Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 30 - Tiết 118: Quan âm Thị Kính

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 30 - Tiết 118: Quan âm Thị Kính

Mục tiêu:

 HS nắm được nội dung và ý nghĩa 1 số đặc điểm nghệ thuật (mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật .) của đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”.

 Rèn kĩ năng tìm hiểu mâu thuẫn kịch bản chèo, nhân vật chèo.

 Cảm thông với những số phận bất hạnh, gặp nhiều oan trái.

B- Chuẩn bị:

- GV: Giáo án. Một số hình ảnh hát chèo.

- HS: Học và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 977Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 30 - Tiết 118: Quan âm Thị Kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30/03/2010
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 30 - Tiết: 118
Quan Âm Thị Kính (tt)
A. Mục tiêu:
	Hs nắm được nội dung và ý nghĩa 1 số đặc điểm nghệ thuật (mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật ...) của đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”.
	Rèn kĩ năng tìm hiểu mâu thuẫn kịch bản chèo, nhân vật chèo. 
 Cảm thông với những số phận bất hạnh, gặp nhiều oan trái.
B- Chuẩn bị:
- GV: Giáo án. Một số hình ảnh hát chèo.
- HS: Học và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi: Tóm tắt đoạn trích vở chèo; ”Quan âm thị Kính”
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): 
* HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
* Tóm tắt nội dung của đoạn trích.
? Phần đầu trích đoạn đã giới thiệu thế nào về cuộc sống gia đình của Thị Kính? 
? Em có nhận xét gì về nhân vật Thị Kính qua hành động, lời nói của nhân vật? 
? Đây thực sự là một sự hiểu lầm, theo em sự hiểu lầm này bị đẩy lên cao độ là do ai?
 (Do Thiện Sĩ/Sùng bà. Giải thích). 
? Liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động, ngôn ngữ của Sùng Bà với Thị Kính?
*GV: (Có thể yêu cầu H bình về hành động, ngôn ngữ)
? Qua đó, em thấy Sùng bà là nhân vật như thế nào?
? Trong đoạn trích, Thị Kính kêu oan mấy lần? Kêu với ai? Có nhận được sự cảm thông không? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?
?Nhận xét về lời nói, cử chỉ của Thị Kính?
? Xung đột kịch trong đoạn trích phát triển cao nhất ở sự việc nào?
? Nếu lúc trước Sùng ông hoàn toàn bị Sùng bà lấn át thì bây giờ lão lại có thái độ ntn? Nhận xét gì về nhân vật này?
(Bày ra màn kịch: lừa Mãng ông sang. Hành động phũ phàng: Dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà)
? Phân tích tâm trạng của Thị Kính khi rời khỏi nhà Sùng bà?
? Nhận xét về quyết định của Thị Kính?
( Thiếu cái khoẻ khoắn, lạc quan của những người vợ trong ca dao. Thiếu bản lĩnh, cứng cỏi, nghị lực để chống lại oan trái, bất công).
? Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của vở kịch?
*Đọc ghi nhớ (Sgk)
II. Phân tích.
1. Khung cảnh của xung đột.
 Mở đầu là cảnh sinh hoạt gia đình:
- Chồng đọc sách dùi mài kinh sử.
- Vợ ngồi khâu áo, quạt mát cho chồng.
Cảnh gia đình ấm cúng, nổi bật hình ảnh người vợ thương chồng, ân cần, dịu dàng.
2. Nỗi oan của Thị Kính.
- Hành động: Cầm dao xén râu chồng.
Thị Kính bị vu tội giết chồng.
a. Thái độ của Sùng Bà.
* Hành động: Tàn nhẫn, thô bạo:
* Ngôn ngữ: Toàn lời đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả thể hiện sự coi thường, dè bỉu, khinh bỉ.
Gán cho Thị Kính nhiều tội danh, không cần biết phải trái, đuổi Thị Kính đi vì lí do khác, không phải lí do giết chồng.
* Nhân vật tiểu biểu cho vai mụ ác, hám của, hay khoe khoang, kiêu kì, độc đoán, trấn át người khác một cách tàn nhẫn, phũ phàng.
b. Nỗi oan ức của Thị Kính.
* 5 lần kêu oan.
- Lần 1,2,4: Kêu oan với mẹ chồng.
 Chỉ như lửa đổ thêm dầu càng làm mụ tuôn ra những lời đay nghiến vô lí, tàn nhẫn).
- Lần 3: Kêu oan với chồng. 
Vô ích, Thiện Sĩ hoàn toàn bỏ mặc vợ cho mẹ hành hạ.
- Lần 5: Kêu oan với cha.
 Nhận được sự cảm thông, là sự cảm thông đau khổ và bất lực.
 Nhân vật nữ chính, đại diện cho người phụ nữ, người dân bình thường trong oan ức vẫn chân thực, hiền lành, giữ phép tắc gia đình -> nhẫn nhục.
* Nỗi oan lên đến cực điểm khi Sùng ông, Sùng bà gọi Mãng ông sang trả con.
 - Cha con Thị Kính nhục nhã, ê chề.
 - Thị Kính bị đẩy vào cực điểm của nỗi đau.
 Hình ảnh những con người chịu oan ức, đau khổ mà hoàn toàn bất lực.
* Thái độ của Sùng ông:
- Hắn thay đổi cả quan hệ thông gia thành hận thù khinh rẻ. 
 - Sùng ông, Sùng bà bộc lộ cực điểm tính cách bất nhân, bất nghĩa.
* Tâm trạng của Thị Kính khi rời khỏi nhà Sùng bà.
- Ngoái nhìn mọi vật: kỉ, sách, ... 
Tâm trạng xót xa, nuối tiếc, bơ vơ. 
- Quyết định: giả trai đi tu.
 + Tích cực: Muốn được tỏ rõ lòng đoan chính.
 + Tiêu cực: Quan niệm khổ vì do số phận, tìm vào cửa Phật để lánh đời.
III. Tổng kết.
Nội dung.
Nghệ thuật.
* Ghi nhớ (Sgk)
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:Hãy nêu cảm nghĩ của mình về hình ảnh cha con Thị Kính ôm nhau khóc?	
Hình ảnh hai cha con ôm nhau khóc là hình ảnh của những người chịu oan, đau khổ mà hoàn toàn bất lực. Đó là bi kịch điển hình của những người dân nghèo, nhất là những người phụ nữ nông thôn trong xã hội cũ
 Bài 2: Hãy nêu suy nghĩ của mình về việc Thị Kính giả trai đi tu?
Việc Thị Kính giả trai đi tu càng khẳng định sự bế tắc của con người (nhất là người phụ nữ nông dân nghèo) trong xã hội. Bên cạnh đó nó còn thể hiện một quan điểm định mệnh, cho rằng mình khổ là do số kiếp, từ đó tìm về cửa Phật để tu tâm, tích đức. Nó cũng cho thấy một điều rằng: con người thời bấy giờ chưa đủ sức, chưa đủ bản lĩnh để vượt lên trên hoàn cảnh, trái lại đã phải cam chịu, coi nỗi khổ của mình như một lẽ đương nhiên. Điều đó làm cho tâm hồn họ càng trở nên yếu đuối và ngày càng thụ động trước hoàn cảnh ngặt nghèo
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
- Em hiểu gì về số phận người phụ nữ trong XH cũ ?
- Nhận xét vầ những đặc sắc của nghệ thuật chèo cổ ?
	+ N.v mang tính quy ước : Thiện (nữ chính) - ác(mụ ác).
 + Thường dùng văn vần đi liền với các làn điệu hát.
2- HDVN
- Tóm tắt đoạn trích. Nắm chắc về 2 nhân vật chính.
- Chuẩn bị : Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.

Tài liệu đính kèm:

  • docT118.doc