Đề tài Phương pháp dạy học mới “sử dụng bản đồ tư duy” trong bộ môn ngữ văn THCS

Đề tài Phương pháp dạy học mới “sử dụng bản đồ tư duy” trong bộ môn ngữ văn THCS

Thực hiện mục tiêu nhiêm vụ năm học 2011 – 2012 của Trường THCS – BTCX Trà Mai, về việc tiếp tục đổi mới Phương pháp dạy và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông. Đặc biệt là nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo trong việc chọn lọc, ghi chép, ghi nhớ những nội dung, kiến thức cơ bản của bài học một cách ngắn gọn có khoa học.Trên cơ sở đó, Ngữ văn là bộ môn học đặc biệt với 3 phân môn: ( Văn bản, tiếng Việt, Tập làm văn) là môn học làm nền tảng, giúp con người hiểu biết được mọi phương diện trên các lĩnh vực từ trong cuộc sống đời thường cho đến các hiện tượng thế giới tự nhiên khác. Vì thế chúng tôi chọn nội dung này làm đề tài cho chuyên đề của mình.

doc 11 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1401Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phương pháp dạy học mới “sử dụng bản đồ tư duy” trong bộ môn ngữ văn THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MỚI “SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY” 
TRONG BỘ MÔN NGỮ VĂN THCS.
A/ ĐỀ TÀI:
I/ Lý do thực hiện và chọn đề tài:
Thực hiện mục tiêu nhiêm vụ năm học 2011 – 2012 của Trường THCS – BTCX Trà Mai, về việc tiếp tục đổi mới Phương pháp dạy và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường phổ thông. Đặc biệt là nâng cao năng lực tư duy, sáng tạo trong việc chọn lọc, ghi chép, ghi nhớ những nội dung, kiến thức cơ bản của bài học một cách ngắn gọn có khoa học.Trên cơ sở đó, Ngữ văn là bộ môn học đặc biệt với 3 phân môn: ( Văn bản, tiếng Việt, Tập làm văn) là môn học làm nền tảng, giúp con người hiểu biết được mọi phương diện trên các lĩnh vực từ trong cuộc sống đời thường cho đến các hiện tượng thế giới tự nhiên khác... Vì thế chúng tôi chọn nội dung này làm đề tài cho chuyên đề của mình.
II/ Đặt vấn đề: ( Vì sao phải sử dụng phương pháp dạy học mới bằng bản đồ tư duy(BĐTD) vào bộ môn Ngữ văn?)
1/ Cơ sở lý luận:
 Như chúng ta đã biết công cuộc đổi mới giáo dục được tiến hành toàn diện trên cả ba mặt: hệ thống giáo dục, nội dung học và phương pháp dạy học.
 Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với những nội dung chương trình SGK và thực sự là một cuộc cách mạng trong nhận thức và thực tiễn sư phạm.
 Dạy học theo phương pháp đổi mới đòi hỏi phải phát huy triệt để nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm và phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong khi học tập ở lớp, ở nhà và khi giải bài tập, cần học tập các phương pháp và cách thức tổ chức dạy học cụ thể theo từng bài, mục dạy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
 Trong năm học 2011 – 2012 thực hiện việc giảm tải chương trình theo chuẩn kiến thức kĩ năng được ban hành thể hiện cụ thể hóa ở chủ đề của chương trình môn học, theo từng lớp học. Nhưng hiệu quả phát triển năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh vẫn còn ở mức thấp. Vì thế đòi hỏi người dạy học cần phải tìm tòi nghiên cứu các phương pháp dạy học mới thích ứng với tình hình thực tế của học sinh. Mà phương pháp dạy học mới nhất hiện nay là sử dụng “bản đồ tư duy”.    
 Bản đồ tư duy hay còn gọi là sơ đồ tư duy do một nhà khoa học tên là: “Tony Buzan ông sinh năm 1942 tại London(Anh) người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tìm ra hoạt động của bộ não người và là người đã sáng tạo ra phương pháp ImindMap ( theo tài liệu sử dụng BĐTD trong phương dạy học mới và quản lý nhà trường của tiến sĩ Trần Đình Châu.)
2/ Cơ sở thực tiễn:
      Hầu hết học sinh trường THCS – BTCX Trà Mai là học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số các em còn rất nghèo vốn từ ngữ, phần đông các em đã hụt hẫng kiến thức môn Ngữ văn( Tiếng Việt ) từ cấp học dưới nên trong những năm qua mặc dầu chúng tôi hết sức cố gắng tổ chức các hình thức hoạt động dạy học mới (gợi mở; quan sát tranh, ảnh; thảo luận nhóm...) nhưng kết quả tự ghi chép của học sinh vẫn chưa cao, thậm chí còn nhiều em chưa biết ghi chép theo sự hiểu biết của riêng mình mà chỉ ngồi chờ khi nào thầy bảo ghi gì thì ghi nấy.  Trước thực tế như vậy chúng tôi rất trăn trở và cũng đang tìm cho mình một hướng đi mới và cũng may : chúng tôi đã được chuyên môn cấp trường tập huấn phần mền “Imindmap” việc áp dụng bản đồ tư duy vào phương pháp dạy học mới. 
 Quá trình thực hiện, chúng tôi nhận thấy rằng:  BĐTD giúp học sinh học được phương pháp học tập chủ động, tích cực. Thực tế cho thấy, một số học sinh có xu hướng không thích học môn Ngữ văn hoặc ngại học môn Ngữ văn do đặc trưng môn học có nhiểu phân môn, thường phải ghi chép nhiều, bởi nội dung dài, 
từ ngữ phức tạp, khó hiểu, khó nhớ. Nhưng cũng có một số em học tập chăm chỉ nhưng kết quả học tập không cao. Các em thường học bài nào, biết bài nấy, nhiều học sinh chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, hoặc thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “ điểm nổi bật” trong bài học đó, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau, học phần sau không biết liên hệ với phần trước, không biết hệ thồng kiến thức, liên kết kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước vào bài học sau. 
 Do đó, việc sử dụng thành thạo bản đồ tư duy trong dạy học, sẽ giúp học sinh học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
Trên hai cơ sở đó, chúng tôi quyết định thực hiện “ áp dụng bản đồ tư duy” vào dạy học môn Ngữ Văn trong toàn trường. Bước đầu thực hiện chuyên đề này thời gian tìm hiểu, nghiên cứu còn quá hạn hẹp, nên chắc không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, mong quý thầy cô đóng góp ý kiến một cách tâm huyết, tạo cho chúng tôi thêm động lực tìm hiểu, nghiên cứu, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc lựa chọn và xây dựng các chuyên đề lần sau.
III . Giải quyết vấn đề:
1/ Quá trình thực hiện: Muốn thành công một tiết dạy học bằng BĐTD thì chúng tôi thực hiện trình tự các bước như sau : 
1.1 Bước 1: Giới thiệu chung về bản đồ tư duy:
Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép, sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Bản đồ tư duy là một mô hình có cấu trúc chặt chẽ, có thể miêu tả nó là một kĩ thuật hình hoạ với sự kết hợp giữa các từ ngữ, hình ảnh, màu sắc, đường nét phù hợp với chức năng hoạt động của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
     Bản đồ tư duy được tạo nên bởi các hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng ( nhánh mẹ - nhánh con)- Bản đồ tư duy còn là mô hình đồ hoạ nối các hình ảnh có liên hệ với nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào phân môn học, bài học mà người dạy có thể sử dụng BĐTD để hỗ trợ cho việc dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hoá kiến thức sau mỗi chương
BĐTD được hiểu là một hình thức ghi chép theo mạch tư duy của mỗi người bằng việc kết hợp giữa hình ảnh, màu sắc, nét vẽ và chữ viết.
 Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế BĐTD theo mạch tư duy của mỗi người. Nhưng GV cũng phải hướng dẫn cho HS nhận biết một số dạng BDTD trong từng phân môn. 
1.2 Bước 2 : Tác dụng việc sử dụng bản đồ tư duy trong việc học tập:
 BĐTD là công cụ hữu ích trong học tập của các môn học ở trường phổ thông nói chung và bộ môn Ngữ Văn nói riêng vì nó giúp cho các em trình bày lại nội dung bài học theo một hệ thống: 
 + Mạch lạc, lôgic, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ do thể hiện rõ bởi: màu sắc, liên kết, liên hệ giữa các ý của một vấn đề;
 + Nhìn thấy bức tranh tổng thể mà lại chi tiết;
 + Gây hưng phấn, kích thích sáng tạo của các em, giúp các em mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức.
 + Giúp các em hệ thống hóa được kiến thức đã học.
 + Giúp các em ghi nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu các kiến thức đã học.
1.3 Bước 3 : Hướng dẫn học sinh quan sát một số mô hình BĐTD:
* BĐTD phân môn văn bản:
 Mô hình loại bản đồ này gồm có 01 hình lớn ở giữa, ghi tên bài học, 04 nhánh lớn bắt buộc phải có ( HÌNH THỨC – NỘI DUNG – Ý NGHĨA – NGHỆ THUẬT), 03 nhánh nhỏ trong nhánh HÌNH THỨC bắt buộc phải có, (nếu là văn bản tự sự thì phái có thêm nhánh nhân vật) các nhánh ( Nội dung; ý nghĩa; nghệ thuật) thì các nhánh nhỏ có nhiều hay ít thì tùy thuộc vào mỗi bài học) 
 * BĐTD phân môn tiếng việt:
 Trong phân môn Tiếng Việt có nhiều dạng bản đồ tư duy, tùy theo mỗi nội dung của bài học, chứ không có quy định như BĐTD trong phân môn văn bản, đây là dạng BĐTD dùng để ôn tập chương.
 Cũng trong phân môn Tiếng Việt nhưng các bài học có nội dung mang tính ngôn từ nghệ thuật thì BĐTD cũng có các nhánh quy định như ( Khái niệm, tác dụng, các kiểu...) bài So sánh, nhân hóa, ấn dụ, hoán dụ...ở lớp 6; Quan hệ từ, từ đồng âm , đồng nghĩa, điệp ngữ chơi chữ... ở lớp 7; các loại câu như nghi vấn, cảm thán, trần thuật khẳng định, phủ định... ở lớp 8; , thuật ngữ, nói giảm, nói tránh...ở lớp 9.
* BĐTD phân môn tập làm văn :
+ BĐTD về cách làm một bài thì các nhánh lớn, nhỏ như bản đồ trên đây thì bắt buộc phải có, bởi đây là yêu cầu chung cần phải có trong khi muốn làm một bài văn.
 1.4 Bước 4: Hướng dẫn cách vẽ:
 (BĐTD dùng cho văn bản)
+ GV nêu: Thông thường BĐTD của một văn bản có một hình ảnh lớn như ( ti vi, cuốn sách, hình chữ nhật...) tùy người vẽ chọn, để ghi tên bài học hoặc một nội dung chủ đề nào đó. ( Màu sắc của hình ảnh hoặc các nhánh lớn nhỏ tùy theo sở thích của người vẽ chọn)
 Tiếp theo là vẽ một nhánh lớn thứ nhất nhánh này ghi hình thức văn bản, trong nhánh hình thức của văn bản có nhiều nhánh nhỏ để ghi tên tác giả, thể loại, và bố cục văn bản...
 - Nhánh lớn thứ hai ghi nội dung, trong nhánh nội dung chia ra nhiều nhánh nhỏ, tùy thuộc vào nội dung bài học có bao nhiêu ý thì vẽ ra bấy nhiêu nhánh nhỏ, phụ thuộc vào sự hiểu biết và cách chọn lọc của mỗi học sinh.
 - Nhánh lớn thứ ba và thứ tư, học sinh có thể vẽ nhánh nghệ thuật trước hay ý nghĩa trước thì tùy sở thích, trong nhánh nghệ thuật hay ý nghĩa cũng chia ra nhiều nhánh nhỏ tùy thuộc vào bài học, sự hiểu biết và chọn lọc của học sinh.
 ( BĐTD dùng để ôn tập chương, phần)
+ GV nêu: Phần hình ảnh để ghi tên bài học bắt buộc phải có, các nhánh lớn, nhỏ thì tùy thuộc vào nội dung của bài học mà các em hiểu và lựa chọn như thế nào cho hợp lý, chính xác để thực hiện trên BĐTD của mình. ( xem lại BĐTD về từ loại ở trên và BĐTD ôn tập văn học sau đây ):
* Bước 5/ Hướng dẫn diễn thuyết BĐTD:
 Hướng dẫn các em nhìn vào BĐTD rồi lần lượt diễn thuyết bắt đầu là tên bài học hoặc nội dung, chủ đề nào đó được ghi trong phần hình ảnh sau đó là nhánh lớn nhất trong bản đồ và các nhánh nhỏ trong nhánh lớn đó, rồi tiếp tục đọc trình tự đã ghi theo nội dung của bài học. 
+ Ví dụ: Bài điệp ngữ BĐTD trên
- Điệp ngữ là biện pháp lặp từ ngữ trong câu hay trong đoạn văn. Nhằm làm nổi bậc ý, hoặc gây cảm xúc mạnh. Điệp ngữ có 3 dạng: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp,và điệp ngữ chuyển tiếp hay còn gọi là điệp ngữ vòng.
* Bước 6/ Học sinh thực hành:
+ Tùy thuộc vào nhóm đối tượng HS và nội dung của bài học mà GV có thể áp dụng BĐTD vào trong phần khai thác nội dung hay cũng cố luyện tập, hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm cho phù hợp. Học sinh có thể thực hành trên giấy A4( cá nhân); trên giấy rô-ki hay bảng phụ ( nhóm)
+ GV qui định thời gian thực hiện, xong treo lên bảng lớp để đại diện nhóm hoặc cá nhân nhận xét bổ sung sau đó GV chiếu BĐTD trong bài giảng của minh để HS so sánh đối chiếu và rút ra nhận xét. GV nhận xét và kết luận chung như (thực hiện tốt, đầy đủ hoặc thiếu nội dung, không đúng nội dung, quá dài dòng...)
	IV/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN: 
 1/ Thuận lợi:
- Được sự động viên, giúp đỡ góp ý của tổ chuyên môn, chuyên môn trường, giáo viên nhiệt tình, tìm hiểu nghiên cứu, đầu tư việc áp dụng BĐTD vào trong dạy học mới theo quy đinh của ngành.
 2/ Khó khăn:
Đây là mô hình dạy học mới, bước đầu còn rất xa lạ với học sinh và GV, nên việc thực hiện còn gặp nhiều lúng túng trong tiết dạy, học sinh ghi chép bài không đầy đủ. Số học sinh yếu, thực hiện bản đồ còn chậm.
3/ Kết quả đạt được:
 Tuy bước đầu có những khó khăn nhất định nhưng sau một thời gian thực hiện chúng tôi nhận thấy rằng:
- Hầu hết các em đều hứng thú, say mê trong học tập, thuộc bài nhanh, nhớ bài kỹ, diễn thuyết rõ ràng, biết liên hệ, liên tưởng giữa các bài học này với bài học khác, nội dung này với nội dung khác...
- Các em có trình độ học tập trung bình trở lên đều thực hiện thành thạo đựơc các dạng BDTD phù hợp với nội dung của mỗi bài học.
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 Để thực hiện thành công một tiết dạy học bằng BĐTD thì cần có:
1.Đối với GV: 	
- Phải đọc thật kỹ bài cần dạy.
Xác định rõ, cụ thể nội dung, mục tiêu cần truyền đạt cho học sinh.
Lựa chọn soạn thảo các câu hỏi ngắn gọn, dễ hiễu nhất.
Khuyến khích tinh thần học tập tự chủ, sáng tạo của học sinh.
Nhắc nhở, định hướng cho HS chuẩn bị bài ở nhà.
*2.Đối với HS:
Đọc bài ở nhà nhiều lần .
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
VI/ ĐỀ NGHỊ:
1/ Đối với BGH:
Cần tập huấn thêm cho GV một số phần mềm về mô hình BĐTD.
Đầu tư đồ dùng dạy học: ( phấn màu, hộp bút màu, bảng phụ nền trắng cỡ 1m2 .
2/ Đối với tổ chuyên môn:
 - Thường xuyên dự giờ góp ý, xây dựng tiết dạy cho GVvề phần mềm này.
 - Trên đây là toàn văn và các mô hình minh họa cho chuyên đề áp dụng BĐTD vào trong dạy học bộ môn Ngữ văn của tổ KH – XH chúng tôi xin chân thành cảm ơn BGH và quí thầy cô đã chú ý lắng nghe.
 Trân trọng cảm ơn!
B/ TIẾT DẠY MINH HỌA
Tiết 82 Tiếng Việt: CÂU ĐẶC BIỆT 
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: :	 
1/ Kiến thức: - Khái niệm về câu đặc biệt
 - Tác dụng của việc sử dụng câu trong văn bản 
2/ Kỹ năng: - Nhận biết biết câu đặc biệt
 - Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
 - Phân tích tác dụng câu đặc biệt trong văn bản,
3/ Thái độ: - Sử dụng câu đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
II. CHUẨN BỊ: * GV: SGK, SGV, tài liệu chuẩn KT, đèn chiếu, tranh ảnh.
 * HS: SGK, phiếu bài tập. Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ: không
2/ Bài mới: Trong giao tiếp hàng ngày người ta ..
A. NỘI DUNG
B. HĐ CỦA THẦY
C. HĐ CỦA TRÒ
I / Khái niệm câu đặc biệt: 
+ Kết luận: Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo thành phần chủ ngữ - vị ngữ.
II/ Tác dụng của câu đặc biệt: 
 1.Ví dụ (T27): Đọc ví dụ đưới đây:
	Ôi, em Thuỷ! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm em tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.
 Câu: Ôi, em Thủy! Có cấu tạo như thế nào?
 (Ý nào dưới đây là đúng)
 a. Đó là câu bình thường có đủ chủ ngữ- vị ngữ.
 b. Đó là câu rút gọn, lược bỏ chủ ngữ, vị ngữ.
 c. Đó là câu không thể có chủ ngữ, vị ngữ.
+ Nhận xét chung :
-Chót ý ghi bảng
+ Cho 3 em đọc lại ghi nhớ SGK
+ Cho HS thảo luận đánh dấu x vào bảng cho thích hợp?
+ Nhận xét chung :
-Chót ý ghi bảng 
+ Thực hiện cá nhân(trắc nghiệm)
- Trình bày nêu ý kiến nhận xét.
+ Ghi ý chính vào vở
+ Thực hiện cá nhân:
 Trình bày nêu nhận xét, ghi bảng. 
 Tác dụng
Câu đặc biệt
Bộc lộ xúc cảm xúc
Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
Xác định thời gian, nơi chốn
Gọi đáp
Một đêm mùa xuân .Trên dòng sông êm ả , cái đoc cũ của bác tài Phán từ từ trôi ( Nguyên Hồng)
X
Đoàn người nhố nháo lên. Tiếng reo.Tiếng vỗ tay. ( Nam Cao)
X
“Trời ơi!” Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa . Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.( Khánh Hòa) 
X
An gào lên;-Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!
-Chị An ơi!
Sơn đã nhìn thấy chị.
 ( Nguyễn Đình Thi)
X
+ GV Cho HS đọc ghi nhớ SGK 
III/ Củng cố:
- GV: Cho HS vẽ lại BĐTD bài học : “ Câu đặc biệt”
- HS: Thực hiện nhóm . trình bày lên bảng, nhận xét, bổ sung,
- GV: chiếu lại BDTD trong bài giảng.
- HS : so sánh, nhận xét.
- GV: kết luận chung.
- GV: Mời HS diễn thuyết lại BDTD trên màn hình đên chiếu.
- HS: nhận xét cách diễn thuyết của bạn.
- GV: nhận xét chung kết luận.
IV/ Luyện tập: 
GV Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2 SGK:
Bài 1: Tìm câu rút gọn và câu đặc biệt?
- Câu rút gọn: 
 “Có khi được trưng bày  dễ thấy”, “Nhưng cũng có khi  trong hòm”, “Nghĩa là  kháng chiến.”
	- Không có câu đặc biệt.
- Câu đặc biệt: 
 “Ba giây  Bốn giây  Năm giây  Lâu quá!”.
	- Không có câu rút gọn.
HS: Chia nhóm thực hiên theo yêu cầu đề bài đã cho, trình bày trên bảng phụ , nhận xét và bổ sung.
HS: +Ghi lại các câu rút gọn và câu đặc biệt trên bảng phụ
 + Đặt câu với các câu vừ tìm được. trình bày nhận xét 
Câu đặc biệt:
 “Một hồi còi.”
	 F Không có câu rút gọn.
d. Câu đặc biệt: 
 “ Lá ơi!”
 Câu rút gọn: 
 “Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!”; “Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.”
Bài 2) Tác dụng của câu rút gọn và câu đặc biệt ở bài tập (1):
+ Câu a:
 - Câu rút gọn: 
 - Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện trong câu trước “tinh thần yêu nước”
 - Câu đặc biệt: 
+ Câu b: “Ba giây Bốn giây  Năm giây Lâu
quá!”.
->xác định thời gian; bộc lộ cảm xúc.
+ Câu c: “Một hồi còi.”
-> liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật.
+ Câu d:“ Lá ơi!” :-> gọi đáp.
Hướng dẫn về nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ TÀI ÁPDỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY.doc