Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận (Tiết 1)

Mục tiêu:

Học sinh nắm được luận điểm cơ bản, những nét đặc trưng về nghệ thuật, phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học.

Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận qua sự phân biệt với các thể văn khác.

 Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu, phân tích VBNL.

II.TIẾN TRÌNH

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra: - Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?

 - Văn chương có tác dụng ntn với đời sống con người?

 

docx 35 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 778Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN	:27	NGÀY SOẠN :
TIẾT	:101	NGÀY DẠY :
ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu:
Học sinh nắm được luận điểm cơ bản, những nét đặc trưng về nghệ thuật, phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học.
Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận qua sự phân biệt với các thể văn khác.
	Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu, phân tích VBNL.
II.TIẾN TRÌNH
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra: - Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
 - Văn chương có tác dụng ntn với đời sống con người?
3. Giới thiệu bài.
I. Hệ thống văn bản.
- H. Thảo luận nhóm theo bài, đại diện trình bày, bổ sung.
Tên bài
Tinh thần yêu nước
Sự giàu đẹp của TV
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Ý nghĩa văn chương
Tác giả
Hồ Chí Minh
Đặng Thai Mai
Phạm Văn Đồng
Hoài Thanh
Đề tài nghị luận
Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người
Luận điểm
Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
 Bác giản dị trong mọi phương diện: ăn, ở, lối sống, cách nói và viết. 
 Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú về đời sống tinh thần của Bác.
 Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật.
 Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm của con người.
Phương pháp lập luận
Chứng minh
Chứng minh, giải thích
Chứng minh, giải thích và bình luận
Giải thích, bình luận
Đặc điểm nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ. 
- Dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, sắp xếp hợp lý, hình ảnh so sánh đặc sắc.
- Bố cục mạch lạc. 
- Kết hợp giải thích và chứng minh.
- Luận cứ xác đáng, toàn diện, chặt chẽ.
- Dẫn chứng cụ thể, xác thực, toàn diện. 
- Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận. - Lời văn giản dị, giàu cảm xúc.
- Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa. 
- Lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
II. Luyện tập.
1. Liệt kê các yếu tố có trong mỗi thể loại.
 a, Thể loại tự sự (Truyện, kí): Chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể để tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện.
 - Các yếu tố: Nhân vật, người kể chuyện, cốt truyện.
 b, Thể loại trữ tình (thơ trữ tình, tuỳ bút): Chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
 - Thơ trữ tình: Hình ảnh, vần, nhịp, nhân vật trữ tình.
 - Thơ tự sự: ~ (thêm) cốt truyện.
 -> Hai thể loại này tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau (nhân vật, hình tượng thiên nhiên, đồ vật, ...)
 c, Văn nghị luận: Chủ yếu dùng phương pháp lập luận (lý lẽ, dẫn chứng) để trình bày ý kiến, tư tưởng thuyết phục người đọc (nghe).
luận điểm, luận cứ.
 * Ví dụ minh hoạ: (...)
2. Chú ý: 
 - Các thể loại này có sự khác nhau căn bản về nội dung, ph/thức biểu đạt.
 - Sự phân biệt dựa vào những yếu tố nổi bật.
 - Thực tế có sự xâm nhập, đan xen giữa các yếu tố tong 1 vb.
* 4: Củng cố.- Tục ngữ có thể coi là VBNL ko? Vì sao?
(Vì nó khái quát những nhận xét, kinh nghiệm, bài học của dân gian ...)
- Nghị luận là gì? Mục đích của nghị luận? (Kết hợp câu hỏi trắc nghiệm)
* 5.Dặn dò- Học ghi nhớ (67). Ôn tập văn nghị luận.
	- Chuẩn bị: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
6 . Rút kinh nghiệm :
TUẦN : 27	NGÀY SOẠN :
TIẾT : 	102	NGÀY DẠY :
DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
I. Mục tiêu:
Học sinh nắm được dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu tức là dùng cụm chủ vị để làm thành phần câu như CN, VN, BN, ĐN, hoặc thành phần của cụm từ.
Rèn mở rộng câu bằng cách dùng cụm C - V.
II.TIẾN TRÌNH
Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: 
	- Thế nào là câu bị động? Có mấy kiểu câu bị động? Ví dụ?
	- Muốn chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động làm ntn? Ví dụ?
3. Giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG GV- HS
NỘI DUNG
BS
? Hãy tìm cụm danh từ trong ví dụ?
- H. Nhận diện.
? Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ? Cấu tạo của phụ ngữ sau?
? Vậy ngoài cụm C - V làm nòng cốt câu, ví dụ trên còn 2 cụm C-V đóng vai trò gì?
- H. Phân tích, nhận xét.
? Thế nào là dụng cụm C - V để mở rộng câu?
- H. Đọc kĩ ví dụ. Phân tích.
? Tìm các cụm C- V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong câu?
? Cho biết trong mỗi câu, các cụm C- V đó đóng vai trò gì?
- H. Đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- H. Phân tích ví dụ.
? Xđ cụm chủ - vị làm thành phần gì trong câu?
- H. Bổ sung.
- G. Chốt đáp án.
- H. Thực hiện mở rộng câu.
 Câu a: mở rộng CN.
 Câu b: ~ làm ĐN.
I. Thế nào là dùng cụm C - V để mở rộng câu.
1. Ví dụ: (sgk 68).
- Cụm danh từ : Những t/c ta không có.
 Những t/c ta sẵn có.
- Cấu tạo của cụm danh từ :
phụ trước
trung tâm
phụ sau
những
tình cảm
ta sẵn có
những
tình cảm
ta không có
- Phụ ngữ sau là 1 cụm C - V.
 Ta / không có.
 Ta / sẵn có.
 -> Cụm C - V làm định ngữ.
2. Ghi nhớ: sgk (68).
II. Các trường hợp dùng cụm C- V để mở rộng câu.
1. Ví dụ: 
 a, Chị Ba/ đến// khiến tôi/rất vui.
 c v c v
 -> Cụm C - V làm CN, BN.
b, Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta// tinh thần/ rất hăng hái.
 c v -> Cụm C - V làm VN.
 (...)
2. Ghi nhớ: sgk (69)
III. Luyện tập.
Bài 1. Xđ cụm C - V trong thành phần câu.
a. Những người chuyên môn/ mới định được.
 -> C- V làm phụ ngữ trong cụm DT.
b. Khuôn mặt/ đầy đặn -> ~ làm VN.
c.+ Các cô gái làng Vòng/ đỗ gánh. 
 -> C- V làm phụ ngữ trong cụm DT.
 + Hiện ra/từng lá cốm sạch sẽ và tinh khiết
 -> C- V (đảo) làm phụ ngữ trong cụm ĐT.
d.+ Một bàn tay/ đập vào vai.
 -> C- V làm phụ ngữ trong cụm ĐT.
 + Hắn giật mình. -> ~ làm BN.
Bài 2 . Mở rộng thành phần câu bằng cụm chủ - vị.
a, Bài thơ rất hay.
 -> Bài thơ mà anh/ viết// rất hay.
b, Nam đọc quyển sách.
 -> Nam// đọc quyển sách tôi/ cho mượn. 
BS
4: Củng cố.
	- Câu có cụm chủ vị làm thành phần ít nhất có 2 kết cấu chủ vị.
	- Cụm chủ vị làm thành phần không đồng nhất với CN, VN trong câu.
*5.Dặn dò.
	- Bài tập: Cho ví dụ câu có sử dụng cụm chủ vị làm thành phần.
	- Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.
6 . Rút kinh nghiệm :
TUẦN : 27	NGÀY SOẠN :
TIẾT : 	103	NGÀY DẠY :
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 , TV , VĂN
I. Mục tiêu:
	Nhận xét, trả và chữa bài kiểm tra nhằm giúp hs củng cố kiến thức và kĩ năng tổng hợp kiến thức.
	Phân tích lỗi sai trong bài để hs tự sửa trên lớp, ở nhà.
II. TIẾN TRÌNH
Ổn định tổ chức.
2. Giới thiệu mục tiêu của tiết học.
* Hoạt động 2: Trả bài.
Bước 1: - G. trả bài cho hs.
 - H. tự đọc bài, sửa lỗi sai theo lời phê của giáo viên.
Bước 2: - G. Nhận xét ưu, khuyết điểm của từng bài (nội dung, hình thức).
 - H. Nghe nhận xét.
Bước 3: - G. dẫn dắt để hs chữa bài, chốt đáp án.
 - H. Thảo luận, chữa bài theo hệ thống câu hỏi từng bài.
Bước 4: - H. Thắc mắc (nếu có).
 - G. Giải đáp.
Bước 5: Đọc bài tiêu biểu.
( Riêng bài TLV: - Nhận xét cách lập luận vấn đề.
 - Các luận cứ có chính xác, phù hợp chưa?
 - Cách mở bài, kết bài mạch lạc, gắn bó chưa?
 - Bài học rút ra là gì?
 - Giữa các đoạn, các luận điểm có lk ko?
 - Trình tự sắp xếp luận điểm...)
4.Củng cố
5.dặn dò
	- Tập viết lại đoạn văn: Bác Hồ sống thật giản dị. Bài TLV. 
	- Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
6 . Rút kinh nghiệm : 
TUẦN : 27	NGÀY SOẠN :
TIẾT : 104	NGÀY DẠY :
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
I. Mục tiêu:
	Học sinh nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
	Rèn nhận diện và phân tích các đề bài NLGT, so sánh với đề NLCM.
II. TIÊN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: - Thế nào là văn chứng minh?
3. Giới thiệu bài : 
Trong đời sống của con người, nhu cầu giải thích rất to lớn. Gặp 1 hiện tượng mới lạ, con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích nảy sinh.
HOẠT ĐỘNG GV- HS
NỘI DUNG
BS
? Trong đời sống, khi nào người ta cần giải thích? 
- H. Khi người ta có điều gì chưa rõ mà lại muốn biết.
? Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày? 
- H. Nêu câu hỏi, trả lời (giải thích).
? Mục đích của giải thích là gì?
? Muốn giải thích được các sự vật ta phải làm ntn?
 (Muốn GT được sự việc, sự vật thì ta phải tìm hiểu, phải học hỏi, phải có kiến thức chính xác, sâu rộng).
? Trong VNL, người ta thường yêu cầu GT vấn đề gì? Mđ của việc GT đó?
- H. Đọc văn bản (70).
? Bài văn giải thích vấn đề gì? Xác định bố cục văn bản?
A. Mở bài: 
 Giới thiệu vai trò của khiêm tốn
B. Thân bài:
 - Khiêm tốn là gì?
 - Biểu hiện của người khiêm tốn?
 - Tại sao con người phải có lòng kh/ tốn?
C. Kết bài:
 - Thế nào là người khiêm tốn?
 - Ý nghĩa của khiêm tốn?
- H. Trả lời câu hỏi b,c,d sgk (71)
? Em hiểu thế nào là lập luận GT?
? Nhận xét về bố cục, cách diễn đạt trong văn bản này?
- G. Chốt vấn đề: Mđ của GT
 Các cách GT.
 Yêu cầu của bài GT.
- H. Đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3 : Luyện tập.
- H. Đọc vb “Lòng nhân đạo”.
? Xđ vđ được giải thích ? Phương pháp giải thích trong vb ?
- H. Phát hiện, thảo luận.
I. Mục đích và phương pháp giải thích.
1. Mục đích.
- ~ làm cho mọi người hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
- Trong văn nghị luận: Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, các chuẩn mực hành vi của con người.
2. Phương pháp giải thích.
 * Phân tích vb: “Lòng khiêm tốn”
+ Bài văn GT vđ: Lòng khiêm tốn.
+ Phương pháp giải thích.
 - Nêu định nghĩa về lòng khiêm tốn.
 - Nêu những biểu hiện của người khiêm tốn.
 - Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn.
+ Diễn đạt mạch lạc, bố cục chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu.
3. Ghi nhớ: sgk (71)
II. Luyện tập.
 Phân tích vb: “Lòng nhân đạo” 
- Vđ được giải thích: 
 Lòng nhân đạo.
- Phương pháp GT: (lí lẽ + d/c)
 - Giải thích bằng đ/n.
 - Liệt kê biểu hiện của lòng nhân đạo.
