Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Những câu hát than thân (Tiết 3)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Những câu hát than thân (Tiết 3)

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.

- Một số biên pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu những câu hát than thân.

- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.

3.Giáo dục: Bồi dưỡng ý thức, cái nhìn cảm thông với thân phận người lao động trong xã hội cũ.

 

doc 10 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1304Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 13: Những câu hát than thân (Tiết 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 4 Ngày soạn : 1/9/2012
Tiết : 13 Ngày giảng : 3/9/2012
 NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN (chỉ dạy bài 2,3) 
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Hiện thực về đời sống của người dân lao động qua các bài hát than thân.
- Một số biên pháp nghệ thuật tiêu biểu trong việc xây dựng hình ảnh và sử dụng ngôn từ của các bài ca dao than thân. 
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu những câu hát than thân.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của những câu hát than thân trong bài học.
3.Giáo dục: Bồi dưỡng ý thức, cái nhìn cảm thông với thân phận người lao động trong xã hội cũ. 
4. Tích hợp.
GD môi trường: Liên hệ. Sưu tầm ca dao về môi trường.
II . Chuẩn bị : 
-Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài + Một số bài ca dao cùng chủ đề. 
- Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi. 
III. Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng.
IV. Các bước lên lớp
1 . Ổn định : Kiểm tra sĩ số 
2 . Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút 
* Chép và phân tích một bài ca dao đã học 
* Đáp án : Chép đúng bài ca dao: 4 đ 
Nêu đúng nghệ thuật : 2đ
Nêu đúng nội dung : 4đ 
3 . Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
 Đọc và tìm hiểu chú thích 
GV hướng dẫn , đọc , gọi HS đọc 
GV hướng dẫn HS xem chú thích 
 Tìm hiểu văn bản 
 Gọi HS đọc câu 1
H : Bài ca dao sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ?
H : Em hiểu như thế nào về các biện pháp nghệ thuật này ? (chỉ rõ biện pháp nghệ thuật và tác dụng ) ?
H : Qua phân tích em hình dung được điều gì về con cò trong bài ?
H : Hình ảnh con cò gợi em nghĩ đến thân phận cuả ai ? Vì sao ? 
H : Từ cuộc đời con cò em cảm nhận như thế nào về cuộc đời người nông dân xưa ?
H : Ngoài than thân bài ca dao còn có ý nghĩa gì ?
H : Em còn biết bài ca dao nào cũng mượn hình ảnh con cò để nói về người nông dân ?
 GV mở rộng 
 Gọi HS đọc bài 2 
H : Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong bài ca dao ?
H : Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó 
H : Theo em từng con vật trong bài đáng thương ở chỗ nào ?
H : Theo em mục đích chính của bài ca dao có phải là bày tỏ nỗi xót thương với nhưng con vật đó không ?
H : Vậy qua bài ca dao em cảm nhận được điều gì 
 Gọi HS đọc bài 3
H : Bài ca dao sử dung nghệ thuật gì ?
H: Em hiểu như thế nào về cách nói, về các hình ảnh trong bài ?
GV: Trong ca dao – dân ca Nam Bộ hình ảnh trái bần,sầu riêng, mù u tượng trưng cho cuộc đời đau khổ, cay đắng, dở dang.
H: Hình ảnh trái bần gợi suy nghĩ gì?
(lênh đênh vô định giữ sông nước chưa biết dạt vào đâu)
H: Qua phân tích em cảm nhận được điều gì ?
H: Ngoài than thân bài ca dao còn có ý nghĩa gì ?
H : Em còn biết bài ca dao nào có cấu tạo và nội dung tương tự ?
 GV mở rộng
 Tổng kết 
H : Tóm tắt những nghệ thuật chính trong các bài ca dao vừa học ?
H : Ý nghĩa chung của các bài ca dao này ?
 Gọi HS đọc ghi nhớ 
 Luyện tập 
Gọi HS đọc diễn cảm các bài ca dao 
Gọi HD đọc phần đọc thêm , nêu khái quát nội dung từng bài ?
I. Đọc và tìm hiểu chú thích 
 1. Đọc 
 2. Chú thích 
II. Tìm hiểu văn bản 
 Câu 1 : " 
 - Từ láy, từ ngữ gợi tả, đối, câu hỏi. 
 - Con cò khó nhọc, vất vả, gặp quá nhiều khó khăn, trắc trở, ngang trái - thân cò gầy guộc mà phải lận đận 
--------> Gợi hình ảnh người nông dân vì cò gần với người nông dân , có nhiều đặc điểm giống với người nông dân : chịu khó, lặn lội gắn với ruộng đồng 
-----> phản kháng, tố cáo chế độ cũ : gây ra cảnh ngang trái 
Câu 2 
- Điệp từ " thương thay " -----> Tô đậm , kết nối nỗi thương cảm, xót xa. 
- Hình ảnh gợi tả : những con vật bé nhỏ , tội nghiệp. 
+ Tằm : suốt đời ăn lá dâu, suốt đời phải rút ruột (nhả tơ) 
+ Kiến : ngược xuôi car đời tìm mồi nhưng được ít (nghèo)
+ Hạc : Phiêu bạt, lận đận, vô vọng. 
+ Cuốc : Bẻ mọn không bao giờ được để ý (dù kêu ra máu)
--> ẩn dụ --> Cuộc đời cay đắng, khổ đau nhiều bề của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là những người nhỏ bé, siêng năng lao động nhưng hưởng thụ chẳng được là bao. Qua đó thể hiện cảm thông sâu sắc. 
 Câu 3 
 - So sánh, hình ảnh gợi tả. 
-
- Thân phận bẻ mọn, chìm nổi, trôi dạt vô định giữ sóng gió cuộc đời của người phụ nữ.
-> Oán trách ,phản kháng chế độ xã hội cũ 
III. Tổng kết 
 1. Nghệ thuật 
- Sử dụng cách nói: thân cò, thân em, con cò, thân phận,
- Sử dụng các thành ngữ: lên thác xuống ghềnh, gió dập sóng dồi,
- Sử dụng các so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, tượng trưng, phóng đại, điệp từ ngữ,..
 2. Ý nghĩa văn bản	
Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao là thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ đắng cay khổ cực.
IV. Luyện tập 
Sưu tầm một số bài ca dao về than thân.
(GD môi trường)
“Thân em như miếng cau khô 
Người thanh tham mỏng, người thô tham dày” 
4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?Em có cảm nghĩ gì ?
 GD sự cảm thông , đồng cảm với những cuộc đời , số phận nghèo khổ , bất hạnh 
5 . Hướng dẫn tự học : 
- Sưu tầm, phân loại và học thuộc một số bài ca dao than thân.
- viết cảm nhận về bài ca dao than thân khiến em cảm động nhất.
- Học bài - Làm tiếp phần luyện tập 
- Chuẩn bị bài : Những câu hát châm biếm 
V . Rút kinh nghiệm - Bổ sung :
Tuần : 4 Ngày soạn : 1/9/2012
 Tiết : 14 Ngày giảng : 3/9/2012
 NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM (chỉ dạy bài 1,2) 
I . Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Ứng xử của dân gian trước những thói hư, tật xấu, những hủ tục lạc hậu.
- Một số biện pháp nghệ thuật tiêu biểu thường thấy trong các bài ca dao châm biếm. 
 2. Kĩ năng: 
- Đọc hiểu những câu hát châm biếm.
- Phân tích được giá trị nội dung và nghệ thật của những câu hát châm biếm trong bài học. 
3. Giáo dục: Bồi dưỡng ý thức tránh những thói hư tật xấu.
4. Tích hợp.
GD môi trường: Liên hệ. Sưu tầm ca dao về môi trường. 
II . Chuẩn bị : 
-Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài + một số bài ca dao cùng chủ đề 
- Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
III. Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng.
IV . Các bước lên lớp
1 . Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 
2 . Kiểm tra bài cũ :
Nêu nghệ thuật, nội dung của văn bản : Nhưng câu hát than thân ?
Đọc thuộc lòng và phân tích một bài ca dao trong " Những câu hát than thân "?
3 . Bài mới : 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung
Đọc , tìm hiểu chú thích 
GV hướng dẫn đọc , đọc , gọi HS đọc 
Hướng dẫn HS xem chú thích 
Tìm hiểu văn bản 
H : Bài ca dao nói đến ai? (chú tôi)
H: Cách sử dụng nghệ thuật có gì độc đáo?
GV: Tửu :rượu 
Tăm: bọt sủi lên -> hoán dụ.
H: Đức tính của chú tôi?
H : Em hiểu thế nào về nghĩa của từ " hay " ?
(mỉa mai – giỏi nhưng giỏi rượu)
H: Vậy cái hay của chú tôi đáng khen hay đáng chê? Toàn muốn hưởng thụ không muốn lao động.
H : Thông thường khi làm mối người ta giới thiệu như thế nào về đối tượng ? Còn ở đây thì như thế nào ? Ở đây giễu cợt và châm biếm chú.
H : Hai dòng đầu có ý nghĩa gì ? ( bắt vần , dẫn dắt, tạo sự đối lập )
H: Hính ảnh “cô yếm đào”, “lặn lội”?
(trẻ trung, duyên dáng, đẹp, chăm làm)
H: Vậy mối láy nhân duyên chú tôi với cô yếm đào có ngụ ý gì? (nói ngược)
H : Nội dung chính của bài là gì ?
H : Thói xấu ấy thời nay có cần phê phán không ?
Gọi HS đọc bài 2
 H : Bài ca dao là lời của ai nói với ai ?
H : Thầy bói phán những gì?
H: Tại sao thầy lại quan tâm đến những phương diện đó?
(Toàn làn những chuyện hệ trọng về số phận mà người đi xem lại là phụ nữ rất quan tâm)
H: Chứng tỏ thầy là người như thế nào? (Tinh ranh)
H: Còn cô gái? Nhẹ dạ cả tin, mê tín.
H: Trong lời đoán có gì thật, giả?
Thật: nói về chuyện cụ thể trong gia đình.
Giả: không có câu trả lời cụ thể (nước đôi)
H: Bói toán là nghề như thế nào? Lừa bịp, lừa đảo
H : Nội dung phê phán những ai ? 
GV mở rộng hậu quả của việc coi bói : tốn kém , lo lắng ...
Gọi HS đọc bài 3
H : Bài ca dao miêu tả cái gì?
H : Tóm tắt sự việc trong bài ?
H : Cảnh tượng có phù hợp với đám tang không ?
H : Bài ca dao có phải chỉ đơn thuần nói về cái đám tang của con cò không ? 
H : Vậy ở đây phải hiểu như thế nào ? 
H : Việc chọn các con vật để miêu tả lí thú ở điểm nào ? và ý nghĩa của bài ca dao này là gì ? 
Gọi HS đọc bài 4
H : Nêu cách miêu tả chân dung cậu cai trong bài 
H : Hình dung của em về nhân vật cậu cai ở đây ?
H : Nội dung của bài ca dao này là gì ?
Tổng kết 
H : Tóm tắt những nghệ thuật chính trong các bài ca dao vừa học ?
H: ý nghĩa chung của các bài ca dao này là gì ?
Liên hệ một số câu ca dao (GB môi trường) 
Chỉ đâu mà buộc ngang trời.
Tay đâu mà bụm miệng người thế gian.
I. Đọc, tìm hiểu chú thích 
1. Đọc
2. Chú thích 
II. Tìm hiểu văn bản 
Bài 1" Cái cò ....canh "
- Nghệ thuật: Hoán dụ, tượng trưng.
+ Nghiện rượu “hay tửu hay tăm”
+ Nghiện chè “hay nước chè đặc”
+ Lười biếng hay nằm ngủ trưa.
-> Là lời giới thiệu chân dung chú, để cầu hôn cho chú. 
=> Phê phán chế giễu những kẻ lười biếng, nghiện ngập nhưng lại ham hưởng sung sướng 
Bài 2 " Số cô....trai "
- Nghệ thuật: phóng đại, cách nói nước đôi. 
- Nội dung: Phê phán những kẻ hành nghề bói toán, lừa bịp kiếm ăn, châm biếm phê phán những người nhẹ dạ, cả tin.
Bài 3 " Con cò ..... đi rao " 
- Con cò chết ---> thành dịp đánh chén , vui vẻ cho một số con vật khác 
--> không phù hợp 
- ẩn dụ, tượng trưng ---> Làng có người chết là dịp để cho một số người đánh chén , chia chác 
=> Châm biếm, phê phán sâu sắc hủ tục ma chay trong xã hội cũ 
Bài 4 " Cậu cai .... Thuê "
_ Điểm vài nét, đối , phóng đại 
- Cậu cai có vẻ rất oai nhưng thực chất chỉ là cái thùng rỗng, bất tài, vô dụng, thẩm hại 
===> Mỉa mai châm biếm bọn cai lệ 
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật 
- Sử dụng hình thức giễu nhại.
- Sử dụng cách nói có hàm ý.
- Tạo nên cái cười châm biếm, hài hước. 
2. Ý nghĩa văn bản
Ca dao châm biếm thể hiện tinh thần phê phán mang tính dân chủ của những con người thuộc tầng lớp bình dân.
4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?Những câu hát châm biếm có điểm gì giống truyện cười ? Học xong bài em rút ra điều gì ? GD ý thúc tránh những thói hư tật xấu 
5 . Hướng dẫn tự học :
- Sưu tầm, phân laọi và học thuộc một số bài ca dao châm biếm.
- Viết cảm nhận của em về một bài ca dao châm biếm tiêu biểu trong bài học.
- Học bài ở nhà 
- Chuẩn bị bài : Đai từ
V . Rút kinh nghiệm - Bổ sung :
 Tuần : 4 Ngày soạn : 1/9/2012
 Tiết : 15 Ngày giảng : 5/9/2012
ĐAỊ TỪ
I . Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Khái niệm đại từ.
- Các loại đại từ.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết đại từ trong các văn bản nói và viết.
- Sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp. 
3. Giáo dục: Bồi dưỡng ý thức sử dụng đại từ phù hợp 
 * Giáo dục kĩ năng sống: 
- Lựa chọn, sử dụng đại từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
- giao tiếp, trình bày suy nghĩ, ý tưởng thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân. 
II . Chuẩn bị : 
-Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài + bảng phụ 
- Trò : Đọc , xem trước bài ,trả lời câu hỏi 
III. Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng.
IV . Các bước lên lớp
1 . Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số 
2 . Kiểm tra bài cũ :Có những loại từ láy nào ? mỗi loại cho 1 ví dụ ?
 Nêu những gì em biết về nghĩa của từ láy ? cho ví dụ 
3 . Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
Tìm hiểu thế nào là đại từ 
GV đưa bảng phụ ghi ví dụ - gọi HS đọc - cho HS thảo luận các câu hỏi SGK- lần lượt gọi HS trả lời , nhận xét , bổ sung 
H : Từ nó, thế trong mỗi đoạn văn trỏ gì ? ( được hiểu là gì ?)
H : Nhờ đâu em biết như vậy ? (ngữ cảnh)
H : Từ ai trong bài ca dao dùng để làm gì ?
H : Chỉ rõ vai trò ngữ pháp của các từ trên trong từng câu ?
H : Những từ in đậm ( gạch chân ) vừa tìm hiểu là đại từ, vậy em hiểu đại từ là gì ?
H : Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp nào ?
Gọi HS đọc ghi nhớ 
Tìm hiểu các loại đại từ 
H: Các đại từ: bấy, bấy nhiêu trỏ gì?
H: Các đại từ: vậy, thế trỏ gì?
H : Đại từ để trỏ gồm mấy loại nhỏ ?
Gọi HS đọc ghi nhớ 
Gọi HS đọc và thực hiện như phần 1
H : Đại từ để hỏi gồm mấy loại nhỏ ?
Gọi HS đọc ghi nhớ 
Luyện tập 
GV yêu cầu HS đặt câu có đại từ 
GV đưa bảng phụ 
H : Chỉ ra sự khác nhau giữa các từ ( trong bảng )
GV gắn những nội dung HS trả lời 
Gọi HS trả lời câu 1b
Gọi Hs đọc BT2 cho HS làm thi đưa kết quả , nhận xét 
I . Thế nào là đại tư? 
Tìm hiểu ví dụ 
 a. Nó = em tôi CN
 b. nó = con gà Phụ ngữ của DT (BN)
 ( dựa vào ngữ cảnh )
 c. Thế trỏ sự việc ở câu “Thôi hai đưa..” 
 Phụ ngữ của ĐT “nghe thấy”
d . Ai – hỏi người nào đó chưa xác định CN
* Mẹ nó gầy, nó cũng thế VN
Thế - trỏ tính chất gầy 
2 . Ghi nhớ 1
 _ Đại từ là ..... ( 1 )
 _ Vai trò ngữ pháp ....( 2 )
II . Các loại đại từ 
1. Đại từ để trỏ 
* Tìm hiểu ví dụ 
a. Trỏ người hoặc sự vật (Đại từ xưng hô)
b . Trỏ số lượng. VD: Được bấy nhiêu bạn.
c . Trỏ hoạt động , tính chất sự vật
* Ghi nhớ 2
2. Đại từ để hỏi 
* Tìm hiểu ví dụ a. Hỏi về người , sự vật 
VD: Ai làm gì vậy?
b. Hỏi về số lượng.
VD: Quả này mấy ngàn?
c. Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
VD: Sao anh không ăn đi?
 * Ghi nhớ 
III. Luyện tập 
* Đặt câu có Đại từ 
 1a
ngôi
số ít
số nhiều
1
tôi , tớ , tao, mình
chúng tôi, chúng ta, chúng tớ
2
Anh, chị, ông, bà, bạn
3
nó , hắn ,y ,thị
chúng nó, họ, chúng hắn, lũ ấy.
 b. mình 1 : ngôi thứ nhất 
 mình 2 , 3 : ngôi thứ 2
 2. Ví dụ danh từ được sử dụng như đại từ 
 - Anh đợi em đi với 
 - Cháu chào cô ạ ! 
4 . Củng cố : 
- Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?
- Ở 3 ví dụ a,b,c phần I néu không dùng đại tứ thì nói như thế nào ? so sánh hai cách diễn đạt đó và nhận xét ? Từ đó em rút ra bài học gì ?Gd ý thức sử dụng đại từ phù hợp 
5 . Hướng dẫn tự học. : 
- Xác định đại từ trong văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình, Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
- So sánh về sự khác nhau về ý nghĩa biểu cảm giữa một số đại từ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà bản thân đã học.
- Học bài - Làm bài tập 3, viết đoạn văn có đại từ 
- Chuẩn bị bài : Luyện tập tạo lập văn bản : thực hiện các bước tạo lập văn bản với các đề TLV trang 44, 45 
V . Rút kinh nghiệm - Bổ sung :
 Tuần : 4 Ngày soạn :1/9/2012
 Tiết : 16 Ngày giảng :5/9/2012
LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
I . Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
 	Văn bản và quy trình tạo lập văn bản.
2. kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản.
3. Giáo dục: Bồi dưỡng ý thức tạo lập van bản đúng cách 
II . Chuẩn bị : 
-Thầy : nghiên cứu SGK , SGV soạn bài 
- Trò : Thực hiện các bước tạo lập văn bản với các đề trong SGK
III. Phương pháp.
Nêu vấn đề, vấn đáp, thuyết giảng.
IV. Các bước lên lớp
1 . Ổn định : Kiểm tra sĩ số 
2 . Kiểm tra bài cũ :Nêu các bước tạo lập văn bản ?
3 . Bài mới : 
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung 
Hoạt động 1 : Chuẩn bị ở nhà
* GV hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà.
Trả lời các câu hỏi câu hỏi trong SGK để :
- Tìm hiểu đề
- Tìm ý
H: Đề này em xác định là kiểu văn gì?
H: Yêu cầu về tạo lập văn bản gồm mấy bước?
H: Yêu cầu về độ dài?
H: Đề này viết về nội dung gì?
H: Trong đó em chọn nội dung nào phù hợp?
(Danh lam thắng cảnh dễ hiểu, dễ viết)
H: Em sẽ viết thư cho ai? Người lớn trẻ em, ở VN hay ở nước ngoài?
HS trao đổi
H: Em viết bức thư ấy để làm gì?
H: Em sẽ viết gì trong phần chính? Nếu định giới thiệu cảnh đẹp, thì em chọn cảnh nào tiêu biểu?
HS trình bày ý tưởng GV bổ sung định hướng.
- Lập dàn bài
GV hướng dẫn học sinh xây dựng dàn bài
H: Mở bài em là thế nào để cho tự nhiên?
H: Em sẽ viết gì trong phần chính? Chọn những cảnh sắc – danh lam thắng cảnh nào?
H: Kết thúc thư như thế nào?
HS viết đoạn văn® GV gọi trình bày trước lớp từng phần=> HS khác nghe nhận xét.
I.Chuẩn bị ở nhà
*. Cho tình huống : Em hãy viết một bức thư để tham gia cuộc thi viết thư cho liên minh Bưu chính quốc tế (UPU) tổ chức với đề tài : Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
- Định hướng chung.
+ Yêu cầu về kiểu văn viết thư
+ Yêu cầu về tạo lập văn bản: 4 bước
+ Độ dài: 1000 chữ
1. Định hướng cho văn bản.
 Nội dung: Viết về một trong những nội dung sau:
- Truyền thống lịch sử.
- Danh lam thắng cảnh (thiên nhiên)
- Những đặc sắc về văn hóa.
- Phong tục tập quán.
2. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Viết cái gì? Cảnh đẹp thiên nhiên hoặc văn hoá hoặc lịch sử.
- Viết cho ai? Người bạn nước ngoài
- Viết để làm gì? 
Giới thiệu về vẻ đẹp thiên nhiên đất nước, gây thiện cảm của bạn đối với đất nước mình và góp phần XD tình hữu nghị.
3. Dàn bài
(I) MB : Lý do viết thư (xem gợi ý)
 Giới thiệu cảnh đẹp thiên nhiên.
(II) TB :
+ Cảnh sắc mùa xuân, danh lam thắng cảnh.
+ Cảnh mùa thu.
+ Cảnh mùa hè.
+ Cảnh mùa đông.
+ Danh lam thắng cảnh nào có giá trị đối với mỗi mùa.
(III) KB : Lời chào, lời chúc và lời hứa hẹn.
4. Diễn đạt các ý trong bố cục thành những câu, đoạn văn mạch lạc, có tính liên kết chặt chẽ.
II.Thực hành trên lớp
1.Viết phần MB
2.Viết phần TB : Chú ý trình tự :
-Thời gian các mùa : Xuân, hạ, thu, đông.
-Hoặc vùng miền : Bắc – Trung – Nam
3.Kết bài
4 . Củng cố : Học xong bài em cần ghi nhớ gì ?
5 . Hướng dẫn tự học : 
- Bổ sung, sửa lại dàn bài cho hoàn chỉnh.
- Học bài - Làm bài tập 
- Đọc bài đọc thêm (SGK, 60 – 61 )
- Soạn : Sông núi nước Nam
 Phò giá về kinh
V . Rút kinh nghiệm - Bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 7 tuan 4 moi soan.doc