Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 35 - Tiết 13: Văn bản thông báo

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 35 - Tiết 13: Văn bản thông báo

Mục tiêu cần đạt.

- Giúp học sinh hiểu những tình huống cần viết văn bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng qui cách.

- Rèn kỹ năng nhận diện văn bản thông báo so với văn bản: tường trình, báo cáo, bước đầu viết văn bản thông báo đơn giản đúng quy cách.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 35 - Tiết 13: Văn bản thông báo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35.
Ngày soạn: 4/5/08	
Tiết 137.
văn bản thông báo.
I. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh hiểu những tình huống cần viết văn bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng qui cách.
- Rèn kỹ năng nhận diện văn bản thông báo so với văn bản: tường trình, báo cáo, bước đầu viết văn bản thông báo đơn giản đúng quy cách.
II. Chuẩn bị: 
	GV: Soạn giáo án + Sưu tầm một số văn bản thông báo.
	HS : Chuẩn bị bài theo Sgk.
III. Tiến trình: 
	A- ổn định tổ chức.
	B- Kiểm tra bài cũ.? Nêu thể thức trình bày văn bản tường trình?
 Trong tình huống nào dùng văn bản tường trình?
	C- Bài mới.
- Học sinh đọc sgk.
? Trong văn bản trên ai là người viết thông báo.
? Ai là đối tượng thông báo.
? Thông báo nhằm mục đích gì.
? Nội dung chính trong các thông báo ấy là gì.
? Nhận xét về hình thức trình bày thông báo.
- Ngắn gọn, rõ ràng, 
? Đọc ghi nhớ điểm 1, 2/ 43.
? Tình huống nào cần viết văn bản thông báo.
? Đọc văn bản sgk.
? Góc trái cần có mục nào.
? Tên văn bản thông báo như thế nào.
? Nội dung văn bản thông báo ghi như thế nào.
? Sau phần nội dung là phần gì.
? Góc trái cuối cùng ghi điều gì.
? Cần lưu ý điều gì ghi văn bản thông báo.
? Nêu yêu cầu bài tập.
- HS trao đổi, trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
I. Đặc điểm văn bản thông báo.
1. Ví dụ:
- Cơ quan nhà nước, lãnh đạo, cấp trên.
- Cơ quan tổ chức nhà nước khác, đoàn thể tổ chức chính trị xã hội muốn phổ biến.
- Nhằm phổ biến tình hình, chủ trương, chính sách mới.
- Nội dung: Chủ trương, chính sách mới.
2. Kết lậun: Ghi nhớ Sgk
II. Cách làm văn bản thông báo.
1/ Tình huông cần làm văn bản thông báo.
- Tình huống a: Cần viết văn bản tường trình với cơ quan công an.
- Tình huống b: Phải viết thông báo.
- Tính huống c: Có thể viết thông báo. Với các đại biểu- khách thì cần viết giấy mời cho trang trọng.
2/ Cách làm văn bản thông báo.
a. Phần mở đầu:
- Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (UBND huyện, xã ).
- Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Tên văn bản thông báo.
b. Nội dung thông báo.
c. Phần kết thúc:
- Họ tên, chức vụ và chữ ký của người có trách nhiệm thông báo.
- Nơi nhận thông báo.
3/ Lưu ý.
- Lời văn thông báo cần rõ ràng chính xác để tránh người đọc hiểu lầm.
- Trình bày thông báo theo đúng mẫu chuẩn.
- Thông báo cần gửi đến tay người kịp thời.
III. Luyện tập.
 Hãy nêu một số tình huống trong cuộc sống mà cần phải viết thông báo.
- Nhà trường chuẩn bị tổ chức thi văn nghệ chào mừng ngày 20/11.
- Chuẩn bị họp lớp.
 	D- Củng cố: Giáo viên khái quát toàn bài.
 	E- Hướng dẫn: Về nhà học bài
	IV. Rút kinh nghiệm:.
Ngày soạn:5/5/08 	
Tiết 138.
chương trình địa phương 
(phần tiếng việt).
I. Mục tiêu bài học.
- Ôn tập kiến thức về đại từ xưng hô.
- Tích hợp với các văn bản văn đã học và các bài tiếng việt về hành động nói và hội thoại.
- Rèn kỹ năng dùng đại từ xưng hô trong giao tiếp cho đúng “vai” và đúng màu sắc địa phương.
II. Chuẩn bị: 
	Giáo viên nghiên cứu soạn giáo án.
	Học sinh chuẩn bị bài theo Sgk.
III. Tiến trình: 
	A- ổn định tổ chức.
	B- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
	C- Bài mới.
? Giáo viên giải thích.
? Chúng ta thường dùng những từ ngữ xưng hô nào.
- HS thảo luận, đại diện trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
? Trong cuộc sống em thấy có các quan hệ xưng hô nào.
? Khi giao tiếp cần chú ý điều gì.
? Học sinh đọc đoạn văn/ 145.
? Xác định từ xưng hô địa phương.
? Tìm từ xưng hô ở địa phương em hoặc địa phương khác.
? Từ xưng hô của địa phương em, có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào.
? Đối chiếu những phương tiện xưng hô ở bài tập (a) và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc (phần địa phương tiếng Việt ở kỳ I) em có nhận xét gì.
I. Ôn về từ ngữ xưng hô.
* Xưng hô.
- Xưng: người nói tự gọi mình.
- Hô: người nói gọi người đối thoại (người nghe).
VD: Học sinh gọi mình là em, gọi giáo viên là thầy cô, tự gọi mình là con, gọi người sinh ra mình là cha mẹ
* Dùng từ ngữ xưng hô.
- Dùng đại từ chỉ người (tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, mình, nó ).
- Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước (ông, bà, cô, dì, chú, bác ).
* Quan hệ xưng hô. 
- Quan hệ quốc tế, giao tiếp trong hành động ngoại giao, đối ngoại.
- Quan hệ quốc gia: Giao tiếp trong cơ quan nhà nước, trường học, nhà máy
- Quan hệ xã hội: Giao tiếp rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống xã hội như ở rạp chiếu phim, ở siêu thị, dạ hội 
-> Khi giao tiếp cần chú ý đến các vai trên, dưới, ngang hàng.
II. Xác định các từ ngữ xưng hô.
- Từ xưng hô địa phương “u” dùng để gọi mẹ.
- “Mợ” không phải là từ toàn dân cũng không phải là từ địa phương – là biệt ngữ xã hội.
 VD : 
+ Nghệ Tĩnh: mi (mày) – choa (tôi).
+ Thừa Thiên Huế: eng (anh) - ả ( chị).
+ Nam trung bộ: tau (tao) – mầy (mày)
+ Nam bộ: tui (tôi) – ba (cha) 
- U, bầm, bủ: Được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp như ở địa phương, đồng hương gặp nhau ở tỉnh bạn, hoặc ở nước ngoài.
- Cũng có khi dùng trong tác phẩm văn học để tạo không khí địa phương.
- Không dùng trong các hoạt động giao tiếp quốc tế quốc gia (các hoạt động có nghi thức trang trọng).
* Nhận xét.
- Trong tiếng Việt có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô.
 VD: Để gọi một người tên Tuấn, ta có thể lựa chọn: ông Tuấn, lão 
-> Mỗi cách gọi kèm theo thái độ: yêu, ghét, thương 
- Cách dùng từ ngữ xưng hô như trên có 2 cái lợi.
+ Nó giải quyết được một khó khăn đáng kể là trong vốn từ vựng tiếng Việt, số lượng đại từ xưng hô còn rất hạn chế cả về số lượng và sắc thái biểu cảm.
+ Nó thoả mãn được nhu cầu giao tiếp của con người, đặc biệt là nhu cầu bày tỏ những biến thái vô cùng phong phú.
 	E- Củng cố: Giáo viên nhận xét giờ luyện tập.
 	D- Hướng dẫn: Học bài, tìm thêm các cách xưng hô.
	IV. Rút kinh nghiệm: .
Ngày soạn: 6/5/08	
Tiết 139.
luyện tập văn bản thông báo.
I. Mục tiêu bài học.
- Giúp học sinh ôn lại những tri thức về văn bản thông báo; mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một thông báo.
- Nâng cao năng lực viết thông báo cho học sinh.
II. Chuẩn bị: 
	Giáo viên soạn bài.
	Học sinh học bài, làm bài tập.
III. Tiến trình: 
	A- ổn định tổ chức.
	B- Kiểm tra bài cũ.
	C- Bài mới.
	I. Ôn tập lí thuyết.
*Học sinh trả lời 3 câu hỏi (148 – 149 sgk) lưu ý các câu hỏi.
	- Ai thông báo? (Xác định chủ thể).
	- Thông báo cho ai? (Xác định đối tượng).
	- Trong tình huống nào? (Xác định ngôn ngữ, điều kiện).
	- Thông báo về việc gì? (Xác định nội dung) cần cụ thể, chính xác, rõ ràng.
* Lần lượt học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung nhận xét.
* Sau đó giáo viên tổng kết theo bảng hệ thống.
Những tình huống cần làm các loại văn bản.
Thông báo 1
Tường trình 2
Báo cáo 3
Đề nghị 4
Cấp trên hoặc tổ chức cơ quan. . cần báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề chủ trương, chính sách, việc làm.
Cấp dưới, cá nhân làm rõ một vấn đề, một sự việc, một hành động, kết quả để cấp trên hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan và trách nhiệm xem xét, kết luận
Cấp dưới, cá nhân trình bày lại quá trình và kết quả công việc, nhiệm vụ đã được giao trước cấp trên tổ chức, cơ quan có liên quan phụ trách hoặc trước nhân dân trong hội nghị, trong trường hợp định kỳ, đột xuất.
Cấp dưới hoặc cá nhân trình bày rõ những yêu câu đề nghị của bản thân hoặc tập thể để cấp trên hoặc tổ chức có liên quan đến trách nhiệm xem xét, giải quyết.
	II. Luyện tập.
1/ Học sinh lựa chọn và trình bày lí do lựa chọn của mình.
	a. Thông báo.
- Hiệu trưởng viết thông báo.
- Cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường nhận đọc thông báo.
- Nội dung kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ.
	b. Báo cáo.
- Các chi đội viết báo cáo.
- BCH liên đội nhận báo cáo.
- Nội dung tình hình hoạt động của chi đội trong tháng.
	c. Thông báo.
- Ban quản lí dự án viết thông báo.
- Bà con nông dân có đất đai, hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của công trình dự án nhận thông báo.
- Nội dung thông báo: Chủ trương của bản dự án.
2/ Học sinh phát hiện những lỗi sai trong bản thông báo và chữa lại.
	a. Những lỗi sai:
- Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu, viết ở góc trái phía trên và phía dưới văn bản thông báo.
- Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: Thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra.
	b. Chữa lại
- Bổ sung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên bản thông báo.
3/ Những tình huống cụ thể cần viết thông báo.
Người thông báo
Người nhận thông báo
Nội dung thông báo.
- Giáo viên chủ nhiệm.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp.
- Hiệu trưởng.
- Ban công an xã.
- Gia đình học sinh của lớp chủ nhiệm.
- Gia đình học sinh cá biệt trong lớp.
- Giáo viên, học sinh, gia đình học sinh.
- Gia đình nạn nhân
- Thu các khoản tiền đầu năm học.
- Tình hình học tập và rèn luyện của học sinh cá biệt.
- Kế hoạch tham quan thực tế Hạ Long – Quảng Ninh.
- Đến nhận đồ bị mất cắp đã tìm thấy.
 	D- Củng cố: Giáo viên nhận xét giờ luyện tập.
 	E- Hướng dẫn: Xem thêm các văn bản hành chính công vụ.
	IV- Rút kinh nghiệm:..
Ngày soạn: 7/5/08	
Tiết 140.
trả bài kiểm tra tổng hợp.
I. Mục tiêu bài học.
- Giúp học sinh nắm được những ưu, nhược điểm trong bài làm của mình từ nội dung đến hình thức để từ đó thêm một lần nữa củng cố và hệ thống toàn bộ những kiến thức và kĩ năng chủ yếu đã được học trong chương trình.
II. Chuẩn bị: 
	Giáo viên chấm bài, thống kê ưu, nhược điểm.
	Học sinh ôn tập.
III. Tiến trình: 
	A- ổn định tổ chức.
	B- Kiểm tra.
	C- Bài mới.
- GV trả bài cho học sinh.
- GV công bố đáp án và biểu điểm.
- GV nhận xét về ưu, nhược điểm nổi bật trong bài làm của học sinh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại bài.
- Học sinh đọc bài, Gv hướng dẫn học sinh tự sửa lỗi.
A. Công bố đáp án và biểu điểm.
I. Trắc nghiệm.
Câu 1 - A.
Câu 2 - C.
Câu 3 - A.
Câu 4 - B.
Câu 5 - C.
Câu 6 - A.
Câu 7 - D.
Câu 8 - C.
Câu 9 - D.
Câu 10 -D.
Câu 11 - B.
Câu 12 - A.
II. Tự luận.
 Làm nổi bật sự giống nhau và khác nhau về tình cảm tự do trong hai bài thơ:
Giống nhau: Khao khát tự do cháy bỏng, nỗi cô đơn, buồn bực trong cuộc sống bị tù đày, giam giữ.
Khác nhau:
 Một đằng là bất lực, chán ngán, đành chấp nhận hoàn cảnh của con hổ trong vườn bách thú, một đằng là tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi bị giặc Pháp bắt giam: khao khát hi vọng, quyết tâm muốn tháo cũi xổ lồng để tiếp tục cuộc đời chiến đấu, hi sinh vì lí tưởng. Một đằng là thơ mới lãng mạn, một đằng là thơ cách mạng
B. Nhận xét bài làm.
1/ Ưu điểm.
- Đa số học sinh làm được bài.
- Cách trình bày, diễn đạt đã tiến bộ.
- Đã biết nêu luận điểm rồi dùng lí lẽ phân tích, dẫn chứng.
- Đã chú ý tách đoạn, liên kết, chuyển ý.
2/ Nhược điểm.
- Một số em còn lựa chọn sai trong phần trắc nghiệm.
- Còn tẩy xoá, trình bày cẩu thả.
- Liên kết, chuyển ý chưa tự nhiên.
- Dùng từ chưa chính xác, diễn đạt chưa thoát ý, còn mắc khá nhiều lỗi chính tả.
- Một số em chưa xây dựng được hệ thống luận điểm
C. Trả bài và chữa bài.
	D- Củng cố: Lưu ý học sinh sửa chữa lỗi. Đọc bài làm khá.
 	E- Hướng dẫn: Học bài, tiếp tục sửa lỗi.
	IV. Rút kinh nghiệm:..
Ngày tháng 5 năm 2008
Ký duyệt
Tạ Văn Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • docVan8 tuan 35.doc