Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 – Bài 25 - Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 – Bài 25 - Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận

Mục tiêu cần đạt : Giúp HS

 - Nắm được luận điểm cơ bản và các phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học.

 - Chỉ ra được những nét riêng đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài nghị luận đã học.

 - Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận qua sự phân biệt với các thể văn khác.

 -Tạo lập một văn bản nghị luận dài khoảng 500 từ theo các thao tác lập luận đã học (chứng minh, giái thich) .

 Trọng tâm:

 Kiến thức :

- Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản .

 

doc 11 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 – Bài 25 - Tiết 101: Ôn tập văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 28– Bài 25 
Tieát 101
OÂN TAÄP :
VAÊN NGHÒ LUAÄN
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
 - Nắm được luận điểm cơ bản và các phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học.
 - Chỉ ra được những nét riêng đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài nghị luận đã học.
 - Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận qua sự phân biệt với các thể văn khác.
 -Tạo lập một văn bản nghị luận dài khoảng 500 từ theo các thao tác lập luận đã học (chứng minh, giái thich) .
Trọng tâm:
Kiến thức :
Hệ thống các văn bản nghị luận đã học, nội dung cơ bản, đặc trưng thể loại, hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật của từng văn bản .
Một số kiến thức liên quan đến đọc – hiểu văn bản nghị luận văn học, nghị luận xã hội .
Sự khác nhau căn bản giữa kiểu văn bản nghị luận và kiểu văn bản tự sự, trữ tình .
Kĩ năng :
 - Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về tác phẩm nghị luận văn học và nghị luận xã hội .
 - Nhận diện và phân tích được luận điểm, phương pháp lập luận trong các văn bản đã học .
 - Trình bày lập luận có lý, có tình .
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
 * Thầy : Kiến thức tổng quát về phần văn nghị luận .
 * Trò : Các bài văn nghị luận đã học vể nội dung ,đặc điểm nghệ thuật qua các bài văn , các câu hỏi .
III. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 
2. Kiểm tra : (4’) 
 -Theo Hoài Thanh ,nguồn gốc yếu của văn chương là gì ? 
 -Thử tìm một vài dẫn chứng văn học để chứng minh ?
 - Xuất phát từ tình cảm văn chương có thể đem lại cho người đọc những gì và như thế nào ?
 3. Bài mới : (1’)
 Qua các lụân văn nghị luận đã học các em đã được học và làm quen với cụm văn bản nghị luận trong đó có các bài thuộc kiểu bài nghị luận chứng minh, giải thích, có kết hợp , bình luận. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập văn nghị luận để nắm vững lại các điểm của nó.
TG
ND
HĐGV
HĐHS
I.Bi tập
1. Tóm tắt nội dung và nghệ thuật của các bài nghị luận đã học :10’
Tt
Tên bài
Tác giả
Đề tài nghị luận
Luận điểm (1)
PP lập luận
1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của dân tộc 
Dân tộc ta có lòng nồng nàn yêu nước , đó là truyền thống quý báu của ta .
Chứng minh 
2
Sự giàu đẹp của tiếng việt 
Đặng Thai Mai
Sự giàu đẹp của tiếng việt 
Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp,một thứ tiếng hay .
Chứng minh kết hợp giải thích 
3
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
Đức tính giản dị của Bác Hồ 
Bác giản dị trong mọi phương tiện 
Chứng minh + giải thích + bình luận 
4
Ý nghĩa văn chương
Hoài Thanh
Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người .
Nguồn gốc của văn chương là tình thương người ,muôn loài,muôn vật .
Giải thích + bình luận 
10’
10’
5’
 2. Nét đặc sắc nghệ thuật ở mỗi bài .
 ** Bài 1: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
	Bố cục chặt chẽ,dẫn chứng chọn lọc ,toàn diện,sắp xếp hợp lý , hình ảnh so sánh đặc sắc .
 ** Bài 2: Sự giàu đẹp của tiếng việt.
	Bố cục mạch lạc ,kết hợp giải thích với chứng minh .luận cứ xác đáng,chặt chẽ
 ** Bài 3: Đức tính giản dị của Bác Hồ
	Dẫn chứng cụ thể xác thực , toàn diện ,kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận,lời văn giản dị mà giàu cảm xúc .
