Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 29 - Tiết 109: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 29 - Tiết 109: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu

Mục tiêu cần đạt

 - Thấy được khả năng tưởng tượng dồi dào, xây dựng tình huống truyện bất ngờ, thú vị, cách kể chuyện mới mẻ, hấp dẫn, giọng văn châm biếm sắc sảo, hóm hỉnh của tác giả Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn Những trò lố hay Va –ren và Phan Bội Châu .

 - Hiểu được tình cảm yêu nước, mục đích tuyên truyền cách mạng của tác giả Nguyễn Ái Quốc.

 1.Kiến thức:

 - Bản chất đê tiện của Va-ren.

 - Phẩm chất khí phách người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu.

 - Nghệ thuật tưởng tượng, sáng tảo tình huống truyện đổc đáo, cách xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, cách liệt kê, giọng kể hóm hỉnh châm biếm.

 

doc 14 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 29 - Tiết 109: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Tiết
Bài dạy
29
109
110
111
112
- Những trò lố hay Va ren và Phan Bội Châu
- Những trò lố hay Va ren và Phan Bội Châu
- Luyện tập: Dùng Cụm C-V mở rộng câu
- Luyện nói Bài văn giải thích một vấn đề
 Tiết 109
Ngày soạn: 15/03/11
 - Nguyễn Aí Quốc -
I.Mục tiêu cần đạt 
 - Thấy được khả năng tưởng tượng dồi dào, xây dựng tình huống truyện bất ngờ, thú vị, cách kể chuyện mới mẻ, hấp dẫn, giọng văn châm biếm sắc sảo, hóm hỉnh của tác giả Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn Những trò lố hay Va –ren và Phan Bội Châu .
 - Hiểu được tình cảm yêu nước, mục đích tuyên truyền cách mạng của tác giả Nguyễn Ái Quốc.
 1.Kiến thức:
 - Bản chất đê tiện của Va-ren.
 - Phẩm chất khí phách người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
 - Nghệ thuật tưởng tượng, sáng tảo tình huống truyện đổc đáo, cách xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, cách liệt kê, giọng kể hóm hỉnh châm biếm.
 2.Kỹ năng 
 - Đọc kể diễn cảm văn xuôi tự sự (truyện ngắn châm biếm) bằng giọng điểu phù hợp.
 - Phân tích tính cách nhân vật,qua lời nói cử chỉ hành động.
 3.Thái độ: Kính trọng những người anh hùng xả thân gì nước, khinh bỉ bọn thực dân đế quốc.
 * Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh: Giáo dục học sinh thấy được một phương diện khác của Bác khi sử dụng vũ khí văn nghệ
II.Chuẩn bị 
 + GV: Giáo án – SGK - Tranh ảnh
 + HS : đọc bài , học bài , soạn bài theo yêu cầu 
 III.Tiến trình lên lớp
 1.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Œ Phân tích và chứng minh đặc sắc của truyện sống chết mặc bay qua 2 biện pháp nghệ thuật nổi bật ?
  Giải thích ý nghĩa sâu sắc lí thú nhan đề truyện ngắn Sống chết mặc bay ?
 3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: NAQ được coi là những cây bút mở đầu cho văn suôi hiện đại VN đầu thế kỉ XX . Cũng sử dụng biện pháp đối lập tương phản và tăng cấp như PDT trong truyện ngắn Sống chết mặc bay nhưng Những trò lô hay là Va – Ren và PBC viết bằng tiếng pháp với các dựng truyện và hành văn thật mới mẽ. Tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu vb đó .
 b.Bài giảng:
Hoạt động Thầy và trò
Ghi bảng
 @ Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
+ Gọi hs đọc chú thích dấu sao 
? Em hãy nêu vài nét về tác giả ?
 Nguyễn ái Quốc(1890-1969) còn gọi là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người là một nhà yêu nước, một lãnh tụ vĩ đại đồng thời là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới.
 Bút danh Nguyễn ái Quốc có từ năm 1919 đến 1945 gắn với tờ báo “Người cùng khổ”, tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và nhiều truyện kí xuất sắc khác
* GV hướng dẫn cách đọc: chú ý lời kể chuyện vừa bình thản vừa dí dỏm hài hước; lời đám đông tò mò bình phẩm; những câu cảm thán; lời đọc thoại của Va-ren...; lời văn tái bút.
+GV: đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi HS đọc
+ Giải thích từ khó 
? Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? Tác giả sáng tác tác phẩm nhằm mục đích gì?
- Hoàn cảnh ra đời: Nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt ở Trung Quốc, giải về giam ở Hoả Lò - HN . bằng trí tưởng tượng và hiểu biết sâu sắc, NAQ viết truyện ngắn này khi Va- ren đang chuẩn bị lên tàu sang Đông Dương (làm toàn quyền) và hứa sẽ "chăm sóc vụ PBC"
- Mục đích sáng tác:
+ Ca ngợi PBC và góp phần vào cuộc đấu tranh đòi trả tự do cho nhà yêu nước PBC.
+ Châm biếm, đả kích sự dối trá, lừa bịp và bộ mặt xảo quyệt của tên trùm thực dân Va-ren, lên án chính sách cai trị dã man bịp bợm của thực dân Pháp ở Đông Dương
?Xác định thể loại và nêu xuất xứ đoạn trích?
+GV: Đây là truyện ngắn hiện đại được viết bằng tiếng Pháp.
?Theo em đây là một tác phẩm ghi chép sự thật hay là tưởng tượng hư cấu ? căn cứ vào đau để kết luận ?
( có thật và hư cấu 
+ Có thật : nhân vật Va- Ren, toàn quyền pháp tại Đông Dương; PBC nhà yêu nước đang bị pháp bị bắt giam tại HN ; Phong trào đấu tranh, đòi thả PBC 
+Tưởng tượng : cuộc tiếp kiến giữa Va- Ren và PBC 
? Em hiểu những trò lố trong truyện này là những trò ntn? Ai là tác giả của những trò lố đó ?
 Những trò lố: nhố nhăng bịp bợm, đáng cười. Tác giả trò lố là Va-ren.
? Truyện được kể theo trình tự nào ?
trình tự thời gian, kể theo những chặng đường đi của toàn quyền Va-ren từ Pháp đến VN.
? Truyện có những nhân vật chính nào ?
 Nhân vật chính trong tuyện là Va-ren, đối lập với PBC
? Tóm tắt truyện?
Trước khi Va-ren từ Pháp sang Đông Dương nhận chức Toàn quyền y hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu bằng lời hứa nửa chính thức.
Khi gặp cụ Phan Va-ren ra sức dụ dỗ, thuyết phục, nhưng vẫn không mua chuộc được Phan Bội Châu, cụ Phan thì tỏ thái độ im lặng, dửng dưng. 
Anh lính dõng thì quả quyết rằng có thấy đôi ngọn râu mép của cụ Phan nhếch lên một chút. Nhân chứng thứ 2 lại quả quyết cụ Phan đã nhổ vào mặt Va-ren. 
? VB này được chia làm mấy phần , nêu nội dung từng phần ?
( Từ đầu đến vẫn bị giam trong tù :Lời hứa của Va-Ren với PBC 
- Tiếp theo đến thì tôi làm toàn quyền – trò lố của Va- Ren đối với PBC 
- Phần còn lại – Thái độ của PBC )
? Đọan nào làm thành nội dung chính của truyện?
 Đoạn 2 làm thành nội dung chính của truyện
@ Hoạt động 2: Đọc – hiểu vb 
+ Gọi hs đọc lại đoạn đầu 
+HS đọc phần đầu.
+GV: Mở đầu truyện, tác giả đã giới thiệu với chúng ta nhân vật Va ren và việc y sang Đông Dương nhận chức toàn quyền. Đây là phần mở đầu giới thiệu nhân vật và tình huống truyện.
? Va-ren được giới thiệu với những lời nói và hành động như thế nào?
- Lời nói: Nửa chính thức hứa sẽ chăm sóc vụ PBC.
- Hành động: Trên tàu 4 tuần lễ và trong thời gian đó thì PBC vẫn nằm tù.
? Tại sao lại là nửa chính thức hứa ? mà không phải là chính thức hứa ? 
 (Hứa không chính thức để dễ thay đổi ý).
? Em có nhận xét gì về lời hứa của Va ren ?
? Hắn hứa như vậy để nhằm mđ gì ? (gây uy tín).
? Vì sao hắn phải hứa như vậy ? (là do sức ép của công luận ở Pháp và ĐD.)
? Va ren hứa sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu đến khi nào ?
? Em hiểu thế nào là yên vị ? (ngồi yên vào chỗ).
? Qua việc hứa này ta hiểu gì về Va ren?
+GV: Qua đoạn mở đầu, Va ren hiện lên như 1 nhân vật trào phúng. Khi người kể chuyện tự đặt câu hỏi: Giả thử cứ cho rằng 1 vị toàn quyền ĐD mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi:Liệu quan toàn quyền Va ren sẽ chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao.
? Giọng điệu của tác giả khi giới thiệu về Va-ren?
Giọng điệu của tác giả hài hước: nửa chính thức hứa tức là vẫn có thể nút lời hứa; châm biếm mỉa mai: nêu giả sử quan toàn quyền mà biết giữ lời hứa có nghĩa là các quan toàn quyền chuyên nuốt lời hứa
? Qua những lời giới thiệu của tác giả, Va-ren hiện lên là một nhân vật như thế nào?
 Rõ ràng ngay khi chuẩn bị sang Đông Dương, Va-ren đã tự gây ra trò lố bịch trước dư luận Pháp để kiếm thêm chút cảm tình và uy tín trước khi sang thuộc địa nhận chức.
I. Tìm hiểu chung
 1.Tác giả:
- NAQ (1890 - 1969) quê ở Nghệ An (Tên của Bác được dùng từ năm 1919 đến trước 1945).
2.Tác phẩm :
- Năm 1925, Phan Bội Châu bị bắt, phong trào đấu tranh đòi thả PBC của nhân dân ta lên cao.
- Những trò lố hay Va –ren và Phan Bội Châu truyện ngắn trong Truyện kí Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp đầu những năm 20 của thế kỉ XX ở pháp. 
- Đoạn trích kể về trò lố thứ 4, trò lố cuối cùng do toàn quyền Va-ren bày ra tưởng đề cao bản thân và nước Pháp nhưng ngược lại mua cười cho thiên hạ.
+ Bố cục : 3 phần 
II.Đọc - hiểu vb
1.Chân dung Va-ren: 
 * Trước ngày sang Đông Dương nhậm chức
“Va-Ren đã nữa hứa chính thức sẽ chăm sóc vụ PBC ” 
- Giọng điệu hài hước, châm biếm, mỉa mai.
àVa ren là một tên chính sách thực dân xảo quyệt . 
4. Củng cố : 
 ´ Gọi Hs nêu ý cơ bản về lời hứa của va – ren.
 ´ Hãy giải thích cụm từ Những trò lố trong nhan đề của truyện ?
5. Dặn dò : 
 - Học thuộc ghi nhớ 
 - Tìm những chi tiết đối lập của 2 nhân vật Va- Ren và PBC ?
 - Soạn bài “ Dùng cụm C-V để mở rộng câu – Luyện tập”
IV.Rút kinh nghiệm:
.
“Trời có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông
 Đất có bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc.
 Người có bốn đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
 Thiếu một đức thì không thành người.
 Tiết 110
Ngày soạn: 15/03/11
 - Nguyễn Aí Quốc -
I.Mục tiêu cần đạt 
 - Thấy được khả năng tưởng tượng dồi dào, xây dựng tình huống truyện bất ngờ, thú vị, cách kể chuyện mới mẻ, hấp dẫn, giọng văn châm biếm sắc sảo, hóm hỉnh của tác giả Nguyễn Ái Quốc trong truyện ngắn Những trò lố hay Va –ren và Phan Bội Châu .
 - Hiểu được tình cảm yêu nước, mục đích tuyên truyền cách mạng của tác giả Nguyễn Ái Quốc.
 1.Kiến thức:
 - Bản chất đê tiện của Va-ren.
 - Phẩm chất khí phách người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
 - Nghệ thuật tưởng tượng, sáng tảo tình huống truyện đổc đáo, cách xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, cách liệt kê, giọng kể hóm hỉnh châm biếm.
 2.Kỹ năng 
 - Đọc kể diễn cảm văn xuôi tự sự (truyện ngắn châm biếm) bằng giọng điểu phù hợp.
 - Phân tích tính cách nhân vật,qua lời nói cử chỉ hành động.
 3.Thái độ: Kính trọng những người anh hùng xả thân gì nước, khinh bỉ bọn thực dân đế quốc.
 * Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh: Giáo dục học sinh thấy được một phương diện khác của Bác khi sử dụng vũ khí văn nghệ
II.Chuẩn bị 
 + GV: Giáo án – SGK - Tranh ảnh
 + HS : đọc bài , học bài , soạn bài theo yêu cầu 
 III.Tiến trình lên lớp
 1.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Œ Phân tích và chứng minh đặc sắc của truyện sống chết mặc bay qua 2 biện pháp nghệ thuật nổi bật ?
  Giải thích ý nghĩa sâu sắc lí thú nhan đề truyện ngắn Sống chết mặc bay ?
 3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: NAQ được coi là những cây bút mở đầu cho văn suôi hiện đại VN đầu thế kỉ XX . Cũng sử dụng biện pháp đối lập tương phản và tăng cấp như PDT trong truyện ngắn Sống chết mặc bay nhưng Những trò lô hay là Va – Ren và PBC viết bằng tiếng pháp với các dựng truyện và hành văn thật mới mẽ. Tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu vb đó .
 b.Bài giảng:
Hoạt động Thầy và trò
Ghi bảng
 @ Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
@ Hoạt động 2: Đọc – hiểu vb 
+ GV: Một lời hứa không đáng tin. Đó là 1 khía cạnh của trò lố bịch trước khi gặp Phan Bội Châu Bây giờ chúng ta sẽ theo dõi tiếp, theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng, những trò lố chính thức của Va ren. Trong rất nhiều trò lố của Va-ren tại VN, có trò lố của y đối với PBC. Đây là trò lố bịch nhất
+ Gọi hs đọc đoạn 2 
+ Thảo luận nhóm đôi
? Hai nhân vật Va ren và Phan Bội Châu được giới thiệu qua những chi tiết nào ? 
(Va ren: con người phản bội giai cấp vô sản Pháp, con người bị đuổi ra khỏi tập đoàn, con người ruồng bỏ quá khứ, lòng tin giai cấp, kẻ phản bội nhục nhã. Phan Bội Châu: con người đã hi sinh cả gia đình và của cải, con người bị kết án tử hình vắng mặt, con người đang bị đầy đọa trong nhà giam, ngày đêm bị bóng dáng máy chém đe dọa vì tội yêu nước, vị anh hùng xả thân vì đôc lậ ...  16/03/1
I.Mục tiêu cần đạt 
 - Nắm được cách dùng cụm C-V để mở rộng câu 
 - Thấy được tác dụng của việc dùng cụm C-V để mở rộng câu. 
 1.Kiến thức:
 - Cách dùng cụm CV để mở rộng câu
 - Tác dụng của việc dùng cụm CV đẻ mở rộng câu.
 2.Kĩ năng:
 - Mở rộng câu bằng cụm CV
 - Phân tích t/d của việc dùng...
 3.Thái độ:
 Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích các cụm chủ vị trong câu và dùng câu có cụm chủ vị.
II.Chuẩn bị 
 + GV: Bảng phụ, tham khảo SGV.
 + HS: Tìm hiểu trả lời câu hỏi theo SGK.
 III.Tiến trình lên lớp
 1.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Œ Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu ?
  Nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu ?
 ( 4 trường hợp: Mở rộng cụm chủ vị: Chủ ngữ
 Mở rộng cụm chủ vị: Vị ngữ
 Mở rộng cụm chủ vị: Cụm danh từ
 Mở rộng cụm chủ vị: Cụm động từ, tính từ. )
 wVí dụ: cho câu “Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn”. 
 Em hãy phân tích cụm chủ – vị là thành phần câu theo sơ đồ nến, sau đó cho biết trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu.
