Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 98: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo )

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 98: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo )

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Qua bài hoc, giúp HS củng cố kiến thức đã học về câu chủ động và câu bị động. Nắm được quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại theo mục đích giao tiếp.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng:

- Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.

Đặt câu ( chủ động hay bị động ) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 27 - Tiết 98: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:28/ 02/ 2012
TUẦN 27
TIẾT 98–TIẾNG VIỆT
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG 
(Tiếp theo )
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Kiến thức: Qua bài hoc, giúp HS củng cố kiến thức đã học về câu chủ động và câu bị động. Nắm được quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại theo mục đích giao tiếp.
Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng:
 Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
Đặt câu ( chủ động hay bị động ) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
CHUẨN BI
GV nghiên cứu bài, soạn bài,chuẩn bị các ngữ liệu cần thiết vào bảng phụ
HS học bài cũ, đọc bài và chuẩn bị cho tiết học mới ở nhà.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
*Câu hỏi: Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho ví dụ? Mục đích của việc
chuyển đổi từ câu chủ động thành câu bị động là gì?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
-GV trình chiếu ngữ liệu lên máy chiếu hoặc dùng bảng phụ.
-HS đọc ví dụ (a) và (b) ở sgk, trả lời câu
hỏi.
? Quan sát hai câu ở ví dụ, cho biết chúng
giống và khác nhau như thế nào?
-Xác định chủ ngữ của các câu đã cho?
- từ chỉ hoạt động trong các câu đã cho?
- Đối tượng của hoạt động “ hạ” là gì?
- Về nội dung, hai câu có miêu tả cùng một sự việc không?
- Chủ ngữ của hai câu đã cho đều là đối tượng mà hoạt động “hạ” hướng đến, vậy chúng thuộc kiểu câu gì?
? về hình thức, hai câu có gì khác nhau?
? Câu sau đây có thể xem là có cùng một nội dung miêu tả với hai câu (a) và (b) không?
-“Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hóa vàng””.
-GV: đây là câu chủ động, có cùng nội dung miêu tả với hai câu a và b và tương ứng với hai câu bị động đó.
? cho biết các câu đã cho (3.a và 3.b) có phải câu bị động hay không? Vì sao?
? Hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ chỉ hoạt động hướng vào đối tượng nêu ở chủ ngữ?
? Thử chuyển các câu đã cho thành câu chủ động được không?
? Qua ví dụ, em hãy nêu cách chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ? Cần phân biệt câu BĐ với các câu có từ “bị” và “được” như thế nào?
Hoạt động 2:
? CHuyển đổi mỗi câu chủ động đã cho thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau?
? Chuyển đổi mỗi câu chủ động đã cho thành hai câu bị động, trong đó một câu dùng từ “bi”, một câu dùng từ “được”. Cho biết sắc thái nghĩa của mỗi câu khác nhau như thế nào?
*Lưu ý: Cần chú ý dùng từ bị và từ được cho chính xác, phù hợp với sắc thái nghĩa của mỗi từ.
? Viết một đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em hoặc nói về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó có dùng ít nhất một câu bị động.
CÁCH CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
Ví dụ: (sgk)
Nhận xét:
*Ví dụ 1:
Giống nhau:
+ CN của (a) và (b) là đối tượng của hoạt
động “ hạ”.
+ Chúng đều là câu bị động.
Khác: câu (b) có thêm từ “được”.
Có hai cách chuyển đổi câu CĐ thành câu
BĐ
*Ví dụ 2(sgk):
=> Không phải câu nào có các từ “bị”, “được” cũng là câu chủ động.
Kết luận: (ghi nhớ, sgk/ tr. 64)
*Bài tập củng cố
II. LUYỆN TẬP
BT 1:
Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh
xây từ thế kỉ XIII.
Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.
Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm
bằng gỗ Lim.
Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ Lim
BT 2:
Em bị thầy giáo phê bình.
Em được thầy giáo phê bình.
“bị” Biểu thị ý đánh giá trong câu là không hay, bất lợi.
Biểu thị ý đánh giá sự việc (Thầy giáo) là là tích cực, có lợi.
BT 3: 
Gợi ý:
Chủ đề: lòng say mêhoặc ảnh hưởng
+ Về lòng say mê văn học: nêu suy nghĩ của
em về văn học, những biểu hiện cụ thể về tình
yêu văn học của em trong quá trình học tập.
 + Vê ảnh hưởng: có thể nêu tác dụng của
văn học đối với việc nâng cao nhận thức, bồi
dưỡng tâm hồn, tình cảm
CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Nêu quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
Phân biệt câu bị động với câu dùng từ “bị”, “được” thông thường?
Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DOI CAU CD THANH CAU BD.doc