Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 31 - Tiết 117: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 31 - Tiết 117: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy

- Hiểu được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

 - Biết sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt.

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

 - Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản.

2. Kĩ năng:

 - Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản.

 - Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 31 - Tiết 117: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 31 Ngày soạn: 02- 04- 2012 
 TIẾT 117 Ngày dạy: 03,04- 04- 2012 
Tiếng việt :DẤU CHẤM LỬNG, DẤU CHẤM PHẨY
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
 - Biết sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản.
2. Kĩ năng: 
 - Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản.
 - Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
3. Thái độ: 
 - Biết Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết.
 III. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là liệt kê ? nêu tác dụng 
? Có mấy kiểu liệt kê ? Lấy vd minh hoạ 
Đáp án
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
- Khái niệm - Sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn , sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế và tư tưởng, tình cảm .
*Tác dụng : Kích thích trí tưởng tượng và gây được ấn tượng sâu sắc cho người đọc , người nghe 
6
Câu 2
- Về cấu tạo : Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp 
- Về ý nghĩa : Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến 
VD
4
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Khi viết đoạn văn hay câu văn chúng ta phải dùng dấu câu vậy dấu câu có tác dụng như thế nào chúng ta cùng vào tìm hiểu tiết học hôm nay về hai dấu đó là dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Công dụng của dấu chấm lửng. Công dụng của dấu chấm phẩy 
Hs đọc vd trong sgk
? Cho biết chức năng của dấu chấm lửng trong các vd trên ?
- Hs: Suy nghĩ trả lời.
- Gv: Chốt ghi bảng
? Qua phân tích các vd em hãy rút ra tác dụng của dấu chấm lửng ?
- Hs: Đọc phần ghi nhớ SGK/ 123 
- Rút gọn phần liệt kê 
- Nhấn mạnh tâm trạng của người nói 
- Giản nhịp điệu của câu văn 
- Tạo sắc thái dí dỏm , hài hước
? Em hãy lấy vd trong những vb đã học để minh hoạ cho những tác dụng trên ?
* Bài tập vận dụng
 ? Dấu chấm lửng trong câu sau có chức năng gì ? (Thể điệu ca Huế có sôi nổi , tươi vui , có buồn tảm , bâng khuâng , có tiếc thương , ai oán 
Gọi hs đọc lại ghi nhớ
- Hs: Đọc vd trên bảng phụ
- Hs: +Vd a, Cốm không phải là thứ quà của người ăn vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít , thong thả và ngẫm nghĩ 
 + VD b: Về việc trồng , chăm sóc và bảo vệ cây xanh : đã tổ chức trồng được 100 cây các loại ( bao gồm 50 cây bạch đàn , 40 cây xà cừ và 10 cây phượng vĩ ) ở khu vực Ban Giám hiệu nhà trường phân công ; không bẻ cành , hái là hoặc ngắt hoa nơi công cộng 
? Trong câu a , tại sao sâu câu thứ nhất lại không dùng dấu chấm, dấu phẩy mà lại dùng dấu chấm phẩy ?
- Hs: Vì ý của câu 1 chưa chọn vẹn nên không thể dùng dấu chấm , hai ý trong câu không tạo nên câu ghép 
- Đẳng lập nên không thể dùng dấu phẩy , do vậy dùng dấu chấm phẩy là để nối 2 ý trong một câu ghép có quan hệ phức tạp 
? Trong vd b dấu chấm phẩy dùng để làm gì ? có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được không ?
- Hs: Dùng để liệt kê các sự vật , sự việc trong một phép liệt kê phức tạp như : liệt kê về việc trồng , chăm sóc và bảo vệ cây xanh Vì vậy không thể dùng dấu phẩy được 
? Vậy dấu chấm phẩy có công dụng gì ? ( sgk)
- Hs: Ghi nhớ SGK/122
*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập
1. Bài tập 1: 
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
2. Bài tập 2: 
? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
3. Bài tập 3: 
? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Công dụng của dấu chấm lửng: 
a. Xét Ví dụ:
- Vd.a: Biểu thị các phần liệt kê tương tự , không viết ra 
- Vd.b: Tâm trạng lo lắng, hoảng sợ của người viết 
- Vd.c: Bất ngờ của thông báo 
b. Kết luận:
- Tỏ ý còn nhiều sự vật , hiện tượng tương tự chưa liệ kê hết 
- Thể hiện chổ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng 
- Làm giãn nhịp điệu câu văn , chuẩn bị cho sự xuật hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước , châm biếm 
2. Công dụng của dấu chấm phẩy :
a. Xét Vd: 
-Vda: Vì ý của câu 1 chưa chọn vẹn nên không thể dùng dấu chấm , hai ý trong câu không tạo nên câu ghép 
- Đẳng lập nên không thể dùng dấu phẩy, do vậy dùng dấu chấm phẩy là để nối 2 ý trong một câu ghép có quan hệ phức tạp 
- VDb: Dùng để liệt kê các sự vật , sự việc trong một phép liệt kê phức tạp như : liệt kê về việc trồng , chăm sóc và bảo vệ cây xanh Vì vậy không thể dùng dấu phẩy được .
b. Nhận xét:
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép phức tạp 
- Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạ
II. LUYỆN TẬP :
1. Bài tập 1 : Dấu chấm lửng dùng để làm gì ?
a. Biểu thị lời nói bị ngắt quãng, sợ hãi, lúng túng ( - Dạ , bẩm)
b. Biểu thị câu nói bị bỏ dở. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ 
2. Bài tập 2: Công dụng của dấu chấm phẩy 
- a, b,c dùng để ngăn cách các vế trong của những câu ghép có cấu tạo phức tạp 
3. Bài tập 3: 
a. Câu dùng dấu chấm phẩy 
 - Thuyền để thưởng thức ca Huế trên sông hương đượcchuẩn bị rất chu đáo : Mũi thuyền phải có không gian rộng để ngắm trăng ; trong thuyền , phải có sàn gỗ có mui vòm trang trí lộng lẫy ; xung quanh thuyền , có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng 
 b. Câu có dùng dấu chấm lửng 
 Người ta đi thuyền đêm trên sông hương để ngắm cảnh trăng đẹp nhưng thật ra là để  ru hồn . Cứ mở đầu cuộc ru bằng khúc lưu thuỷ , kiêm tiền xuân phong  là đã thấy xao động tâm hồn 
V. CỦNG CỐ, DĂN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Nêu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ?
- Học phần ghi nhớ 
- Làm bài tập b số 3 
- Soạn bài tiếp theo “Dấu gạch ngang’
VI. RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................
******************************************************
TUẦN 33 Ngày soạn: 02- 04- 2012 TIẾT 118 Ngày dạy: 03,04- 04- 2012 Tập Làm Văn : TRẢ BÀI KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN SỐ 6
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn lập luận giải thích; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này, nắm vững hơn các kiến thức tiếng việt đã học ở HKII.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ :
1. Kiến Thức:
 - Nắm vững hơn cách làm bài văn lập luận giải thích; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này, nắm vững hơn các kiến thức tiếng việt đã học ở HKII.
 2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và kĩ năng diễn đạt
 3. Thái độ: 
 - Nhận rõ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.
III. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành.
 - GV: Bài viết của H/s + các lỗi trong bài + cách chữa
 - H/s: Lập dàn ý chi tiết đề văn đó viết ở bài TLV số 2,các câu ở bài văn.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kết hợp trong tiết học.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Trả bài tập làm văn
? Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết)
* HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu của bài làm. Nhận xét ưu, nhược điểm
? Hãy lập dàn ý cho đề văn
- H/s khác theo dõi bổ sung
- GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm
- Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/s
a. Ưu điểm: 
- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)
- 1số bài vận dụng phương pháp lập luận giả thích khá linh hoạt
- Bài viết sinh động, giàu cảm xúc: ví dụ bài làm của H/s: 
 - Trình bày sạch đẹp.
b.. Tồn tại:
- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn. 
- Sử dụng yếu tố lập luận giải thích còn yếu 
 - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu:
- còn sai chính tả
- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.
- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao
- GV: Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa
- GV: Đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt
- Trả bài cho H/s
I. ĐỀ BÀI:
- Đề 1: 
CÂU 1 : Hãy nêu NT, YN của văn bản: Sống chết mặc bay.
CÂU 2 : Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin Học, học nữa, học mãi
II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM
1. Nội dung: 
CÂU 1 : HS trình bày theo đúng chuẩn KTKN
CÂU 2 : - Kiểu văn bản: Nghị luận giả thích
- Vận dụng các kĩ năng: nghị luận, giải thích để giả thích ý nghĩa câu nói trên.
2. Đáp án chấm:
a. Mở bài: (1 điểm)
 + Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích
- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?
- Giới thiệu và trích dẫn câu nói của Lê-nin
b. Thân bài: (5 điểm)
Nội dung :
1. Học, học nữa, học mãi nghĩa là thế nào?
- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mọi người học tập.
- Lời khuyên chia làm ba ý mang tính tăng cấp
=>Học : Thúc dục con người bắt đầu công việc học tập , tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
=>Học nữa : Vế thứ 2 thúc dục chúng ta tiếp tục học tập , học nữa mang hàm ý là đã học rồi , nhưng cần tiếp tục học thêm nữa 
=. Học mãi : vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời , mãi mãi, con người luôn luôn phải học hỏi ngay cả khi mình có được một vị trí trong xã hội.
2.Tại sao phải Học, học nữa, học mãi
-Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội
- Bởi xh luôn luôn vận động, cái mới luôn luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi ta sẽ nhanh chóng bị lạc hậu về kiến thức .
- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ , tự làm mất đi vị trí của mình trong xã hội.
3. Học ở đâu và học như thế nào 
- Học trên lớp , trong sách vở ,học ở thầy cô......
- học lúc nhàn rỗi.....
4. Liên hệ 
-Bản thân bạn bè.........
 c. Kết bài: (1 điểm)
- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ của lời khuyên.....
3. Nhận xét ưu, nhược điểm
 BẢNG THỐNG KÊ BÀI VIẾT TLV 6
Lớp
SS
SB
0-1-2
3-4
Dứơi TB
5-6
7-8
9-10
Trên TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7c1
7c2
V. CỦNG CỐ DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Chuẩn bị bài''Văn bản đề nghị''
VI RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ************************************************
TUẦN 31 Ngày soạn: 02- 04- 2012 TIẾT 119 Ngày dạy: 05,06 - 04- 2012
Tập Làm Văn :VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Tìm hiểu sâu hơn về kiểu văn bản hành chính ở kiểu văn bản đề nghị.
 - Hiểu các tình huống cần viết văn bản đề nghị.
 - Biết cách viết một văn bản đề nghị đúng quy cách.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Đặc điểm của văn bản đề nghị: Hoàn cảnh , mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này.
2. Kĩ năng: 
 a. Kỹ năng chuyên môn 
- Nhận biết văn bản đề nghị.
 - Viết văn bản đề nghị đúng quy cách.
 - Nhận ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản đề nghị.
b. Kỹ năng sống
-Suy nghĩ phê phán sáng tạo : phân tích bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, tầm quan trọng của 
văn bản đề nghị
- Giao tiếp, ứng xử với người khác hiệu quả bằng văn bản đề nghị(phù hợp với mục đích, hoàn cảnh và 
đối tượng giao tiếp)
3. Thái độ: 
 - Biết cách viết một văn bản đề nghị đơn giản.
 III. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 IV.CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
- Phân tích tình huống cần bày tỏ lời đề nghị hay mong muốn được giúp đỡ, xem xét.....
- Thực hành viết văn bản đề nghị phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
- Học theo nhóm trao đổi phân tích về những đặc điểm cách viết văn bản đề nghị
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
1. Thế nào là văn bản hành chính? Mục đích của Văn bản TB,BC,ĐN?
2. Cách trình bày một văn bản hành chính 
Đáp án
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
ĐN: Văn bản hành chính..... 
MĐ : - Thông báo nhằm phổ biến một nội dung 
- Đề nghị nhắm đề xuất một nguyện vọng ý kiến 
- Báo cáo : Nhắm tổng kết, nêu lên những gì đã làm được để cấp trên biết
7
Câu 2
- Quốc hiệu và tiêu ngữ 
- Địa điểm làm vb và ngày tháng 
- Tên văn bản
- Họ tên , chức vụ của người nhận hay cơ quan nhận vb 
- Họ tên , chức vụ của người gửi hay tên cơ quan , tập thể gửi vb 
- Nd thông báo , đề nghị , báo cáo 
- Kí tên người gửi vb
3
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về văn bản hành chính, khi chúng ta cần nêu một nguyện vọng nào đó với cơ quan có thẩm quyền hay với cáp trên thì chúng ta phải viết văn bản đề nghị , khi nào cần viết văn bản đề nghị và cách viết văn bản đề nghị ra sao chúng ta cùng vào bài học hôm nay?.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm của vb đề nghị. Cách làm vb đề nghị
Hs đọc 2 vb trong sgk
? Viết văn bản đề nghị để làm gì ? 
- Hs: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó ? Giấy đề nghị cần chú ý gì về nội dung và hình thức trình bày ?
- HS: Nội dung rõ ràng , ngắn gọn 
- Trình bày : trang trọng , sáng sủa , lời lẽ đúng mực 
? Em hãy nêu một số tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường , lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị ?
- HS: Tự nêu 
- Gv: Chốt ghi bảng
Hs đọc 4 tình huống trong sgk
? Trong những tình huống đó tình huống nào phải viết giấy đề nghị ?
- Hs: a, d
Hs đọc lại 2 vb đề nghị trong sgk
? Các mục trong vb đề nghị được trình bày theo thứ tự nào ? 
- Hs: 
Người hay cơ quan nhận vb đề nghị 
Người đứng ra viết vb 
Nội dung chính của vb 
? Cả 2 vb có điểm gì giống và khác nhau ?
- Hs: Nội dung khác nhau , trình bày khác nhau 
? Phần nào là quan trọng nhất trong cả 2 vb ?
- Hs: Ai đề nghị ? đề nghị ai ? đề nghị điều gì ? đề nghị để làm gì ? 
? Qua phân tích 2 vb trên , hãy rút ra cách làm một vb đề nghị ?
? Em hãy nêu dàn mục của vb đề nghị ?
 - Hs: Đọc SGK/126
*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập
1. Bài tập 1: 
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
2. Bài tập 2: 
? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đặc điểm của vb đề nghị:
a. Xét Văn Bản: Văn bản1, Vb2, SGK
- Mục đích: Nhằm gửi tới một người hay một tổ chức có thẩm quyền để xin giải quyết một điều gì đó .
- Nội dung: Rõ ràng, ngắn gọn 
- Trình bày : Trang trọng, sáng sủa, lời lẽ chuẩn mực. 
b. Nhận xét: Ghi Nhớ SGK/126
2. Cách làm vb đề nghị: 
a. Tìm hiểu cách làm vb đề nghị: 
- Khi viết vb đề nghị cần ghi rõ : Ai đề nghị ? Đề nghị ai ? Đề nghị điều gì ? Đề nghị để làm gì ?
b. Dàn mục của vb đề nghị: SGk/126 
II. LUYỆN TẬP :
1. Bài tập 1 :
+ Giống : Ở chổ cả 2 đều là nhu cầu và nguyện vọng chính đáng 
+ Khác : Một bên là nguyện vọng của một cá nhân , còn một bên là nhu cầu tập thể.
 2. Bài tập 2 :
- Cần tránh các lỗi sau : không đề rõ người gửi ; nội dung vb quá dài nêu ý kiến đề nghị không rõ ràng ; lời văn thiếu trang nhã 
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Khi nào thì chúng ta phải viết đề nghị ?
- VB đề nghị yêu cầu về nội dung và cách trình bày ntn? 
- Học thuộc ghi nhớ 
- Viết một vb đề nghị : Sắp thi học kì II, cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn toán 
- Soạn bài tiếp theo : Văn bản báo cáo 
VII. RÚT KINH NGHIỆM
..................................................................................................
*****************************************************
TUẦN 31 Ngày soạn: 02- 04- 2012 TIẾT 120 Ngày dạy: 05,06 - 04- 2012
 ÔN TẬP VĂN HỌC
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được hệ thống văn bản, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của các tác phẩm đã học, về đặc trưng thể loại của các văn bản, những quan niệm về văn chương, vè sự già đẹp của Tiếng Việt trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn 7.
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc hiểu văn bản như ca dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình, 
thơ Đường Luật, Thơ lục bát, thơ song thất lục bát; phép tương phản phép tăng cấp trong nghệ thuật.
 - Sơ giản về thơ Đường Luật.
 - Hệ thống Văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản.
2. Kĩ năng: 
 - Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về các văn bản đã học.
 - So sánh, ghi nhớ học thuộc lòng các văn bản tiêu biểu.
 - Đọc – hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn
3. Thái độ: 
 - Đọc – hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn
 III. PHƯƠNG PHÁP:- Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định 
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Từ đầu năm đến nay , chúng ta đã học rất nhiều vb về phần văn , vậy các em đã học bao nhiêu vb và mang nội dung gì ? Tiết học hôm nay, cô cùng các em hệ thống lại toàn bộ kiến đó 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Ôn lại lí thuyết
- Gv: Cho học sinh thảo luận nhóm
? Em hãy nhớ lại và ghi lại tất cả các nhan đề các văn bản, tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ Văn 7.
- Hs: Thảo luận trình bày
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tên các vb đã học 
Trước tiên các em hãy nhớ và ghi lại những vb ( tác phẩm ) đã học từ đầu học kì I đến nay 
HỌC KÌ I
HỌC KÌ II
 - Cổng trường mở ra 
- Mẹ tôi 
- Cuộc chia tay của những con búp bê 
- Những câu hát về tình cảm gia đình 
- Những câu hát về tình yêu quê hương , đất nước , con người 
- Những câu hát than thân 
- Những câu hát châm biếm 
- Nam quốc sơn hà 
- Phò giá về kinh
- Bánh trôi nước 
- Qua đèo Ngang 
- Bạn đến chơi nhà 
- Tĩnh dạ tứ
- Ngẫu nhiên viết.... 
- Nguyên tiêu 
- Cảnh khuya
- Tiếng gà trưa 
- Một thứ quà của lúa non ; Cốm 
- Mùa xuân của tôi 
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sx
- Tục ngữ về con người và xh 
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
 - Đức tính giản dị của BH 
- ý nghĩa văn chương 
- Sống chết mặc bay 
- Ca Huế trên sống Hương 
V. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Nhận xét giờ ôn tập. 
- Về nhà làm bài 10. 
- Học những kiến thức đã ôn tập để chuẩn bị thi học kì .
- Về nhà chuẩn bị ôn tập văn tt.
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
******************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYGIA V7 TUAN 31 MOI NHAT.doc