- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
- Hiểu được phần nào phong cách nghị luận của tác giả.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án, chân dung Hoài Thanh.
* Trò: Đọc văn bản, nghiên cứu và soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Tuần :27 Ngày soạn :25/02/2010 Tiết : 97 Ngày dạy : 01-06/03/2010 Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG -HOÀI THANH- A . Mục tiêu cần đạt: Giúp HS : Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người. Hiểu được phần nào phong cách nghị luận của tác giả. B. Chuẩn bị: * Thầy: Nghiên cứu bài dạy soạn giáo án, chân dung Hoài Thanh. * Trò: Đọc văn bản, nghiên cứu và soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: * Ổn định : Kiểm diện, trật tự. * Kiểm tra : (?) Trong bài: “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”, có mấy luận điểm phụ? Đó là những luận điểm gì? (?) Có bạn sắp xếp luận điểm trong bài chứng minh trên như sau:(treo bảng phụ) “Đức tính giản dị của Bác Hồ” Trong bữa ăn. Trong đồ dùng. Trong cái nhà. Trong lối sống. Trong đời sống. Trong quan hệ với mọi người Trong tác phong. Trong lời nói và bài viết. Nêu nhận xét của em về cách sắp xếp ấy? * Giới thiệu bài: ** Từ xưa tới nay, văn chương nghệ thuật là 1 trong những hoạt động tinh thần hết sức lí thú và bổ ích trong cuộc sống con người. Nhưng ý nghĩa và công dụng của văn chương là gì? Đã từng có những quan niệm khác nhau. Quan niệm của nhà văn Hoài Thanh từng phát biểu từ những năm 30 của thế kỉ XX cho đến thế kỉ XXI này, vẫn có những điều đúng đắn và sâu sắc. Hoài Thanh (Nguyễn Đức Nguyên: 1909 – 1982) là 1 trong những nhà văn, nhà phê bình văn học lớn ở nước ta. Từ những năm 1936, trong cuốn sách “Văn chương và hành động” có bài “Ý nghĩa văn chương”, tác giả đã phát biểu ý kiến riêng về vấn đề cơ bản của văn học này. Hoạt động thầy Hoạt động trò Nội dung HĐ 1: Tìm hiểu chung Goi HS đọc chú thích * SGK (?)Em biết gì về tác giả Hoài Thanh và bài “ý nghĩa văn chương * Hướng dẫn đọc: Giọng vừa rành mạch vừa xúc cảm, chậm và sâu lắng. * Đọc và gọi 4 HS đọc 1 lần toàn bài. (?) Văn bản thuộc loại văn nghị luận nào: Nghị luận chính trị xã hội hay văn chương? (?) Tìm hiểu bố cục của văn bản? Văn bản có phần kết luận không? Vì sao? HĐ 2:Tìm hiểu nguồn gốc cốt yếu của văn chương * Cho HS đọc lại phần nêu vấn đề. (?) Tác giả kể chuyện nhà thi sĩ Aán Độ khóc nức nở khi thấy 1 con chim bị thương rơi xuống bên chân mình để làm gì? (?) Luận điểm tác giả nêu là gì? (?) Cách nêu vấn đề như vậy có tác dụng gì? (?) Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? (?) Quan niệm như thế đã đúng chưa? HĐ 3 : Tìm hiểu ý nghĩa và công dụng của văn chương * Gọi 2 HS đọc phần còn lại (?) Em hiểu ý kiến của Hoài Thanh: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống ” như thế nào? Cho vài VD chứng minh. (?) Theo Hoài Thanh, văn chương xuất phát từ tình cảm có thể đem lại cho người đọc những gì và như thế nào? (Công dụng của văn chương là gì?). ** Chốt: Tóm lại, Văn chương làm cho tình cảm con người trở nên phong phú, sâu sắc tốt đẹp hơn. (?) Trong đoạn cuối cùng, tác giả lập luận theo lối nào? Để nói lên điều gì của văn chương? Cách viết ấy có gì đặc sắc? HĐ 4: Hướng dẫn tổng kết (?) Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Hoài Thanh trong bài này là gì? Tìm VD 1 đoạn văn trong văn bản để làm dẫn chứng? - Cho 2 HS đọc lại ghi nhớ. - Cho HS đọc yêu cầu luyện tập SGK HS đọc HS trả lời chú thích *SGK. * Nghe. Đọc * Nghị luận văn chương Không có kết luận vì đây là đoạn trích. - HS đọc Ông kể chuyện nhỏ để dẫn tới luận điểm theo lối quy nạp. ® Cách vào đề bất ngờ mà rất tự nhiên, hấp dẫn và xúc động. - Tác giả bắt đầu đi từ nguồn gốc cốt yếu của văn chương chứ chưa vội trực tiếp nêu vấn đề ý nghĩa văn chương. - Là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài _ Rất đúng nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ. Vì thực tế vẫn có những quan niệm khác về nguồn gốc của văn chương:Văn chương bắt nguồn từ lao động, từ nghi lễ tôn giáo, từ tèo chơi giải trí mua vui Đọc * Thảo luận: Giải thích và tìm dẫn chứng trong các tác phẩm đã học: + Cuộc sống của con người, của XH vốn thiên hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đo.ù (VD:Tư liệu) + Văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có, hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai.(VD: tư liệu) + Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. + Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. + Giúp con người cảm nhận sâu sắc cái hay, cái đẹp của cảnh tượng thiên nhiên Lối giả định. Để khẳng định văn chương là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người. ® Đề cao ý nghĩa và công dụng của văn chương thật quan trọng và lâu bền trong đời sống của con người. - Nghệ thuật: Vừa có lý lẽ vừa có cảm xúc, hình ảnh (Đoạn 1, 6, 7) * Đọc ghi nhớ. * Đọc yêu cầu luyên tập, thảo luận tổ, đại diện trình bày. I/Tìm hiểu chung: 1)Tác giả: Hoài Thanh(1909-1982)là nhà phê bình văn học xuất sắc. 2)Tác phẩm: Bài “ý nghĩa văn chương” nằm trong tập bình luận văn chương. 3)Thể loại: nghị luận văn chương. 4) Bố cục: -Nêu vấn đề: “ muôn loài”: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương. -Nêu vấn đề: “ muôn loài”: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương. II/Tìm hiểu văn bản : 1)Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: Kể chuyện để dẫn vào luận điểm: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và nói rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. ® Cách vào đề bất ngờ, tự nhiên, hấp dẫn và xúc động. 2)Bàn về ý nghĩa và công dụng của văn chương trên cơ sở nguồn gốc cơ bản của văn chương a. Ý nghiã: + Văn chương là hình dung của sự sống (phản ánh cuộc sống). + Văn chương sáng tạo ra sự sống. b. Công dụng: + Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. + Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. + Giúp con người cảm nhận sâu sắc cái hay, cái đẹp của cảnh tượng thiên nhiên. III/Tổng kết : Ghi nhớ SGK/Tr 63. * Củng cố: - Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? -Theo Hoài Thanh thì văn chương có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống nhân loại? - Đặc sắc của nghệ thuật nghị luận trong bài này là gì? * Dặn dò * Học ghi nhớ * Tìm thêm các dẫn chứng, thơ văn đã học để chứng minh cho ý nghĩa và công dung của văn chương theo luận điểm của Hoài Thanh. * Ôn tập chuẩn bị kiểm tra văn (các văn bản đã học từ học kì 2 đến nay) Soạn bài : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( tiếp theo)
Tài liệu đính kèm: