Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 33 - Tiết 121: Ôn tập văn học (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 33 - Tiết 121: Ôn tập văn học (Tiếp)

Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

 Nắm được nhan đề tác phẩm trong hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của từng cụm bài, những quan niệm về văn chương, về đặc trưng thể loại, nghệ thuật của các tác phẩm, về sự giàu đẹp của Tiếng Việt thể hiện trong các tác phẩm thuộc chương trình Ngữ Văn 7.

 B. Chuẩn bị:

* Thầy: Soạn đáp án cho 10 câu hỏi SGK

Bảng ôn tập hệ thống phân loại.

* Trò: Học sinh khá, giỏi soạn cả 10 câu

 HS trung bình, yếu soạn từ câu 1 đến câu 7

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 16 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1289Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 33 - Tiết 121: Ôn tập văn học (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :33
 Tiết 121- ÔN TẬP VĂN HỌC 
 Tiết 122- DẤU GẠCH NGANG
 Tiết 123 –ÔN TẬP TIẾNG VIỆT .
 Tiết124 – VĂN BẢN BÁO CÁO .
: 
 Tuần :33- Tiết :121
ÔN TẬP VĂN HỌC
Ngy soạn : 8/4/2010
Ngy dạy : 12/2010 - 17/4/2010
 A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
 Nắm được nhan đề tác phẩm trong hệ thống văn bản, nội dung cơ bản của từng cụm bài, những quan niệm về văn chương, về đặc trưng thể loại, nghệ thuật của các tác phẩm, về sự giàu đẹp của Tiếng Việt thể hiện trong các tác phẩm thuộc chương trình Ngữ Văn 7.
 B. Chuẩn bị:
* Thầy: Soạn đáp án cho 10 câu hỏi SGK
Bảng ôn tập hệ thống phân loại.
* Trò: Học sinh khá, giỏi soạn cả 10 câu
 HS trung bình, yếu soạn từ câu 1 đến câu 7
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung cơ bản 
HĐ 1: Khởi động 
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
* Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
* Giới thiệu bài: 
Mục đích của việc ôn tập là giúp các em thực hiện tốt việc kiểm tra học kì II.
HĐ2: Tiến hành ôn tập 
Câu 1:
- Ghi theo trí nhớ tất cả các nhan đề các văn bản đã học trong năm học?
* Lớp trưởng báo cáo
* HS đem tập bài soạn.
-Nghe và ghi tựa bài vào tập
* Thi đua giữa 2 dãy bàn (mỗi dãy 1 học kì).
HỌC KÌ I	 	HỌC KÌ II
 1.Cổng trường mở ra.	 25. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
 2. Mẹ tôi.	 26. Tục ngữ về con người và xã hội.
 3. Cuộc chia tay của những con búp bê.	 27. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 4. Những câu hát về tình cảm gia đình. 28. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
 5. Những câu hát về quê hương, đất nước, 29. Đức tính giản dị của Bác Hồ 
 con người. 30. Ý nghĩa văn chương.
 6. Những câu hát than thân.	 31. Sống chết mặc bay.
 7. Những câu hát châm biếm.	 32. Những trò lố hay là Va-ren 
8. Nam quốc sơn hà	 33. Ca Huế trên sông Hương.
 9. Tụng giá hoàn kinh sư.	 34. Quan Âm Thị Kính.
 10. Thiên Trường vãn vọng	Tổng cộng:
 11. Côn Sơn ca.	HKI: 24 tác phẩm.
 12. Sau phát chia li.	HKII: 10 tác phẩm.
 13. Bánh trôi nước.	Cả năm: 34 tác phẩm 
 14. Qua Đèo Ngang.
 15.Bạn đến chơi nhà.
 16.Vọng Lư Sơn bộc bố.
 17.Tĩnh dạ tứ.
 18. Mao ốc vị thu phong sở phá ca.
 19. Nguyên tiêu.
 20. Cảnh khuya.
 21. Tiếng gà trưa.
 22. Một thứ quà của lúa non: Cốm.
 23. Sài Gòn tôi yêu.
 24. Mùa xuân của tôi.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung cơ bản
* Cho HS hái hoa dân chủ theo các câu hỏi :
- Dựa vào các chú thích để lại định nghĩa một số khái niệm thể loại văn học và biện pháp nghệ thuật đã học:
+ Ca dao- dânca
+ Tục ngữ.
+ Thơ trữ tình.
+ Thơ thất ngôn tứ tuyệtĐường luật.
+ Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đườngluật.
+ Thơ thất ngôn bát cú.
+ Thơ lục bát.
+ Thơ song thất lục bát.
+ Phép tăng cấp.
+ Phép tương phản.
 -Lần lượt HS được bốc tên lên bốc thăm câu hỏi trả lời.
-HS khác bổ sung.
Câu 2:
Khái niệm:
** Ca dao- dân ca: Chỉ các loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người do quần chúng nhân dân sáng tác truyền miệng từ đời này sang đời khác.
+ Dân ca: Là những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
 + Ca dao: Là lời thơ của dân ca.
 ** Tục ngữ: Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh 
 nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hằng 
 ngày.
 ** Thơ trữ tình: Một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Thường có vần, nhịp điệu, ngôn ngữ cô động, mang tính cách điệu cao.
 ** Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: 
	 - 7 tiếng / câu, 4 câu / bài, 28 tiếng / bài.
Kết cấu : Khai – thừa – chuyển – hợp.
Nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3.
Vần: Chân (T), liền (1 –2), cách (2 – 4) bằng.
 ** Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật:
	- 5 tiếng / câu, 4 câu / bài, 20 tiếng / bài.
	- Nhịp 3/2 hoặc 3/2.
Kết cấu + vần giống Thất ngôn tứ tuyệt (có thể gieo vần trắc).
 ** Thơ thật ngôn bát cú:
	- 7 tiếng / câu, 8 câu / bài, 56 tiếng / bài.
Vần chân : 1 –2 –4 – 6 –8.
Kết cấu :Đề – thực – luận – kết.
Đối từng cặp: 3 >< 6.
 ** Thơ lục bát:
Câu 6, câu 8.
Vần bằng, lưng (6- 6), Chân (6 – 8), liền.
Nhịp : 2/2/2/2; 3/3/4/4; 2/4/2; 2/4
2 thanh B6 – B8 không trùng thanh.
 ** Thơ song thất lục bát:
	- Một khổ 4 câu: 2 câu 7, 1 cặp 6 –8.
vần 2 câu 7; vần lưng (7 –5) trắc.
Nhịp: 2 câu 7: 3/4 hoặc 3/2/2.
 ** Phép tương phản: Là sự đối lập các hình ảnh, chi tiết, nhân vật,  trái ngược nhau để tô đậm, 
 nhấn mạnh 1 đối tượng hoặc cả 2.
 ** Phép tăng cấp: Lần lượt đưa thêm 1 chi tiết, chi tiết sau cao hơn chi tiết trước (tăng dần cường độ, 
 tốc độ, mức độ, chất lượng, số lượng, màu sắc,âm thanh, )
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung cơ bản
- Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao, dân ca là gì?
- Đọc thuộc lòng những câu ca dao- dân ca yêu thích ? Giải thích lí do yêu thích?
Đánh giá, khẳng định.
- Các câu tục ngữ đã học thể hiện những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản suất, con người và xã hội như thế nào?
-Thảo luận, trình bày ( mỗi loại cho VD minh hoạ)
-Nhận xét, bổ sung.
Thảo luận, trình bày, kèm VD minh hoạ.
Nhận xét, bổ sung.
Câu 3:
** Nhớ thương, yêu kính, than thân trách phận, buồn bã, hối tiếc, tự hào, biết ơn, (trữ tình)
** Châm biếm, hài hước, dí dỏm, đả kích, oán trách, phản kháng, tố cáo xã hội, phê phán cái xấu.
Câu 4:
** Kinh nghiệm về thiên nhiên, thời tiết: Thời gian tháng 5, tháng 10; dự đoán nắng, mưagiông, bão, lụt, 
Đánh giá, khẳng định.
- Những giá trị tư tưởng tình cảm thể hiện qua những bài thơ, đoạn thơ trữ tình của VN và TQ đã học là gì? (minh hoạ bằng VD cụ thể – Đọc thuộc lòng, diễn cảm).
Câu 6:
- Riêng với các văn bản đọc - hiểu là văn xuôi (trừ tác phẩm văn nghị luận), em hãy lập bảng tổng kết theo mẫu sau đây: (Treo bảng phụ khung mẫu SGK) 
*Thảo luận, trình bày, kèm VD minh hoạ.
*Nhận xét, bổ sung.
*Thảo luận, trình bày bảng tổng kết của tổ.
Nhận xét, bổ sung
 ** Kinh nghiệm về lao động sản xuất: Đất đai quý hiếm, vị trí của các nghề làm ruộng, nuôi cá, làm vườn, kinh nghiệm cấy lúa, làm đất, trồng trọt, chăn nuôi, 
 ** Kinh nghiệm về con người, xã hội: - Xem tướng người, học thầy, học bạn, thương người, biết ơn, đoàn kết là sức mạnh, con người là vốn quý nhất, sống chết, 
 - Thái độ: Tôn vinh giá trị con người, đề cao phẩm chất tốt đẹp.
 Câu 5:
 ** Những giá trị tư tưởng tình cảm thể hiện qua những bài thơ, đoạn thơ trữ tình của VN và TQ đã học:
- Lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
- Ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
- Tình yêu thương con người, mong muốn mọi người đều ấm no, nhớ quê, mong về quê, ngỡ ngàng khi trở về, nhớ mẹ, thương bà, 
- Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên; đêm trăng xuân, cảnh khuya, thác hùng vĩ, đèo vắng.
- Trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của người phũ nữ thương cảm thân
tt
Nhan đe
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
 1
Cổng trường mở ra (Lí Lan)
 Lòng mẹ thương con vô bờ, ước mong con được học giỏi nên người trong đêm trước ngày khai giảng đầu đời của con.
 Tâm trạng của người mẹ thể hiện chân thực, nhẹ nhàng mà cảm động, chân thành, lắng sâu.
2
Mẹ tôi
(Et-môn-đô-đơ Amixi)
 Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho những ai chà đạp lên tình yêu thương đó.
 Thư của bố gởi cho con lời phê bình nghiêm khắc nhưng thấm thía và đích đáng ® làm con hối hận vì lỗi lầm với mẹ.
3
Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài)
 - Tình cảm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng.
 - Những bậc cha mẹ hãy vì con cái mà cố gắng tránh những cuộc chia li – li dị.
 Qua cuộc chia tay của những con búp bê, những đứa con ngây thơ, tội nghiệp mà đặt vấn đề giữ gìn gia đình 1 cách nghiêm túc sâu sắc.
4
Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam)
 Ca ngợi và miêu tả vẻ đẹp và giá trị của 1 thứ quà quê đặc sản mà quen thuộc ở VN.
 Cảm giác tinh tế, trữ tình đậm đà, trân trọng, nâng niu, 
5
Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương)
 Tình cảm sâu đậm đối với Sài Gòn qua sự gắn bó lâu bền, am hiểu tường tận và cảm nhận tinh tế về thành phố này.
 - Bút kí, kể, tả, giới thiệu và biểu cảm kết hợp khéo léo, nhịp nhàng.
 - Lời văn giản dị, từ địa phương đúng mức.
6
Mùa xuân của tôi 
(Vũ Bằng)
 Vẻ đẹp độc đáo của mùa xuân Miền Bắc và Hà Nội qua nỗi sầu xa sứ của một người Hà Nội.
 Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh, giàu chất thơ và nhẹ êm, cảm động, ngọt ngào.
7
Sống chết mặc bay
(PhạmDuy Tốn)
 - Lên án tên quan vô trách nhiệm gây nên tội ác.
 - Cảm thông những nỗi khổ của nhân dân vì đê vỡ.
-Tương phản – tăng cấp.
-Khởi đầu truyện ngắn hiện đại.
8
Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (Hồ Chí Minh)
 - Đả kích toàn quyền Đông Dương đầy âm mưu thủ đoạn thất bại đáng cười trước Phan Bội Châu.
 - Ca ngợi người anh hùng trước kẻ thù xảo trá.
-Hư cấu theo hành trình của Va-ren.
-Cuộc gặp gỡ đầy kịch tính trong tù.
9
Ca Huế trên Sông Hương (Hà Ánh Minh)
 Giới thiệu ca Huế- Một sinh hoạt và thú vui văn hoá rất tao nhã ở đất cố đô.
Giới thiệu, thuyết minh mạch lạc, giản dị mà nêu đặc điểm chủ yếu của vấn đề.
Dựa vào bài: “ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” (Đặng Thai Mai) nói về sự giàu đẹp của Tiếng Việt?
- Dựa vào bài: “Ý nghĩa văn chương”, phổ biến những ý nghĩa chính của văn chương?
Thảo luận, trả lời.
Nhận xét, bổ sung.
*Cá nhân.
Câu 7:
Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú.
Giàu thanh điệu.
Cú pháp TV tự nhiên, cân đối, nhịp nhàng.
Từ vựng dồi dào cả 3 mặt: Thơ, nhạc, hoạ.
Từ vựng tăng nhiều từ mới, cách nói mới.
- Việc học phần Tiếng Việt và TLV theo hướng tích hợp có lợi ích gì cho việc học phần văn? Nêu một số VD ?
** Chốt và cho VD:
VD : 
+ Kĩ năng đưa và trình bày dẫn chứng trong văn nghị luận chứng minh qua văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
+ Biết được nghệ thuật: Tương phản – Tăng cấp qua việc học văn bản: “ Sống chết mặc bay”.
+ Bài 5: Học yếu tố HV, từ ghép HV và đặc điểm văn biểu cảm thì hổ trợ thêm việc học các văn bản thơ trung đại 
-Thảo luận, trình bày.
Bổ sung.
Nghe và tự ghi nhận.
Nghe, tự ghi nhận, làm theo.
Câu 8:
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và thương muôn vật, muôn loài.
Văn chương phản ánh sự sống, sáng tạo sự sống.
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
 Câu 9:
- Hiểu kĩ từng phân môn hơn trong mối quan hệ chặt chẽ và đồng bộ giữa Văn- TV- TLV.
- Nói – viết đỡ lúng túng hơn, ứng dụng ngay kiến thức, kĩ năng phân môn này học phân môn kia.
 Câu 10:
Củng cố - Dặn dò: 
- Tập tra những từ HV khó hiểu theo SGK và theo cuốn từ điển HV (mỗi ngày tra và học 1 vài từ cho thật sâu sắc: các từ, các nghĩa, các VD, )
** Tự ôn tập theo 10 câu hỏi trên.
** Lập sổ tay văn học và tập ghi chép thường xuyên
** ... t dấu gạch ngang và dấu gạch nối vào các vị trí thích hợp ( Treo bảng phụ):
1) Sài Gòn hòn ngọc viễn đông đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt.
2) Nghe radiô vẫn là thói quen thú vị của những người lớn tuổi.
* Cho HS đọc mục ghi nhớ.
* Cá nhân: Nối các tiếng tên riêng nước ngoài (từ mượn) ® Không phải là dấu câu.
Cá nhân quan sát, trả lời:
Ngắn hơn dấu gạch ngang.
* Cá nhân lên bảng thực hiện:
1) Sài Gòn _ hòn ngọc viễn đông đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt.
2) Nghe ra-di-ô vẫn là thói quen thú vị của những người lớn tuổi.
* Đọc ghi nhớ và tự ghi bài.
II)Phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối 
 - Dấu gạch nối không phải là 1 dấu câu. Nó chỉ để nối các tiếng trong những từ mượn nhiều tiếng.
- Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
HĐ 3: Luyện tập 
-Cho HS nêu yêu cầu, đọc BT.
-Đánh giá, khẳng định.
* Cho HS nêu yêu cầu, đọc BT.
-Đánh giá, khẳng định.
-Nêu yêu cầu, gọi HS khá, giỏi lên bảng.
-Đánh giá, cho điểm.
-Nêu yêu cầu, đọc qua VD, trả lời cá nhân.
-Nhận xét, bổ sung.
-Nêu yêu cầu, đọc qua VD, trả lời cá nhân.
-Nhận xét, bổ sung.
-Cá nhân lên bảng.
-Nhận xét.
III)Luyện tập :
1) Công dụng của dấu gạch ngang:
a, b Đánh dấu bộ phận chú thích
c. Đánh dấu bộ phận chú thích 
 Lời nói trực tiếp.
d, e nối liên danh.
2) Công dụng của dấu gạch nối:
 Dùng nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.
 3) Tham khảo học tốt NV7 
 trang 159, 160.
- Dặn dò 
* Học thuộc 2 ghi nhớ.
* Làm hoàn chỉnh BT3.
* Ôn tập Tiếng Việt theo nội dung ôn tập T 132.
( Chuẩn bị cho tiết ôn tập _ Hình thức: Hái hoa dân chủ).
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần :33- Tiết :123
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
 Ngy soạn :8/4/2010 
Ngy dạy : 12/2010 - 17/4/2010
 A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
Hệ thống hoá kiến thức về các kiểu câu đơn và dấu câu đã học.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Câu hỏi hái hoa dân chủ các câu hỏi lí thuyết: Khái niệm các kiểu câu, công dụng các dấu câu, cho VD.
* Trò: Tự ôn lí thuyết các nội dung ôn tập trang 132, cho VD, nghiên cứu các BT cần thắc mắc.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Khởi động 
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
-Công dụng của dấu gạch ngang ? phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối ?Cho Vd có sử dụng dấu gạch ngang đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật ?
*Giới thiệu bài 
yêu cầu của tiết ôn tập.
* Lớp trưởng báo cáo
* 2 HS trả bài.
*Nghe và ghi tựa bài.
HĐ 2: Ôn tập 
** Tổ chức cho HS “Hái hoa dân chủ” lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
- Câu phân loại theo mục đích nói gồm những kiểu câu nào? VD mục đích của từng kiểu câu? 
- Câu phân loại theo cấu tạo gồm có những kiểu câu nào?
- Thế nào là câu bình thường?
- Thế nào là câu đặc biệt?
* Từng cá nhân được bốc thăm tên lên bốc thăm câu hỏi và trả lời:
Có 4 loại câu:
+ Câu trần thuật: Nêu một nhận định (để kể).
+ Câu nghi vấn: Để hỏi.
+ Câu cầu khiến: Để đề nghị, yêu cầu
+ Câu cảm thán: Bộc lộ cảm xúc trực tiếp.
Có 2 kiểu câu:
+ Câu bình thường: Cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.
+ Câu đặc biệt: Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.
1/Các kiểu câu đơn đã học:
a. Phân loại theo mục đích nói:
-Câu trần thuật.
-Câu nghi vấn.
-Câu cầu khiến.
-Câu cảm thán.
 b. Phân loại theo cấu tạo
-Câu bình thường.
-Câu đặc biệt.
** Chốt lại theo sơ đồ SGK.
- Ở lớp 7, chúng ta đã học những loại dấu câu nào?
- Nêu tác dụng của từng loại dấu câu, cho VD?
- Vì sao trong sơ đồ không kể dấu gạch nối?
- Ở lớp 6, em đã học qua các dấu câu nào? Nêu tác dụng của từng loại dấu, VD?
** Chốt các dấu theo sơ đồ SGK
* Nghe và vẽ sơ đồ vào tập, tự cho VD.
* Cá nhân: Dấu (), dấu (;), dấu ( _ ).
- Dấu chấm lửng:
+ Biểu thị bộ phận chưa liệt kê hết.
+ --- lời nói ngập ngừng, ngắt quãng
+ Làm giãn nhịp điệu câu văn ® hài hước, dí dỏm.
- Dấu chấm phẩy:
+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong câu ghép có cấu tạo phức tạp.
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong 1 phép liệt kê phức tạp.
- Dấu gạch ngang:
+ Đánh dấu bộ phận chú thích.
+ --- lời bnói trực tiếp của nhân vật.
+ Biểu thị sự liệt kê.
+ Nối các từ trong liên danh.
* Vì dấu gạch nối không phải là 1 dấu câu nó chỉ dùng để nối các tiếng trong từ phiên âm.
- Dấu chấm:
+ Đánh dấu câu trần thuật.
- Dấu phẩy:
+ Ngăn cách phần chính – phụ
+ Ngăn cách các thành phần cùng chức vụ.
* Nghe và vẽ sơ đồ, cho VD.
2) Các dấu câu đã học:
-Dấu chấm lửng
-Dấu chấm phẩy.
-Dấu gạch ngang.
-Dấu chấm.
-Dấu phẩy.
HĐ3: Luyện tập 
- Câu đặc biệt thường được dùng trong những tình huống nào? Cho VD.
- Xác định tác dụng của các dấu câu trong những VD sau: (Treo bảng phụ): 
Thảo luận, trình bày:
+ Nêu thời gian, nơi chốn:
 VD: Buổi sáng. Đêm hè. Chiều đông. Một đêm trăng.
+ Liệt kê sự vật, hiện tượng:
 VD: Cháy. Tiếng thét. Chạy rầm rầm. Mưa. Gió.
+ Bộc lộ cảm xúc:
 VD: Trời ơi! Ái chà chà!
 + Gọi đáp:
 VD: Sơn ơi! Đợi đã!
Cá nhân:
3/Luyện tập :
Câu đặc biệt:
+ Nêu thời gian, nơi chốn.
+ Liệt kê sự vật, hiện tượng
+ Bộc lộ cảm xúc.
+ Gọi đáp.
Dấu câu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung cơ bản
a.Tất cả công nhân, nông dân, bộ đội  đều hăng hái thi đua.
b.Nó nói không đến được. Nó bận lắm, bận  ngủ.
c.Nhưng mà cha anh Tư Bền sắp chết.
d.Sài Gòn_ hòn ngọc viễn Đông_ đang đổi mới.
e._ Quan thét;
_ Lính đâu?
_ Dạ!
f.Tàu Hà Nội_ Hải Phòng đã khởi hành.
g.In-tơ-net, Mac-xcơ-va.
a. Chấm lửng: Liệt kê chưa hết.
b. Chấm lửng: Làm giãn nhịp 
 điệu gây hài hước
 c. Chấm lửng: Ngập ngừng.
d. Gạch ngang: Đánh dấu bộ 
 phận chú thích.
e. Gạch ngang: Đánh dấu câu 
 nói trực tiếp.
f. Gạch ngang: Nối các liên danh
g. Gạch nối: Nối các phiên âm
 tiếng nước ngoài.
 -Dặn dò 
* Tự ôn tập theo nội dung đã on.
* Xem lại các bài tập SGK có liên quan.
* Soạn bài: Văn bản báo cáo.	
Tuần :33- Tiết :124
VĂN BẢN BÁO CÁO
Ngy soạn :8/4/2010 
Ngy dạy : 12/2010 - 17/4/2010
 A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
Nắm đựoc đặc điểm của văn bản báo cáo: Mục đích , yêu cầu và nội dung, cách làm loại văn bản này.
Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng quy cách.
Nhận ra được những sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Sưu tầm (photo) một số mẫu văn bản báo cáo (Thiết kế giáo án NV7 trang 280, 
 sách HTNV7 trang 163.)
* Trò: Đọc và trả lời các câu hỏi tìm hiểu SGK.
 Sưu tầm mẫu văn bản báo cáo.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung cơ bản
HĐ 1: Khởi động 
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
- Khi nào ta viết một văn bản đề nghị? Trình bày cách viết một văn bản đề nghị?
 Giới thiệu bài 
* Báo cáo cũng là 1 văn bản hành chính khá tiêu biểu và thông dụng trong cuộc sống. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về mục đích và nội dung, hình thức trình bày 1 văn bản báo cáo để khi cần chúng ta sẽ làm được 1 văn bản báo cáo đúng yêu cầu, đúng quy cách.
* Lớp trưởng báo cáo
* 2 HS trả bài.
*Nghe và ghi tựa bài.
HĐ2: Hình thành kiến thức : 
Cho HS đọc 2 văn bản báo cáo SGK trang 133, 134.
- Về mục đích, viết văn bản báo cáo để làm gì?
- Về yêu cầu, văn bản báo cáo có gì đáng chú ý về nội dung và 
Đọc.
Cá nhân
+ Về nội dung: Phải nêu rõ: Ai viết? Ai nhận? Nhận về việc gì
1/Đặc điểm của văn bản báo cáo :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung cơ bản
hình thức trình bày?
- Em đã viết báo cáo lần nào chưa? Hãy dẫn ra 1 số trường hợp phải viết báo cáo?
*Cho HS đọc mục 3 và cho biết tình huống nào phải viết báo cáo? Tại sao?
*Nêu vấn đề cho HS trao đổi, thảo luận:
- Văn bản báo cáo có những mục nào? Sắp xếp theo thứ tự nào?
- Điểm giống nhau và khác nhau của 2 văn bản trên là gì?
- Các mục nào quan trong cần chú ý trong văn bản báo cáo?
* HS đọc to ghi nhớ SGK trang 136.
* Cho HS đọc thầm lại văn bản, quan sát và suy nghĩ các vấn đề sau:
- Tên văn bản báo cáo được trình bày ra sao? Khoảng cách giữa các mục, lề trước, lề sau?
- Các mục trong văn bản được trình bày ra sao?
- Các kết quả của văn bản báo cáo cần trình bày ntn?
* Cho HS đọc qua phần lưu ý SGK trang 135, 136.
 và kết quả ra sao?
+ Về hình thức: Đúng mẫu, sáng sủa, rõ ràng.
*Cá nhân:
 Khi sơ kết , tổng kết 1 phong trào thi đua hoặc 1 đợt hoạt động, công tác nào đó.
*Đọc và trả lời cá nhân:
+ Tình huống b. phải viết báo cáo vì: Cô giáo muốn biết tình hình, lớp phải tập hợp kết quả thành văn bản để cô giáo biết.
Đề nghị.
Đơn xin nhập học.
-Nghe.
* Thảo luận, trình bày: SGK trang 135.
*Cá nhân:
+ Giống: Cách trình bày các 
 mục.
+ Khác: Nội dung cụ thể.
*Cá nhân:
Báo cáo của ai?
Báo cáo với ai?
Báo cáo về việc gì?
Kết quả như thế nào?
* Đọc to ghi nhớ.
*Đọc suy nghĩ, trả lời:
- Viết chữ in hoa, khổ chữ to, khoảng cách hợp lí.
- Trình bày sáng sủa, cân đối:
+ Mỗi phần có khoảng cách phù hợp.
+ Không viết sát lề, không để các khoảng trống quá lớn.
+ Nêu rõ ràng với các số liệu chi tiết, cụ thể, tránh tình trạng nói chung chung.
* Đọc và ghi nhận.
- Trình bày tình hình, sự việc và kết quả đạt được của 1 cá nhân hay 1 tập thể.
2/Cách làm văn bản báo cáo.
 Một văn bản báo cáo cần có:
Quốc hiệu, tiêu ngữ.
Địa điểm, ngày, tháng, năm.
Tên văn bản: BÁO CÁO
 Phụ đề: Về việc 
Nơi gởi: Kính gởi: 
Người gởi báo cáo.
Lí do, sự việc và kết quả làm được.
Kí tên, ghi họ tên.
3) Một số điểm cần lưu ý:
 SGK trang 135, 136
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung cơ bản
HĐ3: Luyện tập : 
** Giới thiệu 2 mẫu văn bản báo cáo đã sưu tầm ( Bảng phụ)
- Nhận xét 2 văn bản báo cáo trên, chỉ ra các nội dung, hình thức phần, mục được trình bày trong 2 văn bản đó?
- Nêu và phân tích các lỗi cần tránh khi viết 1 văn bản báo cáo?
3)Luyện tập :
** Quan sát, thảo luận, nêu nhận xét:
+ Mẫu 1: tham khảo: HTNV7 trang163.
 Nhận xét:Trình bày trang trọng, rõ ràng, có đủ các phần mục cần thiết, các con số cụ thể trong phần nội dung.
+ Mẫu 2: tham khảo Thiết kế NV7 trang 280
Nhận xét: Hình thức thiếu mục 2: Địa danh, ngàythángnăm
*Thảo luận, trình bày:
Một văn bản báo cáo có thể mắc các lỗi như sau:
+ Trình bày thiếu trang trọng.
+ Lời văn thiếu sáng sủa, rõ ràng.
+ Thiếu các con số cụ thể làm cho nội dung không đầy đủ.
+ Thiếu 1 phần mục nào đó.
* Luyện tập
* Bài tập 1:
Trình bày trang trọng, rõ ràng, có đủ các phần mục cần thiết, các con
số cụ thể trong phần nội dung.
 * Bài tập 2:
 Hình thức thiếu mục 2: +Địa danh 
+ ngàythángnăm
- Dặn dò 
* Học bài ghi, ghi nhớ.
* Chọn một tình huống cụ thể và luyện viết một văn bản báo cáo.
* Học bài theo 11 câu hỏi trang 137 chuẩn bị cho kiểm tra phần văn 1 tiết ( ngoại khoá).
Duyệt Của BGH
Cầu Quan , ngày . tháng .. năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docT33.doc