BS
4.Củng cố
5.dặn dò
	- Học ghi nhớ (71)
	- Đọc kĩ các vb mẫu và phân tích (71-73)
	- Chuẩn bị : Sống chết mặc bay.
6 . Rút kinh nghiệm :
TUẦN 	: 28 	NGÀY SOẠN :
TIẾT	: 105	NGÀY DẠY :
 SỐNG CHẾT MẶC BAY 
 (Phạm Duy Tốn)
I. Mục tiêu:
	Học sinh nắm được sơ lược về thể loại truyện ngắn hiện đại, vị trí của tác phẩm trong nền văn học hiện đại.
	Bước đầu tìm hiểu nguy cơ đê vỡ và sự chống cự tuyệt vọng của dân phu để thấy được đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của truyện: dùng phép tương phản, đối lập rất thành công.
	 Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu bố cục, tóm tắt truyện và phân tích chi tiết nghệ thuật của văn tự sự.
II.TIẾN TRÌNH.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: (Chuẩn bị bài)
3. Giới thiệu bài : 
HOẠT ĐỘNG GV-HS
NỘI DUNG
BS
- H. Đọc sgk (79)
? Giới thiệu vài nét về t/g Phạm Duy Tốn ?
- G. Khắc sâu kiến thức về t/g, vị trí của tp.
? Em hiểu thế nào về tr/ngắn hiện đại ?
- H. Trả lời. 
- G. Chốt đặc điểm của tr/ng  ... tố dẫn đến thành công.
II. Thân bài: 
* Giải thích câu tục ngữ.
	- Chiếc kim được làm bằng sắt, trông nhỏ bé, đơn sơ nhưng để làm ra nó người ta phải mất nhiều công sức.
	- Muốn thành công, con người phải có ý chí và sự bền bỉ, kiên nhẫn.
* Chứng minh:
	- Trong k/c chống ngoại xâm, dân tộc ta đều theo chiến lược trường kì và đã kết thúc thắng lợi (d/c)
	- Trong lđsx, nhân dân bao đời đã bền bỉ đắp đê ngăn lũ, bảo vệ mùa màng.
	- Trong nghiên cứu khoa học, sự kiên trì đã đem đến cho con người bao phát minh vĩ đại (d/c)
	- Trong học tập, học sinh phải kiên trì 12 năm mới có đủ kiến thức cơ bản.
Với những người tật nguyền thì ý chí phấn đấu càng phải cao (d/c)
* Liên hệ: “Không có việc gì khó...”
III. Kết bài: 
- Câu tục ngữ là bài học quý báu.
	- Cần vận dụng một cách sáng tạo bài học về tính kiên trì (kiên trì + thông minh + sáng tạo) để thành công.
Đề 3
Giải thích câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
I. Mở bài.
	- Những phương diện làm nên giá trị con người: phẩm chất, hình thức.
	- Đề cao giá trị phẩm chất, tục ngữ đã có câu: Tốt gỗ ...”.
II. Thân bài:
* Em hiểu vấn đề trong câu tục ngữ ntn?
	- Gỗ: chất liệu làm nên đồ vật; phẩm chất của con người.
	- Nước sơn: lớp phủ làm bề mặt đồ vật thêm đẹp; hình thức, vẻ bên ngoài của con người.
-> Nước sơn đẹp nhưng gỗ ko tốt thì đồ vật vẫn nhanh hỏng; Con người cũng cần cái nết, phẩm chất chứ ko phải chỉ cần cái đẹp bên ngoài.
* Vì sao nhân dân lại nói như vậy?
	- Hình thức sẽ phai tàn, nhưng phẩm chất, nhân cách còn mãi, thậm chí còn ngày càng được khẳng định theo thời gian.
	- Nội dung bao giờ cũng giá trị hơn hình thức. Người có phẩm chất tốt luôn được mọi người yêu mến, kính trọng.
* Cần hành động ntn?
	- Chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức.
	- Tham gia hoạt động thể thao để rèn luyện thể chất, giúp đỡ gia đình.
* Liên hệ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”.
III. Kết bài:
	- Câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống hiện tại.
	- Cần hài hoà 2 mặt nội dung, hình thức.
* 4.Cùng cố
5.Dặn dò 
	- Triển khai phát triển thành dàn ý chi tiết 2 đề trên.
	- Tiếp tục ôn tập, lập dàn ý các đề còn lại.
RUT KINH NGHIEM
TUẦN	NGÀY SOẠN
TIẾT	NGÀY DẠY
 	 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiếp)
I. Mục tiêu:
	Giúp hs hệ thống hoá kiến thức cơ bản về các phép tu từ đã học và cách biến đổi kiểu câu, mở rộng câu.	
II. TIÊN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: - Nêu các kiểu câu đã học? Các kiểu đó khác nhau ntn?
3. Giới thiệu bài
HOẠTĐỘNG GV-HS
NỘI DUNG
BS
? Có thể biến đổi câu bằng cách nào? Mục đích?
- H. Cho ví dụ về các kiểu câu, biến đổi câu?
? Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
? Các biện pháp tu từ đã học ở lớp 7?
- H. Nêu khái niệm, phân loại.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- H. Làm bài tập (nhóm)
 Thi làm nhanh.
- H. Trình bày, nhận xét, bổ sung.
- G. Chữa bài.
I. Nội dung kiến thức.
1. Các phép biến đổi câu:
* Có 2 phép biến đổi câu:
- Chuyển câu chủ động thành câu bị động.
- Mở rộng câu: Bằng trạng ngữ.
 Bằng cụm chủ - vị.
* Tác dụng: 
 - Nội dung ý nghĩa của câu thêm cụ thể.
 - Tạo nhiều kiểu câu, linh hoạt trong khi nói, viết, tránh lặp từ, tăng hiệu quả diễn đạt.
* Ví dụ: ...
2. Các phép tu từ:
 - Liệt kê.
 - Điệp.
II. Luyện tập.
Bài 1.
a, Cho ví dụ về câu đơn bình thường.
 Mở rộng câu (theo 2 cách).
b, Cho ví dụ về câu chủ động (bị động).
 Biến đổi kiểu câu thành bị động (chủ động).
Bài 2: Cho ví dụ về các phép liệt kê khác nhau.
 Nêu tác dụng của phép liệt kê.
Bài 3. 
 Viết đoạn văn (3 - 5 câu) có sử dụng câu bị động; có sử dụng câu mở rộng thành phần; có sử dụng phép liệt kê.
 (Gạch chân các câu theo yêu cầu)
BS
*4: Củng cố.
	- Các cách biến đổi câu.
	- Các phép liệt kê. Tác dụng.
*5Dặn dò.
	- Vận dụng kiến thức TV, chọn và phân tích đv trong vb.
	- Tập viết đoạn văn (Bài 3)
	- Chuẩn bị: Ôn tập theo câu hỏi, hoàn thiện đề cương.
RUT KINH NGHIEM
 	 HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
I. Mục tiêu:
	Học sinh có định hướng trong việc ôn tập, kiểm tra. Nắm được kiến thức trọng tâm của chương trình về cả 3 phân môn của ngữ văn 7.
	Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để làm bài kiểm tra đạt hiệu quả.
II.TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: 
3. Giới thiệu bài.
HOẠTĐỘNG GV-HS
NỘI DUNG
BS
- G. Nêu các yêu cầu đối với việc ôn tập các phân môn.
? Nêu các VBNL đã học?
Nội dung của vb được thể hiện ntn?
? Nêu nội dung của 2 truyện ngắn bằng 1 - 2 câu?
? Tóm tắt 2 vb truyện?
- Nắm khái niệm các kiểu câu.
 Cho ví dụ.
? Cách làm bài văn NL?
 Bố cục bài GT, CM?
- G. Nhấn những điều cần lưu ý khi làm bài.
 + Cách trình bày.
 + Thời gian.
I. Những nội dung cơ bản.
1. Phần văn.
 - Nắm nội dung cụ thể của các vb đã học.
a, Văn bản nghị luận: (4 vb).
 - Nội dung của bài được thể hiện ở nhan đề.
b, Văn bản truyện: 
 - Sống chết mặc bay: Phản ánh cuộc sống lầm than của người dân, tố cáo quan lại thối nát, vô trách nhiệm.
 - Những trò lố...: Phơi bày trò lố bịch của Va-ren trước người anh hùng đầy khí phách cao cả PBC.
* Tóm tắt 2 vb (khoảng 1/2 trang)
c, Văn bản nhật dụng: 
 - Ca Huế ...: Nét đẹp của 1 di sản văn hoá tinh thần.
2. Phần TV.
 a, Nắm được kiểu câu: câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động.
 b, Cách nhận diện, biến đổi câu.
 c, Đặc điểm, tác dụng của phép liệt kê.
* Vận dụng viết đoạn văn kết hợp các vđ TV.
3. Phần TLV.
 a, Nắm được 1 số vđ chung của văn NL: Đặc điểm, mđ, bố cục, thao tác lập luận.
 b, Cách làm bài văn nghị luận.
* Chú ý:
 - Nắm chắc (thuộc) vb.
 - Ôn tập toàn diện, ko học lệch, học tủ.
 - Vận dụng kiến thức, kĩ năng tổng hợp.
 - Trình bày sạch, rõ ràng, viết câu đúng chính tả, đủ thành phần.
 - Bài TLV cần đủ 3 phần...
 - Cân đối thời gian.
BS
* 4.CỦNG CỐ
5.DẶN DÒ
	- Nắm chắc nội dung các tiết ôn tập.
	- Thi học kì: 
RUT KINH NGHIEM
TUẦN	NGÀY SOẠN
TIẾT	NGÀY DẠY
 	 KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
	Đánh giá khả năng nắm kiến thức và kĩ năng làm bài của hs.
II.TIÊN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra:
 3.Bài mới
Hoạt động 1 phát đề
Hoạt động 2 quan sát
Hoạt động 3 thu bài
4.củng cố 
5.dặn dò chuẩn bị	CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
TUẦN	NGÀY SOẠN
TIẾT	NGÀY DẠY
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 (PHẦN VĂN, TLV)
I. Mục tiêu:
Giúp hs hiểu biết sâu hơn về địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần, truyền thống và hiện nay.
Bỗi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc, tinh hoa của địa phương.
II.TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: 
3. Giới thiệu bài.
* Tiết 1: Thi kể chuyện, đố vui.
	+ Hình thức: (Chia nhóm)
 - Kể chuyện về các địa danh, di tích, danh nhân...
	 - Cho dữ liệu - đoán địa danh.
	+ Nội dung: - NGUYEN TRUNG TRUC,MẠC CỬU, ....
	-HÀ TIEN, HON PHỤ TỬ ....
* Tiết 2: 
a, Thi sưu tầm tục ngữ, ca dao KIEN GIANG.
	+ Hình thức: (Theo tổ)
	- Học sinh đọc các câu tục ngữ, ca dao đã sưu tầm và sắp xếp.
	- Các tổ nhận xét, đánh giá.
	- Bình chọn từ ngữ liên quan.
	- Biểu dương những câu hay, học sinh cùng chép tư lệu.
b, Giới thiệu những nét đặc sắc về quê hương: phong cảnh, tục lệ, quà, ...
 (bằng một bài văn ngắn).
* 4: Củng cố.
	- Nhận xét, đánh giá tiết học. Giáo dục ý thức, t/y quê hương.
* 5.Dặn dò
	 - Sưu tầm tư liệu.
	 - Làm thơ, vẽ tranh về RẠCH TRÀM
TUẦN	NGÀY SOẠN
TIẾT	NGÀY DẠY
 HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
I. Mục tiêu:
	Học sinh tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng.
II.TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: - Em hiểu thế nào là đọc diễn cảm?
3. Giới thiệu bài.
I. Gv nêu yêu cầu đọc:
	- Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng.
	- Đọc diễn cảm: thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi vb, giọng điệu riêng.
II. Tìm hiểu cách đọc từng văn bản.
 * Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (4 hs).
	- Giọng: hào hùng, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.
	- Nhấn từ ngữ: nồng nàn, sôi nổi, kết, mạnh mẽ, to lớn, lướt, nhấn chìm tất cả...có, chứng tỏ, cũng rất xứng đáng...
	- Lưu ý ngắt nhịp: đúng vế câu TN, điệp, đảo.
	- Quan hệ từ: từ ... đến ..., cho đến (đoạn 3)
* Văn bản 2: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (3 - 4 hs).
	- Giọng: chậm rãi, điềm đạm, t/c tự hào, khẳng định.
	- Nhấn từ ngữ: tự hào, tin tưởng...
	- Chú ý điệp: Tiếng Việt, nói thế có nghĩa là nói rằng...
* Văn bản 3: Đức tính giản dị của Bác Hồ (2 - 3 hs)
	- Giọng: nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng.
	- Chú ý: ngắt câu nhiều vế, nhiều thành phần.
	- Nhấn từ ngữ: sự nhất quán, lay trời chuyển đất, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp...
* Văn bản 4: Ý nghĩa văn chương.
	- Giọng: đọc chậm, trừ tình giản dị, t/c sâu lắng và thấm thía.
III. Tiến hành:
	- Hs khá, gv đọc mẫu.
	- Lần lượt hs tập đọc, nhận xét, rút kinh nghiệm.
	- Mỗi tiết 2 vb.
	- Gv: đánh giá chất lượng đọc, những điều cần khắc phục.
4Củng cố
5.dặn dò
- Tập đọc mạch lạc, rõ ràng.
	- Học thuộc lòng mỗi vb 1 đoạn mà em thích nhất.
RUT KINH NGHIEM	
TUẦN	NGÀY SOẠN
TIẾT	NGÀY DẠY
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 (PHẦN TV)
I. Mục tiêu:
	Giúp hs khắc phục được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.	
II.TIẾN TRÌNH
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra: 
3. Giới thiệu bài.
I. Các mẹo chính tả:
1. Mẹo về dấu: Cách phân biệt dấu hỏi, ngã.
* Trong các từ láy TV có quy luật trầm bổng:
+ Trong 1 từ 2 tiếng thì 2 tiếng này đều là bổng hoặc đều là trầm.
	(không có 1 tiếng thuộc hệ bổng lại láy âm với tiếng thuộc hệ trầm).
	Hệ bổng: sắc, hỏi, không.
	Hệ trầm: huyền, ngã, nặng.
	Ví dụ: chặt chẽ, nhơ nhớ, nhớ nhung, õng ẹo.
+ Mẹo sắc, hỏi, không - huyền, ngã, nặng.
 - Nếu chữ láy âm với nó là dấu sắc, dấu không hay dấu hỏi thì nó là dấu hỏi.
	Ví dụ: mê mẩn, ngơ ngẩn, bảnh bao, trong trẻo, nhỏ nhen.
 - Nếu chữ kia là dấu huyền, dấu nặng, hay dấu ngã thì nó sẽ là dấu ngã.
	Ví dụ: mĩ mãn, loã xoã, nhũng nhẵng, não nề.
2. Cách phân biệt l và n:
 - L đứng trước âm đệm, N lại không đứng trước âm đệm.
 - Chữ N không bao giờ bắt đầu đứng trước một vần đầu bằng oa, oă, uâ, ue, uy.
 Ví dụ: cái loa, chói loá, loạc choạc, luyện tập, lở loét, luật lệ, loắt choắt...
 - L láy âm rộng rãi nhất trong TV.
 - Không có hiện tượng L láy âm với N, chỉ có N - N, L - L.
 Ví dụ: no nê, nườm nượp, nô nức,..
3. Cách phân biệt tr - ch:
 - Không đứng trước những chữ có vần bắt đầu băbgf oa, oă, oe, uê.
 Ví dụ: choáng, choé, ...
4. Phân biệt s và x:
 - S không đi kèm với các vần đầu bàng oa, oă, oe, uê.
	Ví dụ: xuề xoà, xuê xoa,...
 - S không bao giờ láy lại với X mà chỉ điệp.
	Ví dụ: sục sạo, sỗ sàng, san sát, xao xuyến, xôn xao,...
 - Tên thức ăn thờng đi với X; tên đồ dùng và chỉ người, vật đều đi với S.
	Ví dụ: - xôi, xúc xích, lạp xườn...
 - sư, súng, sắn, sóc, sò, sếu...
II. Luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docxNv 7 tu 2335.docx