Giáo án môn Ngữ văn khối 6 - Tuần 20

Giáo án môn Ngữ văn khối 6 - Tuần 20

A.Mục tiêu cần đạt :

- Biết đọc- hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ mới.

- Thấy được một số biểu hiện về sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ.

B. Trọng tâm kiến thức,kĩ năng, thái độ:

1. Kiến thức:

- Sơ giản về phông trào thơ mới.

- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.

- Hình tượng nghệ thuật độc đá có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểut trong bài thơ.

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 6 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20	Ngày soạn:06/01/2013
	Ngày dạy: 08/01/2013
Tieát 73-74 NHÔÙ RÖØNG 
 ~Theá Löõ ~
A.Mục tiêu cần đạt :
- Biết đọc- hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào thơ mới.
- Thấy được một số biểu hiện về sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được thể hiện trong bài thơ.
B. Trọng tâm kiến thức,kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về phông trào thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đá có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểut trong bài thơ.
3. Thái độ:
- Biết khao khát những điều tốt đẹp, trân trọng tinh thần yêu nước thầm kín của lớp trí thức Tây học những năn 30 của thế kỉ XX.
C. Phương pháp:
 - Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, ...
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp 8ª4, vắng...................................................
2. Bài cũ : Kiểm tra vở soạn của HS. 
*Giới thiệu bài : - GV khái quát chương trình Ngữ văn học kì II. 
 - “Nhớ rừng” là bài thơ tiêu đặc sắc của Thế Lữ và là bài thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới.
* Bài học:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài dạy
* HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm :
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả?
 -GV giới thiểu về xuất xứ của tác phẩm, vị ttri1 của tác phẩm trong phong trào Thơ mới.
 ? Em hiểu gì về phong trà thơ mới và vị trí của bài thơ Nhớ rừng trong phong trào Thơ mới?
- HS trả lời, GV giảng, chốt ý.
*HĐ2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản :
- GV nêu yêu cầu giọng đọc , đọc mẫu 1 lần rồi gọi 2 HS đọc nối tiếp lại bài thơ .
- Nhận xét giọng đọc của các em .
?Tìm hiểu phương thức biểu đạt của bài thơ ?
- GV giới thiệu qua về kết cấu đặc biệt của bài thơ ? Đoạn 1, 4 : Hổ bị giam cầm trong vườn Bách thú .
+Đoạn 2, 3 Cảnh núi non và hình ảnh hổ trước cảnh đó .
 +Đoạn 5 : Giấc mộng ngàn của hổ .
** Gọi học sinh đọc lại bài thơ một lần .
- Đọc lại khổ 1 + 4 
?Bị nhốt ở vườn Bách thú , hổ phải chịu những nỗi khổ nào ?
?Trong đó , nỗi khổ nào có sức biến thành khối căm hờn ? Vì sao ?
?Có thể hiểu gì về “ khối căm hờn”?. Nhận xét về biện pháp tu từ tác giả sử dụng và nghệ thuật tá tâm trạng ở đoạn 1? Tác dụng?
?Ơ khổ bốn, cảnh vườn bách thú hiện lên qua hình ảnh nào ?
?Phát hiện các yếu tố nghệ thuật !
?Dưới con mắt của hổ , cảnh đó ra sao ?Từ đó , hãy lí giãi rõ ý của câu thơ : “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu “?
* Thảo luận : Tâm trạng của hổ là tâm trạng của ai ? Vì sao họ có tâm trạng đó ?->Vì bị mất tự do 
*Tiết 2
** Gọi một em đọc khổ 2 + 3 . 
?Căm ghét thực tại , hổ nhớ lại cảnh gì ?
?Cảnh sơn lâm được gợi tả qua chi tiết nào ?
?Nhận xét cách dùng từ ngữ của tác giả ?
?Cảm nhận chung của em về cảnh vật được nói đến trong đoạn thơ ?
