Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 31 - Tiết 121: Ôn tập văn học (tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 31 - Tiết 121: Ôn tập văn học (tiếp theo)

Giúp hs:

- Nắm vững được nhan đề của tp? trong hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của từng cụm bài, những giới thuyết về văn chương, về đặc trưng thể loại của các văn bản, về sự giàu đẹp của tiếng Việt thuộc chương trình Ngữ văn 7.

- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khái quát hoá vấn đề.

B. CHUẨN BỊ:

- HS : Học bài cũ và soạn bài mới.

- GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 929Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 31 - Tiết 121: Ôn tập văn học (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31	Tiết 121
Ôn tập văn học.
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp hs: 
- Nắm vững được nhan đề của tp? trong hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của từng cụm bài, những giới thuyết về văn chương, về đặc trưng thể loại của các văn bản, về sự giàu đẹp của tiếng Việt thuộc chương trình Ngữ văn 7.
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khái quát hoá vấn đề.
B. Chuẩn bị:
- HS : Học bài cũ và soạn bài mới.
- GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ ôn tập.
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- HS kể tên các tác phẩm, tác giả của 34 tp? đã học trong cả năm học theo trình tự.
(GV gọi đại diện 4 nhóm lên trình bày kết quả tổng hợp
- Các nhóm tổ khác nhận xét bổ sung.)
* Đọc lại các chú thích (*) ở bài 3, 5, 7, 8 ; làm thơ lục bát ở Bài 13 ; Ghi nhớ ở bài 16 (Ôn tập các tác phẩm trữ tình) ; chú thích (*) ở bài 18 ; câu 2 ở bài 26 (Phần đọc – hiểu văn bản) và nêu các định nghĩa về :
- Ca dao, dân ca
- Tục ngữ
- Thơ trữ tình
- Phép tương phản và tăng cấp.
* HS phát biểu.
? Đoc 2 chùm ca dao mà em đã học 
( thuộc lòng, diễn cảm )
? Qua bài ca dao, em thấy nhân dân ta đã gửi gắm vào đó tình cảm, thái độ gì?
? Đọc thuộc lòng những bài tục ngữ đã học?
? Tìm thêm những câu tn cùng chủ đề.
? Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm gì?
? Qua các bài thơ trữ tình trung đại VN và TQ, em thấy các tác phẩm đã thể hiện giá trị tư tưởng, tình cảm gì?
? Hãy kể tên một vài tác phẩm văn học trung đại mà em thích nhất?
? Em đã học những tác phẩm văn nghị luận nào? Tác giả? 
? Nêu những nét tiêu biểu về nghệ thuật và nội dung ?
I. Hệ thống hoá các tác phẩm đã học:
II. Một số khái niệm thể loại văn học và biện pháp nghệ thuật:
1. Ca dao - dân ca
- Là thơ ca dân gian - những câu hát trữ tình dg do quần chúng sáng tác, biểu diễn và truyền miệng từ đời này sang đời khác.
- Ca dao có thêm nhạc điệu ð dân ca
2. Tục ngữ
- Những câu nói DG ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của ND về mọi mặt, được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hàng ngày.
3. Thơ trữ tình
- Là những sáng tác có vần nhịp; ngôn ngữ cô đọng, giàu hình ảnh và cảm xúc, nhằm biểu hiện tình cảm cảm xúc của tác giả trước cuộc sống.
4. Phép tương phản và tăng cấp.
- Là việc tạo ra những hoạt động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau... làm nổi bật một ý tưởng, bộ phận trong TP hoặc tư ưtởng chính của TP.
- Tăng cấp: Lần lượt đưa thêm những chi tiết, chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước... làm nổi rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói.
III. Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số cụm văn bản.
1. Ca dao - dân ca:
- Thể hiện tình yêu quê hương đất nước; tình yêu gđ, cha mẹ, người thân.
- Nỗi buồn cho số phận vất vả, long đong.
- Đả kích thói hư tật xấu trong xã hội.
2. Tục ngữ:
- Kinh nghiệm về dự báo thời tiết.
- Kinh nghiệm về lđ, sx nông nghiệp.
- Kinh nghiệm về ứng xử của con người trong xã hội.
3. Thơ trữ tình trung đại:
- Lòng yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc.
- ý chí bất khuất, kiên quyết đánh giăc.
- Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên.
- Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thắm thiết.
4. Các tác phẩm văn nghị luận:
(HS thảo luận những đặc điểm về ND và đặc sắc nghệ thuật của các văn bản nghị luận đã học)
4. Củng cố kiến thức : 
 Trong các tác phẩm đã học, em thích nhất tác phẩm nào ? Giải thích vì sao ?
- HS tự do phát biểu ý kiến.
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướngdẫn về nhà : 
 - Ôn tập toàn bộ chương trình.
- Chuẩn bị cho bài thi học kì.
Tiết 122
	Dấu gạch ngang.
A. Mục tiêu bài dạy:
Giúp học sinh: 
- Nắm vững công dụng của dấu gạch ngang.
- Biết sử dụng dấu gạch ngang, phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
- Có ý thức sử dụng dấu gạch ngang trong bài viết TLV.
B. Chuẩn bị:
	- GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo (sgk + sgv Ngữ văn 7), bảng phụ.
	- HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: đọc và tìm hiểu VD/SGK.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
 ? Dấu chấm lửng được sử dụng trong đoạn trích sau đây có tác dụng gì?
 "Khốn nạn!  Ông giáo ơi!  Nó có biết gì đâu? Nó thấy tôi gọi thì chạy về ngay, vẫy đuôi mừng" ( Nam Cao )
 (Dấu chấm lửng bộc lộ tâm trạng nghẹn ngào, xúc động)
3. Bài mới : 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
- Học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ.
? Trong VD a, cụm từ "Mùa xuân của HN thân yêu" dùng để làm gì?
? Vậy dấu gạch ngang dùng để làm gì?
? Trong VD b, dấu gạch ngang được sử dụng có gì khác so với vd (a)?
? Trong VD c, dâu gạch ngang cũng đứng đầu câu, song công dụng của nó có giống vd b không?
? Trong VD d, dấu gạch ngang giữa tên ghép Varen - Phan Bội Châu làm nhiệm vụ gì?
? Vậy qua các ví dụ, em hãy chỉ ra những công dụng của dấu gạch ngang?
- HS khái quát rút ra ghi nhớ/ SGK.
? Trong VD sau đây, dấu gạch ngang có công dụng gì?
( Trong trường hợp này, dấu gạch ngang có thể thay thế bằng dấu phẩy, có khi bằng dấu ngoặc đơn )
- Học sinh đọc ví dụ trên bảng phụ.
? Trong VD (d), dấu gạch nối giữa các tiếng " Va - ren" được dùng để làm gì?
? Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang?
- Hs đọc nghi nhớ.
- HS đọc BT1 (sgk).
? Nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong các câu?
- Hs đọc yêu cầu bài tập 2.
? Nêu rõ công dụng của dấu gạch nối?
I. Công dụng của dâu gạch ngang:
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Mùa xuân của HN thân yêu: giải thích, làm rõ cho từ "Mùa xuân" được nói ở phần trước.
ðDấu gạch ngang: đánh dấu bộ phận giải thích.
- Dấu gạch ngang đứng đầu câu, đánh đấu lời dẫn trực tiếp.
- Đứng đầu câu để liệt kê (Liệt kê các công dụng của dấu chấm lửng) ð Dùng để liệt kê.
- Dùng để nối các bộ phận trong liên danh
3. Ghi nhớ : SGK.
 Bác tôi - cụ Nguyễn Đạo Quán - là người giữ cuốn gia phả ấy.
[ Đánh dấu bộ phận giải thích
II. Phân biệt dâu gạch ngang với dấu gạch nối:
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Va- ren: Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong từ mượn của N2 ấn Âu, nối các bộ phận của tên riêng nước ngoài. 
 (VD: Lép - Tôn - xtôi )
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
3. Ghi nhớ : SGK
III. Luyện tập:
1 Bài tập 1: 
a, Đánh đấu bộ phận chú thích, giải thích.
b, Đánh đấu bộ phận chú thích, giải thích.
c, Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích, giải thích.
d, Nối các bộ phận trong một liên danh.
e, Nối các bộ phận trong một liên danh.
2. Bài tập 2: 
- Nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
4. Củng cố kiến thức: 
 ? Trình bày công dụng của các loại dấu câu: Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy; dấu gạch ngang; dấu gạch nối?
5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học thuộc 2 ghi nhớ bài; Làm các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài “Ôn tập Tiếng Việt”.
+ Ôn lại các kiến thức về TV đã học.
Tiết 123 
Ôn tập Tiếng Việt.
A. Mục tiêu bài dạy: 
Giúp hs:
- Hệ thông hoá kiến thức về các kiểu câu đơn và dấu câu đã học.
- Có thái độ cẩn thận khi sử dụng các loại dấu câu.
- Tích hợp với phần Văn và TLV.
B. Chuẩn bị:
	- GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo (sgk + sgv Ngữ văn 7).
	- HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: đọc và tìm hiểu VD/SGK.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kết hợp trong giờ ôn tập.
3. Bài mới : 
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung cần đạt
- Nhìn vào sơ đồ tổng kết sgk.
? Có mấy tiêu chí để phân loại câu đơn?
? Phân loại theo mục đích nói, câu đơn chia thành những kiểu nào?
? Hãy nêu lại khái niệm các kiểu câu này?
? Xác định các kiểu câu chia theo mục đích nói trong đoạn trích sau:
? Xét về mặt cấu tạo, câu đơn được chia thành mấy loại?
? Hãy phân biệt 2 kiểu câu này?
? Hãy đặt 2 câu đơn bình thường, hai câu đơn đặc biệt?
? Em đã học những loại dấu câu nào?
? Hãy nêu công dụng của từng loại dấu câu?
? Phân tích tác dụng của các dấu câu được sử dụng trong VD sau:
? Xác định các kiểu câu trong đoạn trích sau:
I. Các kiểu câu đơn:
- Câu đơn: có 2 cách phân loại.
* Phân loại theo mục đích nói:
+ Câu nghi vấn
+ Câu trần thuật
+ Câu cầu khiến
+ Câu cảm thán
* Đoạn trích:
" Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
- Đê vỡ rồi! Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! có biết không?  Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?".
* Phân loại theo cấu tạo:
- Câu bình thường 
- Câu đặc biệt
ð Câu bình thường là loại câu được cấu tạo theo mô hình CN - VN, có đầy đủ hai thành phần. Câu đặc biệt không được cấu tạo theo mô hình này nên không thể xác định được thành phần câu.
II. Dấu câu:
1. Dấu chấm.
2. Dấu phẩy.
3. Dấu chấm phẩy.
4. Dấu chấm lửng.
5. Dấu gạch ngang.
6. Dấu gạch nối.
VD: a, Tất cả các công nhân, nông dân, bộ đội đều hăng hái thi đua.
b, Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông - đang đổi mới.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1
a, Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương. Gió rừng càng về khuya càng xào xạc. Rồi tiếng chim mơ hồ gần xa. 
b, Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu?
c, Ngọc Hà. Hoa bừng nở
 Vườn xuân tím hồn ta.
d, Lần đầu tôi được đến thăm quan Hạ Long. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn - Càng yêu Hạ Long, càng yêu đất nước. 
4. Củng cố kiến thức: 
 - GV cho HS làm 1 số bài tập trắc nghiệm trên bảng phụ.
à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: 
 - ôn tập lí thuyết.
- Làm lại các bài tập sgk.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Văn bản báo cáo.
	Tiết 124
Văn bản báo cáo.
A. Mục tiêu bài dạy: 
Giúp hs:
- Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: Mục đích, yêu cầu, nội dung, và cách làm loại văn bản này.
- Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng quy cách.
- Nhận được ra những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.
B. Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài, tư liệu tham khảo (sgk + sgv Ngữ văn 7).
- HS: xem trước bài học; sưu tầm các văn bản báo cáo mà em biết.
C.Tiến trình hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức : 
Lớp
Ngày
Sĩ số
HS vắng
7A
7B
 2. Kiểm tra bài cũ : 
- Thế nào là văn bản đề nghị ? Các mục cần phải có trong văn bản đề nghị ?
* HS lên bảng trình bày – GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của Thầy - trò
Nội dung cần đạt
- Hs đọc 2 văn bản (sgk).
? Hai văn bản trên của ai (cấp nào) gửi ai(cấp nào)? Để làm gì ?
? Em đã từng viết báo cáo chưa? Báo cáo em viết gửi cho ai? Nhằm mục đích gì?
? Từ 2 văn bản trên em hiểu thế nào là văn bản báo cáo?
? Qua 2 văn bản, em có nhận xét gì về nội dung và hình thức của báo cáo?
- Hs đọc các tình huống sgk.
? Tình huống nào cần viết báo cáo?
? Hai văn bản báo cáo trên có điểm gì giống và khác nhau?
? Vậy văn bản báo cáo được trình bày theo những mục nào? Hãy đánh đấu vào các mục mà em coi là quan trọng?
- BC là một loại văn bản khá thông dụng trong đời sống hàng ngày. Có các loại báo cáo định kì và báo cáo đột xuất (các nhiệm vụ xảy ra ngoài ý muốn chủ quan: cháy, bão lụt, tai nan).
- Hs đọc sgk.
? Theo em, khi làm báo cáo cần chú ý những gì? có giống những lưu ý khi làm văn bản đề nghị không?
- Hs đọc ghi nhớ.
? Hãy nhận xét về văn bản báo cáo trên ?
? Viết báo cáo về tình hình học tập của lớp học kì II gửi BGH nhà trường.
I. Đặc điểm của văn bản báo cáo:
1. Văn bản báo cáo:
a, Lớp trưởng gửi BCH nhà trường: Tổng kết hoạt động của lớp sau đợt thi đua.
b, Lớp trưởng gửi TPT Đội: Báo cáo kết quả quyên góp quà tặng hs vùng lũ lụt.
2. Nhận xét:
ð Là bản tổng hợp trình bày về tình hình kết quả đạt được của cá nhân hay tập thể.
- Nội dung: cụ thể, rõ ràng, số liệu chính xác.
- Hình thức: Sáng sủa, trang trọng, theo số mục quy định sẵn.
- Tình huống b: Gần cuối năm học, BGH cần biết tình hình học tập, sinh hoạt, công tác của lớp trong 2 tháng cuối năm.
II. Cách làm văn bản báo cáo:
1. Tìm hiểu cách làm văn bản báo cáo:
- Giống nhau: Cách thức trình bày.
- Khác nhau: Nội dung cụ thể.
- Trình tự các mục:
+ Quốc hiệu và tiêu ngữ.
+ Địa điểm và thời gian làm báo cáo.
+ Tên báo cáo ( về )
. Nơi nhận báo cáo
. Người ( Tổ chức) nhận báo cáo.
. Nêu sự việc, kết quả đã làm được.
+ Kí tên.
[ Đặc biệt quan trọng là các mục: gửi ai? ai gửi? báo cáo việc gì? kết quả.
2. Dàn mục một văn bản báo cáo :
 SGK.
3. Lưu ý:
 SGK.
4. Ghi nhớ.
 SGK.
III. Luyện tập. 
Bài 1:
- Văn bản: " Báo cáo về vụ cháy".
Bài 2 :
4. Củng cố kiến thức: 
- So sánh sự giống và khác nhau giữa văn bản báo cáo và văn bản đề nghị ?
 à GV khái quát nội dung bài học, liên hệ, tích hợp.
5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học hiểu nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ.
- Làm hoàn thành bài tập 2.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập làm văn bản Đề nghị và Báo cáo.
Ngày 19 tháng 4 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.doc