Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 33 - Tiết 125, 126: Tập làm văn: Luyện tập làm văn bản đề nghị và Báo cáo

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 33 - Tiết 125, 126: Tập làm văn: Luyện tập làm văn bản đề nghị và Báo cáo

. Mức độ cần đạt: Giúp HS

- Thông qua thực hành, biết ứng dụng các văn bản đề nghị & báo cáo vào các tình huống cụ thể, nắm được cách thức làm 2 loại văn bản này.

- Nắm được cách thức làm hai loại văn bản đề nghị và báo cáo.

- Biết ứng dụng các văn bản đề nghị, báo cáo vào các tình huống cụ thể.

- Thông qua các bài tập để tự rút ra các lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết hai loại văn bản trên.

II. Trọng tâm:

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 33 - Tiết 125, 126: Tập làm văn: Luyện tập làm văn bản đề nghị và Báo cáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33	Ngày soạn: 19/04/2011
Tiết: 125+126	Ngày dạy: 21/04/2011
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO
I. Mức độ cần đạt: Giúp HS
- Thông qua thực hành, biết ứng dụng các văn bản đề nghị & báo cáo vào các tình huống cụ thể, nắm được cách thức làm 2 loại văn bản này.
- Nắm được cách thức làm hai loại văn bản đề nghị và báo cáo.
- Biết ứng dụng các văn bản đề nghị, báo cáo vào các tình huống cụ thể.
- Thông qua các bài tập để tự rút ra các lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết hai loại văn bản trên.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức :
Tình huống viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo .
Cách làm văn bản đề nghị, báo cáo. Tự rút ra những lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết hai loại văn bản này.
Thấy được sự khác nhau giữa hai loại văn bản trên.
2. Kĩ năng :
 Rèn kỹ năng viết một văn bản đề nghị và báo cáo đúng cách. 
3. Thái độ:
Thông qua các bài tập trong SGK để rút ra lỗi thường mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết hai loại văn bản trên.
III. Chuẩn bị của thầy và trò: 
 - Bảng phụ, phân nhóm. SGK + SGV + giáo án
 - Tích hợp với phần Văn và phần Tiếng Việt ở bài Ôn tập cuối năm.
IV. Phương pháp dạy học.
 Đàm thoại + diễn giảng, thực hành thảo luận
V. Hoạt động dạy – học:
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
- Văn bản báo cáo dùng để làm gì?
- Khi viết văn bản báo cáo cần chú ý những mục nào?
	3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
? Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo có gì khác?
? Nội dung văn bản báo cáo và đề nghị có gì khác nhau?
? Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau?
? Cần tránh những sai sót nào khi viết hai văn bản này?
Hết tiết 125 chuyển sang tiết 126
? Nêu tình huống thường gặp khi viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo?
? Chỉ ra những chỗ sai BT3?
I. Ôn lại lí thuyết về văn bản báo cáo và đề nghị. 
1. Sự khác nhau về mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo
- Văn bản đề nghị viết ra để gửi lân các cá nhân hay tập thể(tổ chức)có thẩm quyền nhằm đề nghị giải quyết một yêu cầu,nguyện vọng nào đó.
- Văn bản báo cáo viết ra nhằm để trình bày tổng hợp về tình hình sự việc và kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể nhằm giúp cho cấp trên hoặc các cơ quan liên quan nắm được tình hình sự việc.
2. Nội dung văn bản báo cáo và đề nghị khác nhau ở chỗ:
- Văn bản đề nghị có nội dung chủ yếu là trình bày yêu cầu nguyện vọng của người viết xin được giải quyết vấn đề gì.
- Văn bản báo cáo nội dung chủ yếu là trình bày tổng hợp tình hình, kết quả, có đầy đủ số liệu.
3. Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
- Giống: hình thức trình bày phải trang trọng, sáng rõ, theo một số mục qui định.
- Khác: tên văn bản.
4. Cần tránh những sai sót sau:
- Trình bày thiếu trang trọng rõ ràng.
- Thiếu mục hoặc không đảm bảo đầy đủ các mục.
- Nội dung chung chung.
Ở 2 loại văn bản đều cần chú ý các mục: người gửi, người nhận, nội dung văn bản.
Văn bản đề nghị cần nêu rõ vấn đề xin giải quyết.
Văn bản báo cáo cần trình bày rõ tình hình và kết quả đạt được.
II. Luyện tập.
1. Các tình huống
Viết văn bản đề nghị ban giám hiệu nhà trường cho sữa chữa cánh cửa phòng học.
Viết văn bản báo cáo về tụần lễ hoạt động chào mừng ngày 8/3 của lớp em.
2. bài tập
Bài tập 1 (SGK - tr 138).
+ G/v yêu cầu học sinh đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1: nêu những tình huống phải làm VBĐN và VBBC.
(H/s tự bộc lộ).
Bài tập 2 (SGK - tr 138).
+ G/v cho học sinh thảo luận nhóm (thời gian 15 phút).
Nhóm 1: Viết văn bản báo cáo (chủ đề tự chọn).
Nhóm 2: Viết văn bản đề nghị (chủ đề tự chọn).
- Gọi học sinh 2 nhóm lên bảng trình bày.
- Học sinh nhận xét, sửa sai.
(Hướng dẫn: Phải viết đúng thứ tự các mục. Trình bày sáng sủa, nội dung rõ ràng).
3. Những trường hợp sai ở BT3:
Không phù hợpvới tình huống. Viết đơn trình bày hoàn cảnh gia đình và đề đạt nguyện vọng.
Không phù hợp với tình huống. Viết văn bản và tình hình kết quả của lớp trong việc giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng
Không phù hợpvới tình huống. Phải viết văn bản đề nghị nhà trường biểu dương khen thưởng bạn H.
Bài tập 4 (Bài tập bổ trợ).
Bổ sung các mục còn thiếu trong 2 văn bản sau:
a) Văn bản 1:
	Kính gửi: BGĐ Sở LĐ-TBXH
	Đồng kính gửi: Phòng Tài vụ, phòng Kế hoạch
Thể hiện sự chỉ đạo của BGĐ Sở, TT xúc tiến việc làm đã trình đề án ...	 T/M trung tâm	 Giám đốc
b) Văn bản 2:
Báo cáo
Về tình hình rầy nâu phá hại lúa hè thu
 Kính gửi: UBND huyện X
Ngày 25/3/2011, qua kiểm tra diện tích trồng lúa hè thu, UBND xã ĐakN’DRung đã phát hiện khoảng 10 ha lúa hè thu đã bị rầy nâu phá hoại ...
 T/M UBND xã 
	Chủ tịch
4. Củng cố
 + Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo có gì khác?
 + Nội dung văn bản báo cáo và đề nghị có gì khác nhau?
 + Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau?
 + Cần tránh những sai sót nào khi viết hai văn bản này?
5. Dặn dò
 Học bài cũ. Đọc soạn trứơc bài mới “Ôn tập làm văn” SGK 
****************
Tuần: 33	Ngày soạn: 20/04/2011
Tiết: 127+128	Ngày dạy: 22/04/2011
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
I. Mức độ cần đạt: Giúp HS : 
 - Ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về văn Biểu cảm & văn bản Nghị luận.
 - Khái quát, hệ thống hóa kiến thức về văn biểu cảm và văn nghị luận .
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức :
Hệ thống kiến thức về văn biểu cảm .
Hệ thống kiến thức về văn nghị luận .
2. Kĩ năng :
 - Khái quát, hệ thống các văn bản biểu cảm và nghị luận đã học .
 - Làm bài văn biểu cảm và văn nghị luận .
3. Thái độ: Ý thức học tập nghiêm túc.
III. Chuaån bò cuûa thaày vaø troø: 
 - Baûng phuï, phaân nhoùm. SGK + SGV + giáo án
 - Tích hôïp vôùi phaàn Vaên vaø phaàn Tieáng Vieät ôû baøi OÂn taäp cuoái naêm.
IV. Phương pháp dạy học:
_ Đàm thoại + diễn giảng, nêu vấn đề, thảo luận thực hành.
V. Hoạt động dạy – học:
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
 + Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo có gì khác?
 + Nội dung văn bản báo cáo và đề nghị có gì khác nhau?
 + Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau?
 + Cần tránh những sai sót nào khi viết hai văn bản? 
	3. Bài mới
I. Văn biểu cảm
1. Xem lại phần ôn tập văn.
2. Văn biểu cảm có những đặc điểm sau:
_ Văn biểu cảm (còn gọi là văn trữ tình) là văn viềt ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
_ Tình cảm trong văn biểu cảm thường là tình cảm đẹp, thắm nhuần tư tưởng nhân văn, và phải là tình cảm chân thực của người viết thì mới có giá trị.
_ Một bài văn biểu cảm thường tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.
_ Văn biểu cảm biểu đạt tình cảm bằng những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng hoặc bằng cách thổ lộ trực tiếp những nổi niềm cảm xúc trong lòng.
_ Văn biểu cảm có bố cục ba phần.
3- 4. Yếu tố miêu tả và yếu tố tự sự trong văn biểu cảm có vai trò gợi hình, gợi cảm.
 Văn bản biểu cảm sử dụng hai loại yếu tố này như những phương tiện trung gian để truyền cảm chứ không nhằm mục đích miêu tả phong cảnh hay kể lại sự việc một càch đầy đủ.
5. Khi muốn bày tỏ lòng yêu thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiện tượng, ta cần phải nêu được vẻ đẹp, nét đáng yêu, đáng trân trọng của sự vật, hiện tượng, con ngừơi. Riêng đối với con người, cần phải nêu được tính cách cao thượng của người ấy.
6. Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi sử dụng nhiều phương tiện ngôn từ.
_ Đối lập “Sài Gòn còn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với 3000 năm”
_ So sánh “Sài Gòn trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà”
_ Nhân hóa “Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần”
_ Liệt kê “.mùa xuân có mưa rêu rêu, gió lánh lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có”
_ Dùng câu hỏi tu từ “ai bảo được non đừng thương nước Ai cấm được trai thương gái”
_ Dùng hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng: hình ảnh “mùa xuân của tôi”, “quê hương của tôi” thể hiện tình yêu quê hương thiết tha sâu lắng của Vũ Bằng.
7. Kẻ bảng điền vào chổ trống
Nội dung văn bản biểu cảm
Văn bản biểu cảm có nội dung biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh
Mục đích biểu cảm
Thỏa mãn nhu cầu biểu cảm của con người, khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc
Phương tiện biểu cảm
Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn dùng các biện pháp tự sự, miêu tả, dùng các phép tu từ để khơi gợi cảm xúc.
8. Kẻ bảng và điền vào chổ trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm.
Mở bài
Nêu hiện tượng, sự vật, sự việc và nói rõ lí do vì sao lại thích hiện tượng, sự vật ấy
Thân bài
Dùng lời văn tự sự kết hợp với miêu tả để nói lên đặc điểm của hiện tượng, sự vật, sự việc ấy trong đời sống xã hội, trong đời sống riêng tư của bản thân. Lời văn cần bộc lộ những cảm nghĩ, cảm xúc sâu sắc.
Kết luận
Tình cảm đối với hiện tượng, sự vật, sự việc ấy
HẾT TIẾT 127 CHUYỂN SANG TIẾT 128
II. Văn nghị luận
1. Trong đời sống văn bản nghị luận thường xuất hiện: Trong các hội nghị, hội thảo dưới dạng những ý kiến tham gia thảo luận.
Ví dụ: ý kiến về phòng chống tác hại của thuốc lá, ý kiến làm thế nào để học tốt.
Trên báo chí, văn bản nghị luận thường xuất hiện trong các bài xã luận, các lời kêu gọi.
Trong SGK văn nghị luận thường xuất hiện ở các bài văn bàn về những vấn đề xã hội- nhân sinh và những vấn đề chung
2. Bài văn nghị luận phải có các yếu tố cơ bản là:
_ Luận điểm
_ Luận cứ
_ Lập luận 
* Trong đó Luận điểm là yếu tố quan trọng
3. Luận điểm là: ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn và là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định). Luận điểm phải đúng đắn chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
Câu a, d là luận điểm vì nó khẳng định một vấn đề, thể hiện tư tưởng của người viết.
Câu b là câu cảm thán.
Câu c là một cụm danh từ.
4. Cách nói như vậy là không đúng. Để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn phải phân tích dẫn chứng và dùng lí lẽ, diễn giải sao cho dẫn chứng khẳng định được luận điểm cần chứng minh. Lí lẽ và dẫn chứng được lựa chọn phải tiêu biểu.
5. So sánh cách làm hai đề:
_ Giống nhau: điều nêu ra luận đề là “lòng biết ơn”
_ Khác nhau: 
Phải giải thích câu tục ngữ theo các bước
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?
Tại sao “ăn quả’’ lại nhớ “kẻ trồng cây”
Dùng dẫn chứng để chứng minh “ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng”
Giải thích là dùng lí lẽ làm sáng tỏ vấn đề
Chứng minh là dùng dẫn chứng (và lí lẽ) để khẳng định vấn đề.
4. Củng cố
 - Văn bản báo cáo có những đặc điểm gì?
 - Nêu các văn bản nghị luận đã học?
5. Dặn dò
 Học bài cũ. Đọc soạn trứơc bài mới “Ôn tập phần tiếng việt” SGK 
****************

Tài liệu đính kèm:

  • docvan7 tuan33cktknvien.doc