Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 12: Quá trình tạo lập văn bản

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 12: Quá trình tạo lập văn bản

A . Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :

-Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.

- Củng cố những kiến thức và kĩ năng về liên kết, bố cục, và mạch lạc trong văn bản.

B. Chuẩn bị:

*Thầy: Bảng phụ.

* Trò: Đọc, nghiên cứu bài trước (Soạn các câu hỏi trong bài)

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 12: Quá trình tạo lập văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 3	 Ngày soạn :21/08/09
Tiết : 12.	 Ngày dạy :24-29/08/09
QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
A . Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
-Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản để có thể tập làm văn một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn.
- Củng cố những kiến thức và kĩ năng về liên kết, bố cục, và mạch lạc trong văn bản.
B. Chuẩn bị:
*Thầy: Bảng phụ.
* Trò: Đọc, nghiên cứu bài trước (Soạn các câu hỏi trong bài)
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(?) Phân loại từ láy? Cho ví dụ
(?) Cho biết sắc thái ý nghĩa của từ láy? 
- Kiểm tra bài tập, bài soạn ở nhà
* Giới thiệu bài: Các em vừa được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Hãy suy nghĩ xem: Các em học những kiến thức và kĩ năng ấy để làm gì? Chỉ để hiểu thêm về văn bản thôi hay còn vì 1 lí do nào khác nữa? Dẫn vào bài 
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
(?) Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản?
(?) Lấy việc viết thư cho 1 người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều gì thôi thúc người ta phải viết thư?
(?) Để tạo lập văn bản viết thư phải xác định những vấn đề gì?
(?) Có thể bỏ qua 1 trong 4 vấn đề đó được không? VD.
(?) Sau khi xác định được 4 vấn đề đó, cần phải làm những công việc gì để viết được văn bản?
(?) Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được 1 văn bản chưa?
(?) Hãy cho biết việc viết thành văn cần đạt những yêu cầu gì trong 8 yêu cầu SGK (Câu 4 t 45)
(?) Trong sản xuất, bao giờ bao giờ cũng có bước kiểm tra sản phẩm, có thể coi văn bản là 1loại sản phẩm được kiểm tra sau khi hoàn thành không? Nếu có thì sự kiểm tra ấy cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào?
* Có thể coi văn bản là 1 sản phẩm.
 * Xem văn bản có đúng hướng không,bố cục có hợp lí không và cách diễn đạt có gì sai sót không. Đồng thời có thể chữa lỗi chính tả, lỗi từ ngữ, trình bày.
* Gọi HS đọc toàn bộ lại ghi nhớ
* Nêu từng câu hỏi a,b,c,d
-Khẳng định, đánh giá
- Cho HS đọc bài tập, thảo luận tổ
- Đánh giá
- Cho HS đọc bài tập, thảo luận tổ
- Đánh giá.
Khi có nhu cầu phát biểu ý kiếnhay viết thư cho bạn, viết báo tường, làm bài ở lớp, ở nhà.
-Khi muốn biết 1 thông tin: Tình hình học tập, công việc làm ăn, thăm
-Hỏi sức khoẻ.
-Viết cho ai? - Viết để làm gì?, 
-Viết về cái gì? - Viết ntn?
è Bỏ qua vấn đề nào cũng không thể tạo ra được văn bản.
Tìm hiểu đề hoặc xác định chủ đề, tìm ý và lập dàn bài.
Chưa tạo lập được văn bản còn phải viết thành văn.
- Đúng chính tả.
- Đúng ngữ pháp.
-Dùng từ chính xác.
-Sát với bố cục.
-Có tính liên kết.
-Có mạch lạc.
-Lời văn trong sáng
HS tự nhận xét và trình bày
* Đọc ghi nhớ và tự ghi bài.
-Trả lời cá nhân.
-Nhận xét, bổ sung
-Đọc bài tập , thảo luận
-Trình bày, nhận xét
-Đọc bài tập , thảo luận
-Trình bày, nhận xét
I. Mở bài:..
II. Thân bài:
Ý lớn 1 :
a. Ý nhỏ 1 
-
-
b.Ý nhỏ 2:
-
-
Ý lớn 2:
a
b
III. Kết bài: 
I/ Các bước tạo lập văn bản :
1)Định hướng chính xác.
2)Tìm ý và sắp xếp ý ( xây dựng bố cục rành mạch, hợp lí.)
3)Diễn đạt thành văn.
4) Kiểm tra văn bản
** Ghi nhớ : SGK/Tr 46.
II/Luyện tập
Bài tập 1:
a)Khi tạo nên các văn bản TLV, bao giờ em cũng muốn nói lên 1 điều gì đó thật cần thiết. 
b)Em phải quan tâm đến việc viết cho aivì nó sẽ giúp cho em dùng từ, xưng hô thích hợp.
c)Trước khi viết bài, em phải lập dàn bàià giúp bài làm theo sátyêu cầu của đề bài.
d)Em luôn kiểm tra lại sau khi hoàn thànhàbài viết đạt yêu cầu nội dung, hình thức
Bài tập 2:
a)Bạn đã thiếu 1 điều quan trọng nhất là từ thực tế ấy rút ra những kinh nghiệm học tập để giúp các bạn khác học tập tốt hơn ( Không xác định nội dung)
b)Bạn đã xác định không đúng đối tượng giao tiếp. Bản báo cáo này được trình bày với HS chứ không phải với thầy cô. Bạn phải nói: “ Thưa các bạn” và xưng “ tôi”.
 Bài tập 3:
 a)Dàn bài cần viết đủ ý nhưng ngắn gọn. Do đó, không nhất thiết là những câu hoàn chỉnh, tuyệt đối đúng ngữ pháp và luôn liên kết chặt chẽ với nhau.
 b)Mục lớn trình bày bằng số La Mã, mục nhỏ bằng số thường. Trình bày phải rõ ràng, sau mỗi phần mục phải
*Củng cố:
Em hãy trình bày lại quá trình tạo lập văn bản? Trong quá trình đó khâu nào là quan trọng nhất?
*Dặn dò:
Học thuộc lòng ghi nhớ SGK
Làm bài tập 4 
Soạn bài: Những câu hát than thân SGK Tr49.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 12.doc