 Trung đội trưởng Bính / khuôn mặt đầy đặn.
 C V
 C V
 - Cụm chủ – vị làm vị ngữ của câu.
 3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Ở tiết 102 các em các em đã tìm hiểu bài “Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu” ở tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập, nhằm củng cố kiến thức đã học. Chủ yếu là làm các bài tập SGK (trang 96 và 97).
 b.Bài giảng:
Hoạt động Thầy và trò
Ghi bảng
@ Hoạt động 1: Ôn kiến thức
? Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu ?
? Nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu ?
+ GV kết luận
@ Hoạt động 2: Luyện tập 
+ Gọi một học sinh đọc bài tập 1 sách giáo khoa trang 96 và 97. 
+ Hướng dẫn hs làm bài tập.
-Chia lớp làm 3 nhóm để mỗi lớp làm một câu. Sau đó cử đại diện trình bày kết quả, các nhóm khác chú ý nghe và nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động nhóm( Theo bàn)
- GV nêu yêu cầu nhiệm vụ.
? Gộp các câu cùng cặp thành một câu có cụm chủ vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa chính của chúng? 
+ Hoạt động nhóm (5Ph)
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề, Đại diện nhóm trình bày,
- NX, GV treo bảng phụ ghi đáp án đúng.
+ Thảo luận cặp.
? Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ.
- Đại diện lên bảng trình bày - nhận xét.
- GV chốt. 
I.Nội dung:
 Có thể dùng cụm C-V để mở rộng các thành phần khác nhau như chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ
II. Luyện tập
Bài 1/96 : Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu và làm thành phần gì
a.Cụm C-V làm CN ( khí hậu nước ta ấm áp) và một cụm C-V làm phụ ngữ trong cụm động từ Cho phép ( ta quanh năm trồng trọt)
b. Có 2 cụm C-V làm phụ ngữ cho danh từ khi và 1 cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ nói ( tiếng chim , tiếng suối nghe mới hay )
 c. Có 2 cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ thấy 
Bài 2/97 : Gộp các câu từng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa chính của chúng 
a. Chúng em/ học giỏi /khiến /cha mẹ và thầy cô/rất vui lòng.
b. Nhà văn Hoài Thanh/ khẳng định rằng/ cái đẹp/ là cái có ích.
c. Tiếng Việt/ rất giàu thanh điệu/ khiến lời nói của người Việt Nam ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc.
d. Cách mạng tháng tám/ thành công/ đã khiến cho Tiếng Việt/ có một bước phát triển mới, một số phận mới.
Bài tập 3 : Gộp câu thành một cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ 
a. Anh em hoà thuận khiến hai thân/ vui vầy.
b. Đây là cảnh một rừng thông ngày ngày biết bao nhiêu người/ qua lại.
c. Hàng loạt vở kịch như "Tay người đàn bà,Giác ngộ, Bên kia sông Đuống",... ra đời đã sưởi ấm cho ánh đèn sân khấu ở khắp mọi miền đất nước.
4.Củng cố : 
 ´ Nêu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu ?
 * Bài tập bổ trợ
 - Bốn tổ thi, mỗi tổ đặt một câu, nếu đếm đến 5 mà không đặt được thì thua.
 1. Chuyển đổi các câu có cụm chủ vị làm thành phần câu sau đây thành câu đơn không mở rộng cụm chủ vị
 a. Ông ấy tiền bạc mất hết cả.
 b. Ông em chân tay đều yếu lắm rồi.
 c. Sự tiến bộ của em làm cha mẹ vui lòng.
 d. Em thay đổi nhận thức là một điều tốt.
 e. Bài thơ mà em yêu thích đã được đọc và ngâm nhiều lần trên đài phát thanh.
Biến đổi: 
 a. Tiền bạc của ông ấy mất hết cả.
 b. Chân tay ông em đều yếu lắm rồi.
 c. Cha mẹ vui lòng vì sự tiến bộ của em. 
 d. Một điều tốt là sự thay đổi nhận thức của em.
 e. Em yêu thích bài thơ mà được đọc và ngâm nhiều lần trên đầi phát thanh.
5.Dăn dò : 
 - Về học lại phần lí thuyết 
 - Soạn bài Luyện nói bài văn giải thích một vấn đề
IV.Rút kinh nghiệm:
 Tiết 112
Ngày soạn: 17/03/11
I.Mục tiêu cần đạt 
 - Rèn luyện kĩ năng nghe, nói giải thích một vấn đề
 - Rèn luyện kĩ năng phát triển dàn ý thành bài nói giải thích một vấn đề.
 1.Kiến thức:
 - Cách thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
 - Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề.
 2. Kỹ năng 
 - Tìm ý lập dàn ý, bày văn giải thích một vấn đề.
 - Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể.
 - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa bết bằng ngôn ngữ nói.
 3.Thái độ
 - Chuẩn bị bài nói cho tốt ở nhà, tư thế nói phải đĩnh đạt, từ tốn, giọng phải phù hợp.
II.Chuẩn bị 
 + GV:Giáo án – SGK – Bảng phụ - Đề
 + HS : đọc bài, học bài, soạn bài theo yêu cầu 
 III.Tiến trình lên lớp
 1.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs
 3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Vừa qua chúng ta vừa được tìm hiểu kỹ về kiểu bài nghị luận giải thích, hôm nay để củng cố kiến thức vừa mới được học cũng như luyện tập cho các em trình bày mạnh dạn, tự nhiên và trôi chảy trước tập thể về những kiến thức xã hội và văn học cô mời các em cùng tham gia vào tiết: “Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề”.
b.Bài giảng:
Hoạt động Thầy và trò
Ghi bảng
@ Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
+ GV hỏi củng cố lại kiến thức về lập luận giải thích
? Giải thích là gì?
? Để giải thích một vấn đề cần nghị luận ta làm gì?
? Nhận xét về cách thức giải thích?
* Hoạt động 2: Luyện tập
+ Giáo viên kiểm tra bài làm để nắm được sự chuẩn bị của học sinh.
+ Hs báo cáo sự chuẩn bị của mình ở nhà.
Và sau đó nghe giáo viên nhắc lại cách làm, cũng như cách chuẩn bị ở nhà.
? Em hãy xác định tính chất yêu cầu đề?
 + Giải thích để làm sáng tỏ vấn đề.
 + Khẳng định lại vấn đề trên là đúng.
? Nêu luận đề của đề bài?
? Mở bài có nhiệm vụ gì?
 Thể hiện rõ được luận đề và mang định hướng giải thích.
? Thân bài có những luận điểm gì?
? Kết bài em phải làm gì ?
+ Chia lớp thành hai nhóm ( 2 dãy bàn) 
 Nhóm 1, 2 Thực hiện đề 1.
 Nhóm 3, 4 Thực hiện đề 2.
- Mỗi bàn cử một nhóm trưởng điều khiển, một nhóm phó làm thư kí ghi chép các ý kiến nhận xét. Mỗi hs trong nhóm lần lượt nói từng đoạn, từng luận điểm cho đến hết bài. à Cử một bạn nói trước lớp.
- Đại diện của mỗi nhóm trình bày bài nói của mình.
- Nhận xét bài nói của mỗi bạn. 
- GV nhận xét bổ sung. 
* Yêu cầu của tiết luyện nói :
+ Đối với người trình bày :
- Vị trí đứng nói phù hợp
- Không lệ thuộc vào giấy tờ viết sẵn, nói những điều em hiểu chứ không phải đọc những điều các em viết ra.	
- Âm lượng vừa đủ, diễn đạt rõ rang, mạch lạc
-Nội dung lôi cuốn, hấp dẫn, dễ tiếp nhận.
+ Đối với người nghe: 
- Nghe, lĩnh hội được phần trình bày của bạn.
- Có ý kiến nhận xét, đánh giá, bổ sung phần trình bày của bạn. 
* Hoạt động 3: GV sơ kết.
- Số học sinh được nói.
- Chất lượng nói.
+ Nội dung ý kiến:
+ Giọng nói:
+ Tác phong:
+ Tư thế nói.
- ý kiến phát biểu nhận xét: Đánh giá các hs của 2 nhóm đã nói trước lớp.
I. Nội dung :
- Giải thích là làm cho người nghe nhận thức được một vấn đề chưa biết.
- Giải thích có nhiều lớp lang : giải thích một từ, một khái niệm, một vấn đề của cuốc sống.
- Giải thích có nhiều cách thức đa dạng. 
II. Luyện tập
 1.Chuẩn bị:
* Đề 1 : Vì sao nhà văn PDT lại đặt nhan đề Sống chết mặc bay cho truyện ngắn của mình.
*Đề 2: Em hay thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy?
2. Lập dàn ý :
 a. Mở bài: 
- Giới thiệu tác phẩm Sống chết mặc bay của tác giả PDT.
- Giới thiệu vấn đề cần giải thích: Tại sao lại đặt tên tác phẩm là Sống chết Mặc bay.
b.Thân bài:
1. Giải thích nội dung ý nghĩa câu thành ngữ: " Sống chết mặc bay. Tiền thầy bỏ túi"
Thầy: thầy cúng, lang băm.
- Nghĩa: Chỉ bọn người ích kỉ chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình, không chú ý đền người khác, vô trách nhiệm trước quyền lợi cuộc sống, tính mạng của nhân dân.
2. Tại sao tác giả lại đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình là Sống chết mặc bay.
- Trong tác phẩm của mình. PDT đã đưa một tình huống căng thẳng về khúc đê ở làng X có nguy cơ sắp vỡ đê
- Tình cảnh người dân hộ đê và thái độ của quan phụ mẫu.
- Cảnh đê vỡ và thái độ của quan phụ mẫu (Thái độ của quan phụ mẫu là thái độ vô trách nhiệm, sống chết mặc bay).
c. Cách đặt nhan đề như vậy có tác dụng như thế nào:
- Khái quát được thái độ của quan phụ mẫu.
- Hấp dẫn đối với người đọc.
3.Thực hành luyện nói
- Nói theo nhóm 5phút
 - Nói trước lớp 15 phút
III.Tổng kết đánh giá:
* Ưu điểm:
- Có chuẩn bị ở nhà
- Nói rõ ràng mạch lạc, mạnh dạn, tự nhiên.
- Có nội dung theo chủ đề đã cho...
* Nhược điểm:
- Nói nhỏ, rụt rè, thiếu tự nhiên.
- Nội dung chưa sát đề, nội dung bài nói còn lủng củng....
- Dùng từ , đặt câu chưa chính xác.
+ Tuyên dương: Nhóm 
4.Củng cố : 
 Nhận xét tiết luyện nói 
 5.Dặn dò : 
 - Về nhà mõi hs tự làm bài viết số 6 theo đề bài đã luyện nói .
 - Chuẩn bị Ca Huế trên Sông Hương
IV.Rút kinh nghiệm:
.
 RA ĐỀ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 6 Ở NHÀ
Đề bài:
 Ca dao có câu
	Công cha như núi thái sơn
	Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 Em hãy giải thích câu ca dao trên. (có liên hệ với cuộc sống thực của em). Phát biểu cảm nghĩ của em đối với công ơn cha mẹ mình.
Đáp án -biểu điểm
* Yêu cầu về nội dung
 I. Mở bài: (1đ)
 - Giới thiệu về câu ca dao (tình cảm gia đình – cao dao nói về công ơn cha mẹ đối với con cái)
 II. Thân bài: (6đ)
 * Giải thích ý nghĩa câu ca dao
 a. Ý nghĩa các hình ảnh so sánh trong câu ca dao
 - Núi thái sơn (GT)
	 - Nước trong nguồn (GT)
	 - Ý nghĩa của câu
 b. Công lao của cha mẹ đối với con cái là to lớn không bao giờ kể hết được
 - Trước hết là công lao sinh thành của cha mẹ
 - Công lao dạy dỗ nên người
 c. Phát biểu cảm nghĩ của em đối với công lao của cha mẹ
 III. Kết bài: (1đ)
	- Tình cảm và lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ
* Yêu cầu về hình thức (1đ)
 - Bài đủ ba phần : mạch lạc, liên kết .
 - Lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết .
 - Không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp . 
 ( Thứ hai tuần 30 nộp )

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 7 TUAN 29 KTKN ANH.doc