Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 97: Văn bản: Ý nghĩa văn chương

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 97: Văn bản: Ý nghĩa văn chương

1. Mục tiêu cần đạt

 a. Kiến thức :

- Quan niệm văn chương tích cực của Hoài Thanh.

+ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm nhân đạo.

+ Tác dụng của văn chương là khơi dậy lòng vị tha, làm cho sự sống thêm giàu đẹp.

b. Rèn kỹ năng :

- Nhận ra và hiểu được nội dung của bài.

c. Tư tưởng :

- Thái độ khoa học và trân trọng của tác giả dành cho văn chương.

- Lối nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.

 

doc 13 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 97: Văn bản: Ý nghĩa văn chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 26 /2/2011 	 Ngày giảng 7A: 28/2/2011
 Tuần 27 7D: 1/3/2011
Tiết 97: Văn bản:
Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
 Hoài Thanh
1. Mục tiêu cần đạt
	a. Kiến thức :	
Quan niệm văn chương tích cực của Hoài Thanh.
+ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm nhân đạo.
+ Tác dụng của văn chương là khơi dậy lòng vị tha, làm cho sự sống thêm giàu đẹp.
b. Rèn kỹ năng :
Nhận ra và hiểu được nội dung của bài.
c. Tư tưởng :
Thái độ khoa học và trân trọng của tác giả dành cho văn chương.
Lối nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
2. Chuẩn bị
a.Thầy : SGK, soạn giáo án, Bảng phụ.
b.Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3.Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (4')
 Câu hỏi: Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”(Phạm Văn Đồng)?
 Đáp án:
- Nội dung : Giản dị là đức tính giản dị của Bác Hồ.
 + Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.
 + ở Bác: giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tinh thần và tình cảm tốt đẹp.
- Nghệ thuật : + Bài văn có dẫn chứng cụ thể và nhận xét sâu sắc vừa thấm đượm tình cảm chân thành.
 + Cách chướng minh thuyết phục.
 + Kết hợp các thao tác nghị luận.
 GV nhận xét à cho điểm.
b. Bài mới 
 Giới thiệu bài (1’) Chúng ta đã học và nhiều tác phẩm văn học, các tác phẩm văn học đó được gọi chung là văn chương.Văn chương là gì, nó có nguồn gốc từ đâu ta sẽ tìm hiểu tiét hôm nay.
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
Gv: Gọi HS đọc chú thích
Nêu vài nét về tác giả?
Hỏi: Nêu xuất xứ của bài văn ?
Gv: Nêu yêu cầu đọc àđọc mẫu 
Gv: Cùng hs gải thích các từ khó sgk
Hỏi: Em hiểu thế nào là văn chương?
Hỏi: Bố cục của văn bản này như thế nào?
Hỏi: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
Hỏi: Theo em, tác giả quan niệm như thế đã đúng chưa. Em biết quan niệm nào khác về văn chương không?
Gv: Trong đoạn văn tiếp, để làm rõ nguồn gốc nhân ái của vật chất tác giả đã nêu nhận định vai trò tình cảm trong sáng tạo văn chương.
Hỏi: Hãy tìm những câu văn đó?
Hỏi: Em hiểu nhận định này ntn ?
Hỏi: Em hãy tìm một số tác phẩm đã học để chứng minh cho quan niệm văn chương có gốc nhân ái của Hoài Thanh ?
Hỏi: Theo Hoài Thanh công dụng của văn chương là gì ?
Hỏi: Trong câu văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, tác giả cho thấy công dụng nào của văn chương ?
