Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 73 đến tiết 76

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 73 đến tiết 76

I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: GIÚP HS:

- HỌC SINH HIỂU THẾ NÀO LÀ TỤC NGỮ.

- THẤY ĐƯỢC GIÁ TRỊ NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA NHỮNG CÂU TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT.

- BIẾT TÍCH LŨY THÊM KIẾN THỨC VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT QUA CÁC CÂU TỤC NGỮ.

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. KIẾN THỨC:- KHÁI NIỆM TỤC NGỮ.

 - NỘI DUNG TƯ TƯỞNG, Ý NGHĨA TRIẾT LÍ VÀ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA NHỮNG CÂU TỤC NGỮ TRONG BÀI HỌC.

2. KĨ NĂNG: - ĐỌC – HIỂU VÀ PHÂN TÍCH CÁC LỚP NGHĨA CỦA TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT.

- VẬN DỤNG ĐƯỢC Ở MỨC ĐỘ NHẤT ĐỊNH MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT.

KNS : NHẬN THỨC ĐƯỢC NHỮNG BI HỌC KINH NGHIỆM VỀ THIN NHIN VỀ LĐSX, CON

doc 18 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 73 đến tiết 76", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20	Ngày Soạn : ..2012
Tiết 73. 	 	Ngày dạy :  ..2012
Văn bản: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ
LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I-Mức độ cần đạt: Giúp HS: 
- Học sinh hiểu thế nào là tục ngữ.
- Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức của những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.
 II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
Kiến thức:- Khái niệm tục ngữ.
 - Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
Kĩ năng: - Đọc – hiểu và phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
KNS : Nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên về LĐSX, con người , xã hội 
 3. Thái độ: Rút ra được những kinh nghiệm trong đời sống từ bài học.
III.Chuẩn bị :
GV:SGK, SGV, Giáo án, tranh
HS: SGK, Tập soạn, Tập Ghi, 
IV. Phương Pháp Dạy:
Phương pháp, phân tích, thảo luận nhĩm ,..
V. Tiến trình lên lớp : ( 45’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
1.Ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra vở bài soạn của học sinh : (5’) 
3.Bài mới: (30’)
 a. Giới thiệu bài:
 Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, tục ngữ chiếm một vị trí quan trọng và có số lượng khá lớn. Nó được ví là kho báu kinh nghiệm và trí tuệ dân gian. Tục ngữ Việt Nam có rất nhiều chủ đề. Trong đó nổi bật là những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Bài hôm nay chúng ta sẽ học về chủ đề này.
b. Các hoạt động:
 HĐ1. Tìm hiểu chung: (8’)
Tục ngữ là gì ?
Những câu tục ngữ này có vai trò như thế nào trong cuộc sống?
HĐ2. Đọc – hiểu văn bản: (22’)
- Đọc: giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 câu.
- Giáo viên đọc trước một lần.
Ta có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm ? Mỗi nhóm gồm những câu nào ? Gọi tên từng nhóm đó ? 
 TL 4 (2’)
Câu tục ngữ có mấy vế câu, mỗi vế nói gì, và cả câu nói gì ? 
 Câu tục ngữ có sử dụng các biện pháp NT nào, tác dụng của nó?
 Ở nước ta, tháng năm thuộc mùa nào, tháng mười thuộc mùa nào và từ đó suy ra câu tục ngữ này có ý nghĩa gì ?
 Bài học được rút ra từ ý nghĩa câu tục ngữ này là gì ? 
 Bài học đó được áp dụng như thế nào trong thực tế ?
 Câu tục ngữ có mấy vế, nghĩa của mỗi vế là gì và nghĩa của cả câu là gì ? 
 Em có nhận xét gì về cấu tạo của 2 vế câu ? Tác dụng của cách cấu tạo đó là gì ?
 Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì ?
 Trong thực tế đời sống kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào ? 
Câu 3 có mấy vế, em hãy giải nghĩa từng vế và nghĩa cả câu ? 
 Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì ?
 Dân gian không chỉ trông ráng đoán bão, mà còn xem chuồn chuồn để báo mưa,bão.
 Câu tục ngữ nào đúc kết kinh nghiệm này ? 
 Hiện nay khoa học đã cho phép con người dự báo bão khá chính xác. Vậy kinh nghiệm “trông ráng đoán bão” của dân gian còn có tác dụng không ? Vì sao?
 Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ? kinh nghiệm nào được rút ra từ hiện tượng này ?
 Bài học thực tiễn từ KN dân gian này là gì ? 
Tại sao ngày xưa họ thường nhìn tự nhiên để dự báo thời tiết? 
 Hiện nay có dự báo thời tiết ( thiên văn) Chúng thấy độ tin cây ở đâu cao hơn vì sao?
-> HS trả lời. GV chú ý nhận xét, liên hệ và giáo dục môi trường, kĩ năng sống.
 Câu 5 có mấy vế, giải nghĩa từng vế và giải nghĩa cả câu ? 
 Em có nhận xét gì về hình thức cấu tạo của câu tục ngữ này ? Tác dụng của cách cấu tạo đó là gì ?
 Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này ?
 Ở đây thứ tự nhất, nhị, tam, xác định tầm quan trọng hay lợi ích của việc nuôi cá, làm vườn, trồng lúa ? 
 Kinh nghiêm sản xuất được rút ra từ đây là kinh nghiệm gì ? 
 Bài học từ kinh nghiệm đó là gì ?
 Trong thực tế, bài học này được áp dụng như thế nào ? Vì sao? 
-> Liên hệ giáo dục học sinh.
( Miềm Tây Nam Bộ có thể áp dụng một số tỉnh).
 Nghĩa của câu tục ngữ là gì ? 
 Câu tục ngữ nói đến những vấn đề gì ? 
 Câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì, tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? 
 Kinh nghiệm trồng trọt được đúc kết từ câu tục ngữ này là gì ?
 Bài học từ kinh nghiệm này là gì ? 
 Ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì ? 
 Hình thức diễn đạt của câu tục ngữ này có gì đặc biệt, tác dụng của hình thức đó ?
 Câu tục ngữ cho ta kinh nghiệm gì ?
 Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệp ở nước ta như thế nào ?
 Vậy những câu tục ngữ trên đúc rút kinh nghiệm gì của nhân dân ta từ xưa ?
 Qua tìm hiểu ở trên, em thấy những câu tục ngữ trên sử dụng nghệ thuật gì ?
Em rút ra được bài học gì qua tiết học này?
- Liên hệ, giáo dục HS.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
KNS : Nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên về LĐSX, con người , xã hội 
HĐ3. Hướng dẫn tự học: (9’)
4. Củng cố : (5’) 
- Đọc lại 8 câu tục ngữ và cho biết chủ đề?
- Câu nào sau nay không phải là tục ngữ?
a. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
b. Lạt mềm buộc chặt.
c. Mượn gió bẻ măng.
d. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 - 8 câu tục ngữ trên biểu hiện những kinh nghiệm gì của nhân dân?
5. Dặn dò (4’)
- Học thuộc lòng văn bản, nắm được ND, NT của từng câu, học thuộc ghi nhớ.
- Sưu tầm một số câu tục ngữ theo chủ đề trên.
- Soạn bài: “ Chương trình địa phương” ( Văn và TLV).
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Vở bài soạn , vở ghi để trên bàn.
- Hs đọc chú thích* sgk.
-> Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.
- Chú ý nghe hướng dẫn.
- Chú ý nghe, đọc lại.
-> Hai nhóm
- Tục ngữ về thiên nhiên (4 câu đầu).
 - tục ngữ về lao động sản xuất (4 cuâ cuối).
- Đọc câu tục ngữ đầu. 
->Đêm tháng năm ngắn và ngày tháng mười cũng ngắn.
->Cách nói thậm xưng ,sử dụng phép đối
-> Tháng năm thuộc mùa hè, tháng mười thuộc mùa đông.
-> Lịch làm việc mùa hè khác mùa đông.
- Hs đọc câu 2.
-> Hai vế đối xứng – Làm cho câu tục ngữ cân đối nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ.
-> Biết thời tiết để chủ động bố trí công việc ngày hôm sau.
- Hs đọc câu 3.
-> Chú ý phát biểu tương tự như các câu trên.
Câu tục ngữ:
- Tháng 7 heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
-Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
- TL 4 (3’)
->Ở vùng sâu, vùng xa, phươn tiện thông tin hạn chế thì KN đoán bão của dân gian vẫn còn có tác dụng.
- Hs đọc câu 4.
-> Phải đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm lịch.
-> Khoa học kĩ thuật chưa phát triển.
- TL 4 (3’)
-> Thiên văn, vì độ chính xác cao hơn.
-> Những câu tục ngữ nói về cách đo thời gian, dự đoán thời tiết, thể hiện quy luật nắng mưa, gió bão, thể hiện kinh nghiệm quý bau của nhân dân về thiên nhiên.
- Hs đọc câu 5
Tất đất chỉ một mảnh đất rất nhỏ. Vàng là kim loại quý thường được can đo bằng can tiểu li, hiếm khi đo bằng tấc thước.
-> Sử dụng câu rút gọn, Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ (tấc đất) so sánh với cái rất lớn (tấc vàng) làm cho thông tin nhanh, gọn; nêu bật được giá trị của đất, làm cho câu tục ngữ cân đối, nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ.
- Hs đọc câu 6.
-> Nuôi cá có lãi nhất, rồi mới đến làm vườn và trồng lúa.
TL 4 (2’)
->- Nghề nuôi tôm, cá ở nước ta ngày càng được đầu tư phát triển, thu lợi nhuận lớn.
- Không phải áp dụng ở mọi vị trí của nước ta thứ tự của ba nghề trên
- Hs đọc câu 7.
-> Thứ nhất là nước, thứ 2 là phân, thứ 3 là chuyên cần, thứ tư là giống.
->Nói đến các yếu tố của nghề trồng lúa.
-> Sử dụng phép liệt kê - Vừa nêu rõ thứ tự, vừa nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa.
- TL2 (1’)
- Trả lời. 
- Hs đọc câu 8.
-> Sử dụng câu rút gọn và phép đối xứng – Nhấn mạnh 2 yếu tố thì, thục, vừa thông tin nhanh, gọn lại vừa dễ thuộc, dễ nhớ.
->Lịch gieo cấy đúng thời vụ, cải tạo đất sau mỗi thời vụ.
-> Những câu tục ngữ nói về mùa vụ,kĩ thuật cấy , trồng, chăn nuôi, đúc kết những kinh nghiệm quý báu của nhân dân về lao động sản xuất.
TL 4 (3’)
- Trình bày theo nhóm.
-> Nhóm khác chú ý bổ sung.
- Tùy học sinh cảm nhận.
- Hs đọc ghi nhớ.
- Chú ý trả lời.
- Nghe dặn dò.
A. Tìm hiểu chung:
* Khái niệm : 
 Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định , có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:
+ Quy luật của thiên nhiên.
+ Kinh nghiệm lao động sản xuất.
+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.
B. Đọc –hiểu văn bản:
 I. Nội dung:
1-Tục ngữ về thiên nhiên:
Câu 1: Mùa hè đêm ngắn, ngày dài; mùa đông đêm dài, ngày ngắn.
-> Sử dụng thời gian trong cuộc sống sao cho hợp lí.
Câu 2: Đêm có nhiều sao thì ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không có sao thì ngày hôm sau sẽ mưa.
 ->Trông sao đoán thời tiết mưa, nắng.
Câu 3: Khi chân trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ gà thì phải chống đỡ nhà cửa cẩn thận.
-> Trông ráng đoán bão.
Câu 4: Kiến bò ra vào tháng 7, thì tháng 8 sẽ còn lụt.
-> Trông kiến đoán lụt.
2-Tục ngữ về lao động sản xuất:
 Câu 5: Giá trị của đất.
-> Đất được coi như vàng, quý như vàng.
Câu 6: Chỉ thứ tự lợi ích kinh tế của các nghề nuôi cá, làm vườn, trồng lúa.
-> Áp dụng các nghề ở mỗi vùng sao cho hợp lí để phát triển.
Câu 7:
Nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa.
->  ... 3, 4
- Hs đọc bài văn.
- TL 4 
-> Trả lời theo nhóm.
- Xem lại bài văn.
- TL 4 
- Trả lời theo nhóm.
-> Trình bày vào bảng phụ.
- Chú ý nhận xét.
- HS đọc văn bản: Hai biển hồ.
-> Trả lời theo hiểu biết.
a. Phải có luận điểm rõ ràng.
b. Có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
c. Xác định đúng mục đích mà văn nghị luận hướng tới.
d. Cả ba ý trên.
B-Luyện tập:
Bài1/ 9. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
a. Đây là bài văn nghị luận.
Vì ngay nhan đề của bài đã có tính chất bàn luận.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: Tạo nên thói quen tốt như dậy sớm, luôn đúng hẹn, luôn đọc sách,... bỏ thói quen xấu như hay cáu giận, mất trật tự, vứt rác bừa bãi,...
- Lĩ lẽ: Thói quen xấu dễ nhiễm, tạo thói quen tốt rất khó. Nhưng mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem xét lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho XH.
- Dẫn chứng: thói quen gạt tàn bừa bãi ra nhà, thói quen vứt rác bừa bãi...
d. Lí lẽ đưa ra rất thuyết phục, dẫn chứng rõ ràng, cụ thể.
c. Bài nghị luận giải quyết vấn đề rất thực tế, cho nên mọi người rất tán thành.
Bài2/ 10. Bố cục: 3 phần.
a. MB: Tác giả nêu thói quen tốt và xấu, nói qua vài nét về thói quen tốt.
b. TB: Tác giả kể ra thói quen xấu cần loại bỏ( dẫn chứng và lí lẽ để làm rõ luận điểm.
c. KB: Nghị luận về tạo thói quen tốt rất khó, nhiiễm thói quen xấu thì dễ, cần làm gì để tạo nếp sống văn minh.
Bài3/ 10. Hai biển hồ.
-Là văn bản tự sự để nghị luận. Hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng, từ đó mà nghĩ đến 2 cách sống của con người.
 C. Hướng dẫn tự học:
- Nắn được đặc điểm chung của văn nghị luận.
- Phân biệt văn nghị luận với các kiểu văn đã học.
- Làm bài tập 3/ 10.
-Soạn bài “Tục ngữ về con người và xã hội” câu hỏi 1, 2, 3, 4
Tuần 26	Ngày Soạn : ..2012
Tiết 76. 	 	Ngày dạy :  ..2012
RÚT GỌN CÂU 
I . Mức độ cần đạt: 
 - Hiểu thế nào là rút gọn câu, tác dụng của rút gọn câu.
 - Nhận biết được câu rút gọn trong văn bản.
 - Biết cách sử dụng câu rút gọn trong nói và viết.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1.Kiến thức: - Khái niệm câu rút gọn.
- Tác dụng của việc rút gọn câu.
- Cách dùng câu rút gọn.
 2.Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích câu rút gọn.
 - Rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
KNS : Rra quyết định lựa chọn các loại câu rút gọn câu theo mục đích giao tiếp của bản thân .
3.Thái độ: Rút gọn câu phải đảm bảo không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.
III.Chuẩn bị :
GV:SGK, SGV, Giáo án, tranh
HS: SGK, Tập soạn, Tập Ghi, 
IV. Phương Pháp Dạy:
Phương pháp, phân tích, thảo luận nhĩm ,..
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
1.Ổn định lớp: (1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (5’) 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Thế nào là câu rút gọn?
- Sử dụng câu rút gọn cần chú ý điều gì?
- Tìm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng câu rút gọn
- Trong các câu sau, câu nào dùng câu rút gọn?
-> Nhận xét, cho điểm.
3.Bài mới: (30’)
 a. Giới thiệu bài:
 Câu thường có những thành phần chính nào ? 
Có những câu chỉ có 1 thành phần chính hoặc không có thành phần chính mà chỉ có thành phần phụ. Đó là câu rút gọn – Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về loại câu này
 b. Các hoạt động:
HĐ1.Tìm hiểu chung: (9’)
Cấu tạo của 2 câu ở vd1 có gì khác nhau?
Từ chúng ta đóng vai trò gì trong câu?
Như vậy 2 câu này khác nhau ở chỗ nào ? 
 Tìm những từ ngữ có thể làm CN trong câu a ?
GV: Tục ngữ không nói riêng một ai hay một nhóm người mà nó đúc rút những kinh nghiệm chung, đưa ra những lời khuyên chung cho mọi người nên chúng ta không nên thêm : em, chúng em được.
Theo em, vì sao CN trong câu a được lược bỏ ? 
 Trong những câu in đậm dưới đây, thành phần nào của câu được lược bỏ ? Vì sao ?
 Thêm những từ ngữ thích hợp vào các câu in đậm để chúng được đầy đủ nghĩa ?
 Tại sao có thẻ lược như vậy ? 
Thế nào là câu rút gọn ? 
Đặt một số câu rút gọn? 
Rút gọn câu để nhằm mục đích gì ? 
Gọi Hs đọc ghi nhớ1.
Gv chuyển ý: Mặc dù dùng câu rút gọn làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn, tránh lặp từ nhưng có phải trường hợp nào chúng ta cũng sử dụng được câu rút gọn . Cô cùng các em tìm hiểu ở phần II.
 Những câu in đậm thiếu thành phần nào ? 
 Có nên rút gọn câu như vậy không ? Vì sao ? 
-> Văn cảnh không cho phép khôi phục dễ dàng.
 Em có nhận xét gì về câu trả lời của người con ?
Ta cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn dưới đây để thể hiện thái độ lễ phép ? 
- Liên hệ, giáo dục HS.
- Khi rút gọn câu cần chú ý gì ? 
 Gọi Hs đọc ghi nhớ.
HĐ2.Luyện tập: 15’)
 Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn ? 
 Những thành phần nào của câu được rút gọn ? Rút gọn như vậy để làm gì ?
 Em hãy thêm CN vào 2 câu tục ngữ trên ? 
 Hãy tìm câu rút gọn trong các ví dụ dưới đây ? 
 Khôi phục những thành phần câu rút gọn ?
Cho biết vì sao trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn như vậy ?
 Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện trên lại hiểu lầm nhau ?
Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì về cách nói năng ? 
-> Liên hệ, giáo dục kĩ năng sống cho HS.
HĐ3. Hướng dẫn tự học : (9’)
KNS : hướng dẫn HS ra quyết định lựa chọn các loại câu rút gọn câu theo mục đích giao tiếp của bản thân .
4. Củng cố :(5 phút):
- Thế nào là câu rút gọn?
- Sử dụng câu rút gọn cần chú ý điều gì?
- Tìm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng câu rút gọn
5. Dặn dò (5 phút) 
- Học thuộc ghi nhớ, 
- Tìm 3 ví dụ về việc sử dụng câu rút gọn khiến câu cộc lốc, khiếm nhã.
- Soạn bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận. Trả lời câu hỏi phần 1,2,3
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- Vở bài soạn , vở ghi.
-> Hai thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ.
- Hs đọc vd (Bảng phụ).
-> Câu b có thêm từ chúng ta).
-> Làm CN
-> Câu a vắng CN, câu b có CN.
-> TL4 (2’)
-> Chúng ta, người ta, người VN.
-> Lược bỏ CN nhằm làm cho câu gọn hơn, nhưng vẫn có thể hiểu được.
- Hs đọc ví dụ.
- TL4 (3’)
- Trả lời vào bảng phụ.
a. Rồi ba bốn người, sáu bảy người / đuổi theo nó. 
b. Ngày mai, tớ / đi Hà Nội.
-> Làm cho câu gọn hơn, nhưng vẫn đảm bảo lượng thông tin truyền đạt.
-> Câu rút gọn: là câu đã được lược bỏ 1 số thành phần của câu, nhưng người đọc, người nghe vẫn hiểu.
->- Bạn đã soạn bài chưa ?
- Soạn rồi.
-> - Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ .
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người. (lược bỏ chủ ngữ). 
- Hs đọc ghi nhớ1.
- Hs đọc ví dụ (bảng phụ).
-> Thiếu CN.
- TL2 (2’)
-> Không nên rút gọn như vậy, vì rút gọn như vậy sẽ làm cho câu khó hiểu.
- Hs đọc ví dụ.
->Câu trả lời của người con chưa được lễ phép.
-> ạ, mẹ ạ .
- Hs đọc ghi nhớ.
Hs đọc bài 1, nêu yêu cầu của bài tập.
- TL4 – mỗi bài 3’)
-> Trình bày vào bảng phụ.
->Câu b: chúng ta, câu c: người ta.
- Đọc văn bản Mất rồi /17.
- Trả lời theo cảm nhận.
A. Tìm hiểu chung:
 I. Thế nào là câu rút gọn:
* Ví dụ1:
a. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
b. Chúng ta / học ăn, học nói, học gói, học mở
-> Câu a thiếu chủ ngữ, câu b có chủ ngữ.
* Ví dụ2:
a. Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người: lược VN.
b. -Bao giừ cậu đi Hà Nội ?
 -Ngày mai: lược cả CN và VN.
-> Những câu lược bỏ CN hoặc VN trên là câu rút gọn.
*Ghi nhớ / 15 .
II-Cách dùng câu rút gọn:
 * Ví dụ:
1. Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trong thật đông vui. Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co. 
-> Thiếu CN – làm cho câu khó hiểu.
2. - Mẹ ơi, hôm nay con được điểm 10.
 - Con ngoan quá ! Bài nào được điểm 10 thế ?
 - Bài kiểm tra toán.
-> Câu trả lời của người con chưa được lễ phép.
*Ghi nhớ/ 16 .
B. Luyện tập:
Bài 1/ 16 . Các câu rút gọn:
b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
c. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
-> Rút gọn CN – Làm cho câu ngắn gọn.
Bài 2/ 16:Câu rút gọn, khôi phục những thành phần câu được rút gọn:
a. Tôi bước tới...
 Tôi dừng chân...
 -> Những câu trên thiếu CN, câu cuối thiếu cả CN và VN chỉ có thành phần phụ ngữ.
b. Thiếu CN (trừ câu 7 là đủ CV , VN ).
- Người ta đồn rằng... Quan tướng cưỡi ngựa... Người ta ban khen... Người ta ban cho... Quan tướng đánh giặc... Quan tướng xông vào... Quan tướng trở về gọi mẹ... 
-> Làm cho câu thơ ngắn gọn, xúc tích, tăng sức biểu cảm.
Bài 3/ 17 : Mất rồi.
- Người khách hiểu lầm là vì người con dùng câu rút gọn.
- Không phải lúc nào cũng dùng câu rút gọn được. Phải tùy hoàn cảnh, ngữ cảnh. Nếu không sẽ gây sự khó hiểu, hiểu sai vấn đề.
C. Hướng dẫn tự học :
- Học thuộc ghi nhớ, 
- Tìm 3 ví dụ về việc sử dụng câu rút gọn khiến câu cộc lốc, khiếm nhã.
- Soạn bài: Đặc điểm của văn bản nghị luận. Trả lời câu hỏi phần 1,2,3
 V. Tiến trình lên lớp : ( 45’)
* Phụ lục 1 : (củng cố)
- Thế nào là câu rút gọn?
- Sử dụng câu rút gọn cần chú ý điều gì?
- Tìm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng câu rút gọn
- Trong các câu sau, câu nào dùng câu rút gọn?
a. Muốn lành nghề chớ nề học hỏi.
b. Người khôn nói mánh, người dại đánh đòn.
c. Người ta là hoa đất.
d. Một mẹ già bằng ba đứa ở. 
- Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào không nên dùng câu rút gọn ? Vì sao ?
a. Chị nói chuyện với em b. Cha nói chuyện với con
c. Bạn bè nói chuyện với nhau d. Học sinh nói với thầy cô giáo
 ..............................................

Tài liệu đính kèm:

  • docnguvan7tuan20cktkn.doc