Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca .
- Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ ca dao
Ngày soạn: 27/08/2012 Tuần : 3, tiết PPCT: 09 - Những câu hát về tình cảm gia đình I . Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được khái niệm ca dao, dân ca . - Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ ca dao. 3. Giáo dục: - Tình yêu , niềm tự hào về kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. - Tình cảm yêu quý, trân trọng ông , bà , cha , mẹ. II. Chuẩn bị : - Thầy : + Nghiên cứu SGK, SGV . + Đọc tài liệu tham khảo về ca dao dân ca, chủ đề tình cảm gđình . - Trò : Học bài cũ, soạn bài mới. III. Tổ chức các hoạt động dạy – học . 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ : ? Truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” cho ta thấy được điều gì về tình cảm anh em? Tìm một số chi tiết thể hiện điều đó. 3. Bài mới: Tình cảm con người bao giờ cũng bắt nguồn từ tình cảm gia đình. Truyền thống văn hoá , đạo đức Việt Nam rất đề cao gia đình và tình cảm gia đình. Những bài ca dao về tình cảm gia đình đã diễn tả chân thực, xúc động những tình cảm của con người Việt Nam . Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt Hoạt động 1 - Gọi học sinh đọc chú thích sao trong SGK. ? Em hiểu thế nào là ca dao, dân ca. - GV giảng cho học sinh hiểu khái niệm ca dao, dân ca thông qua một số ví dụ cụ thể. - Lưu ý HS: Ca dao, dân ca là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tạo nên, phần lớn là thơ lục bát phản ánh đời sống, tâm hồn của họ. - hướng dẫn học sinh đọc. - Gọi học sinh đọc và nhận xét. Hoạt động 2: Đọc – hiểu vb ? Có gì giống nhau trong hình thức diễn đạt của 4 bài ca trên? ? Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy? - gọi HS đọc bài ca dao 1 . ? Bài ca dao đã diễn tả tình cảm gì ? ? Lời ca “ cù lao chín chữ” có ý nghĩa khái quát điều gì? ? Có gì độc đáo trong cách diễn đạt của bài ca dao? ? Chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này? ? Em hiểu gì về 2 hình ảnh: núi ngất trời, nước biển Đông? ? Bài ca dao đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để biểu hiện công lao to lớn của cha mẹ? - Giáo viên dẫn dắt học sinh phân tích cái hay của lối so sánh. - GVKĐ: Lối nói truyền thống. ? Từ nào trong câu ca dao nói lên lời khuyên tha thiết của cha mẹ? ? Em còn biết những câu ca dao nào nữa nói về công ơn trời biển của cha mẹ? ? Hãy xác định : + nhân vật? + thời gian? + không gian? trong bài ca dao 2. ? Thời gian, không gian đó có đặc điểm gì? ? Tâm trạng con người được gợi lên trong thời gian, không gian ấy thường như thế nào ? * GV: Người phụ nữ đứng như tạc tượng vào không gian, nỗi buồn nhớ trào dâng trong lòng ? Cảm nhận của em về lời ca: Trông về ... chín chiều. - GVKĐ : Nhớ về quê mẹ mà thấy mình lẻ loi, đau xót . ? Hãy đọc một bài ca dao khác có nội dung tương tự. - GV đọc 2 bài ca dao khác có nội dung tương tự và lưu ý học sinh thêm về sự bất bình đẳng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. ? Bài ca dao thứ 3 diễn tả điều gì ? Những tình cảm đó được diễn tả như thế nào ? Có gì độc đáo ? - GV phân tích, bình sâu lối so sánh bao nhiêubấy nhiêu - Hình ảnh: “ nuộc lạt mái nhà”, cử chỉ ngó lên. ? Trong bài ca dao 4, các từ : người xa, bác mẹ, cùng thân, có nghĩa như thế nào ? Từ đó có thể nhận thấy tình cảm anh em được cắt nghĩa trên những cơ sở nào. ? Để diễn tả tình cảm của anh em trong gia đình, ca dao đã sử dụng cách nói nào ? ? Bài ca dao khuyên nhủ điều gì? ( câu cuối). - KĐ: Đây là nét đẹp trong truyền thống đạo lí của người Việt Nam. Hoạt động 3 : ? Những biện pháp nghệ thuật nào được 4 bài ca dao sử dụng? ? Cả 4 bài ca dao đều có chung chủ đề gì. - Gọi HS đọc ghi nhớ. I. Giới thiệu chung. - Ca dao- dân ca: chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. + Ca dao: là lời thơ của dân ca. + Dân ca: là những sáng tác kết hợp lời và nhạc. II. Phân tích Bài 1 Bằng nghệ thuật so sánh công cha nghĩa mẹ ngang tầm với vẻ cao rộng và vĩnh cửu của thiên nhiên đã khẳng định công lao của cha mẹ là vô bờ, vô hạn, không thể đo đếm được. Bài 2 Tâm trạng nỗi lòng của người con gái đi lấy chồng xa quê, nhớ thương cha mẹ già, nhớ nhà da diết. Bài 3 Sử dụng lối nói so sánh bài ca dao đã diễn tả nỗi nhớ thương và niềm kính trọng sâu sắc của cháu con đối với ông bà, tổ tiên. Bài 4 - Đề ca tình cảm anh em, đề cao truyền thống đạo lí của gia đình Việt Nam. - Nhắc nhở anh em phải sống hoà thuận, đùm bọc, nhường nhịn III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Thể thơ lục bát. - Dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ. - Lối diễn đạt bình dị 2. Nội dung 3. Ghi nhớ SGK / 36 4. Củng cố: - GV cùng học sinh nhắc lại nội dung cơ bản của bài. - Thi đọc các bài ca dao có chủ đề trên giữa các tổ. - Thử hát ru một điệu mà em thích. 5. Dặn dò - Đọc phần đọc thêm trong SGK. - Học thuộc lòng các bài ca dao đã hoc và nắm chắc nội dung, nghệ thuật . - Soạn những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước con người . IV.Rút kinh nghiệm. . _____________________________________________ Ngày soạn: 27/08/2012 Tuần : 3, tiết PPCT: 10 Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh thấy được : - Tình yêu quê hương đất nước con người được mở rộng và nâng cao từ tình cảm gia đình. Đó niềm tự hào về cảnh đẹp sự giàu có, phong phú và bản sắc riêng của từng vùng quê, từng miền đất nước. 2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, phân tích hình ảnh nghệ thuật. 3. Giáo dục: Thái độ trân trọng, tình cảm yêu quê hương đất nước, con người. II. Chuẩn bị : - Thầy: Những câu ca dao thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, soạn bài. - Trò : Học bài cũ, soạn bài. III. Tổ chức các hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ : ? Em hãy đọc câu ca dao nào nói về tình cảm gia đình ? Em cảm nhận được điều gì khi học những câu ca dao đó? 3. Bài mới: Bên cạnh những câu ca dao, dân ca khẳng định những giá trị về tình cảm gia đình là những câu ca ca ngợi về quê hương đất nước.Vậy những câu ca đó thể hiện cụ thể như thế nào. Hoạt động của thầy Nội dung cần đạt Hoạt động 1 ? Nhắc lại khái niệm ca dao, dân ca ? - Hướng dẫn HS đọc văn bản : Giọng nhẹ nhàng, phấn khởi. - Gọi HS đọc , nhận xét. Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản. - Gọi HS đọc bài 1, giải nghĩa một số từ. - GV làm sống dậy không gian diễn xướng của bài ca. ? Bài ca có bố cục như thế nào ? ? Bài ca dao được thể hiện dưới hình thức nào? ? Em hiểu thế nào về hình thức đối đáp? ? Những địa danh nào được nhắc tới trong lời đối đáp của chàng trai, cô gái ? ? Những địa danh đó có những điểm chung và riêng gì. ? Qua lời hát đối đáp toát lên ý nghĩa gì? - GVKĐ nội dung ý nghĩa bài ca dao. ? Căn cứ vào các danh từ riêng trong bài ca 2, hãy xác định địa danh dược phản ánh ? ? Bài ca không nhắc đến Hà nội mà vẫn gợi cho ta nhớ về Hà Nội. Vì sao ? ? Qua đây, em có suy nghĩ gì về Hà Nội ? - Gv khẳng định vẻ đẹp truyền thống văn hoá của Hà Nội. ? Bài ca dao được mở đầu bằng một lời mời “rủ nhau ...”. Phân tích cụm từ “rủ nhau”. ? Khi nào thì người ta thường “rủ nhau”? ? Em biết những câu ca dao nào cũng mở đầu bằng “rủ nhau”? ? Ở bài ca dao này, người ta rủ nhau làm gì? Từ nào được lặp lại nhiều lần? Thể hiện điều gì ? ? Em có nhận xét gì về cách tả cảnh trong bài ca dao này? ? Câu ca dao có gợi cho em nhớ đến 1 câu chuyện truyền thuyết nào không? ? Câu hỏi cuối bài ca dao có tác dụng gì ? “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?”? Em có biết một số câu ca dao khác ca ngợi cảnh đẹp của Hà Nội? - Câu hỏi khẳng định về công lao xây dựng non nước của cha ông nhiều thế hệ, ca ngợi bàn tay tài hoa của ông cha đã tạo nên nhiều vẻ đẹp cho Hà Nội, nhắc nhở mọi người lòng biết ơn, niềm tự hào dân tộc ? Bài ca đã khơi gợi tình cảm nào trong em. - Gọi HS đọc bài 3. ? Trong câu thơ một, cảnh đẹp được gợi tả qua từ nào? ? Cách tả trong câu thứ 2 có gì đặc biệt ? - Lưu ý HS: Biện pháp so sánh, tính từ. ? Từ đó xứ Huế hiện lên như thế nào trong trí tưởng tượng của em. - Cảnh đẹp như 1 bức tranh có đường nét, có màu sắc tươi mát --> bức tranh sơn thuỷ hữu tình . ? Phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong đó. ? Lời ca ai vô xứ Huế thì vô toát lên ý nghĩa nhắn gửi nào. ? Theo em có những tình cảm nào ẩn chứa trong lời nhắn gửi chào mời đó. ? Nêu những hiểu biết của em về vẻ đẹp của Huế. - Gv liên hệ cho học sinh về vẻ đẹp của Huế. * Gọi HS đọc bài ca dao 4. ? Hai dòng đầu có gì đặc biệt về phương diện ngôn từ và nhịp điệu. ? Tác dụng, ý nghĩa gì trong việc gợi hình, gợi cảm cho bài ca. ? Trên nền bức tranh mênh mông, bát ngát của cánh đồng, hiện lên hình ảnh của ai ? ? Em cảm nhận được điều gì về cô gái ? ? Tìm biện pháp nghệ thuật biểu hiện ? - Gv hướng dẫn HS khai thác biện pháp so sánh. ? Bài ca dao là lời của ai? Biểu hiện tình cảm gì ? Hoạt động 3 : Tổng kết. ? Tóm tắt những nét chính về nội dung, nghệ thuật của 4 bài ca dao ? - Gọi HS đọc Ghi nhớ - GV khái quát nội dung của 4 bài ca dao. I. Giới thiệu chung HS xem lại phần giới thiệu chung tiết 9. II. Phân tích Bài 1 Sử dụng lời hát đối đáp của chàng trai – cô gái ta thấy niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước . Bài 2 - Nghệ thuật: Điệp từ, điệp ngữ, liệt kê. - Nội dung: + Niềm sung sướng tự hào trước cảnh đẹp Thăng Long- Hà Nội. + Nhắc nhở mọi người hướng về Hà Nội, chăm sóc, bảo vệ các di sản của thủ đô. Bài 3 - Nghệ thuật: Từ láy, tính từ, đại từ phiếm chỉ. - Ca ngợi cảnh đẹp xứ Huế và lời mời chào mọi người hãy đến với Huế. Bài 4 - Nghệ thuật: sử dụng phép lặp, phép đảo. - Nội dung: + Vẻ đẹp trù phú, mênh mông của cánh đồng lúa . + Bức tranh đẹp và đầy sức sống của con người lao động III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật - Sử dụng hình thức đối đáp. - Điệp ngữ, lặp, so sánh 2. Nội dung 3. Ghi nhớ (SGK T40 ) 4.Củng cố - Gv cùng học sinh nhắc lại nội dung cơ bản của bài. ? Tình cảm chung thể hiện trong 4 bài ca là gì? - Hướng dẫn học sinh đọc thêm. 5. Dặn dò: - Sưu tầm các bài ca dao về môi trường. - Học thuộc và nắm chắc nội dung các bài ca dao. - Soạn văn bản : Ca dao về những câu hát than thân . - Tìm thêm những bài ca dao khác có nội dung về quê hương, đất nước. IV.Rút kinh nghiệm. . _________________________________________ Ngày soạn: 27/08/2012 Tuần : 3, tiết PPCT: 11 Từ láy I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận diện được hai loại từ láy: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy. 2. Kĩ năng: Hiểu được giá trị tượng thanh, tượng hình, gợi cảm của từ láy, biết sử dụng từ láy một cách thích hợp . 3. Giáo dục: Ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ láy. II. Chuẩn bị : 1. Thầy :Bảng phụ, các ngữ liệu. 2. Trò : Học thuộc bài cũ và soạn bài từ láy. III. Tổ chức các hoạt động dạy – học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là từ ghép chính- phụ, từ ghép đẳng lập? Cho ví dụ. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 - Gọi HS nhắc lại khái niệm từ láy - Gọi HS đọc ví dụ. ? Những từ láy: đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu có đặc điểm âm thanh gì giống nhau, khác nhau ? ? Em hãy phân loại từ láy? - Gọi HS đọc ví dụ 3. ? Vì sao các từ láy “bần bật”, “thăm thẳm” lại không nói được là “bật bật” “thẳm thẳm”? ? Nhận xét sự thay đổi trong các từ láy ở 2 ví dụ. ? Qua phân tích các ví dụ , hãy cho biết thế nào là láy toàn bộ, láy bộ phận. ? Cho ví dụ về từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận ? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - GV lưu ý HS phân biệt từ láy với từ ghép đẳng lập có cấu tạo giống nó. - Gọi HS làm bài tập 5, 6 –Trang 43. ? Phát hiện từ láy trong bài ca dao “đường vô ...” ? Phân loại từ láy ? Hoạt động 2 ? Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh? ? Các từ láy lí nhí, li ti, ti hí có đặc điểm gì chung về âm thanh và nghĩa ? ? Các từ láy nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh có đặc điểm gì chung về âm thanh và nghĩa ? - Gợi ý: giải thích nghĩa từng từ ? Xác định tiếng gốc? ? So sánh nghĩa của từ láy so với nghĩa của tiếng gốc? ? So sánh nghĩa của các từ láy: mềm mại, đo đỏ, mạnh mẽ, khoẻ khoắn với các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng? ? Trong trường hợp từ láy có tiếng gốc có nghĩa thì nghĩa của từ láy so với tiếng gốc có nghĩa như thế nào? - GV nhấn mạnh nghĩa của từ láy so với nghĩa của tiếng gốc. - Gọi Hs đọc ghi nhớ. ? Cho ví dụ? Hoạt động 3: Luyện tập. - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 1. Tìm từ láy trong đoạn văn “Cuộc chia tay ...”. - Gv yêu cầu học sinh thi theo bàn. - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 2,3 - Gọi học sinh đứng tại chỗ trả lời. - Gọi học sinh khác nhận xét - Gv nhận xét. I. Các loại từ láy: 1. Láy hoàn toàn 2. Láy bộ phận * Ghi nhớ 1- SGK trang 42 II. Nghĩa của từ láy - Dựa vào sự mô phỏng âm thanh. - Dựa vào đặc tính âm thanh của vần. - Trường hợp từ láy có tiếng gốc thì từ láy tạo nghĩa bằng cách dựa vào nghĩa của tiếng gốc và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng . * Ghi nhớ 2 : SGK/ 42 III. Luyện tập Bài tập 1 (SGK trang 43) - Láy toàn bộ : bần bật, thăm thẳm - Láy bộ phận : nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, .. Bài tập 2 (SGK trang 43) - Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách Bài tập 3 a/ nhẹ nhàng a/ xấu xa a/ tan tành b/ nhẹ nhõm b/ xấu xí b/ tan tác 4. Củng cố: - Thi tìm từ láy giữa các tổ. - GV cùng học sinh nhắc lại nội dung bài học. - Lưu ý học sinh bài tập 5,6. - Hướng dẫn đọc thêm. 5. Dặn dò : - Học thuộc ghi nhớ và hoàn thiện các bài tập còn lại. - Tìm các từ láy có nguyên âm a. - Chuẩn bị bài quá trình tạo lập văn bản . IV.Rút kinh nghiệm. . Ngày soạn: 27/08/2012 Tuần : 3, tiết PPCT: 12 Quá trình tạo lập văn bản Viết bài tập làm văn số 1 ở nhà I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được các bước và trình tự các bước để tạo lập một văn bản . Vận dụng giải các bài tập, tạo ra các văn bản theo yêu cầu của chương trình. 2. Kĩ năng : Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản 3. Giáo dục: ý thức học tập bộ môn. II. Chuẩn bị : 1. Thầy : Các văn bản mẫu, bảng phụ, soạn bài. 2. Trò : Trả lời các câu hỏi trong mục I trang25, học bài cũ. III. Tổ chức các hoạt động dạy – học : 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: ?Có mấy loại từ láy ? Nghĩa của từ láy được tạo lập do đâu? Lấy ví dụ phân tích. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1 ? Khi nào người ta có nhu cầu tạo lập văn bản. - Giáo viên đưa ra một tình huống phải viết thư. ? Để viết bức thư đó ta cần xác định những vấn đề gì ? ? Ta có thể bỏ qua vấn đề nào đó được không ? Tại sao ? - Giáo viên kết luận : Đây cũng là 4 vấn đề cơ bản , không thể thiếu khi tạo lập văn bản. ? Sau khi đã xác định được 4 vấn đề đó, cần phải làm những việc gì để viết được văn bản ? ? Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được một văn bản chưa? ? Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt những yêu cầu gì? - Giáo viên lưu ý học sinh 7 yêu cầu trong sách giáo khoa. ? Bước cuối cùng trong tạo lập văn bản là gì ? ? Theo em, cần kiểm tra theo tiêu chí nào? ? Để tạo lập một văn bản, người tạo lập văn bản cần qua những bước nào? * Chốt lại nội dung mục học : - Gọi học sinh đọc ghi nhớ . Hoạt động 2: Luyện tập - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. Giáo viên lần lượt nêu từng câu hỏi. - Giáo viên lưu ý học sinh một số điểm cần làm khi tạo lập văn bản. -Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, gọi đại diện các nhóm trình bày, nhận xét. - Giáo viên nhận xét , bổ sung cho học sinh . I. Các bước tạo lập văn bản 1. Định hướng chính xác 2. Tìm ý và sắp xếp ý 3. Diễn đạt hoàn chỉnh 4. Kiểm tra văn bản * Ghi nhớ sách giáo khoa trang 46 II. Luyện tập Bài 1.( sách giáo khoa trang 46 ) Bài 2 a/ Bạn thiếu 1 nội dung quan trọng là rút ra những kinh nghiệm học tập để giúp các bạn học tập tốt hơn (viết cái gì? để làm gì?) b/ Bạn đã xác định không đúng đối tượng giao tiếp. Bản báo cáo này phải được trình bày với học sinh chứ không phải với thầy cô giáo (viết cho ai?) 4. Củng cố: - Giáo viên cùng học sinh nhắc lại nội dung bài học. - Gọi học sinh đọc phần đọc thêm 5. Dặn dò - Làm bài tập 3, 4. - Soạn “Những câu hát than thân”. * Viết bài tập làm văn số 1 (Viết ở nhà) Đề bài: Miêu tả một người bạn thân của em. ( Tiết tới tuần sau nộp bài ) IV.Rút kinh nghiệm. . Ngày tháng năm 2012 TUẦN : 03
Tài liệu đính kèm: