
Nhóm 1,2: đề 2.
Nhóm 3,4: đề 3.
* Theo dõi các HS phát biểu, nhận xét, ghi nhận (cho điểm)
HĐ 3 :Đại diện tổ trình bày trước lớp: 
Mời các nhóm trình bày.
* Đánh giá, cho điểm.
* Nhóm trưởng mời các bạn lần lượt đọc đoạn văn của mình cho các bạn nhận xét, góp ý theo yêu cầu:
+ Câu văn nêu luận điểm hoăïc chuyển
+ Nêu rõ tên luận điểm.
+ Lần lượt nêu từng luận điểm nhỏ.
+ Lần lượt phân tích chứng minh: Phân tích kĩ 1 dẫn chứng tiêu biểu.
+ Khái quát, tổng hợp luận điểm.
* Đại diện nhóm trình bày.
* Lớp nhận xét rút kinh nghiệm về phương pháp viết đoạn văn chứng minh.
Dàn ý tham khảo
I) Mở bài: (Nêu vấn đề)
Dẫn vào đề bằng 1 ý kiến ngược lại hoặc bằng một câu chuyện nhỏ nói về tác dụng của văn chương đối với người đọc.
Nêu ý kiến của Hoài Thanh.
Nhận định khái quát giá trị và tính đúng đắn của ý kiến đó, xác định hướng và phạm vi sẽ chứng minh.
 II) Thân bài: (Giải quyết vấn đề)
	* Chứng minh luận điểm 1 (Đề 2)
 - Ta là ai? Ta là người đọc, người thưởng thức tác phẩm văn chương.
 - Những tình cảm mà ta không có là gì? Đó là những tình cảm mới mà ta có được sau quá trình đọc- hiểu, cảm nhận tác phẩm văn chương. Có thể là: Lòng vị tha, tính cao thượng, lòng căm thù cái ác, cái giả dối, ý chí vươn lên, muốn đi xa lập chiến côngTuỳ theo tính cách, cá tính của từng người đọc.
 - Văn chương hình thành trong ta những tình càm ấy như thế nào?
 + Qua cốt truyện, chủ đề, tư tưởng chủ đề, nhân vật, tình huống, chi tiết, hình ảnh, câu chữ, lời văn.
 + Thấm dần, ngấm dần hoặc lập tức thuyết phục và nảy sinh 
 - Nêu và phân tích dẫn chứng qua việc đọc các tác phẩm văn chương trong chương trình Ngữ văn lớp 6, lớp 7 (Dế Mèn , Mưa, Cây tre Việ Nam )
 - Kết ý, chốt lại vấn đề.
	* Chứng minh luận điểm 2 (Đề 3)
	- Những tình cảm ta đang có là gì? (Liên hệ chính bản thân mình)
	- Văn chương đã củng cố, rèn luyện những tình cảm đang có như thế nào?
	- Dẫn chứng và phân tích cụ thể.
	- Kết ý, chốt lại vấn đề.
 III) Kết luận: (Kết thúc vấn đề)
Cảm xúc và tâm trạng em trong và sau mỗi lần đọc một tác phẩm văn chương hay.
Nhưng tác dụng và ý nghĩa của văn chương không chỉ rèn luyện và bồi dưỡng tình cảm cho ngươi đọc mà còn mang lại cho họ nhận thức, hiểu biết về thế giới, về bản thân, còn giáo dục họ và giúp họ tự giáo dục, còn mua vui giải trí, giúp người đọc thư giãn tâm hồn  Bởi vậy, văn chương mãi mãi là người bạn đường, người thầy, món ăn tinh thần không thể thiếu. Và đọc văn, học văn vẫn mãi mãi là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao đối với mỗi con người
*Củng cố:
 Mỗi em tập viết 1 đoạn hoàn chỉnh.
 Dựa vào dàn ý (treo bảng phụ) tập viết phần mở bài, kết bài.
 * Dặn dò:
 Nếu có thể viết thể viết thành 1 bài hoàn chỉnh.
 Soạn bài: Ôn tập văn nghị luận
+ Đọc kĩ các văn bản từ bài 17 đến 23
+ Lập bảng hệ thống theo mẫu SGK
+ Trả lời các câu hỏi ôn tập vào vở soạn.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 100.doc