Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 9: Ca dao -Dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình (Tiết 6)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 9: Ca dao -Dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình (Tiết 6)

. Mục tiêu :

a. KT: - Học sinh nắm được khái niệm ca dao ,dân ca ; nắm được nội dung , ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật của một số bài ca dao có chủ đề tình cảm gia đình

b. KN: - Rèn kĩ năng đọc , cảm thụ , phân tích ca dao trữ tình

c.TĐ : - Bồi dưỡng tình cảm gia đình

B . Chuẩn bị :

 - Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài + một số bài ca dao cùng chủ đề

 - Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi

C . Các bước lên lớp

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3 - Tiết 9: Ca dao -Dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình (Tiết 6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :3, Tiết: 9 . NS: 29/8/2010 ND:  ..
Ca dao -dân ca
Những câu hát về tình cảm gia đình
A . Mục tiêu :
a. KT: - Học sinh nắm được khái niệm ca dao ,dân ca ; nắm được nội dung , ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật của một số bài ca dao có chủ đề tình cảm gia đình 
b. KN: - Rèn kĩ năng đọc , cảm thụ , phân tích ca dao trữ tình 
c.TĐ : - Bồi dưỡng tình cảm gia đình 
B . Chuẩn bị : 
 - Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài + một số bài ca dao cùng chủ đề 
 - Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
C . Các bước lên lớp
 1 . ổn định : Kiểm tra sĩ số 
 2 . Kiểm tra bài: 
- Em cảm nhận thế nào về tình cảm của hai anh em Thành và Thuỷ 
- Qua bài văn: “Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì?
 3 . Bài mới : 
* Vào bài: Mỗi người đều sinh ra từ chiếc nôi gia đình, lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ, của cha, sự đùm bọc nâng niu của ông bà, anh chị  Mái ấm gia đình là nơi ta tìm về niềm an ủi, đông viên, nghe những lời bảo ban, chân tình. Tình cảm ấy được thể hiện qua các bài ca dao mà hôm nay các em sẽ được tìm hiểu.
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
 Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung.
- Gọi HS đọc chú thích *
+ Em hiểu thế nào là ca dao- dân ca ?
+ Trình bày cách hiểu về cụm từ: cù lao chín chữ. Và từ : nuột lạt.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết 
- Gọi HS đọc lại bài 1
+ Đây là lời của ai nói với ai?
+ Trong bài ca dao có sử dụng nghệ thuật gì ?
+ Em hiểu như thế nào về hình ảnh so sánh trong bài ? Về từ láy ? 
+ Đọc bài ca dao em cảm nhận được gì ?(nội dung của bài ca dao )
- Gọi HS đọc bài 2 
+ Đây là lời của ai nới với ai?
+ Em hiểu thế nào về từ " chiều chiều " và từ " ngõ sau " trong bài ?
+ Em hình dung như thế nào về tâm trạng của người phụ nữ trong bài ?
+ Vì sao người phụ nừ lại có tâm trạng như vậy ?
* Lưu ý: Mở rộng về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ 
- Gọi HS đọc câu 3
+ Đây là lời của ai nói với ai?
+ Em hiểu từ ngó lên trong văn cảnh này như thế nào?
+ Em hiểu thế nào về những hình ảnh so sánh này ?
+ Em hiểu nội dung bài ca dao này là gì ?
- Gọi HS đọc câu 4 
+ Đây là lời của ai nói với ai?
+ Nêu nghệ thuật được dùng trong câu ca dao ? Em hiểu thế nào về hình ảnh so sánh này ?
+ Bài ca dao này có ý nghĩa gì ?
 * Hoạt động 3: Tổng kết 
+ Nội dung chung của các bài ca dao là gì ?
+ Thể thơ chung của nhưng bài ca dao này là gì?
+ Các biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào được dùng trong các bài ca dao trên ?
- Đọc chú thích 
- Nêu cách hiểu ngắn gọn.
- Nêu nghĩa của từ 
- Đọc bài 
- Nêu lời của nhân vật 
- So sánh 
- Nêu giá trị của hình ảnh so sánh 
- Kết luận nội dung của bài
- Đọc bài 
- Nhận xét về lời ca dao
- Trình bày cách hiểu nghĩa của từ 
- Buồn 
- Xa quê, không có người chia sẽ
- Nghe giảng
- Đọc bài 
- Nêu lời bài văn
- Trình bày cách hiểu nghĩa của từ.
- Nhận xét cácc hình ảnh so sánh
- Nêu nội dung của bài ca dao.
- Đọc bài 4. 
- Nhận xét lời ca dao.
- Neu và nhâ xét 
- Trình bày ý nghĩa. 
- Nêu nhận xét chung.
- Lục bát.
- So sánh
I. Tìm hiểu chung : 
* Ca dao , dân ca là gì ?
- Ca dao: lời thơ của dân ca và cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.
-Dân ca: những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
II. Tìm hiểu chi tiết 
Bài1: " Công cha ......con ơi! "
* Là lời mẹ ru con, khi nói với con.
- Trong lời ru tác giả đã So sánh công cha, nghĩa mẹ bằng những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng, nhưng cũng rất quen thuộc( núi, biển) và từ láy( mênh mông) 
 Þ Công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái không đo đếm được® con cái ghi lòng.
Bài 2 : " Chiều chiều ....chín chiều "
* Là lời của cố gái lấy chồng xa nói với mẹ và quê mẹ.
- Từ láy" chiều chiều " : diến tả thời gian lặp đi, lặp lại nhiều lần ; và không gian " ngõ sau ":là không gian vắng lặng, hẹp, heo hút ---gợi buồn 
=> Cả bài thơ là tâm trạng của nỗi lòng người con gái lấy chồng xa quê nhớ mẹ , nhớ quê nhà. Đó là nỗi buồn xót xa, sâu kín , đau tận đáy lòng không biết chia sẽ cùng ai.
* Bài 3:
- Lời của con cháu nói với ông bà ( người thân)
- Ngó lên: Trong văn cảnh này thể hiện sự trân trọng, tôn kính
- Hình ảnh so sánh : Nuộc lạt mái nhà: nhiều, gợi sự kết nối, bền chặt, không tách rời (quan hệ huyết thống, tình cảm..)
- Hình thức so sánh tăng tiến : bao nhiêu, bấy nhiêu gợi nối nhớ da diết, không nguôi
=> Nỗi nhớ gợi sự kính trọng ông bà sâu sắc.
Bài 4 : " Anh em .....vui vầy "
- Có thể là lời của ông bà, cha mẹ nói với con cháu hoặc anh em tâm sự với nhau. 
- Nội dung bài ca dao được diến tả bằng so sánh: như thể  Sử dụng một loạt từ có tác dụng thể hiện quan hệ ruột thịt, thiêng liêng không thể tach rời( người xa, cùng, chung , một).
- Bài ca dao đề cao tình anh em ruột thịt - Nhắc nhỏ anh em phải yêu thương , đùm bọc nhau 
IV. Tổng kết 
1. Nội dung: Nói lên sự gắn bó, tình cảm sâu nặng trong quan hệ giữa cha – mẹ ><con – cái: ông bà- con cháu, anh em ruột thịt.
Þ Tình cảm thiêng liêng cần giữ gìn, bồi đắp
2. Nghệ thuật 
- Thể thơ lục bát, âm điệu tâm tình, nhắn nhủ, những hình ảnh so sánh quen thuộc
- Cả 4 bài đều là lời độc thoại của nhân vật trữ tình.
 4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?
- GD lòng yêu kính ông bà , cha mẹ ; tinh cảm yêu thương đùm bọc giữa anh chị em 
 5 . Dặn dò : Học bài : bài ca dao + bài giảng 
 Chuẩn bị bài : Nhũng câu hát về tình yêu quê hương , đất nước , con người 
..
 Tuần: 3 Tiết: 10 NS: 29/8/2010 ND:  ..
 Những câu hát về tình yêu 
 quê hương , đất nước con người 
 A . Mục tiêu :
a. Kiến thức:- Học sinhnắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật của một số bài ca dao về tình yêu quê hương , đất nước , con người 
b. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng đọc ,cảm thụ , phân tích ca dao 
c. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước 
 B . Chuẩn bị : 
 - Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài + một số bài ca dao cùng chủ đề 
 - Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
C . Các bước lên lớp
 1 . ổn định : Kiểm tra sĩ số 
 2 . Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS đọc thuộc và phân tích một câu ca dao trong bài " Những câu hát về tình cảm gia đình "
 3 . Bài mới : 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chú thích 
- GV hướng dẫn HS xem và lưu ý chú thích . 
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản 
- Gọi HS đọc bài 1 
+ Cách diến đạt của bài này có gì khác so với những bài ca dao đã học?
+ Em có nhận xét gì về câu hỏi của chàng trai ?
+ Em có nhận xét gì về câu trả lời của cô gái ?
+ Qua lời đối đáp em cảm nhận được gì về tình cảm của họ với những địa danh trên ?
- Gọi HS đọc bài 2
+ Nội dung của bài cao dao này là gì?
+ Em hiểu như thế nào về cụm từ " rủ nhau " ?
+ Nêu nhận xét của em về cách tả cảnh trong bài? 
+ Theo em bài ca dao muốn nói điều gì ? 
+ Thể hiện tình cảm gì ? 
- Gọi HS đọc bài 3
+ Bài ca dao sử dụng những nghệ thuật gì ? 
+ Em có nhận xét gì về cách tả trong bài ?
+ Em cảm nhận như thế nào tình cảm đối với Huế trong bài ca dao ?
- Gọi HS đọc bài 4
+ Bài ca dao sử dụng những nghệ thuật gì ?
+ Em cảm nhận nào về cảnh được tả trong bài ?
+ Bài ca dao thể hiện tình cảm gì 
* Hoạt động 3: Tổng kết 
+ Nêu nội dung chung nổi bật của cả bốn bài ca dao ?
- Nêu tóm tắt những nghệ thuật đã dùng trong các bài ca dao 
- Chú ý một số từ khó 
- Đọc bài 
- Có sự xuất hiện đối đáp của 2 người.
- Địa danh  
- Nêu nội dung 
- Đọc bài
- Lời mời gọi 
- “Rủ nhau”: gọi nhau cùng đi, đông vui, hồ hởi
+ “Rủ nhau đi tắm hồ sen
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình”
+ “Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu”
- Nhận xét 
- Ca ngợi 
- Tình yêu
- Nêu các biện pháp nghệ thuật đựoc sử dụng 
 - Nhận xét về cảch 
- Tình yêu 
- Đọc bài 4
- Trình bày các biện pháp nghệ thuật
- Tình yêu..
- Tự kết luận và nêu nội dung.
- liệt kê và trình bày
I. Tìm hiểu chú thích 
 * Chú thích 
II. Tìm hiểu Văn bản. 
 Bài 1 : " ở đâu ... tiên xây "
 - Dùng hình thức hát đối đáp : nửa đầu là câu hỏi của chàng trai , nửa sau là câu trả lời của cô gái 
 - Hỏi về nhiều địa danh nội dung đa dạng : đặc điểm địa lí , dấu vết lịch sử , văn hoá ...
 - Người trả lời đúng ý người hỏi 
 => ND: Thể hiện sự hiểu biết , rất tự hào , yêu quí vẻ đẹp lịch sử , văn hoá các vùng miền .....Rất yêu quê hương đất nước 
 Câu 2 : Rủ nhau ....nước này "
- Bài ca dao là lời mời gọi nhau đi xem cảch đẹp của hồ Gươm
- Cách diến đạt:
+ Dùng từ: rũ nhau thể hiện tinh thần hồ hỡi, có sự đồng cảm, say mê chung.
+ Cách miêu tả: Tả từ cái bao quát “cảnh kiếm hồ” --> cái cụ thể “chùa, tháp, đền” --> 1 trong những trình tự tả cảnh theo không gian rất tiêu biểu.
=> Ca ngợi Hồ Gươm , Thăng Long (Hà Nội ) : thơ mộng , thiêng liêng , giàu truyền thống lịch sử , văn hoá -> Thể hiện tình yêu , niềm tự hào về quê hương đất nước, đồng thời ca ngợi công lao dựng nước của cha ông và nhắc nhở thế hệ sau biết , nhớ gữ gìn.
 Câu 3 : Đường vô .... thì vô "
- Với cách dùng đại từ nhân xưng ai và biện pháp tu từ so sánh tác giả muốn nói với mọi người rằng : Huế tươi mát , hiền hoà , nên thơ 
- Đồng thời thể hiện tình yêu và tự hào về Huế , muốn chia sẻ điều đó với mọi người.
 Câu 4 : " Đứng ... mai " 
 - Điệp từ, đảo ngữ, từ láy , so sánh tác giả đã miêu tả một không gian rộng lớn, trù phú; cảm xúc phấn chấn , yêu đời ; con người trẻ trung tràn đầy sức sống .
- Thể hiện tình yêu, niềm tự hào , tin tưởng vào cuộc sống tươi đẹp của quê hương. 
III. Tổng kết 
1.Nội dung: Các bài ca dao tập trung miêu tả và ca ngợi vẽ đẹp của quêy hương đát nước. Đồng thời thể hiện niền tự hào, tình yêu quê hương , đất nước. 
