Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 105: Văn bản: Sống chết mặc bay

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 105: Văn bản: Sống chết mặc bay

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

- Giúp học sinh hiểu những nét chung về tác giả, tác phẩm của truyện ngắn " Sống chết mặc bay"

- Rèn luyện kĩ năng đọc, kể tóm tắt, phân tích tác phẩm.

- Có thái độ đúng đắn với những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm.

- Tích hợp với phần TV và TLV

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 105: Văn bản: Sống chết mặc bay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Tiết 105
Văn bản:
	Sống chết mặc bay
	-Phạm Duy Tốn-
A. Mục tiêu bài dạy:
- Giúp học sinh hiểu những nét chung về tác giả, tác phẩm của truyện ngắn " Sống chết mặc bay"
- Rèn luyện kĩ năng đọc, kể tóm tắt, phân tích tác phẩm.
- Có thái độ đúng đắn với những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm.
- Tích hợp với phần TV và TLV.
B. Chuẩn bị:
- HS : học bài cũ và soạn bài mới.
- GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo, tranh Phạm Duy Tốn.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Trình bày tóm tắt nội dung và đặc điểm nghệ thuật của các văn bản đã học?
3. Bài mới: 
- Trong chương trình văn học lớp 6, các em đã được tìm hiểu một số truyện trung đại, đó là những truyện nào?
- Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 1 tp truyện ngắn hiện đại VN- đó là 1 tp? được viết vào đầu TK XX bằng tiếng Việt hiện đại.
HOạt động cuat thầy - trò
Nội dung cần đạt
- Hs đọc chú thích (*) sgk.
? Trình bày tóm tắt những nét chính về nhà văn Phạm Duy Tốn?
? Truyên ngắn “Sống chết mặc bay” được đánh giá như thế nào?”
- Gv hướng dẫn hs kể tóm tắt cốt truyện.
- 2 hs kể ( Phân đoạn )
- Giải thích các từ: Quan phụ mẫu?
Dân phu? Lính lệ? Hộ?
? Truyện kể về sự kiện gì? Nhân vật chính trong truyện là ai? Tìm hiểu bố cục truyện?
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? theo trình tự nào?
- HS theo dõi phần đầu:
? Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng những chi tiết thời gian, địa điểm, tình thế như thế nào ?
? Các chi tiết đó gợi lên cảnh tượng như thế nào ?
 GV : Thuỷ, hoả, đạo, tặc - trong bốn thứ đạo tặc ấy, nhân dân xếp loại giặc nước, giặc lụt lên hàng đầu. Hàng bao thế kỷ qua, người dân vùng châu thổ sông Hồng- miền Bắc Việt Nam vẫn phải đương đầu với cảnh "Thuỷ thần nổi giận": Lũ lụt, đê vỡ, nhà trôi, người chết. 
? Tên sông được nói cụ thể, nhưng tên làng, tên phủ chỉ được ghi bằng kí hiệu X. Dụng ý của tác giả là gì?
? Trong truyện, phần mở đầu có vai trò "thắt nút". ý nghĩa ' thắt nút" ở đây là gì?
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả :
- Phạm Duy Tốn(1883-1924)- Quê Hà Tây.
- Là một trong những tác giả có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại.
2. Tác phẩm :
- "Sống chết mặc bay" như "bông hoa đầu mùa" của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
II. Đọc - Hiểu văn bản:
1. Kể - tóm tắt cốt truyện:
- Chú ý giọng điệu các nhân vật: Quan phụ mẫu hống hách, nạt nộ; thầy đề sợ sệt, khúm núm ; dân phu lo sợ, khẩn thiết.
2. Chú thích:
3. Bố cục:
- Kể về sự kiện đê vỡ.
- NV chính: Quan phụ mẫu.
- Bố cục: 3 phần
 P1: đầu ] " không khéo thì vỡ mất": Cảnh đê sắp vỡ
 P2: tiếp ]"điếu, mày": Cảnh trên đê và cảnh trong đình trước khi đê vỡ.
 P3: Còn lại: Cảnh đê vỡ
- Truyện kể theo ngôi thứ 3 - trình tự thời gian, sự việc.
4. Phân tích:
a. Cảnh đê sắp vỡ:
- Thời gian : Gần 1 giờ đêm.
- Tình thế : Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to.
- Địa điểm: Nước sông làng X, phủ X, hai ba đoạn bị thẩm lậu.
] Cảnh tượng nguy cấp: Đêm tối, mưa to, không ngớt, nước sông lên nhanh có nguy cơ làm vỡ đê.
- Tác giả muốn người đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở một nơi mà phổ biến ở nhiều nơi. 
] Tạo tình huống có vấn đề (đê sắp vỡ) để từ đó các sự việc kế tiếp nhau sảy ra.
4. Củng cố kiến thức: 
- Tóm tắt lại cốt truyện ?
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Nắm chắc nội dung bài học. 
- Làm các bài tập phần Luyện tập.
- Chuẩn bị phân tích phần tiếp theo.
Tiết 106
	 Văn bản:
	Sống chết mặc bay (tiếp)
 	-Phạm Duy Tốn-
A. Mục tiêu bài dạy:
- Giúp học sinh hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của truyện ngắn " Sống chết mặc bay"
- Rèn luyện kĩ năng phân tích qua các cảnh đối lập, tương phản, tăng cấp.
- Có thái độ đúng đắn với những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm.
- Tích hợp với phần TV và TLV.
B. Chuẩn bị:
- HS : học bài cũ và soạn bài mới.
- GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo, bảng phụ.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Cảnh đê sắp vỡ được nhà văn Phạm Duy Tốn khắc hoạ như thế nào ?
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
 (Gv chia đôi bảng: cảnh trên đê - cảnh trong đình)
? Cảnh trên đê trước khi đê vỡ được miêu tả bằng đoạn văn nào? Hãy đọc đoạn văn đó?
? Hãy tìm những hình ảnh, âm thanh điển hình miêu tả cảnh trên đê?
? Ngôn ngữ miêu tả có gì đặc biệt?
? Đoạn văn gợi lên một cảnh tượng như thế nào ?
?Thái độ của tác giả trong đoạn văn là gì? Được thể hiện qua những lớp từ ngữ nào?
- Theo dõi đv kể chuyên trong đình.
? Đình được tác giả giới thiệu ở vị trí nào? quan phủ và nha lại đến đây làm nhiệm vụ gì?
? So với không khí ở ngoài đê, không khí trong đình có gì khác?
? Chân dung, tư thế quan phụ mẫu được tg miêu tả ntn?
? Đồ vật của quan phụ mẫu ?
? Hành động việc làm của quan ?
? Hình ảnh quan phụ mẫu gợi cho em suy nghĩ gì? (là một ông quan như thế nào?)
? Hình ảnh quan phụ mẫu nhàn nhã hưởng lạc trong đình trái ngược với h/a nào ngoài đê?
GV: Đặt 2 cảnh đối lập nhau như vậy gọi là phép tương phản. Theo em, phép tương phản có tác dụng gì?
? Phép tương phản còn được thể hiện bằng những chi tiết nào?
? Bên cạnh nghệ thuật tương phản, đoạn văn còn có điểm nt gì đặc biệt? Nó có tác dụng gì?
? Qua h/a tên quan phụ mẫu, tác giả muốn phê phán điều gì?
? Cảm xúc của em trước nhân vật này?
(HS tự bộc lộ)
- Theo dõi đoạn cuối truyện.
? Cảnh đê vỡ được miêu tả bằng những h/a nào? tình cảnh của người dân?
? Cách sử dụng ngôn ngữ ở đoạn văn này? Tác dụng?
? Tình cảm của tác giả trong đoạn văn như thế nào ?
? Đặt trong toàn bộ kết cấu truyện, đoạn cuối có vai trò gì?
? Qua tìm hiểu truyện, em hiểu ntn về tiêu đề " Sống chết mặc bay "?
? Em rút ra được điều gì về giá trị nội dung truyện ?
- Giá trị hiện thực ?
- Giá trị nhân đạo ?
? Em rút ra được điều gì về giá trị nghệ thuật của truyện ?
* HS thảo luận nhóm – trả lời.
- HS đọc Ghi nhớ (sgk)
b. Cảnh trên đê và trong đình trước khi đê vỡ:
* Cảnh trên đê:
- Hình ảnh: 
+ Kẻ cuốc, thuổng, đội đất, vác tre bùn lầy quá khuỷu chân.
+ Ướt lướt thướt, mệt lử, trăm lo
- Âm thanh: Trống liên thanh, ốc thổi, tiếng người
( từ láy hình tượng: bì bõm, lướt thướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn)
] Cảnh những người dân đang lo chống chọi với lũ để cứu đê: hối hả, nguy kịch tuyệt vọng thật là thảm hại.
- Từ biểu cảm: than ôi, lo thay, nguy thay, khúc đê này hỏng mất
] Thái độ lo lắng, đồng cảm với nỗi khổ của người dân.
* Cảnh trong đình :
- Đình: Trên mặt đê, cao, vững chãi, Quan phủ, nha lại đến đây làm nhiệm vụ hộ đê(đôn đốc việc đắp đê, cứu đê)
- Không khí: tĩnh mịch, trang nghiêm, ung dung, êm ái, vẻ dịu dàng.
- Chân dung, tư thế: béo tốt, uy nghi, chỗm chệ, tay trái tựa gối, chân phải duỗi
- Đồ vật xung quanh: tráp đồi mồi, ngăn bạc đầy trầu vàng, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng.
- Hành động: Xơi yến, vuốt râu, rung đùi, chơi tổ tôm, hút điếu
]Dường như quan đang nghỉ ngơi trong tư thất nhân một buổi nhàn nhã: ung dung, thanh thản, không chút bận tâm. Đặt vào trong hoàn cảnh đi hộ đê của quan ] Quan thật vô trách nhiệm .
- Trái ngược với hình ảnh gió mưa, đân phu trăm lo, nghìn sợ, vất vả, lấm láp, sức cùng lực kiệt chống lại TN.
] Phép tương phản làm nổi rõ tính cách hưởng lạc của quan phủ và thảm cảnh của người dân, góp phần thể hiện ý nghĩa đả kích của truyện "Sống chết mặc bay".
- Nghe tin đê sắp vỡ:
+ Ngoài đê: tiếng kêu vang trời, dậy đất, mọi người giật mình.
+ Quan: điềm nhiên.
- Nghe tin vỡ đê:
+ Mọi người: run cầm cập
+ Quan: đỏ mặt, quát " thời ông"
 tiếp tục chơi.
- Đê vỡ: 
+ Tiếng nước chảy
+ Quan đập tay cười, ù bài.
] Nt tương phản + thủ phép tăng cấp + N2 đối thoại ] khắc hoạ rõ nét hình ảnh quan phụ mẫu - một kẻ vô lương tâm, thờ ơ, tàn nhẫn, lạnh lung trước nỗi đau khổ của muôn dân. 
- Tố cáo, phê phán bọn quan lại có quyền lực, trách nhiệm nhưng bỏ mặc người dân trong hoạn nạn, thờ ơ với tính mạng của con người. Hành động bòn rút và vô trách nhiệm của chúng chính là nguyên nhân gây nên nỗi thống khổ của người dân.
c. Cảnh đê vỡ:
- Nước tràn lênh láng, cửa nhà trôi băng.
- Người sống không chỗ ở, người chết không chỗ chôn.
] tình cảnh thảm sầu.
- Ngôn ngữ miêu tả + biểu cảm ] thái độ xót xa của tác giả trước tình cảnh của người dân.
- Vai trò mở nút(kết thúc truyện)
- Thể hiện tình cảm nhân đạo của tác giả.
] Sống chết mặc bay" là thái độ của quan lại đối với người dân lành vô tội trong xã hội phong kiến trước cách mạng: thờ ơ, vô lương tâm, tàn nhẫn.
- Nhan đề truyện là lời tố cáo đanh thép bộ mặt của quan lại phong kiến đương thời.
5. Tổng kết:
a. Giá trị nội dung:
- Hiện thực: P/a cảnh ăn chơi hưởng lạc, vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền và cảnh sống cơ cực thê thảm của người dân trong xã hội cũ.