?Hình ảnh hổ hiện lên như thế nào giữa cảnh núi rừng ?
?Nhận xét về nhịp điệu, hình ảnh thơ ?
?Hình ảnh vị chúa tể được khắc họa mang vẻ đẹp như thế nào ?
* Hãy phát hiện và đọc lên những câu thơ hay nhất trong đoạn 3 ?
?Trong quá khứ , giữa cảnh thiên nhiên hổ đã sống như thế nào ?
?Điệp từ “đâu” và câu cảm thán cuối đoạn ba có ý nghĩa gì ?Đó là tiếng lòng của ai ?
* Thảo luận :Tóm lại, phần phân tích xây dựng thành hai cảnh đối lập nào ? Ý nghĩa của hình ảnh đối lập đó ?
- Gv giới thiệu thêm về hoàn cảnh xã hội đương thời và tích hợp với một số tác phẩm có nội dung tương tự; giáo dục HS
** Một em đọc lại khổ thơ cuối.
? Kết thúc bài thơ, giấc mộng ngàn của hổ hướng về đâu? Hãy nói về giấc mộng của hổ ?
?Những câu cảm thán trong đoạn thơ có ý nghĩa gì?
?Hãy rút ra chủ đề của bài thơ!
? Em biết thêm những bài nào ? Của ai có cùng chủ đề ?
* Hướng dẫn HS tổng kết nội dung và nghệ thuật :
? Hãy khái quát những nét chính về nghệ thuật cũng như nội dung của bài thơ?
? Qua tác phẩm, em rút ra được ý nghĩa gì?
- GV đúc kết những nét nghệ thuật tiêu biểu và nhấn mạnh thêm tính chất biểu cảm của thể loại thơ trữ tình cho HS nắm.
- Gọi 2 em đọc tổng kết.
* Hướng dẫn HS luyện tập :
- GV nêu yêu cầu luyện tập, HS thực hiện.
* H Đ3: Hướng dẫn luyện tập:
- Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
 I.Giới thiệu chung: 
1.Tác giả: (học theo sách )
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ : Trích trong Mấy vần thơ
- Thể thơ :tám chữ -> Một thể Thơ mới.
- Vị trí trong phong trào Thơ mới : Sự ra đời của bài thơ đã góp phần mở đường cho sự thắng lợi của phong trào Thơ mới.
- Thơ mới : 	
+ Một phong trào thơ có tính chất lãng mạn của tầng lớp trí thức trẻ những năm 1932-1945
+ Ngay giai đoạn đầu, Thơ mới đã có nhiều đóng góp cho văn học nghệ thuật nước nhà.
II.Đọc – hiểu văn bản :
1. Đọc và giải nghĩa những từ khó :
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1.Phương thức biểu đạt: biểu cảm gián tiếp.
2.2.Đại ý: Mượn lời con hổ trong vườn bách thú để nói lên sự chán ghét thực tại và lòng yêu nước thầm kín của người dân bị mất nước lúc bấy giờ.
2.3. Phân tích :
 a.Tâm trạng và niềm uất hận của hổ khi ở vườn bách thú. (khổ 1 + 4 )
* Tâm trạng:
- Gậm một khối cănm hờn
- Ta nằm dài .
Chịu ngang bầy .
Bị làm trò lạ mắt thứ ..
Nay sa cơ , bị nhục nhằn ..
-> Miêu tả tâm trạng tài tình, nhân hóa, từ ngữ gợi cảm
-> Đau đớn , nhục nhã , bất bình .
à Chán ghét cuộc sống tầm thường , khát vọng tự do.
* Cảnh ở vườn Bách thú :
Hoa chăm, cỏ xén , cây trồng ..
Học đòi , bắt chước ..
-> Liệt kê, nhịp ngắn, dồn dập 
 -> Cảnh nhàm chán, đơn điệu, giả dối .
=>Chán ghét thực tại tù túng, giải dối; khát khao được sống tự do
 => Là tâm trạng , thái độ của những người yêu nước với thực tại xã hội đương thời 
b Nỗi nhớ rừng của hổ :
* Cảnh sơn lâm :
Bóng cả cây già .
Tiếng gió gào ngàn .
Giọng nguồn hét núi .
->Điệp từ, động từ mạnh, chọn lọc từ ngữ 
=> Núi rừng hùng vĩ nhưng bí ẩn .
 * Hình ảnh hổ :
Dõng dạc, đường hoàng .
Lượn tấm thân như sóng cuộn .
Mắt thần khi đã quắc.
Mọi vật đều im hơi.
Chúa tể cả muôn loài .
-> Nhịp thơ thay đổi, hình ảnh thơ đẹp và lãng mạn; phóng đại,.. 
 => Vẻ đẹp uy nghi, kiêu hùng của vị chúa tể .
Nào đâu những đêm vàng 
Đâu những chiều  
Than ôi !....
->Hình ảnh thơ lãng mạn, có nhiều tầng ý nghĩa; độc đáo trong sử dụng ngôn từ, nhân hóa
-> Tiếc nuối một thời oanh liệt, khát khao tự do .
=> Tiếng lòng của người dân yêu nước .
* Hai hình ảnh đối lập :
Cảnh tù túng , tầm thường , giả dối .
Cảnh sống phóng khoáng, tự do .
 à Căm ghét sự tù túng , khát vọng tự do .
c. Niềm khát khao giấc mộng ngàn.
- Hỡi oai linh  hùng vĩ.
- Ta đương theo giấc mộng ngàn 
->Giọng bi tráng, dữ đội
=> Bộc lộ trực tiếp, mãnh liệt nỗi nhớ; sự nuối tiếc cảnh sống tự do . à Khát vọng giải phóng dân tộc.
=>Chủ đề : TỰ DO.
3.Tổng kết : 
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung:
* Ý nghĩa: Mượn lời con hổ trong vườn bách thú, tác giả kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước , niềm khát khao thoát khỏi kiếp đời nô lệ.
4. Luyện tập : 
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Phát biểu cảm nghĩ về tác giả sau khi học bài thơ.
III.Hướng dẫn tự học:
-Đọc kĩ, tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết biểu cảm trong bài.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài Ông đồ
E. Rút kinh nghiệm :
..
TUẦN 20	Ngày soạn : 07/ 01/2013
	Ngày dạy :	09/ 01/2013
Tieát 75 ÔNG ĐỒ
 Vũ Đình Liên
A.Mục tiêu cần đạt :
- Biết đọc - hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm trong phogn trào Thơ mới.
- Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật lãng mạn.
- Hiểu được những cảm xúc của tác giả trong bài thơ.
B. Trọng tâm kiến thức,kĩ ngăng, thái độ:
1. Kiến thức:
- Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một .
- Lối viết bình dị và gợi cảm của nhà thơ trong bài.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm.
- Phân tích được những giá trị nghệ thuật trong tác phẩm.
3. Thái độ:
- Biết quý trọng, gìn dữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Trân trọng hướng tình cảm đẹp của tác giả.
C. Phương pháp:
 - Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, ...
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp 8ª4, vắng...................................................
2. Bài cũ : ? Qua hình tượng con hổ bị nhốt ở vườn bách thú, Thế Lữ muốn thể hiện điều gì ? Em hiểu thế nào được gọi là Thơ mới? 
* Giới thiệu bài : Vào thế kỉ XX nền Hán học không còn thịnh hành những người như ông đố bị đẩy ra ngoài xã hội hiện đại và dần bị lãng quên. Thế nhưng vẫn còn những người như Vũ Đình Liên - một nhà thơ mới lại thể hiện niềm cảm thương chân thành, niềm luyến tiếc cảnh cũ người xưa gắn với những giá trị tinh thần truyền thống.
* Bài học:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài dạy
*HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả và xuất xứ của tác phẩm :
- Gọi một em đọc chú thích, GV hướng dẫn các em tìm hiểu vài nét về tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của bài thơ 
? Xác định thể thơ của bài ?
?* HĐ2: Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản :
- Gv nêu yêu cầu giọng đọc và đọc mẫu .
- Yêu cầu HS tìm hiểu chú thích .
? Có thể chia bố cục của bài ra sao ?
?Tác giả kết hợp sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- Gọi HS đọc lại bài thơ hai lần.
? Nhắc lại nội dung hai khổ đầu ?
? Hình ảnh ông đồ xuất hiện ở những thời điểm nào?
?Ông xuất hiện vớinhững sự vật nào?
? Em nói gì về những hình ảnh ấy?
? Thái độ của mọi người trước tài nghệ của ông đồ?
?Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đây?
- Ngoài việc người ta đến thuê ông viết chữ còn có ý gì khác ? (Thưởng thức tài viết chữ đẹp )
 ? HS đọc hai khổ tiếp , nhắc lại nội dung ?
?Hình ảnh nào lại xuất hiện ? sự xuất hiện lần này có gì khác trước ?
?Biện pháp Nghệ thuật trong hai câu “Giấy  sầu” ?
?Tìm ý thơ chứng tỏ trời đất cũng ảm đạm, lạnh lẽo như lòng ông ?
? Câu thơ thể hiện cái tài nào của tác giả ?
? Đến đây, em có thể nói gì về ông đồ ?
- Gọi HS đọc lại khổ đầu và đọc khổ cuối.
? Hình ảnh mở đầu và kết thúc bài thơ có gì đáng chú ý ?
? Có thể nói gì về ông đồ ở phần này ?
? Giọng thơ trong hai câu cuối có gì đáng chú ý ? Phương thức biểu đạt chủ yếu của hai câu thơ ?
?Em hiểu thêm gì về tác giả qua hai câu kết ?
*Hướng dẫn HS tổng kết :
? Hãy khái quát nội dung và nghệ thuật của bài ?
?Em rút ra được ý nghĩa gì khi học xong bài thơ?
- Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ; liên hệ giáo dục HS.
* Hướng dẫn HS luyện tập :
- HS thực hiện yêu cầu phần luyện tập
* H Đ 3: Hướng dẫn tự học:
- GV hướng dẫn, hs chú ý lắng nghe.
I.Giới thiệu chung :
1. Tác giả : SGK
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ :In trong cuốn Thi nhân Việt Nam.
b.Hoàn cảnh sáng tác:/ Sgk
2.Thể thơ : ngũ ngôn
II. Đọc – hiểu văn bản :
Đọc và giải nghĩa những từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
2.1 Bố cục : ba phần
2.2 Phương thức biểu đạt: Biểu cảm. tự sự, miêu tả
2.3.Phân tích :
a. Hai khổ đầu : Hình ảnh ông đồ thời kì đắc ý .
- Mỗi năm => Hình ảnh thân quen, góp vào
-Lại thấy  cái đông vui, náo nhiệt của 
- Bày  phố phường.
- Tấm tắc ngợi khen 
- Hoa tay  như phượng múa rồng bay.
( So sánh ) => Mọi người ngưỡng mộ, trung tâm của sự chú ý.
b- Hai khổ tiếp : Hình ảnh ông đồ thời tàn.
- Người thuê viết nay đâu ?
- Giấy đỏ buồn 
- Mực đọng trong nghiên sầu
-> Nhân hoá, đối lập với phần trên
=> Nỗi buồn lan sang cả vật vô tri . 
à Cảnh vắng vẻ đến thê lương.
- Lá vàng rơi 
- Ngoài trời mưa bụi bay.
->Tả cảnh ngụ tình 
=> Ông đồ bị hắt ra khỏi bờ lề cuộc đời, đất trời cũng ảm đạm cùng ông.
c- Khổ cuối : Tâm sự của tác giả.
-Mỗi năm hoa đào nở – Lại thấy ông đồ già.
-Năm nay đào lại nở – Không thấy ông đồ xưa.
->Kết cấu đầu cuối tương ứng
=> Ông đồ hoàn toàn vắng bóng.
- Những người 
- Hồn ở đâu bây giờ ?
-> Giọng thơ ngậm ngùi, biểu cảm trực tiếp
=> Niềm cảm thương chân thành, niềm luyến tiếc cảnh cũ người xưa gắn với những giá trị tinh thần truyền thống.
3.Tổng kết :
a. Nghệ thuật:
B. Nội dung:
* Ý nghĩa: Khác họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trụ văn hóa cổ truyền của dân tôc đang bị lãng quên.
4.Luyện tập : Đọc diễn cảm bài thơ.
III. Hướng dẫn tự học :
- Đọc kĩ, nhớ được đoạn thơ, bài thơ, tìm hiểu sâu hơn một vài chi tiết biểu cảm trong bài thơ.
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Tìm được một số bài viết hoặc sưu tầm một số tranh ảnh về văn hóa truyền thống.
- Học thuộc bài thơ, nắm nội dung bài học.
- Soạn bài Câu nghi vấn.
E. Rút kinh nghiệm :
..
TUẦN 20	 	Ngày soạn :06/01/2013
	 	Ngày dạy : 08/01/2013
TIẾT 76 CÂU NGHI VẤN 
A.Mục tiêu cần đạt :
- Nắm được đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
B. Trọng tâm kiến thức,kĩ ngăng, thái độ:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn.
- Chức năng chính của câu nghi vấn.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của câu nghi vấn trong văn bản cụ thể.
-Phân biệt được câu nghi vấn vơí một số kiểu câu dễ lẫn.
3. Thái độ:
- Tự hào về sự giàu và đẹp của tiếng Việt. Từ đó, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
C. Phương pháp:
 - Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, ...
D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số lớp 8ª4, vắng...................................................
2. Bài cũ : Kiểm tra vở soạn của HS. 
* Giới thiệu bài : Để phân loại câu ta có thể căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hoặc căn cứ vào mục đích nói. Nếu phân loại câu chia theo mục đích nói thì ta có một số kiểu câu như: câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu câu nghi vấn,...TCT này chúng ta tìm hiểu cụ thể về đặc điểm và công dụng của câu nghi vấn.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài dạy
* HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn :
- Gv gọi học sinh đọc đoạn trích .
?Xác định các câu nghi vấn trong đoạn đối thoại trên ?
?Dựa vào đâu , em biết đó là câu nghi vấn ? -> dấu chấm hỏi cuối câu + từ nghi vấn 
?Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì ?
* Thảo luận ; ?Hãy đặt thêm một số câu nghi vấn , xác định những đặc điểm , hình thức của nó . Giáo viên theo dõi để sửa bài .
Gọi hai em đọc lại ghi nhớ .
I. Tìm hiểu chung về đặc điểm hình thức và chức năng chính:
 1. Phn tích vd: Đoạn văn của Ngô Tất Tố có các câu nghi vấn: 
a.Sáng nay  co đau lắm không?
b.Thế (làm) sao  ăn khoai ?
c.Hay (là)  đói quá?
 2.Ghi nhớ 1: sgk
* HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập :
- Gv nêu yêu cầu cụ thể của mỗi bài trong sách , gợi ý cho học sinh giải quyết .
Gv theo dõi học sinh làm để nhận xét, sửa sai ( nếu có).
* H Đ 3:Hướng dẫn tự học:
- Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
II. Luyện tập:
Số 1: Xác định câu nghi vấn - đặc điểm hình thức để nhận biết ?
A - Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không ?
B - Tại sao con người phải khiêm tốn như thế?
C- Văn là gì ? Chương là gì ?
D - Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không ?
Đùa trò gì ? Cái gì thế ? Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy ha ?
 - Dấu chấm hỏi cuối câu và các từ gạch chân thể hiện đặc điểm hình thức câu nghi vấn .
Số 2 :Các câu a. b. c đều có từ “hay”, đều là câu nghi vấn.
 -Không thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc” vìnếu thay, câu sẽ bị sai ngữ pháp hoặc biến thành câu trần thuật và ý nghĩa cũng khác hẳn.
Số 3: Không thê đặt dấu chấm hỏi ở cuối các câu trích vì đó không phải là câu nghi vấn.
 -Vì : + Câu a. b có từ :”có  không” , “tại sao” nhưng kết cấu câu chứa các từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu.
 + Câu c. d có các từ phiếm định: nào (cũng) ai (cũng) có nghĩa khẳng định tuyệt đối chứ không phải là nghi vấn.
Số 4: - Hai câu khác nhau về hình thức:
 a. Có  không ?
 b. Đã  chưa ?
 - Hai câu khác nhau về nghĩa:
 Câu b:Người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khỏe.
 Câu a: Người được hỏi trước đó không có vấn đề về sức khỏe.
Số 5: -Hai câu khác nhau về hình thức trật tự từ “bao giờ”. Câu a (đứng đầu) ; câu b(đứng cuối) 
-Hai câu khác nhau về nghĩa: Câu a :Hỏi về thời điểm hành động sẽ xảy ra. Câu b: Hỏi về thời điểm hành động đã xảy ra.
Số 6: Câu a: Đúng vì chưa biết chiếc xe nặng bao nhiêu nên phải hỏi.
 Câu b: Sai vì chưa biết giá bao nhiêu thì không thể khen rẻ. 	
III. Hướng dẫn tự học:
- Tìm các văn bản đã học có câu nghi vấn, phân tích tác dụng.
- Liên hệ thực tế trong giao tiếp hàng ngày.
- Soạn bài : Quê hương ; Khi con tu hú
E. Rút kinh nghiệm :
..

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 8 TUAN 20(1).doc