Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích (tiếp)

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đặc điểm của một bài văn NLgiải thích và yêu cầu cơ bản của phép LL giải thích.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng CM

- Nhận diện và phân tích một vb NL giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu vb này.

- Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.

Kĩ năng sống

 

doc 16 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 Ngày soạn: 7-3- 2012 Ngày giảng 12/3/2012 
 Tiết 104.
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH.
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của một bài văn NLgiải thích và yêu cầu cơ bản của phép LL giải thích.
2. Kĩ năng:
* Kĩ năng CM
- Nhận diện và phân tích một vb NL giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu vb này.
- Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.
Kĩ năng sống 
- Suy nghÜ, phª ph¸n, s¸ng t¹o: ph©n tÝch, b×nh luËn vµ ®­a ra ý kiÕn c¸ nh©n vÒ ®Æc ®iÓm, bè côc, ph­¬ng ph¸p lµm bµi v¨n nghÞ luËn.
- Ra quyÕt ®Þnh: lùa chän c¸ch LL, lÊy DC khi t¹o lËpVB vµ giao tiÕp hiÖu qu¶ b»ng v¨n nghÞ luËn
3. Thái độ: 
- Hiểu mục đích , tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích..
II.CÁC PHƯƠNG TIỆN DH TÍCH CỰC: Bảng phụ,BĐTD 
III.CHUẨN BỊ:
- GV: G/án, máy chiếu
- HS: Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những hướng dẫn của GV.
V. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ : KT kết hợp trong giờ 	
3. Bài mới:
	Phép lập luận chứng minh nhiều khi không đủ đẻ thuyết phục người đọc, người nghe, vì vậy cần có phép lập luận giải thích.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
* Hoạt động 1.
? Trong đời sống, khi nào người ta cần giải thích? 
- HS. Khi người ta có điều gì chưa rõ mà lại muốn biết.
? Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày? 
- HS. Nêu câu hỏi, trả lời (giải thích).
? Mục đích của giải thích là gì?
? Muốn giải thích được các sự vật ta phải làm ntn?
 (Muốn GT được sự việc, sự vật thì ta phải tìm hiểu, phải học hỏi, phải có kiến thức chính xác, sâu rộng).
? Trong VNL, người ta thường yêu cầu GT vấn đề gì? Mđ của việc GT đó?
- HS đọc ghi nhớ 1
- HS. Đọc văn bản (70).
? Bài văn giải thích vấn đề gì
? Xác định bố cục văn bản?
A. Mở bài: 
 Giới thiệu vai trò của khiêm tốn
B. Thân bài:
 - Khiêm tốn là gì?
 - Biểu hiện của người khiêm tốn?
 - Tại sao con người phải có lòng kh/ tốn?
C. Kết bài: - Ý nghĩa của kh. tốn?
- HS. Trả lời câu hỏi b,c,d sgk (71)
? Em hiểu thế nào là lập luận GT?
? Nhận xét về bố cục, cách diễn đạt trong văn bản này?
- GV. Chốt vấn đề: Mđ của GT
 Các cách GT.
 Yêu cầu của bài GT.
- HS. Đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2.
- HS. Đọc vb “Lòng nhân đạo”.
? Xđ vđ được giải thích
 ? Phương pháp giải thích trong vb ?
- HS. Phát hiện, thảo luận.
Nghĩa đen?
Nghĩa bóng?
Nghĩa sâu?
 4. Củng cố:3’
- Khái quát lại nội dung kiến thức cơ bản.
5. Hướng dẫn về nhà:2’
- Học ghi nhớ.
- Nắm được đặc điểm của kiểu bài GT
- Sưu tầm vb GT để làm tư liệu học tập.
- Soạn bài: Sống chết mặc bay.
I. Bài học:
1 Mục đích .
a. VD
- Làm cho mọi người hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực.
- Trong văn nghị luận: Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, các chuẩn mực hành vi của con người.
b. Ghi nhớ 1:
2. Phương pháp giải thích.
a.VD:
vb: “Lòng khiêm tốn”
+ Bài văn GT vđ: Lòng khiêm tốn.
+ Phương pháp giải thích.
 - Nêu định nghĩa về lòng khiêm tốn.
 - Nêu những biểu hiện của người khiêm tốn.
 - Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn.
+ Diễn đạt mạch lạc, bố cục chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu.
b. Ghi nhớ 2: sgk (71)
II. Luyện tập.
 Bài 1: Phân tích vb: Lòng nhân đạo.
- Vđ được giải thích: Lòng nhân đạo.
- Phương pháp GT: (lí lẽ + d/c)
 - Giải thích bằng đ/n.
 - Liệt kê biểu hiện của lòng nhân đạo.
 Bài 2: Đề : Giải thích câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên”.
 Lập ý:
- Không thầy: không có người thầy
- Đố mày: lời thách đố, khẳng định vai trò người thầy.
- Mày: người bị bậc cha chú quở trách
- Làm nên: sự nghiệp, chuyên môn, nhân cách
-> Vai trò quan trọng của người thầy đối với việc làm nên nhân cách, sự nghiệp cho đời mỗi con người.
- Quở trách những người nông cạn và có thái độ không tôn trọng thầy.
+ Liên hệ câu ca dao:
Muốn sang phải bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ hãy yêu lấy thầy
RÚT KINH NGHIỆM.......................................................................................
TUẦN 28 Ngày soạn: 6/3/2012 Ngày giảng:/3/2012
Tiết 105, 106. 
SỐNG CHẾT MẶC BAY.
 (Phạm Duy Tốn)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Phạm Duy Tốn.
- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại dưới chế độ cũ.
- Những thành công nghệ thuật của truyện ngắn Sống chết mặc bay - một trong những tác phẩm được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nghịch lí.
2. Kĩ năng:
a/ Kĩ năng CM
- Đọc - hiểu một truyện ngắn hiện đại đầu thế kỉ XX.
- Kể tóm tắt truyện.
- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp b/Kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục
- Tự nhận thức được giá trị của tinh thần trách nhiệm với người khác.
- Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng, cảm nhận của bản thân về thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi khổ của nhân dân, từ đó xác định được lối sống trách nhiệm với mọi người. 
3. Thái độ: 
- Thông cảm sâu sắc với cuộc sống khổ cực của người nông dân dưới chế độ cũ.
- Căm ghét bọn quan lại của chế độ cũ vô trách nhiệm đã đẩy người nông dân vào cảnh màn trời chiếu đất.
II. CHUẨN BỊ
- Gv: G/án, , tài liệu tham khảo khác, tranh ảnh về cảnh được minh họa trong bài 
- Hs: Soạn, chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
	Ở lớp 6 các em đã được làm quen với một số truyện ngắn trung đại VN. “ Sống chết mặc bay” là truyện ngắn hiện đại đầu tiên mà chúng ta được tìm hiểu trong chương trình. Tác phẩm được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại VN. Trong truyện, Phạm Duy Tốn đã phản ánh hiện thực của xã hội VN những năm đầu thế kỉ XX.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
*Hoạt động 1:GV HD đọc-tìm hiểu chú thích
? Nêu hiểu biết của em về tác giả
Hs trả lời theo hiểu biết
*Gv chiếu tư liệu về tác giả trên máy, giới thiệu bổ sung: Phạm DuyTốn là một trong những tên tuổi tiêu biểu cho lớp “ Tây học” đầu TK XX, ông khá thành công về thể loại truyện ngắn. Ông được coi là cây bút tiên phong trong bước hình thành truyện ngắn hiện đại với khuynh hướng hiện thực.
GV: Đọc diễn cảm, chú ý thay đổi ngữ điệu phù hợp với nội dung của mạch truyện
- Cảnh dân phu đi kè đê: khẩn trương xúc động
- Cảnh quan lại, nha phủ đánh bài: châm biếm, mỉa mai
* GV đọc mẫu-> gọi 2 HS đọc nối tiếp đến hết
-> GV nhận xét
? Truyện kể về những sự việc gì? Nhân vật chính là ai?
?Dựa vào các sự việc chính, em hãy kể tóm tắt truyện.
- HS tóm tắt bằng ngôi kể thứ 3, lược bỏ các đoạn đối thoại.
? Truyện được sáng tác trong khoảng thời gian nào? Nêu bối cảnh lịch sử nước ta lúc bấy giờ
GV: Đầu TK XX đất nước ta dưói chế độ thực dân nửa phong kiến, đời sống nhân dân lầm than, cực khổ, quan lại ăn chơi xa xỉ, chèn ép, bóc lột nhân dân 
? Văn bản thuộc thể loại gì ?
? Truyện trung đại và truyện ngắn hiện đại có điểm gì giống và khác nhau.
- Giống: đều thuộc thể loại truyện ngắn (tự sự)
- Khác: + Truyện T. đại viết bằng chữ Hán, thiên về kể chuyện người thật, việc thật, cốt truyện đ. giản thường mang m.đích giáo huấn.
+ Truyện hiện đại viết bằng văn xuôi hiện đại có tính chất hư cấu, cốt truyện phức tạp hơn hướng vào khắc hoạ hình tượng nhân vật, phản ánh mối quan hệ nhân sinh, đời sống tâm hồn của con người.
? Truyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
- HS trả lời
-GV chiếu trên máy
? Phần nội dung nào là chính? Vì sao?(Phần 2 vì dung lượng dài nhất, tập trung miêu tả làm nổi bật nhân vật chính là quan phủ). 
? Qua phần chuẩn bị bài ở nhà, em thấy trong truyện ngắn này tác giả chủ yếu sử dụng nghệ thuật gì ?(- Tương phản, tăng cấp)
? Em hiểu thế nào về nghệ thuật này.
? Hai mặt tg. phản cơ bản trong truyện là gì ?
*GV: Chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu 2 cảnh này để hiểu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện.
? Cảnh muôn dân hộ đê được tác giả miêu tả ntn ?( thời gian, không gian, địa điểm, không khí, cảnh tượng hộ đê )
? Thời gian, không gian được tác giả đưa ra có ý nghĩa gì?
(Đêm khuya, mưa to không ngớt, nước sông dâng nhanh có nguy cơ làm đê vỡ-> Nhấn mạnh sự nguy cấp của việc cứu đê.)
 ? Em có cảm nhận gì về không khí và tinh thần của con người trong đoạn văn.
? Mặc dù hàng trăm nghìn người làm việc khẩn trương, có trách nhiệm song em thấy tình thế khúc đê có khả quan không? Tìm những câu văn miêu tả tình cảnh lúc bấy giờ?
- Đê núng thế, thẩm lậu: 
? Tên sông được nói cụ thể (sông Nhị Hà) nhưng tên làng tên phủ được ghi bằng ký hiệu (làng X thuộc phủ X). Điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả.
- Tác giả muốn bạn đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi trong nước ta.
+ trời : mưa vẫn tầm tã trút xuống
+ sông: nước cứ cuồn cuộn bốc lên
- Than ôi! Sức người khó địch nổi với sức trời hỏng mất -> nguy cấp, vô vọng
? Nghệ thuật miêu tả của tác giả trong đoạn 1 có gì đặc sắc
- Ngôn ngữ miêu tả:
+ Nhiều từ láy tượng hình (bì bõm, lướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn)
+ Kết hợp ngôn ngữ biểu cảm (than ôi, lo thay, nguy thay)
? Qua phân tích em có cảm nhận gì về cảnh hộ đê của người dân.
? Qua đó, em nhận xét gì về thái độ của tác giả với cảnh được miêu tả.