 ** Bài 4 : Ý nghĩa văn chương 
	Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn , giản dị,sáng sủa,kết hợp cảm xúc , văn giàu hình ảnh .
 3.a. Liệt kê các yếu tố có trong văn bản tự sự, trữ tình và nghị luận.
Thể loại
Yếu tố
Truyện
Cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện
Ký
Nhân vật, nhân vật kể chuyện
Thơ tự sự
Cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện, vần, nhịp.
Thơ trữ tình
Vần, nhịp
Tuỳ bút
Nhân vật kể chuyện.
Nghị luận
Luận điểm, luận cứ.
 b. Thể loại tự sự (truyện, kí): chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể, tái hiện sự vật, hiện tượng, con người, câu chuyện.
 - Trữ tình (thơ trữ tình, tuỳ bút) dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua hình ảnh, nhịp điệu, văn điệu.
 - Nghị luận: chủ yếu dùng phương thức lập luận bằng lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến, tư tưởng nhằm thuyết phục người nghe, đọc về mặt nhận thức.
 c. 2 bài tục ngữ cũng được đặt vào cụm bài NL vì các câu tục ngữ có thể coi là 1 dạng nghị luận đặc biệt nhằm khái quát những nhận xét, kinh nghiệm bài học dân gian về TN, XH, con người.
II.Ghi nhớ 
 Xem Sách giáo khoa
 - Em hãy nêu tóm tắt những nét đặc sắc nghệ thuật của những bài nghị luận đã học?
GV gọi 4 học sinh mỗi học sinh 1 bài _ bổ sung và nhắc lại.
- Dựa vào tìm hiểu ở trên, em hãy phân biệt sự khác nhau căn bản giữa nghị luận và trữ tình tự sự?
- Các câu tục ngữ bài (18) (19) có thể coi là loại văn bản NLL đặc biệt không?
HS trình bày dàn ý 
 Hs các tổ khác nhận xét .
HS trình bày dàn ý 
 Hs các tổ khác nhận xét .
HS trình bày dàn ý 
 Hs các tổ khác nhận xét .
4. Củng cố : 2’
 - Em hiểu như thế nào là nghị luận ?
	- Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ tình chủ yếu là ở những điểm nào?
5. Luyeän Taäp: 5’
 _ Cốt truyện _ Dế mèn phiêu lưu ký
1. Truyện ký _ Nhận vật _ Buổi học cuối cùng
	_ Nhân vật kể chuyện 	_ Cây tre việt nam
	 _ Tâm trạng,cảm xúc _ Ca dao,ca dao trữ tình
2.Trữ tình _ Hình ảnh vần nhịp	 _ Nam quốc sơn hà, nguyên tâu
	 _ Nhân vật trữ tình	 _ Tĩnh dạ tứ .
	 _ Luận đề 	
3. Nghị luận _ Luận điểm Bốn văn bản nghị luận
	 _ Luận cứ	
	 _ Luận chứng.
Em hãy nêu tóm tắt những nét đặc sắc nghệ thuật của những bài nghị luận đã học? V cho ví dụ
HS trình bày dàn ý 
 Hs các tổ khác nhận xét .
HS trình bày dàn ý 
 Hs các tổ khác nhận xét .
6. Dặn dò : 2’
 a. Bài vừa học: Nắm nội dung ở các Bảng thống kê và Ghi nhớ.
 b. Soạn bài: Dùng cụm C-V để mở rộng câu (SGK/68)
 -Tìm hiểu thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu và các trường hợp dùng.
 -Xem trước phần Luyện tập
 c. Trả bài : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( tt )
œ & 
Rót kinh nghiÖm giê d¹y.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngaøy soaïn: ..../..../....
Ngaøy daïy: ..../..../....
Tuaàn 28– Bài 25 
Tieát 102
DUØNG CUÏM CHUÛ VÒ ÑEÅ 
MÔÛ ROÄNG CAÂU
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
- Hiểu được thế nào là cụm C-V để mở rộng câu (tức dùng cụm C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ.
- Nắm được các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu.
- Nhận biết các cụm C-V làm thành phần câu trong văn bản .
Trọng tâm:
Kiến thức :
Mục đích của việc dùng cụm C-V để mở rộng câu .
Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu .
Kĩ năng :
 - Nhận biết các cụm C-V làm thành phần câu .
 - Nhận biết các cụm C-V làm thành phần của cụm từ.
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
 * Thầy : Kiến thức về từ loại,cụm từ .
 * Trò : Xem lại các loại từ loại, cụm từ .
III. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 
2. Kiểm tra : (4’) 
- Thế nào là câu chủ động , câu bị động ? Cho ví dụ ?
- Nêu mục đích của việc chuyển câu chủ động thành câu bị động ?
 - Những câu sau đây có phải là câu bị động không ? Vì sao ?
	+ Hôm qua tôi bị trượt chân ngã
	+ Tôi được biết bổ giáp ốm
	- Chuyển những câu chủ động sau thành câu bị động :
	+ Người ta thả diều ngoài động ruộng
	+ Chúng tôi chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông
 3. Bài mới : (1’)
 Ngữ pháp Tiếng Việt rất uyển chuyển. Câu cú biến đổi linh hoạt. Đôi khi ta cần rút gọn câu nhưng có lúc ta phải mở rộng câu mới phù hợp hoàn cảnh giao tiếp. Một trong những cách mở rộng câu là dùng cụm C-V làm thành phần câu. Hôm nay, chúng ta, cùng tìm hiểu cách dùng cụm C-V để mở rộng câu và các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu.
TG
ND
HĐGV
HĐHS
15’
15’
I/ Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu :
 1.Bi tập
 (Kĩ thuật giao nhiệm vụ)
Văn chương// gây cho ta 
 CN VN
những tình cảm ta/ không 
	C V
có luyện những tình cảm 
	 C
ta/ sẵn có.
 V
DT trung tâm: Tình cảm.
Phụ ngữ cho cụm DT
Đứng trước: “Những”
Đứng sau: “ta không có”
	 “ta sẵn có”.
Þ Cụm C.V làm phụ ngữ trong cụm DT.
Þ Cụm C.V làm thành phần câu.
2.Ghi nhớ
 (Kĩ thuật giao nhiệm vụ)
* Khi nói hoặc viết có thể dúng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường , gọi là cụm chủ vị làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở
II. Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu :
 1.Bài tập
 (Kĩ thuật giao nhiệm vụ)
 a)Chị baCN/đến / khiến tôiVN rất vui C vàV vững tâm 
à cụm C_V làm chủ ngữ
 b) Khi bắt đầu kháng chiến, nhânCN dân ta /tinhVN thần/rất hăng hái
à cụm C_V làm vị ngữ
 c) ChúngCN ta/có thể nóiVN rằng trời/sinh lá sen để bao bọc cốm cũng như trời/sinh cốm nằm ủ trong lá sen à cụm C_V làm phụ ngữ trong cụm động từ
 d) Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng Việt / chỉ mới thật sự được xác định và đảm bảo từ ngày cách mạng tháng tám / thành công à cụm C_V làm phụ ngữ trong cụm danh từ
2.Ghi nhớ
 (Kĩ thuật giao nhiệm vụ)
 Các thành phần câu như chủ ngữ ,vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm c-v
_Cho hs đọc ví dụ 1 sgk/68
_ Gọi hs xác định cụm chủ vị trong câu trên .
_ Các em chú ý phần vị ngữ và tìm cho cô những cụm danh từ .
_ Cho biết dt trung tâm trong cả 2 cụm này là từ nào ?
_ Những từ đứng trước và sau bổ nghĩa cho từ trung tâm gọi là gì ?
_Bây giờ ta xem phụ ngữ này có cấu tạo như thế nào ?
_ Phụ ngữ đứng trước là một từ ( chỉ lượng ).
_ Còn phụ ngữ đứng sau thì em xem có cấu tạo ntn ? ( 1 từ,1 ngữ, 1 cụm chủ vị ).
_ Em hãy xác định chủ vị .
_ Vậy văn chương gây cho ta những tình cảm ntn ? 
_ Gv chốt lại : Những cụm từ c-v này làm thành phần cảu câu hoặc của cụm từ dùng để mở rộng câu ?
_ Một em đọc điểm ghi nhớ 1
_ Tiếp theo ta xem dùng cụm c-v để mở rộng câu trong trường hợp nào ?
_ Gọi hs đọc ví dụ phần II và chú ý trả lời câu hỏi :
 a/. Điều gì khiến cho tôi rất vui và vững tâm?
_ Chị 3 đến là một cụm c-v và cụm c-v này giữ vai trò gì trong cả câu ?
b/ Khi bắt đầu kháng chiến nhân dân ta thế nào ?
c/ Chúng ta có thể nói gì?
d/ Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng việt chỉ mới thực sự được xác định và đảm bảo từ ngày nào ?
ðTừ các ví dụ trên ta dúng cụm chủ vị để mở rộng câu trong các trường hợp nào ?
_ Gọi hs đọc lại ghi nhớ toàn bài . 
_ Hs đọc ví dụ 
_ Hs tìm CN và VN .
+ Văn chương là CN
+ Gây cho ta sắn có: VN
_ Hs tìm cụm danh từ 
+Những tình cảm ta không có
+Luyện những tình cảm có
_ Hs xác định cụm danh từ trung tâm.
+ Tình cảm .
+ Gọi là phụ n ...  những quyển sách mang tham khảo như Học tốt môn Ngữ Văn; Các bài văn hay,.. (khi đọc cần ghi chép lại những câu từ hay vào sổ tay)
 b.Soạn bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích (SGK/69)
 -Đọc bài “Lòng khiêm tốn”
 -Trả lời các câu hỏi 
 c. Trả bài: Thông qua
œ & 
Rót kinh nghiÖm giê d¹y.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngaøy soaïn: ..../..../....
Ngaøy daïy: ..../..../....
Tuaàn 28– Bài 25 
Tieát 104
TÌM HIEÅU CHUNG VEÀ PHEÙP
LAÄP LUAÄN GIAÛI THÍCH
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS
 Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
Trọng tâm:
Kiến thức :
Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích .
Kĩ năng :
 - Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này .
 - Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh .
II. Chuẩn bị của thầy và trò: 
 * Thầy : Kiến thức về văn giải thích , giải thích trong đời sống trong văn nghị luận.
 * Trò : Chuẩn bị theo câu hỏi sgk về nhu cầu giải thích trong đời sống và trong văn nghị luận .
III. Tiến trình tiết dạy: 
1. Ổn định : (1’) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS 
2. Kiểm tra : (4’) 
 -Phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự , trữ tình
-Em hiểu thế nào là nghị luận?
 3. Bài mới : (1’)
 Trong cuộc sống có nhiều điều mới lạ mà ta cần biết , từ đó nãy sinh nhu cầu giải thích có hiểu biết tốt ,nhận thức tốt thì mới hành động đúng . Vậy mục đích giải thích là để nhận thức, hiểu rõ sự vật ,hiện tượng làm cho người nghe sáng tỏ, đồng tình bị thuyết phục
TG
ND
HĐGV
HĐHS
20’
5’
 I. Mục đích và phương pháp giả thích :
 1.Bài tập
 a. Trong đời sống khi chưa hiểu một vấn đề nào đó.
- Vì sao có mưa?
- Tại sao có bão lụt?
- Vì sao dạo này mình học kém?
- Tại sao bạn ấy giận mình?
Muốn trả lời những câu hỏi ấy phải có các tri thức khoa học chuẩn xác, hiểu biết, tư duy nhiều.
 b. Trong văn nghị luận, người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người. VD thế nào là hạnh phúc?..
 c. Bài văn “ Lòng khiêm tốn”
 1/ Mục đích : Làm để hiểu rõ vấn đề về “Lòng khiêm tốn”
 2/ Phương pháp:
 - Khiêm tốn là tính nhã nhặn
 - Khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém
 - Khiêm tốn là biết mình, hiểu người.
 a/ Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn :nhã nhặn, nhún nhường, không ngừng học hỏi.
 b/ Biểu hiện của người khiêm tốn :
 - Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém
 - Người có tính khiêm tốn thành công của mình là tầm thường.
 c/ Cái lợi của khiêm tốn:
 - Con người khiêm tốn bao giờ cũng là người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
 - Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.
 2.Ghi nhớ
* Trong đời sống giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực .
_ Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng ,đạo lý, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức ,trí tuệ,bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
_ Người ta thường giải thích bằng các cách :
* Nêu định nghĩa , kể ra các biểu hiện ,so sánh ,đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra mặt lợi, hại,nguyên nhân, hậu quả,cách đề phòng,hoặc noi theo của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích ./
Bài văn giải thích phải có mạch lạc ,lớp lang,ngôi từ ,trong sáng dễ hiểu, không nên dùng những từ không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.
_ Muốn làm được bài giải thích tốt , phải học nhiều,đọc nhiều,vận dụng tổng hợp những thao tác giải thích phù hợp .
II . Luyện tập:
 Phần luyện tập
*Tìm hiểu nhu cầu giải thích trong đời sống.
_ Trong đời sống, những khi nào người ta cần được giải thích ?
GV : Trong cuộc sống, có những vấn đề không phải lúc nào cũng hiểu ngay được, vì vậy nhu cầu tìm hiểu, giải thích luôn luôn được đặt ra với mọi người
_ Trong cuộc sống hàng ngày, em có hay gặp các vấn đề, các sự việc, hiện tượng mà em không giải thích được không ? Cho một số VD ?
_ VD : Vì sao nước biển mặn ?
_ Vì sao có nguyệt thực ?
_ Muốn trả lới, tức là giải thích các vấn đề nêu trên thì phải làm như thế nào ?
_ Khi gặp vấn đề khó hiểu mà em được giải thích rõ thì em cảm thấy trí tuệ và tình cảm của mình mở mang như thế nào ?
GV : nhờ biết giải thích mà con người không ngừng tiến bộ vì muốn giải thích được thấu đáo thì người ta phải hiểu, phải học hỏi mãi.
_ GV khái quát theo 2 ý đầu phần GN / SGK / 71
*Tìm hiểu phép lập luận giải thích
_ Gọi HS đọc bài văn “ Lòng khiêm tốn “ và hỏi :
_ Bài văn GT vấn đề gì ?
_ GT như thế nào ?
_ Gọi HS đọc lại 2 đoạn từ “ Điều quan trọng ...... trước người khác “ và hỏi :
_ Ở đoạn “ Điều quan trọng .... mọi người “, tác gải đã nói gì về lòng khiêm tốn ?
_ Đó có phải là giải thích lòng khiêm tốn không ?
_ Ở đoạn “ vậy khiêm tốn ... trước người khác “ tác giả lại tiếp tục nói gì về lòng khiêm tốn ?
_ Đó có thực sự giải thích lòng khiêm tốn không ?
_ GV nói thêm cái ý ở phần “ tóm lại ..... người “ – Người khiêm tốn là người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng mình nhưng cũng không mặc cảm, tự ti, như vậy – việc tìm bản chất và đặc biệt là định nghĩa khái niệm là đi sâu vào gảii thích. Làm cho người ta hiểu sâu hơn, rõ hơn những vấn đề còn trừu tượng, chưa rõ, chưa được đào sâu.
_ Gọi HS đọc lại 2 đoạn từ “ người có tình ..... học mãi mãi “ và hỏi :
_ Người khiêm tốn có cái biểu hiện như thế nào ?
_ Chứng minh lòng khiêm tốn bằng biểu hiện thực tế có phải là cách giải thích không ?
_ Tại sao con người luôn luôn cần phải khiêm tốn ?
_ Đoạn văn tìm nguyên nhân của lòng khiêm tốn có thuộc văn giải thích không ?
GV : Giải thích 1 vấn đề kết hợp với chứng minh và đặt câu hỏi “tại sao? cùng với “như thế nào ?” là cách giải thích sinh động, phong phú tạo nên chất lượng cao cho tác phẩm.
_ Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hai của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không ?
_ Qua việc tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là lập luận giải thích ?
GV : Bài văn trên đã làm sáng tỏ những khía cạnh cụ thể của lòng khiêm tốn thông qua liệt kê các biểu hiện, đối lập kẻ khiêm tốn và không khiêm tốn. Cuối cùng là “tóm lại” để đánh giá tổng quát.
_ GV chốt ý 3 phần GN/SGK/71. Bài văn GT cần phải mạch lạc, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Vậy muốn giải thích tốt cần phải đọc nhiều, học nhiều và vận dụng tồng hợp các thao tác giải thích phù hợp
.
+ Khi gặp một hiện tượng mới lạ, con người chưa hiểu thì nhu cầu giải thích xuất hiện
+ HS nêu các vấn đề yêu cầu giải thích, các loại câu : vì sao ? là gì ? Để làm gì ? Có ý nghĩa gì ?
+ Mặt biển có độ thoáng rộng nên nước thường bốc hơi, còn lại muối, lâu ngày muối tích tụ lại làm cho nước biển mặn.
+ Khi trái đất, mặt trăng và mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng
+ Đọc, tra cứu, nghiên cứu, học hỏi, phải có tri thức về nhiều mặt mới giải thích được.
_ Thoả mãn được nhu cầu tìm hiểu, thú vị, dễ chịu
+ Lòng khiêm tốn
+ Thông qua những câu văn định nghĩa, những câu văn chứng minh làm sáng tò khái niệm khiêm tốn
+ Tác giả nêu bản chất của lòng khiêm tốn
+ Vậy là đã bước vào việc giải thích
+ Tác giả nêu khái niệm về lòng khiêm tốn : biết sống nhún nhường, tự khép mình vào khuôn khổ nhưng vẫn có hoài bảo lớn và không ngừng học hỏi, không khoe khoang, tự đề cao mình.
+ Đã đi vào mục đích giải thích
_ Tác giả liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn : người khiêm tốn tự cho mình là kém nên cần học hỏi thêm nữa, không chấp nhận sự thành công của mình hay cho thành công đó là không đáng kể và luôn tìm cách để học hỏi thêm
+ Giải thích có thể kết hợp với chứng minh
 + Tài năng, sự hiểu biết của mỗi cá nhân chỉ là 1 giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.
à phải học thêm mãi
+ Tìm nguyên nhân của vấn đề chung chính là giải thích
+ Đó là cách giải thích vì điều này làm cho vấn đề giải thích có ý nghĩa thực tế đối với người đọc.
+ Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo .... của các hiện tượng hay vấn đề GT
4. Củng cố : 2’
 - Gọi 1-2 hs đọc lại phần ghi nhớ 
	 - Em hiểu thế nào là lập luận giải thích ?
 - Thế nào là giải thích trong văn nghị luận?
5. Luyeän Taäp: 10’
 Mở bài ( câu đầu ), thân bài ( 5 đoạn giữa ), kết bài ( câu cuối ) và bốn luận cứ trong bài : 
Luận cứ 1 : Bản chất	( Trả lới câu hỏi : thế nào ? )
_______ 2 : Định nghĩa	 ( ____________ : Là gì ? )
_______ 3 : Biểu hiện( ____________ : Ở đâu ? )
_______ 4 : Nguyên nhân( ____________ : Tại sao ? )
 _ Yếu tố liên kết chính là lặp lại từ “ khiêm tốn “, lúc thì khẳng định, khi thì đặt câu hỏi.	
_ Gọi HS đọc bài văn “ Lòng nhân đạo “ và hỏi
_ Vấn đề được giải thích ? ( Lòng nhân đạo )
_ Phương pháp Giải thích ?
+ Định nghĩa : Lòng nhân đạo là biết thương người
+ Đặt câu hỏi : Thế nào là biết thương người ?
	 Thế nào là lòng nhân đạo ?
+ Kể những biểu hiện : Ông lão hành khất, đứa bé nhặt từng mẫu bánh, mọi người xót thương.
+ Đối chiếu lập luận bằng cách đưa ra câu no1i của Thánh Găng – đi.
* Gọi học sinh đọc văn bản“Lòng nhân đạo”
Chia nhóm thảo luận nhóm
- Cho biết vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích trong bài?
Thảo luận nhóm
1/ Vấn đề được giải thích:
- Lòng nhân đạo
 2/ Phương pháp giải thích:
- Nêu định nghĩa
- Dẫn chứng các hiện tượng trong cuộc sống
- Chỉ ra mặt lợi của lòng nhân đạo.
6. Dặn dò : 2’
a. Bài vừa học: Nắm mục đích và phương pháp lập luận giải thích; Đọc những bài đọc thêm (SGK/72+73)
 b. Soạn bài: Sống chết mặc bay(SGK/74)
-Đọc văn bản và các chú thích SGK 
-Đọc và trả lời các câu hỏi đọc – hiểu văn bản SGK 
 c. Trả bài: Ôn tập văn nghị luận 
œ & 
Rót kinh nghiÖm giê d¹y.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc