Giáo án Ngữ văn 7 tuần 8 - Trường THCS Hiệp Thạnh

Giáo án Ngữ văn 7 tuần 8 - Trường THCS Hiệp Thạnh

QUA ĐÈO NGANG

 Bà Huyện Thanh Quan

A . MỤC TIÊU

 - Hiểu giá trị tư tưởng – nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luật chữ Nôm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu của

 bà Huyện Thanh Quan.

B. KIẾN THỨC CHUẨN

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.

 - Đặc điểm thơ của Bà huyện Thanh Quan qua bài “ Quan đèo Ngang”.

 - Cảnh đèo Ngang và tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ.

 - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong abi2 thơ.

2. Kỹ năng

- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

 - Phân tích một số chi tiết nghệ thuật đọc đáo trong bài thơ.

 

doc 11 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1338Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tuần 8 - Trường THCS Hiệp Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 08
 Văn học
 Tuần : 08 	Ngày soạn : 20/9/2010
 Tiết : 29 	Ngày dạy : 28/9/2010
QUA ĐÈO NGANG
 Bà Huyện Thanh Quan
A . MỤC TIÊU
	- Hiểu giá trị tư tưởng – nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đường luật chữ Nôm tả cảnh ngụ tình tiêu biểu của
 bà Huyện Thanh Quan.
B. KIẾN THỨC CHUẨN
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan.
	- Đặc điểm thơ của Bà huyện Thanh Quan qua bài “ Quan đèo Ngang”.
	- Cảnh đèo Ngang và tâm trạng của tác giả thể hiện qua bài thơ.
	- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong abi2 thơ.
2. Kỹ năng 
- Đọc - hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.
	- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật đọc đáo trong bài thơ. 
C. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1 - KHỞI ĐỘNG
- Ổn định
- Kiểm tra
(?) Khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau:
Qua 2 bài “ Sau phút chia li, ; Bánh trôi nước” Chúng ta có thể khái quát ntn về số phận, phẩm chất người phụ nữ việt Nam thời phong kiến ?
a) Long đong, chìm nổi.
b) Ba chìm bảy nổi vẫn giữ lòng son.
c) Xa cách, đợi chờ, chung thuỷ.
d) Buồn bã, cô đơn, than thân, trách phận.
- Bài mới
Giới thiệu bài: Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang như: Cao Bá Quát có bài “ Đăng Hoành Sơn” ( lên núi Hoành Sơn); Nguyễn Khuyến có bài: “ Quá Hoành Sơn” (Qua núi Hoành Sơn); Nguyễn Thượng Hiền có bài: “ Hoành Sơn xuân vọng” ( mùa xuân trông núi Hoành Sơn)  Nhưng tựu trung,được nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là bài: Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan.
- Lớp trưởng báo cáo.
- Chọn đáp án b
Aûnh : Minh họa
HOẠT ĐỘNG 2 - ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
- Giáo viên: Hướng dẫn đọc: Giọng nhẹ nhàng trầm buồn thể hiện tâm trạng nhà thơ.
- Giáo viên: Đọc văn bản.
- Yêu cầu: HS đọc lại bài thơ.
- Yêu cầu: Học sinh đọc chú thích *
(?) Giới thiệu vài nét về tác giả ? 
Giảng thêm: xuất thân của Bà
(?) Hãy cho biết thể thơ ? ( số câu, số tiếng và cách gieo vần)
(?) Tìm những câu đối nhau trong bài.?
- Giới thiệu thêm:
+ Bố cục: Đề, thực, luận, kết.
+ Luật:
- Tiếng thứ 2 (câu 1) thanh bằng là thể bằng, thanh trắc là thể trắc.
- Tiếng 1,3,5 tuỳ ý (nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ lục phân minh)
+ Nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3.
+ Niêm: Câu 1 niêm Câu 8; 2-3; 4-5; 6-7
không đúng những điều trên là thất niêm, thất luật.
+ Đặc trưng tiêu biểu: Tính cô đúc, súc tích.
(?) Nội dung chính của bài thơ ?
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo trước cảnh tượng hoang sơ của Đèo Ngang.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1) Tác giả
 - Bà Huyện Thanh Quan, tên thật: Nguyễn Thị Hinh. 
2) Tác phẩm 
 + Thất ngôn bát cú.
 + Vần: 1,2,4,6,8.
 + Đối: 3,4 và 5,6.
3) Đại ý 
Tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nữ sỹ trước cảnh tượng hoang sơ của Đèo Ngang.
HOẠT ĐỘNG 3 - PHÂN TÍCH
- Yêu cầu: HS đọc lại bài thơ
(?) Cảnh Đèo Ngang được miêu tả thời điểm nào trong ngày ?
(?) Thời điểm chiều tà có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
(?) Không gian nơi đèo hoang được gợi tả qua những hình ảnh nào ?
(?) Cảnh vật Đèo Ngang được phác hoạ bằng những hình ảnh nào ? Điệp từ chen có tác dụng gì ?
(?) Còn âm thanh, nơi đây có những âm thanh gì ? Âm thanh đó gợi lên điều gì ?
(?) Qua đó, em thấy bức tranh nơi đèo Ngang gợi lên điều gì ?
(?) Aán tượng nổi bật của cảnh vật trong hai câu thơ trên là gì ? Vì sao lại có ? Nhận xét cách tả về mặt nghệ thuật ? Hai từ láy lom khom, lác đác có tác dụng gì ?
Chuyển ý : Ở phần bức tranh cảnh vật, thông qua những nét miêu tả cảnh để ngụ tình, ta thấy được tâm trạng buồn, cô đơn của bà Huyện Thanh Quan.
(?) Ta hiểu gì về 2 loại chim quốc và đa đa ?
(?) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu thơ trên ?
(?) Theo em, những điển tích, truyền thuyết trong bài có ý nghĩa gì trong việc điễn tả tâm trạng của nhà thơ ?
-Bình : Nỗi buồn hiu hắt, nhẹ nhàng ở đầu bài thơ trở nên mênh mông, nặng trĩu, đượm một nét thuê lương trước cái khoắc khoải, vô vọng của tiếng chim và ngày tàn trong hốc núi .
Chuyển ý : Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua hai hình thức . 6 câu trên là mượn cảnh để ngụ tình . 2 câu cuối nhà thơ đã trực tiếp tả tình như thế nào ?
(?) Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong không gian chật hẹp ?
 (?) Từ những phân tích trên em hãy nhận xét về ngôn ngữ và cảm xúc của nhà thơ khi qua Đèo Ngang ?
(?) Bài thơ thể hiện tâm trạng gì ?
(?) Bài thơ có sử dụng nghệ thuật đặc sắc nào ?
- Chiều tàn, nắng sắp tắt.
- Đèo Ngang hùng vĩ, thâm u, hiểm trở càng trở nên hoang vu, buồn vắng vào lúc chiều tà xế bóng.
- cỏ, cây, hoa,láĐiệp từ: chen.®gợi sức sống của cỏ cây ở 1 nơi chật hẹp, gợi vẻ hoang dã, vô trật tự của thế giới vô tri.
- Điệp âm liên tiếp:tà, đá, là hoa.
- Cảnh dưới núi, bên sông đã xuất hiện con người và sự sống vì đứng trên đèo nhìn xuống, cùng với từ láy gợi hình ảnh nhỏ xíu, thưa thớt®vắng vẻ, tăng nổi buồn.
- Hiện thân những người mất nước. Chim quốc 
(SGK), chim đa đa (Bá Di, Thác Tề thời nhà Chu cướp nước Thương ) 
-Tâm trạng nhớ quê, nhớ nhà, nhớ nước, hoài cổ (nhớ thương nuối tiếc triều đại đã qua – triều Lê) Với một thời vàng son rực rỡ .
- Tương quan: Đối lập, ngược chiều giữa cái bát ngát, rộng mở bao la bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề, khép kín bấy nhiêu
- Bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả .
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
II. PHÂN TÍCH
1. Nội dung
a) Bức tranh cảnh vật
- Thời gian: Lúc chiều tà . 
- Không gian: Trời, non, nước cao rộng.
- Cảnh vật: Có cỏ, cây, hoa, lá, nhà chợ bên sông.
- Âm Thanh: Có tiếng kêu con chim Quốc, Đa Đa.
=> Gợi lên vẻ tiêu điều, hoang sơ.
b) Tâm trạng con người
- Buồn, cô đơn.
- Hoài cổ nhớ nước, nhớ người.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng điêu luyệt thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Sử dụng bút pháp ngụ cảnh tả tình.
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm trong việc gợi hình, gợi cảm.
- sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình.
3. Ý nghĩa văn bản
a) Nội dung
- Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật đèo Ngang.
b) Nghệ thuật
- Phong cách thơ trang nhã, vận dụng điêu luyện thơ Đường thất ngôn bát cú trong việc tả cảnh ngụ tình.
HOẠT ĐỘNG 4 - LUYỆN TẬP
(?) Tìm hàm ý trong cụm từ “ Ta với ta”
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
IV. LUYỆN TẬP
- “ Ta với ta” có nghĩa là một mình.
HOẠT ĐỘNG 5 - CỦNG CỐ - DẶN DÒ
(?) Hãy nêu lại bố cục của bài thơ ?
(?) Phân tích bức tranh cảnh vật qua bút pháp của Bà Huyện Thanh Quan ?
(?) Ý nghĩa của bài thơ “ Qao đèo Ngang” 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học bài, học thuộc lòng bài thơ “ Qua Đèo Ngang ” 
-Tìm đọc thêm một số bài thơ của bà Huyện Thanh Quan.
(?) Bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ gì ? Vì sao ?
- Soạn bài : “ Bạn đến chơi nhà ” như sau + Tác giả
+ Tác phẩm
+ Bố cục
+ Đại ý 
+ Soạn nội dung theo câu hỏi phần đọc hiểu văn bản .
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Văn học
 T uần : 08 	Ngày soạn : 20/9/ 2010
 Tiết : 30 	Ngày dạy : 02/ 10/ 2010
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
 Nguyễn Khuyến
A . MỤC TIÊU
- Hiểu được tình bạn đậm đà, thắm thiết của Nguyễn Khuyến qua một bài thơ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật.
- Biết phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
B. KIẾN THỨC CHUẨN
1. Kiến thức
	- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.
	- Sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thúy của Nguyễn Khuyến trong bài thơ.
2. Kỹ năng
	- Nhận biết được thể loại của văn bản.
	- Đọc – hiểu văn bản thơ Nôm thất ngôn bát cú.
	- Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.
C. HƯỚNG DẪN – THỰC HIÊN
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1 - KHỞI ĐỘNG 
- Ổn định
- Kiểm tra bài cũ
(?) Đọc thuộc lòng bài thơ: Qua Đèo Ngang và cho biết vài nét về tác giả?
(?) Cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của tác giả ntn?
(?) Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang được thể hiện ra sao?
- Bài mới
Giới thiệu: Sống ở đời ai mà không có bạn bè thân thích. Có bạn cuộc sống sẽ có ý nghĩa và tốt đẹp biết bao nhiêu và nhất là khi người bạn ấy sẽ là những người ý hợp tâm đầu với mình. Điều đó ta sẽ thấy qua bài thơ: Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. 
- Lớp trưởng báo cáo.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
HOẠT ĐỘNG 1 - ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
- GV hướng dẫn cách đoc: Chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh như thấp thoáng 1 nụ cười.
- GV: Đọc tác phẩm
- Yêu cầu : HS đọc tác phẩm và chú thích *
(?) Hãy cho biết vài nét về tác giả Nguyễn Khuyến? ( Tại sao người ta thường gọi ông là tam nguyên Yên Đổ?)
- GV: Cho HS quan sát chân dung Nguyễn Khuyến .
(?) Bài thơ thuộc thể thơ gì? Nhịp điệu các câu thơ ntn? Giọng điệu tình cảm trong bài là gì? 
(?) Giải thích từ: nước cả, khôn, rốn ?
(?) Bố cục bài thơ được tác giả sáng tạo linh hoạt như thế nào ?
- Giảng: Bố cục thông thường “ Dề, thực, luận, kết” mỗi phần hai câu thơ.
(?) Bài thơ : Bạn đến chơi nhà nói về chuyện gì?
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
+ Câu 1: Giới thiệu sự việc ( bạn đến chơi)
+ Câu 2®7: Trình bày hoàn cảnh của mình.
+ Câu 8: Bộc lộ tình bạn đậm đà, chân thật, tự nhiên, dân dã
I. TÌM HIỂU CHUNG
1) Tác giả
Nguyễn Khuyến (1835-1909) là nhà thơ làng cảnh Việt Nam.
2) Tác phẩm
-Thất ngôn bát cú.
-Vần: 1,2,4,6,8.
- Nhịp: 4/3, 2/2/3.
 Câu 6: 4/1/2.
3) Bố cục
+ Câu 1: Giới thiệu sự việc ( bạn đến chơi)
+ Câu 2®7: Trình bày hoàn cảnh của mình.
+ Câu 8: Bộc lộ tình bạn đậm đà, chân thật, tự nhiên, dân dã.
4) Đại ý: Bạn đến chơi mà Nguyễn Khuyến không có gì đãi bạn chỉ có một tình bạn đẹp.
HOẠT ĐỘNG 3 - PHÂN TÍCH 
- Gọi HS đọc lại bài thơ .
(?) Đọc lại câu 1 (vui, hồ hởi), em có nhận xét gì về lối nói của tác giả ở câu 1?
(?) Qua lời chào, em biết được điều gì về quan hệ của Nguyễn Khuyến với bạn mình? ( Họ gặp nhau có thường xuyên không, xưng hô có gì đáng chú ý, họ gặp nhau ở đâu?)
- Yêu cầu: Đọc từ câu 2 đến câu 7.
(?) Theo cách giới thiệu ở câu 1, thì đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi ra sao khi bạn đến nhà chơi?
(?) Thế nhưng ở đây Nguyễn Khuyến đãi bạn ra sao? Hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi là như thế nào ?
(?) Vì sao sau lời chào Nguyễn Khuyến lại nhắc ngay đến chợ xa. Điều đó cho ta hiểu hiểu gì về tình cảm của Nguyễn Khuyến đối với bạn ? 
(?) Nguyễn Khuyến trình bày hoàn cảnh của mình như vậy có phải ông định kể khó than nghèo với bạn không?
(?) Vậy ở đây Nguyễn Khuyến đã dùng cách nói gì ? Mục đích của cách nói ấy?
- Yêu cầu: HS đọc câu cuối.
(?) Đến đây Nguyễn Khuyến muốn nói điều gì về tình bạn? Ta với ta ở đây là ai?
- Yêu cầu: HS thảo luận 3 phút
(?) Vậy, có phải Nguyễn Khuyến chỉ coi trọng tinh thần mà coi thường vật chất, coi vật chất là tầm thường, không có ý nghĩa chăng ?
- Yêu cầu: Đại diện trả lời.
(?) Thái độ của cụ Tam Nguyên ra sao khi bạn ghé thăm ?
(?) Tóm lại tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là gì? 
(?) Về nghệ thuật, ta thấy có những nét đặc sắc gì ?
(?) Bài thơ thể hiện lên điều gì trong cuộc sống ? 
(?) Quan niệm đó còn có giá trị trong thời hiện đại nay không ?
(?) Em có nhận xét gì về ngôn ngữ trong bài thơ?
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Họ ít gặp nhau.
- Xưng hô: tôn xưng, thân mật.
- Gặp ở nhà( không ở dinh) ® Quý nhau lắm.
- Đàng hoàng, ân cần, chu đáo 
- Không có gì: Trẻ, cá gà, bầu, mướp, cà, trầu cũng không nốt , lại xa chợ.
- Muốn tiếp bạn đàng hoàng ( ngon, sang)® Chân tình mới đề cập đến chuyện ăn, rất đời thường như vậy.
 -Không có ý định than nghèo:
+ Mọi thứ điều có nhưng chưa dùng được .
+ Sự việc không có trầu là “ Không may kia” là chỉ nói cho vui thôi.
- Nói quá thực tế có không được như ý bạn cũng thông cảm. Đó là cách thể hiện sự quý mến bạn hiền.
- Tình bạn cao hơn vật chất. Dù vật chất không có, bạn bè vẫn quý mến nhau.
- HS thảo luận:
-Không, chính việc đề cập đến chuyện ăn ở trên cho thấy Nguyễn Khuyến muốn có vật chất và tình cảm hài hòa là quí nhất .
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Tình bạn chân thành, dân dã.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- Ngôn ngữ gắn bó với cuộc sống thôn quê mang tính thuần Việt mà trong sáng ,nhuần nhuyễn.
II. PHÂN TÍCH
1. Nội dung
a) Giới thiệu bạn đến chơi nhà và t rình bày hoàn cảnh của mình.
- Lời chào bạn đến chơi nhà
- Giãi bày hoàn cảnh sống nghèo với bạn.
b) Tình bạn đậm đà
- Tình bạn chân thật, đậm đà dân dã.
- Cái nhìn thông thái, niềm vui của tác giả khi đón bạn vào nhà.
2. Nghệ thuật
- Sáng tạo tình huống khó xử khi bạn đến nhà chơi và cuối cùng hòa ra niềm vui đồng cảm.
- Lập ý bất ngờ
- Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện.
3. Ý nghĩa văn bản
a) Nội dung
- Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn có ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay.
b) Nghệ thuật
- Ngôn ngữ bình dị, giọng thơ hóm hỉnh thể hiện tình bạn đậm đà, thắm thiết.
HOẠT ĐỘNG 4 - LUYỆN TẬP
- yêu cầu: HS đọc bài tập 1 và 2 SGK.
(?) So sánh ngôn ngữ bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với đoạn trích: Chinh phụ ngâm khúc của bà Đoàn Thị Điểm ?
(?) Em hãy so sánh cụm từ: ta với ta trong bài thơ này với cụm từ ta với ta trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan để thấy rõ tâm thế, tâm hồn của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi nhà?
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1
+Nguyễn Khuyến : Ngôn ngữ đời thường .
+Đoàn Thị Điểm : Ngôn ngữ bác học .
Þ Cả hai đều đạt đến độ kết tinh , hấp dẫn.
Bài tập 2
-Ta trong thơ bà Huyện Thanh Quan chỉ số ít :Bà với bóng của chính mình . Ở đây là tác giả
- Ta trong thơ Nguyễn Khuyến là hai người, bạn và ta tuy 2 mà 1 cho thấy tình cảm gắn bó chan hòa.
+Tình bạn đậm đà hồn nhiên dân dã , bất chấp mọi điều kiện .
HOẠT ĐỘNG 5 - CỦNG CỐ - DẶN DÒ
(?) Nội dung, ý nghĩa bài Bạn đến chơi nhà là gì ?
(?) Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bài đến chơi nhà ?
Hướng dẫn tự học
-Đọc bài đọc thêm: Khóc Dương Khuê.
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Học bài ghi, ghi nhớ.
(?) Nêu các thao tác làm bài văn biểu cảm ?
- Chuẩn bị bài viết số 2 “ Văn biểu cảm” (tại lớp)
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
Hiệp Thạnh , ngày 24 tháng 09 năm 2010
 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
	 .
 	 .
 Tổ trưởng
 Nguyễn Thị Kim Loan
Tập làm văn
 Tuần : 09 	Ngày soạn: 02/10/2010
 Tiết : 32 - 33 	Ngày dạy: 05/10/2010
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN
SỐ 02 TẠI LỚP
A . MỤC TIÊU
 	 - Vận dụng được các kiến thức và kĩ năng về văn biểu cảm đã học và đã luyện tập.
 	 - Học sinh viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên , thực vật để thể hiện tình cảm yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.
B. KIẾN THỨC CHUẨN
1. Kiến thức: 
- Hệ thống hóa kiến thức văn biểu cảm.
2. Kỹ năng : 
- Rèn luyện kỹ năng làm văn biểu cảm.
C. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG 1 - KHỞI ĐỘNG
- Ổn định 
- Kiểm tra bài cũ 
- Bài mới
Giới thiệu: Bài viết số 02 về văn biểu cảm.
HOẠT ĐỘNG 2 - CHÉP ĐỀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI
Đề : Trong vườn nhà em trồng rất nhiều loại cây , song em yêu quý nhất là loại cây nào ? 
 Hãy viết một bài văn biểu cảm về loài cây em yêu ?
Giáo viên : Hướng dẫn :
- Xác định yếu tố miêu tả: Tả cái gì để tỏ thái độ, tình cảm đối với cây.
- Xác dịnh yếu tố tự sự: Kể cái gì để bộc lộ cảm xúc đối với cây.
- Chú ý: Yếu tố tả, tự sự chỉ là phương tiện biểu cảm đối với loài cây em yêu.
- Tuân thủ các bước :
1. Tìm hiểu đề.Tìm y ù.
 2. Lập dàn ý.
3. Viết thành văn : Chú ý liên kết , bố cục, mạch lạc và dùng từ ngữ biểu cảm .
4. Kiểm tra, sửa chữa .
- Chú ý chữ viết , trình bày, phân đoạn
- Không viết lại bài mẫu; lời lẽ chân thành.
- Có thể chọn : Cây Phượng , cây tre, cây dừa , cây mai 
HOẠT ĐỘNG 3 - THEO DÕI , UỐN NẮN HỌC SINH LÀM BÀI
 Giáo viên : Theo dõi , nhắc nhỡ , uốn nắn sai sót cho học sinh .
HOẠT ĐỘNG 4 - CỦNG CỐ - DẶN DÒ
Thu bài
Xem lại thể loại : Văn biểu cảm .
Rèn luyện kỹ năng hành văn
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
(?) Hãy cho biết một vài nét về Lý Bạch và bài thơ “ Vọng lư sơn bộc bố ”
Soạn bài : Vọng Lư Sơn bọc bố theo hướng tự học gồm :
+ Tác giả
+ Tác phẩm
+ Bố cục
+ Đại ý
+ Nghệ thuật
+ Các câu hỏi phân tích phần đọc – hiểu văn bản.
- Soạn bài : Đọc thêm .
 “ Phong Kiều Dạ Bạc” của Trương kế .

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 08.doc