HS đọc diễn cảm lại văn bản? 
(KẾT THÚC TIẾT 1)
? Những kẻ có trách nhiệm trong việc đi hộ đê được nhắc đến trong truyện là ai, chúng đang ở đâu, làm gì?(Quan phủ, nha lại đánh tổ tôm ở trong đình)
? Cảnh trong đình được miêu tả ntn (địa điểm, không khí, quang cảnh)
-? Trong đó tác giả tập trung m. tả cảnh gì ?
(- Cảnh quan phụ mẫu đánh tổ tôm)
? Tìm những chi tiết miêu tả quan phụ mẫu (đồ dùng, sinh hoạt, dáng ngồi, cách nói) (liên hệ với phép liệt kê)? 
?Em có nhận xét gì về những đồ dùng sinh hoạt của viên quan khi đi hộ đê.?
? Điều quan tâm nhất của viên quan phụ mẫu lúc này là gì?(- Ván bài đang chơi dở)
? Qua những chi tiết này em có nhận xét gì về chân dung viên quan phụ mẫu
? Thái độ của quan trước cảnh đê có nguy cơ bị vỡ ntn? (- Lạnh nhạt, thờ ơ, vô tâm)
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật viết truyện trong đoạn này.
* GV: Đoạn văn tập trung miêu tả viên quan phụ mẫu mang trọng trách đi hộ đê nhưng ta có cảm giác quan đang ngồi nghỉ ngơi, chơi trong tư thất với đầy đủ tiện nghi sang trọng, xa xỉ, kẻ hầu người hạ, không một chút gì lo âu hay quan tâm đến nhiệm vụ hộ đê của mình. Những lời bình của tác giả cho ta hiểu rõ hơn bộ mặt thật của viên quan phụ mẫu " Ngài mà còn dở ván bài.dầu trời long đất lở, đê vỡ, dân trôi ngài cũng thây kệ." 
* HS theo dõi đoạn tiếp: “Khi đó...điếu mày” 
?Sự tăng cấp trong việc đam mờ cờ bạc của quan phủ được thể hiện tất rõ trong đoạn này. Em hãy phân tích để làm rõ ? 
( Thảo l ... m đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu - đại diện cho nhà cầm quyến thời Pháp thuộc; đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
-> Tác giả vạch trần bản chất “Lòng lang dạ thú”, táng tận lương tâm của quan phủ trước sinh mạng của người dân-> giá trị hiện thực
- Vừa gợi tả cảnh tượng lụt do đê vỡ vừa tỏ lòng ai oán cảm thương của tác giả- Cảm thương thân phận người dân bị rẻ rúng.-> giá trị nhân đạo
IV. Luyện tập.
Liệt kê các câu đối thoại theo mẫu:
Ngôn ngữ đối thoại của quan phủ
Ngôn ngữ đối thoại của thầy đề
- Có ăn không thì bốc
- Dạ, bẩm, bốc
- Bẩm quan lớnđê vỡ mất rồi!
- Đê vỡrồiKhông còn phép tắc gì nữa à? 
? - Đuổi cổ nó ra!
- Dạ, bẩm
4. Củng cố:
? Theo em, 2 bức tranh trong sgk vẽ với dụng ý gì?
- H. Minh hoạ nd chính; tạo cảnh trái ngược, làm nổi bật tư tưởng phê phán...
-G.Khái quát nội dung cơ bản của tiết học. 4. Củng cố :4’
? HS chơi trò chơi ô chữ:
 1.Tác giả của truyện ngắn này ( Phạm Duy Tốn)
2. Một động từ dùng trong khi đánh bài được nhắc đến trong truyện ngắn này ? ( 2 chữ cái) ăn
3. Tên con sông trong câu chuyện này ? ( Nhị Hà)
4. Động từ thể hiện hành động của tên người nhà với với quan phụ mẫu ( ba chữ cái) ( Gãi)
5. Một trong số âm thanh được nhắc đến trong truyện này ( 6 chữ cái) (xao xác)
6. Từ miêu tả vẻ ngoài của người nhà quê được nhắc đến trong truyện ( Lấm láp)
7. Cách tạo ra những hành động , cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau theo một dụng ý nào đó. ( Tương phản)
 ( ô chữ hàng dọc : tăng cấp)
? Vì sao tác giả lại đặt nhan đề truyện là “ Sống chết mặc bay”
? Cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện
5. Hướng dẫn về nhà:
- Đọc truyện, kể tóm tắt, học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập 2 phần luyện tập
- H/a quan phụ mẫu được khắc hoạ ntn ? Ý nghĩa của vb
- Tìm hiểu nghệ thuật đối lập, tăng cấp trongVB
. - Vẽ bản đố tư duy kiến thức bài
 . - Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn lập luận văn giải thích
IV RÚT KINH NGHIỆM
TUẦN 28 Ngày soạn: 10/3/2012 Ngày giảng: /3/2012
Tiết 107. ÔN TẬP.LUYỆN TẬP VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
A MỤC TIÊU
1-Kiến thức: Hệ thống hóa những kiến thức cần thiết về tạo lập VB về LLGT làm quen và thực hành lập luận GT. 
2- Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng hệ thống hóa, tổng hợp kiến thức và trình bày lập luận mang tính khoa học.
3- Thái độ: tích cực ôn tập, luyện tập.
B CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN
-Thầy : máy chiếu
-Trò : Bảng ôn tập ,giấy trong
C-TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
1-Ổn định tổ chức lớp
2 Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS + KT trong quá trình ôn tập
3 Bài ôn tập- Luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
HĐ I: Ôn tập: Các bước tạo lập văn bản:
? Các bước tạo lập Vb?
Các bước làm bài văn NL? Một bài văn NLthường gồm mấy phần?
 Tìm hiểu đề và tìm ý là tìm hiểu những gì?
Phép LL giải thích?
Khi trình bày LLGT người ta thường dùng những phương pháp nào? 
HĐII: Luyện tập
-GV hướng dẫn HS tiến hành các bước làm bài
-Hướng trình bày LL giải thích
-HS đọc phần 1 tr 84 SGK
? Đề y/ c GT vấn đề gì?ND VĐ câu TN đặt ra
Phép LL?
? Để tìm nghĩa cho câu TN , em phải làm thế nào? Hãy tìm một số ý cho đề bài trên( Nghĩa đen, nghĩa bóng, ý nghĩa sâu xa)
?DB của bài văn NL thường gồm mấy phần.Mỗi phần trình bày những ND gì?
?Đối với đề bài này, phần MB cần giới thiệu những gì?
?Phần TB cần giải thích những gì?
- Nghĩa đen của câu TN là gì?
-Nghĩa bóng của câu TN là gì 
 -Ý nghĩa của câu TN là gì
*GV giới thiệu các cách MB ;
+ Đi thắng vào đề (1)
+Đối lập HC>< ý thức (2)
+ Nhìn từ chung- riêng (30
*Phân nhóm: Nhóm 1-Cách 1
Nhóm 2- cách 2 Nhóm 3-Cách 3
-HS đọc các đoạn văn MB trong SGK
-Gv ? ?Theo em,các đoạn MB trên có đáp ứng nhu cầu của đề bài đã cho không?
?Như vậy, mỗi bài văn có phải chỉ có một cách MB hay không?
-HS viết phần MB theo cách đi thẳng vào VĐ
? Làm t/n để đoạn đầu tiên của phần TB liên kết được với phần MB?
?Cần làm gì để đoạn sau của phần Tb LK được với đoạn trước đó?
?Ngoài cách nói như: “Thật vậy”, còn có cách nào khác?
- Nên viết đoạn GT nghĩa đen ntn?
-Nên viết đoạn GT nghĩa bóng ntn?
-Nếu sử dụng một cách MB khác( không đi thẳng vào VĐ thì có thể viết các đoạn của Tb y như trong SGK được không?
- HS đọc đoạn KB trong SGK
? Kb ấy đã cho thấy rõ là VĐ GT xong chưa?
? Mỗi đề văn có phải chỉ có một cách KB duy nhất hay không?
-HS đọc lại – sửa lỗi câu, lỗi CT, lỗi diễn đạt
I –Ôn:Các bước làm bài văn nghị luận 
*4 bước: 1- Tìm hiểu đề- tìm ý
 2- Lập dàn bài
 3-Viết bài
 4- Đọc sửa lại
Ôn : Lập luận giải thích 
Các cách giải thích
II- Luyện tập: 
Đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Hãy giải thích
1/ Tìm hiểu đề, tìm ý:
8 Y/c của đẻ: GT câu TN( làm sáng tỏ nghĩa đen. Nghĩa bóng và ý nghĩa sâu xa của nó. Vận dụng phép LLGT
- Tìm hiểu nghĩa của câu TN ( tra Từ điển, đọc sách báo, tự suy nghĩ thêm ) 
-Liên hệ với câu ca daoTN tương tự 
-Ý nghĩa của câu TN : lời khuyên, khích lệ
2/ Lập dàn ý:
A-Mở bài: Giói thiệu câu TN
B-Thân bài: Triển khai việc giải thích:
- Nghia đen
-nghĩa bóng 
- Ý nghĩa sâu xa
C-Kết bài: Câu TN trong hiện tại
3/Viết bài:
A-MB => Có nhiều cách MB khác nhau đều đáp ứng nhu cầu của đề bài + Cần chọn cách MB hợp lý nhất để viết
B-TB 
-Đoạn đầu tiên của phần TB phải LK với phần MB
- Đoạn sau của phần Tb phải Lk với đoạn trước đó
-Có nhiều cách Lk
- Đoạn của Tb phải phù hợp với đoạn MB để bài văn thành một khối thống nhất.
C- KB
4 Đọc lại – Sửa chữa
4-Củng cố- Hướng dẫn HS học bài: 
-Gv nhắc lại các bướ c trình bày LLGT HD HS ôn LLGT 
-Tập viết các đoạn văn theo LLGT 
-Chuẩn bị bài sau: Luyện tập LLGT( CB theo phần CB ở nhà (có trong SGK)
 IV RÚT KINH NGHIỆM
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 TUẦN 28 Ngày soạn: 10-3-2012 Ngày dạy 12-13/3/2012
Tiết 108. LUYỆN TẬP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH-VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (Ở NHÀ)
I MỤC TIÊU
 1-Kiến thức: Cách làm bài văn nghị luận bằng LL giải thích;trình bày LL giải thích
2-Kĩ năng: Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần,đoạn trong bài văn giải thích . Viết bài văn giải thích hoàn chỉnh 
3-Thái độ : hiểu và thể hiện hiểu biết của mình cho người khác cùng hiểu chi tiết một vấn đề
II CHUẨN BỊ:- Gv Bảng phụ, máy chiếu hắt 
 - HS chuẩn bị theo hướng dẫn 
III TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC:
1-Ổn định tổ chức lớp
2 Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS + KT trong quá trình Luyện tập
3 Luyện tập:
Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
- HS thực hiện việc chuẩn bị với đề: Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
? Đề Y/c GT VĐ gì?
? Hãy tìm các từ then chốt trong đề bài và chỉ ra các ý quan trọng cần GT
? Dể đạt được y/c GT đã nêu trên, bài làm cần những ý gì?
HS thảo luận tìm ý
Các nghóm( đại diện trình bày các ý kiến của nhóm đã thống nhất
Các nhóm khác bổ sung
GV lưu ý HS: ngoài những gowiju ý trong SGK còn có hướng tìm ý khác nữa
HS thảo luận nhhoms- Tìm cách sắp xếp các ý- Các đại diện của các nhóm trình bày( trên máy chiếu hắt)
?Để GT ý nghĩa của câu nói ta phairGT cụ thể những ý gì?
HS tìm, sắp xếp
Gv hướng dẫn HS – phải có ý thâu tóm ý1- chuyển tiếp ý 2
GT ý 2:
-Cơ sở chân lý của câu nói đó là gì?
GT ý 3: Chân lý ấy được vận dụng ntn?
GV y/c HS nhắc lại những Y?c của đoạn TB
HS viết đoạn- viết trên giấy trong 
HS đọc đoạn đã viết- trình bày trên máy chiếu
- Nhóm nhận xét- Lớp nhận xét
Gv nhận xét, đánh giá
I Chuẩn bị ở nhà:
II Thực hành trên lớp:
1-Tìm hiểu đề- Tìm ý:
-Y/c của đề:Trực tiếp giải thích một câu nói, gián tiếp giải thích vai trò của sách đối với con người
-Từ ngữ quan trọng: Sách, ngọn đèn sáng bất diệt , giải thích nội dung
* Các ý cần GT:
- Hình ảnh “ngọn đèn sáng bất diệt”- Nghĩa bóng
-V/s sách lại là ngọn đèn sáng bất diệt/
-V/s nói đến sách, người ta liền nghĩ đến trí tuệ con người?
-VD cho thấy sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ
-Cách nói trên có phải là lời ca ngợ, tôn vinh “sách” hay không?
- Những câu nói hay về sách: “....”
- T/c thái độ của em đối với “sách”
- V/s trí tuệ con người khi đưa vào trang sách lại trở thành ngọn đèn sáng bất diệt
2-Lập dàn ý: 
A-MB : Giới thiệu VĐ, dẫn câu nói
B-TB: a/ GT ý nghĩa của câu nói:
- Sách chứa đựng trí tuệ con người
-Trí tuệ: tinh túy, tinh hoa của sự hiểu biết.
-Sách là ngọn đèn sáng : một ngọn đèn chiếu rọi, soin đường đưa con người khỏi sự u tối,của sự kém hiểu biết.
-Sách là ngọn đèn sáng bất diệt: ngọn đèn sáng không bao giờ tắt
* Cả câu: Sách là nguồn sáng vĩnh cửu được thắp lên từ trí tuệ
 b/- GT cơ sở chân lý của câu nói:
- Những cuốn sách có giá trị đúng là “ ngọn đèn sáng bất diệt”
- Ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người thu nhận được
- Những hiểu biết được sách ghi lại có giá trị cho mọi thời. Nhờ có sách mà ánh sanghs trí tuệ được tyruyeenf lại đến đời sau.
-Đấy là điều được mọi người thừa nhận.
c/- GT sự vận dụng chân lý được nêu trong câu nói:
- Chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, để sống tốt hơn
-Chọn sách tốt, sách hay để đọc
Tiếp nhận ánh sáng trí tuệ- hiểu và làm theo sách.
3-Viết đoạn: 
Viết phần MB
Viết phần TB:
+ Ý 1
+ Ý 2
+ Ý 3
Viết phần KB
4- Sửa chữa, viết lại
4- Củng cố : Hs nhắc lại LLGT
5-Hướng dẫn HS học bài : Nắm được BC của LLGt. Tập viết đoạn, bài văn NL theo LLGT. Viết bài ở nhà theo đề GV hướng dẫn.
ĐỀ: gt câu tn “ Thất bại là mẹ thành công”
- Chú ý thực hiện các bước TLVB
-Vận dụng LLGT
-Bố cục rõ 3 phần
- Lời văn mạch lạc, các đoạn Lk chặt chẽ
-Chữ và câu đúng
-HS làm bài ở nhà, thứ 6 tuần sau nộp bài
IV RÚT KINH NGHIỆM: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNVAn 7 tuan 28 MOI.doc