Giáo án Ngữ văn 7 tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Tiết 104: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

 I. Mục tiêu: Giúp HS

 1/ Kiến thức: Bước đầu nắm được đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích

 2/Kĩ năng: Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này.

 Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.

 3/Thái độ: Bồi dưỡng những tư tưởng, tình cảm qua các vấn đề nêu để giải thích trong bài.

 II. Chuẩn bị GV: Soạn bài, bảng phụ.

 HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu

 III. Kiểm tra bài cũ : Đọc đoạn văn “ CMR: nói dối có hại cho bản thân”.(BTVN)

 Thế nào là phép lập luận chứng minh?

 

doc 3 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 10902Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 104: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 10.3.2011
 Ngày dạy: 14.3.2011 Tiết 104: TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
 I. Mục tiêu: Giúp HS 
 1/ Kiến thức: Bước đầu nắm được đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích
 2/Kĩ năng: Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này.
 Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh.
 3/Thái độ: Bồi dưỡng những tư tưởng, tình cảm qua các vấn đề nêu để giải thích trong bài.
 II. Chuẩn bị GV: Soạn bài, bảng phụ.
 HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu
 III. Kiểm tra bài cũ : Đọc đoạn văn “ CMR: nói dối có hại cho bản thân”.(BTVN)
 Thế nào là phép lập luận chứng minh?
 IV. Tiến trình dạy học: 
Nội dung chính:
I. Mục đích và phương pháp giải thích:
1/ Gỉai thích trong đời sống:
 ( học nội dung 1/ ghi nhớ- sgk-71)
2/ Giải thích trong văn nghị luận:
a/ Bài tập tìm hiểu:
*Bài văn: Lòng khiêm tốn (Theo Lâm Ngữ Đường, tinh hoa xử thế)
- Vấn đề giải thích: Lòng khiêm tốn . Đó là phẩm chất cần có của mỗi con người.
- Cách giải thích : dùng lí lẽ để giải thích vấn đề.
 Cụ thể:
Bố cục:
 + MB: Nêu vấn đề cần giải thích.
 + TB :
 . Nêu vai trò và giá trị của khiêm tốn và con người khiêm tốn.
 . Luận cứ 1: Định nghĩa về lòng khiêm tốn.
 . Luận cứ 2: Tại sao con người cần phải có lòng khiêm tốn.
+ KB: Khẳng định vấn đề cần giải thích.
b/Bài học:(Ghi nhớ SGK/71)
II. Luyện tập:
1:Văn bản: Lòng nhân đạo 
-Vấn đề được giải thích: Lòng nhân đạo
- Phương pháp giải thích: 
+Nêu định nghĩa: "Lòng nhân đạo tức là lòng biết yêu thương người".
+Đặt câu hỏi: Thế nào là biết thương người?...
+Đối chiếu lập luận...
2/ Lập ý cho dề văn sau: Hãy giải thích câu tục ngữ: 
 Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Hoạt động của GV:
Khái quát bài cũ, chuyển vào bài mới: Trong đời sống của con người,nhu cầu giải thích là vô cùng phong phú và đa dạng...
HĐ1: Tìm hiểu nhu cầu giải thích trong đời sống, mục đích và phương pháp giải thích
- Trong đời sống, những khi nào người ta cần giải thích? Hãy nêu 1 số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày ( như các ví dụ: SGK trang 69,70)
Kết luận: Trong cuộc sống, nhiều vấn đề không phải lúc nào cũng hiểu ngay được, vì vậy nhu cầu giải thích, tìm hiểu luôn được đặt ra với mọi người. 
- Muốn trả lời,ta phải làm thế nào?
-Trong văn nghị luận, người ta thường...Vậy giải thích trong văn NL là như thế nào? 
HĐ2: Tìm hiểu phép lập luận giải thích trong văn NL
- Yêu cầu HS đọc bài văn Lòng khiêm tốn
-Bài văn giải thích vấn đề gì và được giải thích như thế nào?
Để tìm hiểu phương pháp giải thích, nêu các câu hỏi b,c,d để HS trả lời...
*Chốt: Qua những điểm trên, em hiểu thế nào là lập luận giải thích?
- Khi giải thích một vấn đề, người ta thường giải thích bằng cách nào?
- Bài văn giải thích phải được trình bày như thế nào?
- Vậy muốn làm tốt bài văn giải thích ta phải đạt những yêu cầu nào?
Khái quát
HĐ3: Hướng dẫn HS luyện tập
Cho biết vấn đề được giải thích trong bài văn Lòng nhân đạo là gì?
- Phương pháp giải thích trong bài văn?
 (Giải thích bằng cách nào?)
 +Nêu định nghĩa
 + Kể ra các biểu hiện
 + Đối chiếu với các hiện tượng khác
_ Yêu cầu hs đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
?Cho biết vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích của đề văn trên là gi?
*Cho HS đọc thêm văn bản "Óc phán đoán và thẩm mĩ";"Tự do và nô lệ"
Củng cố: Thế nào là lập luận giải thích? Muốn làm được bài giải thích tốt phải làm thế nào?
* Phân biệt phép LL giải thích và phép LL chứng minh.( Nếu HS trình bày tốt-> Ghi điểm.)
Hoạt động của HS:
HĐ1:
-Nêu 1 số hoàn cảnh có các sự việc, hiện tượng cần phải giải thích.
Trả lời .
HĐ2
Đọc bài văn "Lòng khiêm tốn"
Bài văn giải thích vđ: "Lòng khiêm tốn"
Thảo luận các câu hỏi 
để tìm hiểu phương pháp giải thích
- Rút ra kết luận về phép lập luận giải thích
Trả lời.
Đọc ghi nhớ SGK/71
HĐ3: 
Xác định yêu cầu của bài tập
Đọc bài văn
Thực hiện
 Nhận xét
Ghi vào vở bài tập
Trình bày, nhận xét
Trình bày...
 V. Hướng dẫn tự học:
 1/Bài vừa học: Học thuộc ghi nhớ.
 - Nắm được phép lập luận giải thích, cách lập luận giải thích
 - Sưu tầm thêm một số bài văn nghị luận giải thích.
 2. Bài sắp học: Sống chết mặc bay
 - Đọc kĩ văn bản, chú thích, tìm hiểu tác giả, tác phẩm
 - Tìm bố cục của văn bản.
 - Chỉ ra 2 mặt tương phản trong truyện, phân tích làm rõ tác dụng của nó.
 - Chỉ ra sự tăng cấp trong vịêc miêu tảNêu tác dụng
 Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 104.doc