Hỏi: Trong câu còn lại cho thấy văn chương có công dụng nào nữa?
Gv: Như vậy, chỉ bằng bốn câu văn bàn về công dụng của văn chương, Hoài Thanh đã giúp ta hiểu thêm công dụng của văn chương: 
+ làm giàu tình cảm con người
+ làm đẹp, làm giàu cho cuộc sống.
+ gốc của văn chương là tình cảm nhân ái
+ văn chương có công dụng đặc biệt: vừa làm giầu tình cảm con người vừa làm đẹp giầu cuộc sống.
Hỏi: Tác phẩm văn học nào tác động sâu sắc nhất đến tình cảm của em?
Hỏi: Theo em đặc sắc trong bài vănn này là gì?
Hỏi: Qua đó em hiểu tác giả là người ntn?
Tác giả Hoài Thanh 
(1909 – 1982) là nhà phê bình văn học.
- Viết 1936, in 1942.
Đọc.
- Đọc giải thích.
- Được hiểu là những tự sự miêu tả, tuỳ bút, bút kí, thơ mà các em đã đọc, đã học.
- Hai phần.
+ Phần 1: Từ đầu à lòng vị tha.=> Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
+ Phần 2 : Còn lại.
Nội dung : Công dụng của văn chương.
Thảo luận (1’)
Là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. Hay nói cách khác văn chương có nguồn gốc là nhân ái.
Đúng; tuy nhiên vẫn có cách quan niệm khác. Ví dụ: Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người à các quan niệm mặt dù khác nhau nhưng đều bổ sung ý nghĩa cho nhau
- Văn chương sẽ là gợi lòng vị tha.
- Văn chương phản ánh đời sống, sáng tạo ra đời sống, sự sáng tạo ấy bắt nguồn từ cảm xủc rộng lớn của nhà văn.
- Những câu hát về tình cảm gia đình, những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, những câu hát than thân, mẹ tôi 
- Gây cho ta những tình cảm ta không có. Luyện cho ta những tình cảm có sẵn.
- Biết cái hay cái đẹp của cảnh vật của tự nhiên, cuộc sống của loài người 
Rèn luyện, mở rộng thế giới tình cảm của con người.
Làm giầu tình cảm của con người.
Giầu nhiệt tình, cảm xúc, có sức cuốn hút người đọc.
HS tự bộc lộ
a. lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giầu tình cảm 
b. lập luận chặt chẽ, sáng sủa.
c. vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
- Am hiểu văn chương. Trân trọng, đề cao văn chương.
I. Đọc và tìm hiểu chung (10’)
1. Tác giả, tác phẩm:
Tác giả Hoài Thanh (1909 – 1982) là nhà phê bình văn học.
- Viết 1936, in 1942
2. Đọc 
3.Giải thích từ khó.
4. Bố cục, thể loại:
- 2 phần.
II. Phân tích:
1. Nguồn gốc của văn chương (11’).
- Là lòng thương người, thương muôn vật, muôn loài.
- văn chương sáng tạo ra sự sống, là hình ảnh của sự sống.
2. Cồng dụng và ý nghĩa của văn chương (11’)
- Rèn luyện, mở rộng thế giới tình cảm của con người.
- Làm giàu tình cảm của con người.
- Văn chương làm đẹp và hay những thứ bình thường trong cuộc sống.
- Các thi nhân, văn nhân làm giàu cho lịch sử nhân loại.
III. Tổng kết (5')
- C¸ch vµo ®Ò bÊt ngê mµ tù nhiªn, hÊp dÉn, xóc ®éng.
- C¸ch lËp luËn võa cã lý lÏ võa cã c¶m xóc, h×nh ¶nh.
* Ghi nhớ : SGK/63
c. Củng cố, luyện tập (2’) 
 Đọc diễn cảm đoạn văn em thích nhất trong văn bản.
 d. Hướng dẫn học bài và làm bài tập (1’) 
Học bài cũ, phân tích văn bản theo bố cục.
Làm bài tập phần luyện tập.
Chuẩn bị : Kiểm tra 1 tiết môn văn.
Ngày soạn : 27 /2/2011 	 Ngày giảng 7A: 1/3/2011
 	 7D: 2/3/2011
Tiết 98: Văn:
KIỂM TRA VĂN
1. Mục tiêu bài kiểm tra:
	a. Kiến thức :	Ôn tập và hệ thống lại kiến thức các văn bản đã học từ học kì II.
b. Rèn kỹ năng : Kĩ năng làm bài.
c. Tư tưởng :
Giáo dục HS ý thức viết bài. Đánh giá trình độ làm bài văn nghị luận của bản thân để rèn luyện phấn đấu, phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm.
2. Đề bài. 
Phần I. Trắc nghiệm:
Câu1: Văn bản" Đức tính giản dị của Bác Hồ" là của tác giả nào?
A. Hoài Thanh
B. Phạm Văn Đồng.
C. Đặng Thai Mai.
D. Hồ Chí Minh.
Câu 2: Văn bản "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt thuộc kiểu văn bản nào?
	A. Biểu cảm.
	B. Nghị luận
	C. Nghị luận chứng minh.
	D. Nghị luận giải thích.
Câu 3: Trong văn bản "ý nghĩa văn chương" của Hoài Thanh. Cho biết nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
	A. Phản ánh đời sống, sáng tạo ra đời sống.
	B. Là lòng thương người, thương cả muôn vật, muôn loài.
	C. Bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.
	D. Bắt nguồn từ cái đẹp.
Phần II. Tự luận:
Viết một đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến sau: Nhân dân Việt Nam ta luôn sống theo đạo lí "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
3. Đáp án , Biểu điểm.
Phần I: Trắc nghiệm: (3đ)
Câu1: B. Phạm Văn Đồng (1đ)
Câu 2: C. Nghị luận chứng minh (1đ)
Câu 3: B. Là lòng thương người, thương cả muôn vật, muôn loài. (1đ)
Phần II. Tự luận (7đ)
*) Dàn bài:
A. Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.(1đ)
B. Thân bài:
Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn (5đ)
- Từ xưa: Dân tộc Việt Nam luôn nhớ tới cuội nguồn, luôn biết ơn những người đã cho mình hưởng thành quả, những niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống.
- Ngày nay: đạo lí ấy vẫn được người dân Việt Nam của thời đại phát huy (dẫn chứng)
C. Kết bài (1 điểm)
 - Nêu lại ý nghĩa của luận điểm phần mở bài.
 - Suy nghĩ, bài học.
* Lưu ý: Cộng hoặc trừ 0,5 – 1 điểm cho các lỗi về trình bày: Chính tả, dùng từ, đặt câu, chữ viết.
4. Nhận xét bài kiểm tra
Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
Tập viết lại bài văn này ở nhà.
Chuẩn bị bài mới : Sống chết mặc bay.
Ngày soạn : 28 /2/2011 	 Ngày giảng 7A: 2/3/2011
 	 7D: 4/3/20
Tiết 99: Tiếng Việt:
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
 ( Tiếp theo) 
1. Mục tiêu cần đạt
	a. Kiến thức :	
Nắm được quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Nắm được quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động; mục đích.
b. Rèn kỹ năng : Kĩ năng thực hịên quy tắc đó.
c. Tư tưởng : Nhớ và vận dụng câu chủ động, bị động vào nói và viết.
2. Chuẩn bị: 
a.Thầy : SGK, soạn giáo án, Bảng phụ.
b.Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (4')
 Câu hỏi: Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho ví dụ?
 Đáp án: - Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ chủ thể(người, vật) thực hiện một hành động nào đó hướng vào người khác.
 - Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ đối tượng được(bị) hoạt động của người học vật khác hướng vào.
 Ví dụ: Lan yêu hoa hồng
 Hoa được bố mẹ yêu quý.
 GV nhận xét HS.--> cho điểm.
b. Bài mới 
 Giới thiệu bài (1’) Tiết trước Các em đã được học xong về câu rút gọn, câu đặc biệtHôm nay cô vào các em tiếp tục tìm cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
Gv: treo bảng phụ.
a, Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm" hoá vàng".
b, Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm" hoá vàng".
 ( Vũ Bằng )
Hỏi: Em hãy so sánh hai ví dụ a và b?
Hỏi: Hãy chuyển đổi thành câu chủ dộng tương ứng?
Vậy là từ một câu chủ động ta có thể chuyển đổi thành hai câu bị động khác nhau.
Hỏi: Có mấy cách chuyển đổi câu chủ đông thành câu bị động?
Bài tập nhanh: Những câu sau đây có phải là câu bị động không? Vì sao?
Bạn em được giải nhất trong kì thi học sinh giỏi
Tay em bị đau.
Mặc dù có từ "bị " và từ ''được" cũng là câu bị động.
Hỏi: Bài học hôm nay chúng ta rút ra dược phần ghi nhớ gì?
Hỏi: Chuyển đổi câu chủ động thành hai câu bị động?
Nhận xét, bổ sung
Lưu ý:Dấu ( ) chỉ những từ ngữ không bắt buộc phải có trong câu.
Hỏi: Chuyển đổi thành hai câu với từ"bị, được" . Cho biết sắc thái ý nghĩa có gì khác nhau?
Đọc ví dụ
HS Khá
- Giống: Cùng chủ đề miêu tả, cùng nội dung miêu tả.
- Khác: Câu a dùng từ "được" câu b không.
=> Đây là 2 câu bị động.
- Người ta đã hạ cánh màn diều treo ở đầu bàn thờ ông vải...
Hai cách: 
Đọc ghi nhớ.
Suy nghĩ, lên bảng trình bày
Suy nghĩ trình bày 
I. Cách chuyển đổi Câu chủ đông thành câu bị động (21’)
1. Ví dụ:
2.Nhận xét.
- Cách 1: chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm vào các từ"bị" hay "được" vào sau từ (cụm từ) ấy.
- Cách 2: Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt dộng lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến tờ (cụm từ) chỉchủ thể hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
* Ghi nhớ SGK/64.
II. Luyện tập:(16')
1. Bài tập 1:
a, - Ngôi chùa ấy dược một nhà 
- Ngôi chùa ấy xây dựng từ thế kỉ XIII.
b, Người ta làm tất cả cánh cửa
- Tất cả cánh cửa chùa được làm
- Tất cả cánh cửa chùa làm bằng
 c, Con ngựa bạch được buộc
- Con ngựa bạch buộc
d, Một lá cờ.
2. Bài tập 2:
a, Em bị thầy giáo phê bình( hàm ý tiêu cực)
- Em được thầy giáo phê bình( hàm ý tích cực)
b, Ngôi nhà ấy bị( hàm ý tiêu cực)
- Ngôi nhà ấy được (hàm ý tích cực)
C, Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn được trào( hàm ý tích cực)
- Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn bị trào( hàm ý tiêu cực)
c. Củng cố, luyện tập (2’) 
 Nhắc lại nội dung của bài
 d. Hướng dẫn học bài và làm bài tập (1’) 
Học thuộc ghi nhớ. 
Lấy ví dụ về câu CĐ- BĐ và cách chuyển đổi câu chủ đông thành câu bị động
Làm bài tập 3.
Chuẩn bị bài mới: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu .
Ngày soạn : 1/3/2011 	 Ngày giảng 7A: 3/3/2011
 	 7D: 4/3/2011
Tiết 100: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH
1. Mục tiêu cần đạt
	a. Kiến thức :	
Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách làm văn lập luận chứng minh.
b. Rèn kỹ năng :
 - Kĩ năng vận dụng những hiểu biết vào viết đoạn văn chứng minh; luyện cách nói trước tập thể lớp.
c. Tư tưởng : GD HS hiểu và yêu loại văn chứng minh.
2- Chuẩn bị:
a.Thầy : SGK, soạn giáo án, Bảng phụ.
b.Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (1')
 GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
b. Bài mới.
 Giới thiệu bài (1’) Tiết trước Các em đã nắm được thế nào là phép lập luận chứng minh, cách làm bài văn chứng minh, cũng như các bước làm bài văn chứng minh. Tiết này ta sẽ vận dụng vào làm bài tập
HĐ của giáo viên
HĐ của học sinh
Nội dung
Với đề bài này các em có sự chuẩn bị chu đáo ở nhà rồi, các bước cụ thể được làm ở nhà. Hôm nay chúng ta đi lập dàn ý và tập viết đoạn văn: MB, TB, KB.
Phương pháp chung của bài là phương pháp diễn dịch.
Hỏi: Bố cục bài văn này gồm mấy phần?
Hỏi: Phần MB nêu nhiệm vụ gì?
MB
Hỏi: Phần thân bài?
Gv: Mỗi bài văn có tác dụng riêng. Cần nêu được tác dụng đó.
Hỏi: Nêu phần kết bài?
Gv: Chia nhóm: 3nhóm
Nhóm 1: Viết phần mở bài
Nhóm 2: Viết TB
Nhóm3: Viết kết bài.
Đã chuẩn bị ở nhà ở lớp sửa và nhập tâm
Y/c: Đọc đoạn văn chuẩn bị cho các bạn trong tổ nghe và góp ý.
Tổ khác nhận xét góp ý.
Nhận xét sửa chữa cho điểm.
3 phần.
Nêu được những ý nghĩa và công dụng của văn chương. Một trong những công dụng đó là "Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có"
a. Hiểu "Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có" là như thế nào 
- Văn chương rèn luyện, bồi đắp những tình cảm sẵn có tốt đẹp ở mõi người: Tình yêu quê hương đất nước- con người (thương người nghèo khổ)
- Văn chương còn là tác dụng truyền cảm: Giúp con người nhận thức được, nâng cao hưn những tình cảm ấy.
b, Tìm những dẫn chứng trong văn học để CM ?
- Cổng trường mở ra, Mẹ tôi.
- Mùa xuân của tôi, những câu hát về tình yêu quê hương.
- Bánh trôi nước, những câu hát than thân.
- Khẳng định lại công dụng của văn chương trong cuộc sống.
Mỗi nhóm sẽ cử hai bạn đọc phần MB, TB, KB 
 Nói đến ý nghĩa công dụng của văn chương người ta thường nói đến công dụng:"Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có" nội dung văn chương bao giờ cũng là tình cảm của nhà văn vứi cuộc sống. Khi đã thành văn, tình cảm của nhà văn được truyền đến người đọc, tạo nên sự đồng cảm sâu sắc và phong phú hưn tình cảm sẵn có ở người đọc.
 Bức thư của bố gửi cho con trai mình trong bài " Mẹ tôi" làm em thấy hối hận và xót xa khi nhớ lại những lần phạm lỗi với mẹ.
 Em đã có lần ăn cốm nhưng đến khi đọc văn bản "Một thứ quà" em mới thấy mình chưa nhân ra được cái nguồn gốc cao quý, thanh sạch của cốm nên chưa biết thưởng thức cốm.
 Văn bản" Bánh trôi nước" và " Những câu hát than thân" đã giúp em hiểu và cảm thông hơn với thân phận chìm nổi của những người phụ nữ, nỗi gian truân vất vả, thân phận thấp cổ bé họng của người nông dân trong xã hội phong kiến
 Tóm lại: Qua các tác phẩm văn học chúng ta thấy rõ công dụng của văn chương rất quan trọng đối với mỗi con người
Đề bài: Chứng minh rằng " Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có"
I. Dàn bài:(7')
A. Mở bài: 
B. Thân bài:
C. Kết bài:
II. Thực hành: (33’)
Nhóm 1: MB
Nhóm 2:TB
Nhóm 3: KB
c. Củng cố, luyện tập (2’) 
 Nhắc lại nội dung của tiết học
 d. Hướng dẫn học bài và làm bài tập (1’) 
Viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
Ôn tập lại lí thuyết và phương pháp làm văn chứng minh.
Chuẩn bị:Trả bài viết số 5, Tiếng Việt. Kiểm tra văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc