Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 – Tiết 13 : Văn bản : Những câu hát than thân (tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 – Tiết 13 : Văn bản : Những câu hát than thân (tiếp theo)

Giúp học sinh:

- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca về chủ đề than thân.

- Từ đó học sinh hiểu thêm cuộc sống càng ngày càng có hạnh phúc của người lao động ngày nay.

- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm Đại từ, với phần Tập làm văn ở “Quy trình tạo lập văn bản”.

- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc trong bài ca dao

 

doc 12 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 – Tiết 13 : Văn bản : Những câu hát than thân (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 4 – Tiết 13 :
 Văn bản :
những câu hát than thân 
A. mục tiêu bài học.
Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca về chủ đề than thân.
- Từ đó học sinh hiểu thêm cuộc sống càng ngày càng có hạnh phúc của người lao động ngày nay.
- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm Đại từ, với phần Tập làm văn ở “Quy trình tạo lập văn bản”.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích cảm xúc trong bài ca dao
B. Chuẩn bị 
- GV : Soạn bài, tham khảo tư liệu, bảng phụ.
- HS : Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
C. tiến trình hoạt động dạy- học
1. ổn định lớp : - Kiểm tra sĩ số : 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ :? Đọc thuộc lòng diễn cảm những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người ?
? Nêu những nét chung về nghệ thuật và nội dung của những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người ?
3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài: Ca dao, dân ca là tiếng hát yêu thương, tiếng hát tâm tình của người lao động. Không những chỉ là tiếng hát đuợc cất lên để thể hiện niềm vui trong lao động sản xuất, trước cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà đó còn là tiếng hát than thân của những cuộc đời, những cảnh ngộ khổ cực, đắng cay. 
Hoạt động của thầy - trò
 Nội dung cần đạt
- GV giới thiệu chung về chùm ca dao than thân.
- GV hướng dẫn cách đọc : Đọc giọng thể hiện nỗi xót xa, thương cảm cho những thân phận nghèo khổ.
- GV đọc mẫu 1 lượt và gọi HS đọc" nhận xét .
- GV chọn các chú thích 2; 5; 6 giải thích.
- HS đọc bài ca dao 1.
? Trong ca dao, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để nói về cuộc đời của họ. Em có thể đọc những bài ca dao như vậy?
? Em có hiểu vì sao người lao động lại thường hay mượn hình ảnh con cò để nói về thân phận của họ không?
? Cách sử dụng hình ảnh như vậy gọi là biện pháp tu từ gì?
- HS trả lời.
? ở bài ca dao cuộc sống của cò được diễn tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
? Những hình ảnh đó có mối quan hệ với nhau ra sao? Em hiểu như thế nào về hình ảnh “bể đầy, ao cạn”? Đồng thời tác giả dân gian còn dùng loại từ nào để miêu tả ?
? Thông qua đó bài ca dao giúp em hiểu điều gì?
? Có ý kiến cho rằng tiếng hát than thân càng trở nên não nề, ám ảnh, lời tố cáo đay nghiến lên án tội ác bọn vua quan càng rõ khi ở 2 câu cuối bài ca dao đã sử dụng điệp từ, tính từ, đại từ rất thành công. Em hãy làm rõ ý kiến đó?
 - HS thảo luận nhanh theo nhóm
? Em có biết bài ca dao nào cũng thành công nhờ sử dụng đại từ “ai”:
 “Ai ơi có biết hay chăng
 .”
GV tích hợp các văn bản văn.
? Đọc bài ca dao 2 và so sánh với bài ca dao 1. Tìm điểm giống nhau giữa 2 bài ?
- Cùng là tiếng hát than thân. 
- Cùng sử dụng hình ảnh ẩn dụ, điệp từ.
- Hình ảnh ẩn dụ bao giờ cũng đi kèm với miêu tả bổ sung.
- Cùng có nhiều hình ảnh ẩn dụ.
 ? Vậy em hãy xác định những hình ảnh ẩn dụ trong bài? ý nghĩa các hình ảnh ẩn dụ này như thế nào?
 Bên cạnh biện pháp tu từ ẩn dụ tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tu từ điệp ngữ . Em hãy tìm những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó?
? Cách sử dụng điệp ngữ như vậy có tác dụng như thế nào?
? Vậy với bài ca dao thứ 2, tác giả dân gian đã bộc lộ tâm trạng gì?
? Hình ảnh so sánh nào làm em cảm động hơn cả?
- HS tự bộc lộ : 
( Có lẽ cảm động và đau đớn oan ức nhất là tiếng kêu ra máu của con chim cuốc. Con chim đen đủi, nhỏ bé, lầm lũi, chạy nhanh cun cút, rúc sâu mãi vào giữa bụi tre, bờ ao để rồi từ đó vọng ra khắc khoải đều đều đến thê thảm biết bao tiếng cuốc . Suốt tra hè, suốt đêm hè).
? Từ “em” trong bài ca dao cho chúng ta thấy nhân vật trữ tình là ai?
? Tìm những bài ca dao khác có hình ảnh “thân em”?
? Trong bài 3 này “thân em” được diễn đạt qua biện pháp tu từ nào?
 - HS phát hiện và phân tích
? Em hiểu như thế nào về hình ảnh “trái bầu trôi”, hình ảnh so sánh này có ý nghiã biểu cảm giống hình ảnh “chẽn lúa” ở bài ca dao đã học không?
? Qua hình ảnh so sánh đó, em nhận thấy tâm trạng của cô gái như thế nào?
 - GV giảng giải và liên hệ người phụ nữ trong xã hội xưa.
? Khái quát lại những biện pháp tu từ được sử dụng thành công trong văn bản này?
? Qua đó em hiểu những gì về cuộc sống của người lao động trong xã hội phong kiến xưa?
? Thông qua lời than thân, người lao động bày tỏ điều gì?
- GV khái quát rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
- Đọc diễn cảm 3 bài ca dao đã học. 
? Em thích nhất bài nào ? Vì sao ?
I. Giới thiệu chung
- Chùm ca dao chiếm vị trí quan trọng đặc biệt trong ca dao.
- Than thân : tiếng than của người lao động.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc
.
2. Chú thích: SGK.
3. Phân tích 
Bài 1
- Con cò thường gần gũi với cuộc sống của người nông dân, nó lặn lội trên luống cày hay lượn bay trên đồng lúa.
-> Biện pháp ẩn dụ : Con cò à người nông dân (Con cò, người nông dân đều gắn bó với ruộng đồng, đều chịu thương, chịu khó)
- nước non . một mình
- thân cò : lên thác - xuống ghềnh
- bể đầy - ao cạn
- “lận đận” – từ láy
=> Nỗi khổ, làm ăn cô độc, vất vả của người lao động xưa.
- Phản kháng, tố cáo xã hội áp bức, bất công.
- Đúng, và một lần nữa chúng ta gặp cách sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” mang giá trị biểu cảm rất cao.
 Bài 2
+ Hình ảnh ẩn dụ:
- Con tằm: Thân phận suốt đời bị bòn rút sức lực.
- Con kiến: Thân phận nhỏ nhoi, suốt đời xuôi ngược mà vẫn nghèo.
- Con hạc: Cuộc đời phiêu bạt, cố gắng vô vọng.
- Con cuốc: Thấp cổ, bé họng, nỗi oan không được soi tỏ.
+ Điệp ngữ:
Thương thay”: Giọng điệu bài ca đầy xót thương.
“kiến ăn được mấy”: Giá trị tố cáo phản kháng càng trở lên sâu sắc mạnh mẽ.
=> Số phận, cuộc đời của không ít kiếp người lam lũ sau luỹ tre xanh với bao nỗi khổ cực, oan khiên.
Bài 3
- So sánh : thân em – trái bần trôi 
- ẩn dụ : gió dập sóng dồi
à Thân phận chìm nổi trôi dạt vô định giữa sóng gió cuộc đời
III. Tổng kết
Nghệ thuật
- Biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh.
 2. Nội dung
- Người lao động trong xã hội phong kiến làm lụng cực khổ, không đủ sống, không được ai thông cảm, thân phận yếu đuối bị dập vùi.
- Đã biết oán trách nhưng chưa mạnh mẽ. 
* Ghi nhớ: (SGK/49).
IV. Luyện tập
4. Củng cố kiến thức: 
GV cho HS làm 2 câu hỏi trên bảng phụ :
 Câu 1 : Nêu ý nghĩa bài 1.
 A: ý nghĩa than thân
 B: ý nghĩa than thân, tố cáo.
 C: ý nghĩa tố cáo.
 D: ý nghĩa than thân và tố cáo nhẹ nhàng.
 Câu 2 : ý nghĩa của điệp từ thương thay trong bài 2.
 A: Đồng cảm sâu sắc với thân phận người khác.
 B: Cảm thán về nỗi khổ của người khác.
 C: Nhấn mạnh nỗi khổ của người khác.
 D: Thông cảm với những nỗi khổ khác nhau của con người.
 5. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc, hiểu nghệ thuật và nội dung các bài ca dao. Nêu cảm nghĩ về bài em thích nhất.
Đọc bài đọc thêm.
Sưu tầm những bài ca dao cùng chủ đề.
Chuẩn bị bài tiếp theo: “Những câu hát châm biếm”
 + Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi SGK.
..............................................o0o.........................................................
Tuần 4 – Tiết 14 :
 Văn bản :
những câu hát châm biếm
A. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca về chủ đề châm biếm.
- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm Đại từ, với phần Tập làm văn ở “Quy trình tạo lập văn bản”.
- Giáo dục học sinh không những không học theo mà còn đả phá người xấu, thói h tật xấu còn tồn tại trong xã hội ngày nay.
- Rèn kĩ năng đọc và phân tích cảm xúc trong ca dao
B. Chuẩn bị
- GV: Soạn bài tham khảo tư liệu; bảng phụ
- HS : Đọc và trả lời câu hỏi sgk
C. tiến trình hoạt động dạy- học
1. ổn định lớp : - Kiểm tra sĩ số : 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Em hãy đọc thuộc lòng những bài ca dao than thân và cho biết những thành công về nội dung và nghệ thuật của những bài đó.
? Nêu cảm nghĩ về một trong số các bài ca dao than thân đã học.
3. Bài mới :
 Giới thiệu bài: Ngoài những câu hát đầy tình thương yêu hay những câu hát than thân chúng ta đã tìm hiểu, ca dao dân ca còn có những câu hát châm biếm thể hiện khá đặc sắc nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam nhằm phơi bày những hiện tượng ngược đời, phê phán những cái xấu, những người xấu. Để thấy được nét đặc sắc của những câu ca dao đó cỗ sẽ hướng dẫn chúng ta tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của thầy - trò
 Nội dung cần đạt
? Đọc 4 bài ca dao chủ đề này, em thấy chúng có đặc điểm giống với loại văn bản nào chúng ta đã học?
- HS trả lời : Giống với truyện cười, truyện ngụ ngôn.
- GV giảng giải khái niệm châm biếm.
- GV hướng dẫn cách đọc.
- HS đọc à nhận xét cách đọc.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích 2; 4 / SGK.
? Bài ca dao 1 nói về chuyện gì?
? Trong chuyện mối lái ấy, em gặp hình ảnh nào?
? Tác giả xây dựng 2 nhân vật này với biện pháp nghệ thuật nào?
? Vậy em hiểu 2 hình ảnh ẩn dụ ấy như thế nào?
? Và nhân vật chú tôi ấy được giới thiệu qua những đặc điểm cụ thể nào?
? Khi giới thiệu về nhân vật chú tôi, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
? Với những biện pháp tu từ đó, tác giả dân gian đã thể hiện điều gì qua câu ca dao? 
? Bài ca dao là lời của ai nói với ai ?
? Chế giễu ông thầy bói bằng cách nào? Tìm những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ?
? Qua cách nhại lời thầy bói, tác giả dân gian vạch trần bản chất gì ?
? Thông qua đó em hiểu tệ nạn nào trong xã hội cần phê phán?
? Bài ca dao nói về sự việc gì?
? Trong đám tang ấy có hình ảnh những con vật nào? Các hình ảnh ấy được xây dựng bằng biện pháp tu từ nào?
? Thông qua các hình ảnh ẩn dụ đó, em thấy hiện lên những hạng người nào trong xã hội?
? Bài ca dao nhằm phê phán điều gì?
- HS trả lời.
? Hủ tục này có còn diễn ra và tồn tại trong xã hội ngày nay?
 -HS thảo luận theo bàn - phát biểu.
? ở 2 câu đầu, hình ảnh nào được dùng để miêu tả chân dung cậu cai?
(Cách đặc tả)
? Qua đó em hình dung như thế nào về nhân vật này?
? Đọc tiếp sang 2 câu cuối bài ca dao, em có còn cảm nhận như vậy không?
? Nhận xét cách xây dựng hình ảnh nhân vật.
? Thông qua hình ảnh đối lập đó em thấy thái độ của nhân dân như thế nào?- GV diễn giảng và liên hê xã hội xưa.
? 4 bài ca dao đã thể hiện nghệ thuật châm biếm dân gian tài tình như thế nào?
? Chế giễu những thói hư tật xấu nào trong xã hội ?
 - HS khái quát nội dung và nghệ thuật.
 - GV nhấn mạnh rút ra ghi nhớ.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1/ SGK.( GV dùng bảng phụ)
- HS suy nghĩ lựa chon đáp án đúng.
I. Tìm hiểu chung
- Châm biếm : đả kích, phê phán.
- Những câu hát châm biếm : là 1 dạng của văn học trào phúng dùng lời lẽ sắc sảo, sâu cay để vạch trần những hiện tượng xấu xa trong xã hội.
II. Đoc - hiểu văn bản 
1) Đọc:
2) Chú thích: SGK
3) Phân tích:
Bài 1
+ Hình ảnh ẩn dụ:
- Cô yếm đào : cô gái trẻ trung xinh tươi.
- Chú tôi : độc thân (chưa có vợ).
 + Điệp từ “hay”
- Hay tửu hay tăm
- Hay nước chè đặc
- Hay nằm ngủ trưa
+ Hình ảnh đối lập: ước ngày mưa, đêm dài.
à Châm biếm hạng người nghiện ngập và lười biếng mà lại ước cao sang.
Bài 2
- Lời của thầy bói nói với cô gái.
- Biện pháp đối lập : 
+ giàu – nghèo
+ đàn bà - đàn ông
+ gái – trai
- Cách nói nước đôi : chẳng  chẳng
- Nói những điều hiển nhiên : có  có
à Châm biếm thầy bói lừa bịp, cô gái mê muội.
à Phê phán hiện tượng mê tín dị đoan trong xã hội.
Bài 3
+ Hình ảnh ẩn dụ, nhân hoá :
- con cò: người nông dân.
- cà cuống: kẻ tai to mặt lớn.
- chim ri : những tên tay sai.
- chim chích, chào mào: những anh mõ sai vặt.
+ Nghịch lí : nỗi buồn -> niềm vui.
à Châm biếm những kẻ vô nhân đạo, lợi dụng cái chết của người khác để hưởng lợi.
à Phê phán hủ tục ma chay rườm rà trong xã hội.
Bài 4
+ Đặc tả cậu cai:
- Nón dấu lông gà
- Ngón tay đeo nhẫn.
+ Biện pháp phóng đại :
- Ba năm - một chuyến sai
- áo mựợn, quần thuê.
+ Hình ảnh đối lập  ngắn – dài.
à Châm biếm những kẻ hữu danh vô thực. 
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng, cách nói ngược, đối lập và phóng đại.
2. Nội dung
- Chế giễu, phê phán những thói hư tật xấu của con người.
* Ghi nhớ: SGK.
IV. Luyện tập
 Bài 1 (SGK/53)
- Đáp án c.
4. Củng cố kiến thức: 
 ? Trong các bài ca dao trên, tác giả dân gian không trực tiếp nói đến ai mà chỉ là các đối tượng vô danh? Tại sao lại như vậy?
 ? Nêu những đặc điểm giống với truyện cười của các câu hát châm biếm trên.
à GV tổng quát, tích hợp với Tập làm văn 
 5. Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc chùm ca dao. Phân tích nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật
- Sưu tầm các bài ca dao cùng chủ đề.
- ôn tập ca dao.
- Chuẩn bị bài tiếp theo. “Sông núi nước Nam”
 + Đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi sgk
 Tuần 4 – Tiết 15 :
 Tiếng Việt :
 Đại từ
A. mục tiêu bài học
Giúp học sinh:
- Nắm được thế nào là đại từ, các loại đại từ tiếng Việt.
- Tích hợp với phần văn ở bài những câu hat than thân. những câu hát châm biếm và tập làm văn ở luyện tập tạo lập văn bản.
- Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp trong các tình huống giao tiếp.
 B. Chuẩn bị 
 - GV :Soạn bài ; bảng phụ.
 - HS : Tìm hiểu các VD sgk
C. tiến trình hoạt động dạy- học
1. ổn định lớp : - Kiểm tra sĩ số : 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Em hiểu thế nào là từ láy? Các loại từ láy? Cho ví dụ?
	- Cho tiếng gốc “nhỏ”. Hãy tạo ra các từ láy rồi đặt câu với mỗi từ láy đó? 
3. Bài mới :
 Giới thiệu bài: Trong tiếng Việt, có những từ được dùng làm tên gọi sự vật, sự việc, hiện tượng, nhng có những từ chỉ dùng để trỏ hoặc hỏi về sự vật, sự việc, hiện tượng ấy. Vậy những từ dùng để hỏi hoặc trỏ đó là từ loai gì ? Hôm nay chúng ta sẽ được học.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
* GV treo bảng phụ ví dụ của phần 1 cho HS quan sát và hỏi :
? Từ “nó” trong ví dụ a trỏ ai?
? Từ “nó” trong ví dụ b trỏ con vật gì?
? Từ “thế” trong ví dụ c trỏ sự việc gì?
? Từ “ai” trong ví dụ d dùng để làm gì?
? Những từ đó có ý nghĩa chỉ gì?
? Nhờ đâu mà em biết được ý nghĩa của những từ trên?
? Các từ ngữ đó chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi.
- GV chốt : Những từ như trên được gọi là đại từ .
? Vây em hiểu thế nào là đại từ ?
? Đại từ có thể đảm nhiệm vai trò ngữ pháp gì trong câu?
 - GV khái quát rút ra ghi nhớ.
HS đọc ghi nhớ
Bài tập nhanh
(bảng phụ)
 Xác định đại từ và chức vụ ngữ pháp của đại từ đó trong ví dụ sau:
a) Xanh là màu sắc của nước biển? Nó khiến nhiều nhà thơ liên tưởng đến tuổi xuân và bất diệt. 
b) Lan đi rồi. Mọi người đều nhớ nó. 
? Các đại từ “ai”, “gì” hỏi về gì?
? Đặt câu có đại từ “ai”, “gì”? Đại từ đó hỏi về cái gì ?
? Xác định đại từ trong câu sau: Bạn có bao nhiêu điểm 10 trong tháng 9.
? Có thể thay “ bao nhiêu” bằng từ nào? Những đại từ “bao nhiêu”, “mấy” được dùng để hỏi về gì?
? Em nhớ lại khi Dế Choắt tắt thở, Dế Mèn đã thảng thốt: “Sao? Sao?”
 Các câu đặc biệt dùng đại từ “Sao” hỏi về gì?
? Đặt câu có đại từ “thế nào” và cho biết đại từ đó dùng để hỏi về cái gì?
? Cho ví dụ có đại từ “đâu”, “bao giờ”
 (trên bảng, giáo viên kẻ bảng)
* Vậy đại từ để hỏi dùng để làm gì ?
- HS rút ra ghi nhớ SGK.
? Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy sắp xếp cho hợp lý?
? Các từ ở mục a trỏ gì ?
? Các từ ở mục b, c trỏ gì ?
? Vậy đại từ để trỏ dùng để làm gì ?
 - GV nhấn mạnh ghi nhớ sgk
 - HS đọc ghi nhớ.
- GV lưu ý : 
+ Đại từ trỏ (a) còn được gọi là đại từ nhân xưng 3 ngôi 2 số.
-> Bài tập 1a/sgk.
+ Những danh từ chỉ người biểu thị quan hệ họ hàng có thể được dùng như đại từ xưng hô.
-> Bài tập 2/sgk.
* GV gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 1.
* GV hướng dẫn HS làm bài tập.
* HS suy nghĩ làm bài – trả lời miệng.
- GV phân tích mẫu
- HS đặt câu theo mẫu à lên bảng trình bày.
-
 HS Thảo luận theo 6 nhóm về cách xưng hô thế nào cho lịch sự.
	- Bàn biện pháp khắc phục cách xưng hô thiếu lịch sự.
 " Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến
I. Thế nào là đại từ 
1) Ví dụ: SGK.
2) Nhận xét:
a) Từ “nó” trỏ “em tôi”.(CN)
b) Từ “nó” trỏ “con gà”.(ĐN)
c) Từ “thế” trỏ sự việc mẹ bắt chia đồ chơi. 
( BN)
b) Từ “ai” để hỏi (CN).
=> Hiểu được các từ trên là nhờ vào ngữ cảnh cụ thể. 
- Giữ vai trò ngữ pháp như của các từ ngữ mà chúng thay thế ( CN, VN, ĐN,....) trong văn cảnh.
* Ghi nhớ: SGK.
Bài tập nhanh
a) “nó” chỉ màu sắc xanh à CN.
b) “nó” chỉ Lan à BN.
II. Các loại đại từ 
1. Đại từ để hỏi
- Đại từ “ai”, “gì” hỏi về người, sự vật.
- Đại từ “bao nhiêu”, “mấy” hỏi về số lượng.
- Đại từ “sao”, “thế nào” hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
- Đại từ “đâu”, “bao giờ” hỏi về : thời gian, không gian.
* Ghi nhớ (sgk)
2. Đại từ để trỏ
- Tôi, tao, chúng nó " Trỏ người, sự việc.
- Bấy, bấy nhiêu " Trỏ số lượng.
- Vậy, thế " Trỏ hoạt động, tính chất..
- Đây, bây giờ " Trỏ không gian, thời gian.
* Ghi nhớ (sgk)
- 3 ngôi: + Ngôi 1
 + Ngôi 2 
 + Ngôi 3
- 2 số : + Số ít
 + Số nhiều
- Danh từ : ông, bà, cha, mẹ, chú , bác, 
Iii. luyện tập: 
Bài tập 1
 - “Cậu giúp đỡ mình với”
 -> mình - ngôi thứ nhất chỉ bản thân.
- “ Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”
 -> mình - ngôi thứ 2 chỉ người đối thoại.
Bài tập 3 
+ Bạn An học giỏi, ngoan ngoãn nên ai cũng yêu bạn.
+ Tôi biết làm sao bây giờ.
+ Có bao nhiêu bạn thì có bấy nhiêu tính tình khác nhau.
Bài tập 4
- Nên xưng hô: tôi, tớ, mình 
- Biện pháp : nhác nhở , kỉ luật.
4. Củng cố kiến thức: 
 ? Thế nào là đại từ ? Các loại đại từ ? Cho ví dụ minh hoạ ? 
 5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học thuộc 3 ghi nhớ, hiểu nội dung bài.
- Hoàn thành các bài tập vào vở bài tập.
- Viết đoạn văn có sử dụng đại từ.
- Soạn bài “Từ Hán Việt”
- Chuẩn bị bài cho tiết sau :
 Viết thư (tiết 16).
***************************
Tuần 4 – Tiết 16 : Tập làm văn : 
luyện tập tạo lập văn bản
 A. mục tiêu bài học.
Giúp học sinh:
- Củng cố lại những kiến thức có liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản.
- Tích hợp với phần văn ở bài ca dao, dân ca, phần Tiếng việt ở bài từ ghép, từ láy, đại từ
- Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh có thể tạo lập 1 văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập hàng ngày của các em.
 B. Chuẩn bị
 - GV : Soạn bài; tham khảo tư liệu.
 - HS : Đọc kĩ VD và trả lời câu hỏi sgk.
C, tiến trình hoạt động dạy- học
1. ổn định lớp : - Kiểm tra sĩ số : 7A 7B
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra chuẩn bị tình huống ở nhà
3. Bài mới :
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung cần đạt
GV ghi đề bài lên bảng.
HS chép vào vở.
GV gọi 1 HS đọc đề bài .
 GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và tìm ý : hãy xác định :
Đối tượng
Mục đích
Nội dung
Cách thức.
*GV hướng dẫn HS lập dàn ý :
? Phần mở bài em sẽ viết như thế nào ?
- HS phát biểu các ý của phần mở bài.
- GV yêu cầu : Là bức thư nên em mở bài cần tự nhiên, gợi cảm, không gượng gạo, khô khan.
? Em sẽ giới thiệu với bạn về cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam trong 4 mùa như thế nào ?
- HS trả lời.
- GV nêu những ý chính.
? Giọng văn, lời văn như thế nào cho phù hợp ?
HS phát biểu :
à Giọng văn tha thiết, trân trọng, tự hào ...
? Phần kết bài em trình bày như thế nào ?
 - HS trả lời.
 - GV gợi ý cách kết bài.
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm chuẩn bị từng đoạn.
- Học sinh trình bày, nhận xét.
(Có thể chỉ cần chọn cảnh sắc tiêu biểu trong 1,2 mùa mà không cần đủ cả 4 mùa trong năm).
* Đề bài :
 Em hãy viết 1 bức thư để tham gia cuộc thi viết thư do UPU tổ chức với đề tài : Thư cho 1 người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
I. Tìm hiểu đề, tìm ý
- Đối tượng : người bạn ở nước ngoài.
- Mục đích : để bạn hiểu về đất nước mình.
- Nội dung : Viết về đất nước mình.
+ Truyền thống lịch sử.
+ Cảnh sắc thiên nhiên.
+ Đặc sắc về văn hoá, phong tục 
- Cách thức : Viết thư xen lẫn kể chuyện, miêu tả và biểu cảm. ( Khuôn khổ: 1000 từ)
II. Lập dàn ý
1. Mở bài
- Lời chào, lời làm quen.
- Lí do viết thư : Do nhận được thư của bạn, do đọc sách báo 
2. Thân bài
( Viết về cảnh sắc thiên nhiên của việt Nam)
- Mùa hạ: Cây lá xanh tươi, tràn căng nhựa sống, hoa phượng đỏ rực và những cơn ma rào bất chợt (cả những trận bão khủng khiếp hay những ngày nắng cháy da "cua ngoi lên bờ").
- Mùa Thu: Những ngày tựu trường với những cặp sách căng phồng ổi, sấu; đêm trăng rằm trung thu với.....Hoa cúc vàng tươi, nắng vàng tươi, lá thu vàng rơi.
- Mùa Đông: Cây cối trơ trụi, khẳng khiu ủ sức sống cho mùa xuân tới. (Riêng cây bàng chậm chạp đợi tận lúc này mới khoác áo màu đỏ thắm để khi có từng đợt gió bấc tràn về thì rung lên từng đợt, trút lá trải đầy -> liên tưởng tới rừng phong đỏ ở nớc Nga. Và sau sự chia ly đau đớn ấy là cuộc sống của những chồi non "khoác áo màu xanh biếc" bật dậy giữa trời xuân.
- Mùa Xuân: là mùa đẹp nhất, cây cối đâm chồi, nảy lộc, những hạt mưa xuân lắc rắc rơi ...
3. Kết bài:
- Bày tỏ cảm xúc về đất nước : tự hào, yêu quý.
- Lời mời bạn đến thăm.
- Lời chào , lời chúc cuối thư .
III. Viết bài
IV. Kiểm tra, sửa chữa
( Kết hợp khi học sinh trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình).
4. Củng cố kiến thức: 
- GV khái quát chung và nhấn mạnh nôi dung luyện tập
 5. Hướng dẫn về nhà: 
- Hoàn thành văn bản viết thư vào vở soạn.
- Đọc lại và tự sửa lỗi.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
Ngày 28 tháng 9 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc