Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 108: Luyện tập lập luận giải thích

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 108: Luyện tập lập luận giải thích

Củng cố những hiểu biết về kiểu bài lập luận giaỉ thích. Vận dụng những hiểu biết để giải quyết đề văn giaỉ thích một nhận định, một ý kiến về vấn đề XH gần gũi.

 Rèn các kĩ năng tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập dàn ý, nhận xét, phát triển đoạn.

 Tích cực, nghiêm túc, tích hợp kiến thức với các phần môn: Văn, Tiếng việt.

B. Chuẩn bị:

- GV: Giáo án. Đề bài Luyện tập.

- HS: Ôn tập và nắm vững cách thức làm bài văn lập luậ giải thích.

C- Tổ chức các hoạt động dạy-học

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 108: Luyện tập lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/03/2010
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 28 - Tiết: 108
luyện tập lập luận giải thích
A. Mục tiêu:
	Củng cố những hiểu biết về kiểu bài lập luận giaỉ thích. Vận dụng những hiểu biết để giải quyết đề văn giaỉ thích một nhận định, một ý kiến về vấn đề XH gần gũi.
	Rèn các kĩ năng tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập dàn ý, nhận xét, phát triển đoạn. 
 Tích cực, nghiêm túc, tích hợp kiến thức với các phần môn: Văn, Tiếng việt.
B. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án. Đề bài Luyện tập.
- HS: Ôn tập và nắm vững cách thức làm bài văn lập luậ giải thích.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi:
Câu 1	 - Nêu các bước làm bài giaỉ thích? Cách tìm lí lẽ cho bài văn giaỉ thích?
 - Bố cục và yêu cầu từng phần của bài giải thích?
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): 
* HĐ2- Hướng dẫn luyện tập
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
*GV. Dẫn dắt hs thực hiện tìm hiểu đề theo dàn bài chi tiết.
 Câu hỏi sgk (87).
*HS. Trình bày phần dàn bài đã chuẩn bị. Nhận xét.
*GV. Dẫn dắt, gợi mở để hs hoàn thiện chi tiết dàn ý. 
*HS. Thực hành viết, trình bày đv.
*HS. Nhận xét, hoàn thiện.
*GV. Đánh giá rút kinh nghiệm cho hs.
I. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Đề bài.
Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. 
 Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
a. Mở bài:
- Giới thiệu tầm quan trọng của sách đối với sự phát triển trí tuệ con người.
- Dẫn câu nói “Sách là ...”
- Cần hiểu câu nói đó ntn?
b. Thân bài:
1. Câu nói có ý nghĩa ntn?
+ Giải thích khái niệm.
- “Ngọn đèn sáng”- Nguồn sáng, chiếu rọi, soi đường, đưa con người ra khỏi chốn tối tăm để nhìn rõ mọi vật.
- “bất diệt”: không bao giờ tắt.
- “Trí tuệ” : là tinh hoa của sự hiểu biết.
+ Hình ảnh so sánh “Sách là ...” nghĩa là:
- Sách là nguồn sáng bất diệt soi tỏ cho trí tuệ con người, giúp con người hiểu biết.
- Sách là kho trí tuệ vô tận.
- Sách có giá trị vĩnh cửu.
2. Tại sao có thể nói như vậy?
- Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng.
- Chỉ đúng với những quyển sách có giá trị vì:
 + Sách ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người thu được trong lao động, sản xuất, xây dựng ..., quan hệ xã hội.
( dẫn chứng : Sách lịch sử, khoa học)
 + Những hiểu biết đó không chỉ có ích cho một thời mà còn có ích cho mọi thời.
 3. Làm thế nào để sách mãi là ngọn đèn sáng?
 - Đối với người viết sách: cần lao động nghiêm túc có trách nhiệm cho ra đời những cuốn sách có ích.
 - Đối với người đọc sách cần:
 Biết chọn sách tốt, hay để đọc.
 Biết cách đọc sách đúng đắn, khoa học.
c. Kết bài.
 - Khẳng định, chốt lại vđ.
 - Liên hệ bản thân.
II. Thực hành.
*HĐ3. Hướng dẫn học sinh làm bài văn số 6( Làm ở nhà)
* Đề bài:
Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ : Thất bại là mẹ thành công.
Dàn ý
a, Mở bài(1.0đ) : Giới thiệu vấn đề cần giải thích.; ý nghĩa của vấn đề.
b. Thân bài(8.0đ)
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ.
+ Từ mẹ ở đây chỉ có nghĩa là điều sinh ra, điều làm nên.
+ Qua câu '' Thất bại là mẹ thành công'', người xưa muốn nói : Thất bại sẽ sinh ra được rhành công, sự thất bại có thể giúp ta làm nên những thành công.
2. Vì sao người xưa lại nói như vậy?
+ Sự thất bại giúp ta hiểu rõ hơn bản chất công việc ta phải làm, giúp ta có thêm kinh nghiệm.
+ Sự thất bại còn giúp ta tôi rèn ý chí.
3. Ta phải vận dụng câu tục ngữ ấy như thế nào trong đời sống.
+ Ta không nên ngã lòng trướcthất bại. Thắng không nên kiêu, nhưng bại không được nản.
+ Ta cũng cần tỉnh táo rút kinh nghiệm vì sao thất bại, để từ đó tìm tòi những con đường mới đưa ta tới thành công.
c, Kết bài(1.0đ):
- Nêu ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân, với mọi người.
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
- Trình tự các ý trong phần thân bài bài lập luận g/th.
- Cách tìm lí lẽ, liên kết đoạn.
2- HDVN
- Viết bài TLV (ở nhà): HS chọn 1 trong các đề bài trong sgk.
- Chuẩn bị: Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu

Tài liệu đính kèm:

  • docT108.doc