 2. Nghệ thuật: tác giả đã sự dụng hình thức đối đáp, các biệp pháp tu từ..
 4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?
 Tiết học gợi cho em cảm nghĩ gì ?( GD về tình yêu quê hương đất nước) 
 5 . Dặn dò : Học bài - Chuẩn bị bài : Từ láy
Tuần :3, Tiết: 11 . NS: 29/8/2010 ND:  ..
Từ láy
A . Mục tiêu :
 a. Kiến thức: - Học sinh nắm được cấu tạo của hai loại từ láy ; bước đầu hiểu được mối quan hệ âm, nghĩa của từ láy 
b. Kỹ năng; - Rèn kĩ năng phân biệt sử dụng từ láy 
c. Thái độ - Bồi dưỡng ý thức làm giàu vốn từ , sử dụng từ láy phù hợp 
B . Chuẩn bị : 
 -Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài 
 - Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
C . Các bước lên lớp
 1 . ổn định : Kiểm tra sĩ số 
 2 . Kiểm tra bài :
 - Có mấy loại từ ghép ? Đó là những loại nào ? Cho ví dụ 
 - Nêu nghĩa của từng loại từ ghép ? cho ví dụ 
 3 . Bài mới : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại từ láy 
- Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm từ ghép 
- GV gọi HS đọc ví dụ 
- Em có nhận xét gì về đặc điểm âm thanh của các từ in đậm ?
- Tại sao không nói " bật bật , thẳm thẳm "? (đưa vào câu đọc để so sánh )
- GV kết luận 
- Qua tìm hiểu em thấy từ láy có mấy loại ? là những loại nào ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu nghĩa của từ láy
- Nghĩa của các từ láy " oa oa , gâu gâu , ha hả ..." được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh ?
- Các từ láy " ti hí , lí nhí ... " có điểm chung gì về âm thanh , về nghĩa ?
- Tương tự với các từ " nhấp nhô, phập phồng bập bềnh ..."? 
- Nói tóm lại trong 3 ví dụ trên nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ cái gì ?
- GV ghi 3 câu với 3 từ láy " mềm mại , đo đỏ , om om " gọi HS nhận xét : So sánh nghĩa của từng từ láy so với nghĩa của tiếng gốc ?
- Qua tìm hiểu em có kết luận gì về nghĩa của từ láy ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ 
* Hoạt động 3: Luyện tập 
- GV gọi HS đọc BT1 , và uê cầu HS thảo luận với các bạn trong tổ để làm bài.
- Gọi học sinh trình bày để bạn và thầy nhận xét 
- Gọi HS đọc BT2 – và mời riêng một em lên bảng làm.
- Gọi HS đọc BT3 và yêu cầu HS điền vào vở 
- Tại sao em lại điền như vậy ?
- Nhắc HS về nhà làn bài tập 4,5,6 
- Là từ do 2 hay nhiều tiếng có nghĩa ghép lại với nhau.
- Đọc VD
- Nhạn xét đắc điệm của các từ được nêu
- Các từ được nêu thực chất là từ láy toàn bộ nhưng đẻ nói cho dễ nghe, xuôi tai nên có sự biến đổi ấm cuối và thành điệu. hoàn cảnh
- trả lời theo nội dung đã tiếp thu
- Đọc ghi nhớ 
- lặp lại
- Tạo nghĩa dự vào khuôn vần + âm có độ mở nhỏ, biểu thị tính chất nhỏ bé. 
- Nhận xét tượng tự như a.
- Nêu nhận xét chung.
- so soánh và nhận xét 
- Nhận xét 
- Đọc ghi nhớ 
- Đọc bài và trao đổi với bạn để làm bài.
- Trình bày để lớp nhận xét 
- lên bảng làm.
- Tự làm vào vở
- Nêu lý do.
- Ghi nhớ đẻ vể nhà làm. 
I. Các loại từ láy 
1. Tìm hiểu ví dụ 
- đăm đăm : lặp lại hoàn toàn 
- bần bật : biến đổi phụ âm cuối và thanh điệu 
- thăm thẳm : biến đổi thanh điệu 
 Từ láy toàn bộ 
- mếu máo : giống phụ âm đầu 
- liêu xiêu : giống phần vần 
 Từ láy bộ phận 
2. Nhận xét: ghi nhớ sgk/42
II. Nghĩa của từ láy 
1. Tìm hiểu ví dụ 
 * oa oa , gâu gâu , ha hả ...mô phỏng âm thanh
 * lí nhí , li ti, ti hí ... cùng khuôn vần i ---- nhỏ , nhẹ
* nhấp nhô , phập phồng .... tiếng gốc đứng sau , lặp phụ âm đầu và vần ấp-> diến tả trạng thái vận động khi lên , khi xuống ...
 => Nghĩa từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng 
 * mềm mại: gợi dường nét , có sắc thái biểu cảm hơn 
 * đo đỏ : giảm nhẹ hon so với tiếng gốc 
 * om om : nhấn mạnh hơn so với tiếng gốc 
=> nghĩa của từ láy tạo sác thái riêng so với tiếng gốc
2. Nhận xét: ghi nhớ sgk/42 
III. Luyện tập 
Bài tập 1. Tìm từ láy trong đoạn văn “Cuộc chia tay ...”
a. Tìm từ láy: 
b. Phân loại:
- Láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm, 
- Láy bộ phận: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ ,rực rỡ, chiêm chiếp, ríu ran, nặng nề ..
Bài tập 2. Điền các tiếng láy
- Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chếch, anh ách
Bài tập 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
- nhẹ nhàng + nhẹ nhõm	
- xấu xa + xấu xí
- tan tành + tan tác
Bài tập 4. Đặt câu( HS tự làm)
BT5: Các từ đó đều là từ ghép
BT6: 
- Chiền trong chùa chiền có nghĩa là chùa.
- Nê trong no nê cũng có nghĩa là đầy, đủ.
- Rớt trong rơi rớt có nghĩa là rơi.
- Hành trong học hành có nghĩ là thực hành , làm
=>Các từ đó là từ ghép
 4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?em tự rút ra bài học gì ?
 GD ý thức làm giàu vốn từ , ý thức sử dụng từ láy phù hợp 
 5 . Dặn dò : Học bài - Làm bài tập : tìm từ láy theo loại , theo cách tạo nghĩa 
 Chuẩn bị bài: Quá trình tạo lập văn bản 
...
Tuần : Ngày soạn :
 Tiết : Ngày giảng :
 Quá trình tạo lập văn bản 
 A . Mục tiêu :
 - Học sinh nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản 
 - Rèn kĩ năng tạo lập văn bản 
 - Bồi dưỡng ý thức tạo lập văn bản dúng qui cách , có hiệu quả 
 B . Chuẩn bị : 
 -Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài 
 - Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
 C . Các bước lên lớp
 1 . ổn định : Kiểm tra sĩ số 
 2 . Kiểm tra bài cũ :
 Nêu điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc ?
 3 . Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
 Tìm hiểu các bước tạo lập văn bản 
H : Trước một đề TLV việc đầu tiên em phải làm gì ?
H : Tìm hiểu đề để làm gì ? 
H : Bước tiếp theo cần phải làm gì ? Cụ thể có nghĩa là làm gì ?
H : Lập dàn ý xong cần làm gì ?Cụ thể là làm gì ?
H : Cuối cùng là làm gì ?
H : Qua tìm hiểu em hãy cho biết để tạo lập một văn bản cần phải lần lượt thực hiện những bước nào ?
Gọi HS đọc ghi nhớ 
 Luyện tập 
Lần lượt gọi HS đọc từng bài tập - mỗi bài cho HS thảo luận trả lời - nhận xét - bổ sung 
GV cho đề TLV yêu cầu HS lần lượt thực hiện các bước - từng bứơc nhận xét - bổ sung 
I. Các bước tạo lập văn bản 
 1. Tìm hiểu bài tập 
Để viết một bài tập làm văn cần :
 - Đọc kĩ , tìm hiểu đề : xác định xem cần viết cái gì ? Viết như thế nào ? Viết cho ai ?
 - Tìm ý , lập dàn ý : xếp các ý theo bố cục rành mạch 
 - Viết thành bài : Diễn đạt các ý thành câu , đoạn có sự liên kết chặt chẽ , mạch lạc 
 - Đọc , kiểm tra lại 
 2, Ghi nhớ
Các bước tạo lập văn bản :
 - Định hướng 
 - Tìm , xếp ý 
 - Diễn đạt thành câu , đoạn 
 - Kiểm tra 
 II. Luyện tập 
 2a- Xác định chưa đúng : Nói gì ?
 b- ------------------------ : Nói với ai ? 
 3a- Không cần thiết ----> Cần gọn , rõ 
 b - Dùng các kí hiệu phân biệt 
 4. Kể một câu chuyện cảm động xảy ra ở lớp em 
 - Định hướng 
 - Tìm ý , xếp ý ;
 * Mở bài : Giới thiệu chung về câu chuyện 
 * Thân bài : Diễn biến câu chuyện 
 * Kết bài : Kết thúc , cảm nghĩ của em 
 - Diễn đạt 
 - Kiểm tra 
 4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?Em rút ra điựơc bài học gì ? 
 GD ý thức thực hiện đúng các bước tạo lập văn bản 
 5 . Dặn dò : Học bài - Làm bài viết 3 ngày sau nộp 
 Chuẩn bị bài : Những câu hát than thân 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 3.doc