Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 32 - Tiết 127, 128: Ôn tập làm văn

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 32 - Tiết 127, 128:  Ôn tập làm văn

Ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về văn Biểu cảm & văn bản Nghị luận.

B. Chuẩn bị:

* Thầy: Bảng phụ (các bảng ôn tập)

* Trò: Soạn kĩ các câu hỏi ôn tập SGK trang 139, 140.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

* Ổn định : (1)

 Kiểm diện, trật tự.

* Kiểm tra : (4)

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1119Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 32 - Tiết 127, 128: Ôn tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần :32
 Tiết :127, 128
ÔN TẬP LÀM VĂN 
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
Ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về văn Biểu cảm & văn bản Nghị luận.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Bảng phụ (các bảng ôn tập)
* Trò: Soạn kĩ các câu hỏi ôn tập SGK trang 139, 140.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : (1’)
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : (4’)
Kiểm tra việc soạn bài của học sinh.
* Giới thiệu bài: (1’)
** Trình bày ngắn gọn mục đích tiết học: Vì thời gian có hạn, 2 tiết hôm nay, chúng ta chỉ có thể ôn tập hai loại văn bản chủ yếu đã học ở lớp 7. Loại văn bản hành chính các em tự ôn luyện ở nhà.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
I/Văn bản biểu cảm :
Câu 1: Các văn bản biểu cảm đã học:
(?) Ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học ở tập 1 lớp 7 (văn xuôi)?
 Câu 2:
 Đặc điểm của văn biểu cảm:
(?) Trong các văn bản đó, em thích văn bản nào? Vì sao?
(?) Văn biểu cảm có những đặc điểm gì? (Về mục đích, về cách thức).
Câu 3:
 Vai trò của yếu tố miêu tả:
(?) Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
 Câu 4:
 Vai trò của yếu tố tự sự
(?) Yếu tố tự sự có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm?
 Câu 5:
(?) Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ca ngợi đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được điều gì của con người, sự vật, hiện tượng đó?
Câu 6:
 Phương tiện tu từ trong biểu cảm:
(?) Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào?
VD minh hoạ ở bài: Sài Gòn tôi yêu & Mùa xuân của tôi. 
Câu 7:
Điền vào chỗ trống bảng sau: 
 (Treo bảng phụ)
Câu 8:
(?) Điền vào chỗ trống nội dung khái quát trong bố cục văn bản biểu cảm? (Treo bảng phụ)
II/Văm bản nghị luận :
Câu 1: (?) Kể tên các văn bản nghị luận đã học?
Câu 2:
(?) Trong đời sống, trên báo chí & trong SGK, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào, dưới dạng những bài gì?
Câu 3:
(?) Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu?
Câu 4:
(?) Luận điểm là gì? Hãy cho biết 4 câu a, b, c, d SGK đâu là luận điểm? Vì sao?
Câu 5:
(?) Có người nói:Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. Ví dụ sau khi nêu luận điểm “ Tiếng Việt giàu và đẹp”, chỉ cần dẫn ra câu ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen, lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng là được.
Theo em, nói như vậy có đúng và dẫn chứng, còn cần phải có thêm không? Để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm điều gì? Có cần chú ý tới chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không? Chúng như thế nào thì đat yêu cầu?
Câu 6:
(?) Cho 2 đề TLV sau:
Giải thích câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Chứng minh rằng: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”là 1 suy nghĩ đúng đắn.
 Hãy cho biết cách làm 2 đề này có gì giống nhau và khác nhau. 
Từ đó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào?
-Cổng trường mở ra.
-Mẹ tôi.
-Một thứ quà của lúa non: Cốm.
-Cuộc chia tay 
-Sài Gòn tôi yêu.
-Mùa xuân của tôi.
+Về mục đích: 
 Biểu hiện tình cảm tư tưởng, thái độ của người viết
+ Về cách thức:
 Trực tiếp hoặc khai thác những đặc điểm, tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người (miêu tả, tự sự) để khơi gợi tình cảm.
Miêu tả để khơi gợi cảm xúc, tình cảm do cảm xúc chi phối chứ không nhằm miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay sự việc.
+ Tự sự cũng để khơi gợi cảm xúc
(?) Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ca ngợi đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được điều gì của con người, sự vật, hiện tượng đó?
- So sánh.
- Đối lập – tương phản.
 - Lối chú thích đầy cảm xúc.
 - Nhân hoá.
 - Câu hỏi tu từ.
- Liệt kê.
 - Điệp, câu cảm, hô ngữ 
Nội dung Biểu cảm
 Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, tâm trạng và sự đánh giá của người viết đối với thế giới xung quanh.
Mục đích Biểu cảm
 Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm của người viết, khơi gợi sự đồng cảm ở họ.
Phương tiện Biểu cảm
 -Trực tiếp ( Tiếng kêu, lời than, )
- Dùng các phương tiện tu từ, miêu tả, tự sự (câu càm, so sánh, tương phản, điệp, )
Mở bài
 Nêu hiện tượng, sự vật, sự việc & nói rõ lí do vì sao yêu thích (giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu cảm xúc, tình cảm, đánh giá khái quát.)
Thân bài
 Tự sự, miêu tả bộc lộ cảm xúc, cảm nghĩ sâu sắc về các đặc điểm của sự vật, sự việc trong đời sống xã hội, trong đời sống riêng bản thân (triển khai từng cảm xúc, tình cảm nhận xét, đánh giá cụ thể, khái quát)
Kết bài
 Ấn tượng, tình cảm sâu đậm đối với sự vật, sự việc, hiện tượng ấy.
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Ý nghĩa văn chương
Văn bản nghị luận thường xuất hiện:
+ Trong các bản báo cáo trước hội nghị, ý kiến trao đổi, tranh luận, phát biểu trong các cuộc họp, hội thảo, sơ kết, tổng kết.
+ Chương trình bình luận thời sự, thể thao.
+ Lời giảng bài của giáo viên.
+ Lời kêu gọi, các tuyên truyền,
+ Các bài bàn luận, phê bình, nghiên cứu văn học, sử học,  hoặc bàn luận về các hiện tượng xã hội, các cuộc giao lưu, phỏng vấn, 
Những yếu tố cơ bản trong bài văn nghị luận:
- Luận điểm, luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng), lập luận.
- Lập luận là yếu tố chủ yếu . Bài văn nghị luận có sức thuyết phục, đanh thép, sâu sắc,,, không phụ thuộc phần lớn vào trình độ và hiệu quả lập luận của người viết.
 Luận điểm: Là ý liến thể hiện tư tưởng quan điểm của bài văn, là linh hồn của bài viết. Nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đảm bảo đúng đắn, chân thật, đáp ứng được nhu cầu thực tế, có sức thuyết phục cao.
- Câu a + d là luận điểm.
- Câu b là câu cảm thán.
- Câu c: Chưa đầy đủ, chưa rõ ý:Chủ nghĩa anh hùng nào? Của ai?® Hình thức của luận điểm thường có kết cấu câu trần thuật với từ là hoặc từ có (khẳng định, phủ định)
- Nói như thế là không hiểu về cách làm văn lập luận chứng minh.
- Chứng minh trong văn nghị luận đòi hỏi phải phân tích, diễn giải sao cho dẫn chứng “nói lên” điều mình muốn nói.
- Dẫn chứng trong văn chứng minh phải: Tiêu biểu, chọn lọc, chính xác, phù hợp với luận điểm
- Lí lẽ và lập luận phải phù hợp với dẫn chứng, góp phần làm rõ bản chất của dẫn chứng hướng tới luận điểm ® phải chặt chẽ, mạch lạc, lô gích.
Giống nhau:
+ Chung luận điểm.
+ Phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận.
Khác nhau:
 Giải thích:
+ Vấn đề chưa rõ.
+ Lí lẽ là chủ yếu.
+ Làm rõ bản chất của vấn đề như thế nào?
Chứng minh:
+ Vấn đề đã rõ.
+ dẫn chứng là chủ yếu.
+ Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề như thế nào?
 Văn giải thích: Chủ yếu dùng lí lẽ làm sáng tỏ mọi khía cạnh của vấn đề cho người đọc hiểu đúng, hiểu sâu vấn đề đó, có nêu dẫn chứng nhưng không nhiều chỉ để minh hoạ cho lí lẽ thôi.
 Văn chứng minh: Chủ yếu dùng dẫn chứng để minh hoạ, khẳng định vấn đề. Tất nhiên cũng có dùng lí lẽ để nêu vấn đề, phân tích dẫn chứng và tổng kết vấn đề. Lí lẽ ít hơn dẫn chứng.
Dặn dò
** Tìm hiểu và thảo luận cùng các bạn các văn bản tham khảo SGK trang 140 đến 143 (có thể tham khảo sách HTNV7 đề 1, 4, 5, 6, 7, 8 trang 179 đến 186).
** Ôn kĩ văn nghị luận thi HKII.
** Soạn bài: Ôn tập TV (tt) (theo nội dung sơ đồ SGK + Bài tập).

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 127-128.doc