Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa (Tiết 1)

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

+Nắm được khái niệm từ đồng nghĩa và việc phân loại từ đồng nghĩa

2. Kĩ năng.

+ Phân biệt được những nét nghĩa khu biệt tinh tế giữa các từ đồng nghĩa để sử dụng từ đồng nghĩa trong nói, viết có hiệu quả.

3.Thái độ: Sử dụng hiệu quả từ đồng nghĩa trong văn nói và viết

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 996Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:......./......./........
NG: :......./......./........
Tiết 35
Từ đồng nghĩa
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
+Nắm được khái niệm từ đồng nghĩa và việc phân loại từ đồng nghĩa
2. Kĩ năng.
+ Phân biệt được những nét nghĩa khu biệt tinh tế giữa các từ đồng nghĩa để sử dụng từ đồng nghĩa trong nói, viết có hiệu quả.
3.Thái độ: Sử dụng hiệu quả từ đồng nghĩa trong văn nói và viết.
B. chuẩn bị:
GV:Bảng phụ, Phiếu học tập
HS: SBT, vở bài tập
C. phương pháp:
- Phương pháp: Nêu vấn đề, phân tích mẫu, phát vấn, thực hành......
D. Tiến trình bài dạy.
I. ổn định: KTSS: -7B.............
II. Kiểm tra bài cũ:
? Kể tên các lỗi thường gặp về quan hệ từ? Cho một ví dụ về lỗi quan hệ từ và sửa lại cho đúng.
* Yêu cầu nêu được:
- 4 lỗi thường gặp về quan hệ từ ( lỗi thiếu quan hệ từ, lỗi dùng thừa qht, lỗi dùng aht không thích hợp về nghĩa, lỗi dùng qht mà không có tác dụng liên kết.).
III. bài mới:
G: ở cấp I các em đã hiểu sơ lược về từ đồng nghĩa. để hiểu sâu hơn về từ đồng nghĩa, các loại từ đồng nghĩa và cách sử dụng từ đồng nghĩa như thế nào. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của Thầy
Trò
Nội dung
G: Treo bảng phụ ghi bài thơ: “ Xa ngăm thác núi lư”.
? Em hãy xác định nghĩa của từ “rọi”, “trông”?
? Tìm các từ đồng nghĩa với từ “rọi”?
? Tìm những từ đồng nghĩa với từ “ trông”?
? Ngoài nghĩa “nhìn để nhận biết” ra từ “trông” còn có nghĩa gì?
? Qua phân tích ví dụ trên em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?
? Một từ đồng nghĩa thì thuộc những nhóm từ đồng nghĩa ntn?
G: treo bảng phụ ghi VD mục 2 – SGK.
? Hai từ “trái” và “quả” có gì giống nhau về nghĩa?
? Hai từ đó có thể thay thế cho nhau được không?
? Hai từ “bỏ mạng” và “hi sinh” có đồng nghĩa không ? vì sao?
? Hai từ đó có thể thay thế cho nhau được không?
? Vậy trong 2 cặp từ đồng nghĩa trên, cặp từ nào là đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn?
? Từ đồng nghĩa có mấy loại?
? Lấy ví dụ về các từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn?
G: nhận xét, bổ sung
? Các từ máy bay, tàu bay, phi cơ có thay thế cho nhau được không?
? Các từ: ăn, xơi, chén, có thể thay thế cho nhau được không?
? Tại sao trong đoạn trích “Trinh phụ ngâm khúc” lấy tiêu đề là sau phút chia li mà không phải là sau phút chia tay?
? Khi sử dụng từ đồng nghĩa em phải chú ý điều gì?
G: hướng dẫn H làm bài tập:
Bài tập 1: Hoạt động cá nhân:
G: Nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: Hoạt động cá nhân:
G: Nhận xét, bổ sung.
Bài tập 6: Hoạt động nhóm:
- Chia lớp thành 4 nhóm - đại diện từng nhóm trình bày kết quả..
H: Đọc to, rõ lại bài thơ. Chú ý từ gạch chân “rọi”, “trông”.
H: chiếu, soi, toả...
H: Nhìn, nhòm, ngó, dòm, liếc....
H: Trông: + coi sóc, giữ gìn cho yên ổn. (như: trông coi, chăm sóc, coi sóc...).
+ Trông: Mong (ngóng, hi vọng, trông mong)...
H: Từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
H: Đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK.
H: Hai từ đó đều chỉ bộ phận của cây do bầu, nhị hoa phát triển mà thành.
H: được, vì sắc thái ý nghĩa của nó giống nhau.
H: Được vì đều chỉ cái chết.
H: Không thể thay thế được, vì sắc thái ý nghĩa của bỏ mạng là giễu cợt; còn sắc thái của hi sinh là kính trọng.
H: Đọc to, rõ phần ghi nhớ...
H: có, vì sắc thái ý nghĩa giống nhau.
H: có, vì sắc thái ý nghĩa giống nhau.
H: Chia tay và chia li " rời nhau, mỗi người đi một nơi. nhưng dùng từ chia li thì hay hơn vì nó vừa mang sắc thái cổ xưa vừa diễn tả được cái cảnh ngộ bi sầu của người trinh phụ.
H: Đọc mục ghi nhớ.
H: lên bảng trình bày.
H: lên bảng trình bày.
đại diện từng nhóm trình bày kết quả..
A. Lí thuyết:
I. Thế nào là từ đồng nghĩa:
1. Ngữ liệu:( Bảng phụ).
2. Phân tích:
3. Nhận xét:
- Rọi: chiếu, soi , toả.
- Trông: nhìn, ngó,nhòm, dòm, liếc...
a Nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
+ Trông: coi sóc, giữ gìn cho yên ổn: trông coi, chăm sóc...
+ Trông: mong, hi vọng, mong đợi.
a Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
* Ghi nhớ:
II.Các loại từ đồng nghĩa:
1. Ngữ liệu: SGK.
2. Phân tích:
3. Nhận xét:
- Trái – quả " Đồng nghĩa hoàn toàn.
- bỏ mạng – hi sinh " đồng nghĩa không hoàn toàn.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Sử dụng từ đồng nghĩa:
* Ghi nhớ.
B. Luyện tập:
Bài tập 1: 
- Gan dạ: can đảm, dũng cảm.
-Nhà thơ:Thi sĩ, thi nhân.
- Mổ xẻ: phẫu thuật.
- Chó biển: Hải cẩu.
- Của cải: Tài sản.
 Bài tập 2:
- Máy thu thanh: Ra-đi-ô.
- Sinh tố: - Vi-ta-min.
- Xe hơi- ô tô.
- Dương cầm – Pi- a-nô.
Bài tập 4: 
- Đưa – trao
- Đưa – Tiễn.
 Bài tập 5:
- Yếu đuối – yếu ớt.
+ yếu đuối: sự thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần.
+ yếu ớt: không nói về trạng thái tinh thần.
Bài tập 6:
a. Thành quả: thành tích.
b. Ngoan cố, ngoan cường.
Bài tập 7:
a. đối xử/đối đãi - đối xử.
b. Trọng đại/to lớn – to lớn.
IV. củng cố:
? Em hãy nhắc lại những đơn vị kiến thức cần ghi nhớ của bài?
? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần chú ý điều gì?
V. Hường dẫn về nhà:
- Về nhà học bài và làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài: Từ trái nghĩa
E. Rút kinh nghiệm:
.
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docT35.doc