Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 29 - Tiết 115: Cách làm bài văn lập luận giải thích

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 29 - Tiết 115: Cách làm bài văn lập luận giải thích

A. Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh:

- Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn giải thích.

- Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi trong lúc làm bài.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

 1. Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là văn lập luận giải thích ?

 2. Bài mới : Giới thiệu : Vừa qua chúng ta đã tìm hiểu xong kiểu bài nghị luận chứng minh và cũng đã làm bài viết. Sau đó chúng ta cũng đã học một tiết lý thuyết “Tìm hiểu chung về bài lập luận giải thích”. Hôm nay, để giúp các em nắm vững hơn về kiểu bài này chúng ta cùng nhau tìm hiểu “Cách làm văn lập luận giải thích”.

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 29 - Tiết 115: Cách làm bài văn lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :	
 Tuần 29	
TiÕt 115
A. Mục tiêu cần đạt 	 Giúp học sinh: 
Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn giải thích.
Biết được những điều cần lưu ý và những lỗi trong lúc làm bài.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
à GV: SGK, STK, gi¸o ¸n.
à HS: ChuÈn bÞ bµi tr­íc ë nhµ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là văn lập luận giải thích ?
 2. Bài mới : Giới thiệu : Vừa qua chúng ta đã tìm hiểu xong kiểu bài nghị luận chứng minh và cũng đã làm bài viết. Sau đó chúng ta cũng đã học một tiết lý thuyết “Tìm hiểu chung về bài lập luận giải thích”. Hôm nay, để giúp các em nắm vững hơn về kiểu bài này chúng ta cùng nhau tìm hiểu “Cách làm văn lập luận giải thích”.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 :	Các bước làm văn lập luận giải thích
 * Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Đề yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Đối với tục ngữ thì chúng ta cần giải thích gì ?
- Để tìm nghĩa cho câu tục ngữ chúng ta có thể tra từ điển. Vậy em nào có thể cho cô biết nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
* Các em thấy giải thích như thế tuy đúng nhưng còn vắn tắt, chưa đáp ứng được yêu cầu hiểu rõ, hiểu sâu. Vì thế mà bài văn yêu cầu chúng ta phải giải thích nhiều mặt. Vậy muốn làm một bài văn nghị luận giải thích trước hết người viết cần phải nắm vững, hiểu đúng vấn đề nghị luận nêu trong bài là gì? 
Có những mặt, những khía cạnh nào? ý nhĩa là gì? Nếu không nắm vững những điều cơ bản đó người viết sẽ bị lạc đề, hoặc lạc sang kiểu nghị luận chứng minh. Và để tìm ý cho bài văn giải thích này chúng ta có thể tìm những câu ca dao hay câu tục ngữ khác có nội dung tương tự.
 * Từ đó chúng ta có thể lập dàn bài cho đề văn này.
* Lập dàn bài: - Em nào có thể nhắc lại cho cô bố cục của một bài văn nghị luận có mấy phần?	
- Trong đề văn này, mở bài chúng ta cần làm gì?
- Thân bài là phần chúng ta sẽ triển khai việc giải thích. Ở phần thân bài này, bên cạnh tìm hiểu nghĩa của câu tục ngữ, các em cần phải đặt và trả lời câu hỏi với mục đích chia nhỏû các khía cạnh và giải thích câu tục ngữ.
- Kết bài chúng ta cần làm gì?
* Cho học sinh đọc viết bài trong sgk/85,86
- Đối với kiểu bài nào cũng vậy, khi làm xong chúng ta phải đọc lại xem các phần mở bài, thân bài, kết bài có phù hợp với đề bài và dàn bài không? Sau đó chúng ta sửa chữa cho bài viết của mình.
Hoạt động 2: Ghi nhớ :
-Cho Hs đọc ghi nhớ- sgk/86
* Vậy em nào có thể nhắc lại cho cô, muốn làm bài văn giải thích thì chúng ta phải thực hiện các bước nào? lời văn giải thích ra sao?
Hoạt động 4. Củng cố :	
- Đọc lại ghi nhớ.
Hoạt động 5. Dặn dò :	
- Học thuộc ghi nhớ.
Xem và chuẩn bị trước bài mới : Luyện tập lập luận giải thích
àGiải thích câu tục ngữ 
à Làm sáng tỏ nghĩa đen, nghĩa bóng và ý nghĩa sâu xa của nó .
à Đi đây đi đó nhiều thì mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan từng trải
à 3 phần.
 Mở bài : giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa của nó.
 Kết bài: Khẳng định giá trị của câu tục ngữ
- Đọc ghi nhớ – sgk/86
I. Các bước làm văn lập luận giải thích
Đề bài : Nhân dân ta có câu tục ngữ :“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích câu tục ngữ đó.
 1. Tìm hiểu đề và tìm ý :
a. Tìm hiểu đề :
* Vấn đề cần giải thích : Đi đây đi đó, tiếp xúc rộng rãi ngoài xã hội sẽ mở rộng hiểu biết
b. Tìm ý :
- Câu tục ngữ có ý nghĩa gì ?
+ Nghĩa đen ? (sgk/84)
+ Nghĩa bóng ? (sgk/84)
+ Nghĩa sâu ? (sgk/85)
- Có những câu tục ngữ nào có nội dung tương tự ?
- Câu tục ngữ này còn hàm chứa lời khuyên gì đối với chúng ta ?
2. Lập dàn bài.
a. Mở bài : giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa của nó.
 b. Thân bài:
- Tìm hiểu nghĩa đen
- Nghĩa bóng
 - Nghĩa sâu
 - Bên cạnh đó, người viết cần phải đặt và trả lời những câu hỏi như sau:
 - Đi một ngày là đi đâu
 - Một sàng khôn là gì?
 - Vì sao đi một ngày đàng học một sàng khôn
 - Đi như thế nào?
 - Học như thế nào?
c. Kết bài:
 Khẳng định giá trị của câu tục ngữ
3. Viết bài :
4. Đọc lại và sửa chữa:
*Ghi nhớ : sgk/86

Tài liệu đính kèm:

  • doc115.doc