Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 32 - Tiết 131, 132: Ôn tập phần văn

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 32 - Tiết 131, 132: Ôn tập phần văn

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

Nắm được hệ thống văn bản, giá trị tu tưởng, nghệ thuật của các tác phẩm đã học. về đặc trưng thể loại của các văn bản, những quan niệm về văn chương, về sự giàu đẹp của tiếng Việt trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn lớp 7.

II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1. Kiến thức:

- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc - hiểu văn bản như ca dao, dan ca, tục ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát; phép tương phản, phép tăng cấp trong nghệ thuật.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 32 - Tiết 131, 132: Ôn tập phần văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32	TIẾT 121, 122	NS: 19/3/2012
ÔN TẬP PHẦN VĂN
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
Nắm được hệ thống văn bản, giá trị tu tưởng, nghệ thuật của các tác phẩm đã học. về đặc trưng thể loại của các văn bản, những quan niệm về văn chương, về sự giàu đẹp của tiếng Việt trong các văn bản thuộc chương trình Ngữ văn lớp 7.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
- Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc - hiểu văn bản như ca dao, dan ca, tục ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát; phép tương phản, phép tăng cấp trong nghệ thuật.
- Sơ giản về thể loại thơ Đường.
- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản.
 2. Kĩ năng:
- Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức về các văn bản đã học.
- So sánh, ghi nhớ, học thuộc lòng các văn bản tiểu biểu.
- Đọc - hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
Tiết 1
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Gv kiểm tra tập bài soạn của hs.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt dộng 1: 10’
* Câu 1: Thống kê các văn bản đã học.
(Học sinh tự hệ thống, ghi vào vở.)
Hoạt dộng 2:	15’
* Câu 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ bảng ôn tập.
Khái niệm
Định nghĩa - Bản chất
1. Ca dao - dân ca
- Thơ ca dân gian; những bài thơ - bài hát trữ tình dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác - biểu diễn và truyền miệng từ đời này qua đời khác.
- Ca dao là phần lời đã tước bỏ đi tiếng đệm, lát, ...
2. Tục ngữ
- Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hàng ngày.
3. Thơ trữ tình
Một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ cô đọng, mang tính cách điệu cao.
4. Thơ trữ tình trung đại Việt Nam
- Đường luật (thất ngôn, ngũ ngôn, bát cú, tứ tuyệt,..., lục bát, song thất lục bát, ngâm khúc, 4 tiếng, ...
- Những thể thơ thuần tuý Việt Nam: lục bát, 4 tiếng (học tập từ ca dao, dân ca).
- Những thể thơ học tập của Trung Quốc: Đường luật, hành, ...
5. Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- 7 tiếng/câu, 4 câu/bài, 28 tiếng/ bài;
- Kết cấu: câu 1 - khai, câu 2 - thừa, câu 3 - chuyển, câu 4 - hợp;
- Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3;
- Vần: chân (7), liền (1-2), cách (2-4), bằng.
6. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
Tương tự như thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chỉ khác:
- 5 tiếng/câu, 4 câu/bài, 20 tiếng/bài;
- Nhịp 3/2 hoặc 2/3;
- Có thể gieo vần trắc.
7. Thơ thất ngôn bát cú
- 7 tiếng/câu, 8 câu /bài, 56 tiếng/bài;
- Vần: bằng, trắc, chân (7), liền (1-2), cách (2-4-6-8);
- Kết cấu: 4 liên. Câu 1-2: đề, câu 3-4: thực, câu 5-6: luận, câu 7-8: kết.
- Luật bằng trắc: nhất (1); tam (3); ngũ (5); bất luận (tự do); nhị (2), tứ (4) lục (6) phân minh.
- Hai câu (3-4 và 5-6) phải đối nhau từng vế, từng từ, từng âm thanh một.
8. Thơ lục bát
- Thể thơ dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ ca dao, dân ca;
- Kết cấu theo từng cặp: Câu trên 6 tiếng (lục), câu dưới 8 tiếng (bát);
- Vần bằng, lưng (6-6); chân (6-8); liền;
- Nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; 2/4/2; 2/4;
- Luật bằng trắc: 2B - 2T - 6B - 8B.
9. Thơ song thất lục bát
- Kết hợp có sáng tạo giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát;
- Một khổ 4 câu;
- Vần 2 câu song thất;
- Nhịp ở 2 câu 7 tiếng.
10. Truyện ngắn hiện đại.
- Có thể ngắn, rất ngắn, dài, hơi dài;
- Cách kể chuyện linh hoạt, không gò bó, không hoàn toàn tuân theo trình tự thời gian, thay đổi ngôi kể, nhịp văn nhanh, kết thúc đột ngột.
11.Phép tương phản nghệ thuật
- Là sự đối lập các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, ... trái ngược nhau, để tô đậm, nhấn mạnh một đối tượng hoặc cả hai.
12. Tăng cấp trong nghệ thuật
Thường đi cùng với tương phản.
Hoạt dộng 3: 5’
* Câu 3: Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao - dân ca đã học: (học sinh đứng tại chỗ trình bày).
- Nhớ thương, kính yêu, than thân trách phận, buồn bã, hối tiếc, tự hào, biết ơn, ...
(Cho học sinh đọc một số bài ca dao yêu thích.)
Hoạt dộng 4: 10’
* Câu 4: Những kinh nghiệm của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ:
1. Kinh nghiệm về thiên nhiên thời tiết.
- Thời gian tháng năm và tháng mười; dự đoán nắng, mưa, bão, giông, lụt, ...
2. Kinh nghiệm về lao động sản xuất nông nghiệp
- Đất đai quý hiếm, vị trí các nghề: làm ruộng, nuôi cá, làm vườn, kinh nghiệm cấy lúa, làm đất, trồng trọt, chăn nuôi, ...
3. Kinh nghiệm về con người xã hội
- Xem tướng người, học tập thầy bạn, tình thương người, lòng biết ơn, đoàn kết là sức mạnh, ...
Tiết 2
Hoạt dộng 5: 10’
* Câu 5: (Học sinh trình bày phần chuẩn bị ở nhà - G/v nhận xét và sửa)
a) Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các bài thơ, đoạn thơ trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc (thơ Đường) đã học.
- Lòng yêu nước và tự hào dân tộc;
- Ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược;
- Thân dân - yêu dân, mong dân được khỏi khổ, no ấm, nhớ quê, mong về quê, ngỡ ngàng khi trở về, nhớ mẹ, nhớ thương bà, ...
- Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên: Đêm trăng xuân, cảnh khuya, thác hùng vĩ, đèo vắng, ...
- Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thuỷ chung chờ đợi, vời vợi nhớ thương, ...
(Học sinh cho VD về mỗi khía cạnh.)
Hoạt dộng 6: 15’
* Câu 6
- Giá trị chủ yếu về tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi đã học.
TT
Nhan đề văn bản - T/g
Giá trị tư tưởng
Giá trị nghệ thuật
1
Cổng trường mở ra (Lí lan)
- Lòng mẹ thương con vô bờ, ước mong con học giỏi nên người trong đêm trước ngày khai giảng lần đầu tiên của đời con.
- Tâm trạng người mẹ được thể hiện chân thực nhẹ nhàng mà cảm động chân thành, lắng sâu.
2
Mẹ tôi
(Ét-môn-đô-đờ Ami-xi)
- Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thật là thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.
- Thư của bố gửi cho con; những lời phê bình nghiêm khắc nhưng thấm thía và đích đáng đã khiến cho con hoàn toàn tâm phục khẩu phục, ăn năn hối hận vì lầm lỗi của mình với mẹ.
3
Cuộc chia tay của những con búp bê
(Khánh Hoài)
- Tình cảm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng;
- Người lớn, các bậc cha mẹ hãy vì con cái mà cố gắng có thể tránh những cuộc chia ly - li dị.
- Qua cuộc chia tay của những con búp bê - cuộc chia tay của những đứa trẻ ngây thơ tội nghiệp mà đặt vấn đề gìn giữ gia đình một cách nghiêm túc và sâu sắc.
4
Sống chết mặc bay
(Phạm Duy Tốn)
Lên án tên quan phủ vô trách nhiệm gây lên tội ác khi làm nhiệm vụ hộ đê; cảm thông với những thống khổ của nhân dân vì vỡ đê.
- Nghệ thuật tương phản và tăng cấp;
- Bước khởi đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại.
5
Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu
(Nguyễn Ái Quốc)
(Đọc thêm)
- Đả kích toàn quyền Va ren đầy âm mưu thủ đoạn, thất bại, đáng cười trước Phan Bội Châu; ca ngợi người anh hùng trước kẻ thù sảo trá.
- Truyện ngắn hiện đại viết bằng tiếng Pháp;
- Kể chuyện theo hành trình chuyến đi của Va ren;
- Cuộc gặp gỡ đầy kịch tính trong tù giữa Va ren và Phan Bội Châu.
6
Một thứ quà của lúa non: Cốm
- Ca ngợi và miêu tả vẻ đẹp và giá trị của một thứ quà quê đặc sản mà quen thuộc Việt Nam.
- Cảm giác tinh tế, trữ tình đậm đà, trân trọng nâng niu, ...
- Bút kí - tuỳ bút, hay về văn hoá ẩm thực.
7
Sài Gòn tôi yêu
(Minh Hương)
(Đọc thêm)
- Tình cảm sâu đậm của tác giả đối với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế về thành phố này.
- Bút kí, kể, tả, giới thiệu và biểu cảm kết hợp khá khéo léo, nhịp nhàng;
- Lời văn giản dị, dùng đúng mức các từ ngữ địa phươing.
8
Mùa xuân của tôi
(Vũ Bằng)
- Vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân miền Bắc và Hà Nội qua nỗi sầu xa xứ của một người Hà Nội
- Hồi ức trữ tình, lời văn giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu chất thơ, nhẹ êm và cảm động ngọt ngào.
9
Ca Huế trên sông Hương
(Hà Ánh Minh)
Giới thiệu ca Huế - một sinh hoạt và thú vui văn hoá rất tao nhã ở đất cố đô.
- V¨n b¶n giíi thiÖu- thuyÕt minh: m¹ch l¹c gi¶n dÞ mµ nªu râ nh÷ng ®Æc ®iÓm chñ yÕu cña vÊn ®Ò.
Hoạt dộng 7: 10’
* Câu 7: (Học sinh trình bày phần chuẩn bị ở nhà - G/v nhận xét, sửa.)
Tiếng Việt giàu và đẹp bởi:
- Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú;
- Giàu thanh điệu;
- Cú pháp câu TV rất tự nhiên, cân đối, nhịp nhàng;
- Từ vựng dồi dào cả về 3 mặt thơ, nhạc, hoạ: gợi âm thanh , hình dáng, màu sắc.
Hoạt dộng 8: 7’
* C©u 8: (Häc sinh tr×nh bµy phÇn chuÈn bÞ ë nhµ - G/v nhËn xÐt, söa.)
- Nguån gèc cèt yÕu cña v¨n chư¬ng lµ lßng thư¬ng ngưêi vµ thư¬ng mu«n vËt, mu«n loµi.
- V¨n chư¬ng s¸ng t¹o ra sù sèng, s¸ng t¹o ra nh÷ng thÕ giíi kh¸c, nh÷ng ngưêi, nh÷ng sù vËt kh¸c, ...
- V¨n chư¬ng g©y cho ta nh÷ng t×nh c¶m ta kh«ng cã, luyÖn nh÷ng t×nh c¶m ta s½n cã.
Ho¹t ®éng 3: 1’
C. Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, đoạn văn hay trong các văn bản đã học.
- Nhớ được 50 từ Hán - Việt thông dụng.
4. Củng cố: /
5. Dặn dò: 2’
- Học bài, thực hiện theo yêu cầu của “Hướng dẫn tự học”.
- Chuẩn bị “Dấu gạch ngang ”: Tìm hiểu công dụng của các loại dấu này. Xem (làm) trước BT.
---------------------------------------------------
TUẦN 32	TIẾT 123	NS: 19/3/2012
DẤU GẠCH NGANG
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	- Hiểu công dụng của dấu gạch ngang.
	- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
	- Biết sử dụng dấu gạch ngang để phục vụ yêu cầu biểu đạt.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
	Công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản.
 2. Kĩ năng:
	- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
	- Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gv kiểm tra tập bài soạn của hs. 
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 18’
A. Tìm hiểu chung:
 Bước 1:
Gv yêu cầu hs đọc vd
? Trong câu a dấu gạch ngang được dùng để làm gì ?
? Trong câu b dấu gạch ngang được dùng giống câu a không ?
? Câu c, d dấu gạch ngang dùng để làm gì ?
? Dấu gạch ngang có những công dụng nào ?
Bài tập nhanh
Xác định tác dụng của dấu gạch ngang trong các văn bản đã học.
Bước 2:
Yêu cầu hs đọc vd
? Trong VD d ở mục I, dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va-ren được dùng làm gì ?
? Cách viết dấu gạch nối có gì khác với dấu gạch ngang ?
? Vậy phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối n/t/n ?
Bài tập nhanh
*Đặt dấu gạch ngang, dấu gạch nối vào các vị trí thích hợp.
1. Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt.
2. Nghe ra đi ô vẫn là một thói quen thú vị của những người lớn tuổi.
Hs đọc
Hs: đánh dấu bộ phận giải thích.
Hs: đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Hs: lịêt kê, nối các bộ phận trong liên danh. 
Hs dựa vào ghi nhớ trả lời
Hs thực hiện.
Hs đọc
Hs: nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
Hs: ngắn hơn dấu gạch ngang.
Hs dựa vào ghi nhớ trả lời
Hs: 1. Sài Gòn - hòn ngọc Viễn Đông - đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt.
2. Nghe ra-đi-ô vẫn là một thói quen thú vị của những người lớn tuổi.
I. Công dụng của dấu gạch ngang:
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét: 
a- Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu bộ phận giải thích.
b- Dấu gạch ngang được dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật;
c- Dấu gạch ngang được dùng để lịêt kê;
d- Dấu gạch ngang dùng để nối các bộ phận trong liên danh. 
3. Kết luận: 
*. Ghi nhớ: SGK.
II. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối:
1. Ví dụ: (SGK)
2. Nhận xét: 
- Dấu gạch nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
3. Kết luận: 
*. Ghi nhớ: SGK. 
Ho¹t ®éng 2: 15’
B. Luyện tập:
Bài tập 1: Nêu công dụng của dấu gạnh ngang.
Bài tập 2: Nêu công dụng của dấu gạnh nối.
Bài tập 3: Đặt câu có dùng dấu gạch ngang.
Bài tập 1: 
a- Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
b- Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
c- Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích, giải thích.
d- Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh (Tàu Hà Nội - Vinh).
e- Dùng để nối các bộ phận trong một liên danh (Thừa Thiên - Huế).
Bài tập 2: Dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
Bài tập 3: 
Thị Kính - một phụ nữ hiền thục nhưng phải chịu oan.
Ho¹t ®éng 3: 1’
B. Hướng dẫn tự học::
Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng dấu gạch ngang và dấu gạch nối.
4. Củng cố: 2’
- Nhắc lại công dụng của dấu gạch ngang?
5. Dặn dò: 2’
- Xem lại bt. Thực hiện theo “Hướng dẫn tự học”.
- Chuẩn bị Ôn tập Tiếng Việt: Các kiểu câu đơn, các dấu câu.
--------------------------------------------------------------------
TUẦN 32	TIẾT 124	NS: 19/3/2012
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
	Hệ thống hóa kiến thức đã học về các dấu câu, các kiểu câu đơn.
II-TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1. Kiến thức:
	- Các dấu câu.
	- Các kiểu câu đơn.
 2. Kĩ năng:
	Lập hồ sơ hệ thống hóa kiến thức.
III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
1. Ổn định lớp: 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’
 - Nêu công dụng của dấu gạch ngang? Đặt một câu minh họa.
3. Bài mới:
*Giới thiệu bài: 1’
Hoạt động 1: 18’
Gv hướng dẫn học sinh kẻ bảng ôn tập.
Đặt các câu hỏi về khái niệm và ví dụ về các kiểu câu đã học.
A. Lý thuyết :
I. Các kiểu câu đơn đã học: 
STT
Các kiểu
câu đơn
Phân loại
Khái niệm
Ví dụ
1
Phân loại theo mục đích nói
Câu nghi vấn
Dùng để hỏi
- Cậu học bài chưa ?
Câu trần thuật
Dùng để nêu một nhận định có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng hay sai.
- Anh ấy là người bạn tốt.
Câu cầu khiến
Dùng để đề nghị yêu cầu ... người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu.
- Cho tôi mượn cái bút chì !
- Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật !
Câu cảm thán
Dùng để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp
- Trời ôi ! Nó đau đớn quá !
- A ! Mẹ đã về.
2
Phân loại theo cấu tạo
Câu bình thường
Câu cấu tạo theo mô hình CN - VN
Anh ấy / đi học đều.
 CN VN
Câu đặc biệt
Câu không cấu tạo theo mô hình CN - VN
Mưa ! Gió ! Sấm, chớp ... chúng tôi vẫn đi.
Hoạt động 2: 10’
II. Các dấu câu đã học: 
- G/v hướng dẫn học sinh kẻ bảng ôn tập.
- Đặt câu hỏi ôn lại phần công dụng của các dấu câu và cho ví dụ.
STT
Các dấu câu
Công dụng
Ví dụ
1
Dấu chấm
Được đặt ở cuối câu trần thuật làm dấu hiệu kết thúc câu. Trong một đoạn văn khi viết hết một câu trần thuật ta phải đặt dấu chấm.
Hoa là một học sinh ngoan. Bạn ấy luôn đoàn kết với bạn bè.
2
Dấu phẩy
Dấu được dùng trong câu đánh dấu ranh giới một số bộ phận câu để diễn đạt đúng nội dung, mục đích của người nói:
- Thành phần phụ của câu với nòng cốt câu;
- Một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó;
- Ranh giới giữa các từ ngữ có cùng chức vụ như nhau trong câu.
Tây Bắc, một hòn ngọc ngày mai của Tổ Quốc, đang chờ đợi chúng ta, thúc giục chúng ta.
3
Dấu chấm phẩy
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.
4
Dấu chấm lửng
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
- Bẩm ... quan lớn ... đê vỡ mất rồi.
5
Dấu gạch ngang
- Đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của n/v hoặc để liệt kê;
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu.
Ho¹t ®éng 3: 5’
Bài tập 1: Tại sao nói câu sau đây là câu đặc biệt:	"Một đèo ... một đèo ... lại một đèo" (Hồ Xuân Hương).
Bài tập 2: 
Phục hồi dấu gạch ngang trong các câu sau đây và nêu rõ tác dụng:	
- Tình hữu nghị Việt Lào Khơ-me anh em đời đời bền vững.
- Ban An lớp trưởng lớp tôi tuy nhỏ người nhưng nhanh nhẹn.
B. Luyện tập :
Bài tập 1: 
Không theo mô hình CN -VN nhưng vẫn nêu trọn vẹn một sự việc.	
Bài tập 2: 
Việt – Lào – Khơ-me; 
Bạn An – lớp trưởng lớp tôi.
Ho¹t ®éng 4: 3’
C. Hướng dẫn tự học::
- Nắm chắc các khái niệm liên quan đến dấu câu, các kiểu câu đơn.
- Nhận biết các dấu câu, các kiểu câu đơn phân loại theo mục đích nói và phân loại theo cấu tạo trong văn bản.
- Xác định được mục đích sử dụng các dấu câu, các kiểu câu.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng các kiểu câu đơn trong văn bản.
4. Củng cố: /
 5. Dặn dò: 2’
- Xem lại bài. Thực hiện theo “Hướng dẫn tự học”.
- Chuẩn bị Văn bản báo cáo: Đặc điểm, cách làm văn bản báo cáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 32 - lop7.doc