- Nhân đạo: Lên án kẻ cầm quyền, vô trách nhiệm với tính mạng của người dân. Cảm thương cho thân phận người dân bị rẻ rúng.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật bằng nhiều hình thức ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ đối thoại. Biện pháp tương phản và thủ pháp tăng cấp để khắc hoạ nhân vật, làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm.
 * Ghi nhớ : SGK.
4. Củng cố – Luyện tập: 
* Làm bài tập 1 / SGK. (GV dùng bảng phụ )
- HS đọc bài tập.
- Lên bảng đánh đấu vào bảng thống kê.
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Nắm chắc nội dung bài học. Học hiểu ND ghi nhớ/SGK.
- Làm bài tập 2.
- Chuẩn bị : Cách làm bài văn lập luận giải thích.
+ Đọc VD và trả lời câu hỏi SGK.
	---------------------------------------------------------
Tiết 107
Tập làm văn: 
Cách làm bài văn
lập luận giải thích.
A.Mục tiêu bài dạy: 
Giúp hs:
- Nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận giải thích.
- Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
- Có ý thức rèn luyện cách làm bài.
B. Chuẩn bị:
	- GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo (sgk + sgv Ngữ văn 7)
	- HS: Học bài, đọc trước và tìm hiểu đề bài.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Trình bày những hiểu biết của em về văn nghị luận giải thích?
- Nêu các phương pháp giải thích trong bài văn lập luận giải thích?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- Hs đọc kĩ đề bài.
- Gv ghi trên bảng.
? Nhắc lại các bước của quá trình tạo lập văn bản?
? Xác định các yêu cầu của đề bài?
? Để giải thích vấn đề trong câu TN này, có ý kiến cho răng: chỉ cần giải thích:
+ Thế nào là "đi một ngày đàng"?
+ Thế nào là "học một sàng khôn"?
Lại có ý kiến cho rằng, ngoài việc giải thích nghĩa đen, còn phải giải thích cả nghĩa bóng và nghĩa sâu (lời khuyên, khát vọng của con người). ý kiến của em ntn?
? Em rút ra được kết luận gì cho việc tìm hiểu đề, tìm ý trong bài lập luận gt?
- Hs chú ý vào dàn ý đại cương sgk.
? Dàn ý của bài văn lập luận gt gồm mấy phần?
? Từ mở bài trên, rút ra kết luận về nhiệm vụ của phần MB trong văn giải thích?
? Phần thân bài làm làm nhiệm vụ gì?
? Cần chú ý điều gì?
? Phần KB cần phải làm nhiệm vụ gì? 
- Hs đọc 3 mở bài sgk.
? Từng mở bài đã giới thiệu vấn đề bằng cách nào?
? Các mở bài này đã đáp ứng được yêu cầu cảu bài lập luận giải thích chưa?
? Như vậy có phải đối với mỗi đề văn chỉ có một cách mở bài duy nhất không?
? Hãy suy nghĩ một cách mở bài khác cho bài viết của mình?
- Hs đọc 3 đoạn TB (sgk)
? Các đoạn văn trên lần lượt giải quyết các vấn đề gì?
? Phần thân bài này tương ứng với cách mở bài nào?
? Làm thế nào để liên kết phần thân bài với phần mở bài, các phần trong thân bài với nhau?
? Hãy tìm ra những từ, những câu khác có thể liên kết các phần, các đoạn trong bài?
(HS tự tìm các từ ngữ, câu văn khác có thể liên kết)
? Đoạn 1 giải thích nghĩa đen theo trình tự nào?
? Cách giải thích vấn đề như vậy có dễ hiểu không? 
? Tương tự, hãy viết đoạn văn giải thích nghĩa bóng và nghĩa sâu của câu tục ngữ ?
- HS thực hiện.
? Phần kết bài cho thấy rõ là vấn đề đã giải quyết xong chưa?
? Theo em có thể có cách kết bài nào khác không?
? Phần cuối cùng trong quy trình viết bài văn lập luận giải thích là gì?
? Các bước làm 1 bài văn lập luận giải thích là như thế nào ?
- HS khái quát rút ra ghi nhớ/ SGK.
- Hs đọc ghi nhớ (sgk) 
? Hãy viết kết bài khác cho bài văn trên?
- HS viết – trình bày.
- Gv nhận xét.
I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích:
1. Đề bài:
 Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tuch ngữ.
2. Các bước làm bài.
a. Tìm hiểu đề và tìm ý:
* Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: lập luận gt
- Vấn đề cần giải thích : nghĩa đen và nghĩa bóng của câu TN : "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" 
* Tìm ý:
- Thế nào là "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"?
- Vì sao "Đi một ngày đàng " lại "học một sàng khôn" ?
- Câu tn có ý nghĩa ntn đối với con người trong việc đi nhiều, học rộng?
- Cần đi và học như thế nào cho có hiệu quả?
] Nắm vững, hiểu đúng vấn đề nghị luận nêu trong bài, có những mặt, những khía cạnh nào, ý nghĩa gì để gt cho đúng, cho đầy đủ.
2. Lập dàn ý:
- 3 phần: MB, TB, KB.
- MB: Giới thiệu vấn đề cần giải thích và phương hướng giải thích.
- TB: Triển khai, lần lượt giải thích từng khía cạnh của vấn đề (chú ý giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có) và nghĩa sâu sa của nó.)
- KB: Nêu ý nghĩa của vấn đề.
3. Viết bài:
a. Phần MB.
- Có 3 cách: - Đi thẳng vào vấn đề.
 - Đối lập h/c? với ý thức.
 - Nhìn từ chung đến riêng
] Có nhiều cách MB cho một đề văn, tuỳ thuộc vào sự sáng tạo của người viết, nhưng phải đảm bảo y/c của MB
b. Phần TB:
- Đ1: Giải thích nghĩa đen.
- Đ2: Giải thích nghĩa bóng.
- Đ3: Giải thích nghĩa sâu sa của câu tn?
] Phần TB này là tương ứng với cách MB trực tiếp đi thẳng vào vấn đề.
- Dùng từ liên kết: "Thật vậy" nối MB-TB
- Dùng câu liên kết:
+ “Nhưngkết quả": nối kết Đ1- Đ2
+ “Câu tục ngữ  thầm kín": Nối Đ2- Đ3.
- Giải thích nghĩa đen của từng từ, từng vế câu rồi mới GT nghĩa đen của cả câu, gắn với cơ sở thực tế.
] Dễ hiểu, rõ ràng.
c. Phần KB:
4. Đọc lại và sửa chữa:
* Ghi nhớ: SGK.
II. Luyện tập: 
4. Củng cố kiến thức:? Nêu các bước làm 1 bài văn lập luận giải thích ?
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Chuẩn bị tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý cho đề văn: Một nhà văn có nói: " Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
- Viết đoạn mở bài và kết bài.	
- Chuẩn bị đề bài trên để tiết sau luyện tập lập luận giải thích.
	Tiết 108
Tập làm văn: 
Luyện tập lập luận giải thích
- Bài viết số 6 ( ở nhà)-
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs:
- Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích.
- Vận dụng được những hiểu biết đó vào làm một bài văn giải thích một nhận định, một ý kiến về một vđ quen thuộc với đời sống của các em.
- GD ý thức thực hành đúng quy trình các bước làm văn.
- Tích hợp với phần Văn và Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
	- GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo (sgk + sgv Ngữ văn 7)
	- HS: Học bài, đọc trước và tìm hiểu đề bài.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
Nêu các bước làm bài văn lập luận chứng minh ?
3. Bài mới:	
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- Hs đọc đề bài. Gv ghi bảng.
- GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của hs.
? Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?
- HS trả lời.
? Hãy trình bày những ý em tìm được dựa trên gợi ý sgk.
- HS phát biểu ý kiến.
? Từ những ý tìm được, hãy sắp xếp và trình bày thành dàn ý hoàn chỉnh.
- GV: Chú ý dùng các biện pháp liên kết câu để liên kết với mở bài )
- Hs đọc - Gv sửa.
I. Đề bài:
Một nhà văn có nói:"Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loài người". Hãy giải thích nội dung câu nói.
II. Tiến hành các bước làm bài:
1. Tìm hiểu đề- tìm ý:
* Yêu cầu đề:
- Trực tiếp giải thích câu nói, qua đó gián tiếp giải thích vai trò của sách với trí tuệ con người.
* Tìm ý:
- Sách chứa đựng trí tuệ của con người.
- Sách là ngọn đèn sáng bất diệt: ánh sáng không bao giờ tắt đưa con người ra khỏi chốn tối tăm(sự kém hiểu biết)
] Sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ con người.
- Tại sao lại cho rằng
 + Những cuốn sách có giá trị đều ghi lại những hiểu biết quý giá của con người ]Ngọn đèn trí tuệ.
 + Những hiểu biết quý giá mà sách ghi lại không chỉ có ích cho một thời mà nó được truyền lại cho đời sau ] bất diệt.
- Câu nói ngoài việc ca ngợi, tôn vinh sách, còn để khuyên nhủ con người: chăm đọc sách, biết lựa chọn sách có ích để làm giàu thêm vốn hiểu biết phong phú của mình.
2. Lập dàn ý.
3. Viết bài:
- Viết đoạn MB (10 Phút )
- Viết đoạn giải thích ý nghĩa của câu nói.
+ Nghĩa đen.
+ Nghĩa bóng.
4. Củng cố kiến thức
? Hãy nhắc lại các bước và yêu cầu của từng bước trong bài lập luận giải thích?
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà
- Làm hoàn thiện đề văn trên vào vở.
- Bài viết số 6: Lập luận giải thích
	Đề bài:
 Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau :" Có chí thì nên".
Em hiểu ý nghĩa câu tục ngữ trên như thế nào?
Đáp án- biểu điểm
* Yêu cầu về hình thức:
- Bài làm đúng thể loại văn nghị luận giải thích
- Bố cục đầy đủ 3 phần, đúng yêu cầu từng phần
- Trình bày luận điểm rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không sai chính tả
* Yêu cầu về nội dung:
Tuỳ theo cách lập luận của từng em song bài phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
- Chí là gì?
 Chí là ý chí, là nghị lực, là lòng quyết tâm vượt lên hoàn cảnh để thực hiện được điều tốt đẹp mà mình mong muốn.
 Người có chí là người có những ước mơ cao đẹp, luôn đặt ra cáI đích để mình hướng tới và họ luôn vươn tới đích bằng chính sự kiên trì nhẫn nại của mình.
- Nên: là thành công, là điều mà con người đạt được
- Câu tục ngữ đã khẳng định vai trò to lớn của chí trong cuộc sống: muốn thành công thì con người cần phải chí hướng phấn đấu.
- Điều đó đúng vì sao?
+ Trong cuộc sống, bất kì việc gì xem ra có vẻ giản đơn nhưng nếu không có ý chí , không chuyên tâm thì việc làm sẽ không thu được kết quả lớn. Huống chi cuộc đời có biết bao thử thách khó khăn 
+ Nếu không có chí thì mơ ước sẽ mãi chỉ là mơ ước
+ Dù tài năng đến mấy mà không có chí thì cũng chẳng làm việc gì thành.( Một HS thông minh nhưng lười biếng, không chí thú học tập thì không thể có kết quả hoạc tập tốt..)
- Thực hiện lời khuyên, ta phảI làm gì?
+ Rèn luyện lòng kiên nhẫn, nghị lực vượt qua thử thách khó khăn
+ Chăm chỉ, kiên trì học hỏi
+ Đặt ra những cáI đích phù hợp với khả năng và luôn quyết tâm để đạt được cáI đích đó.
Điểm 9,10: Đạt xuất sắc những yêu cầu trên, bài sâu sắc.
Điểm 7,8: Đạt tốt những yêu cầu trên tuy nhiên còn mắc một vài lõi diễn đạt
Điểm 5,6: Đảm bảo một số yêu cầu cơ bản song nội dung còn sơ sài, con mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả
Điểm 3,4: Đúng thể loại nhưng các ý còn lộn xộn, nội dung sơ sài
Điểm 1,2: Bài chưa hoàn chỉnh, quá cẩu thả hoặc sai thể loại.
HS làm ở nhà , nộp bài sau 2 ngày.
Ngày 22 tháng 3 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc