Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 14: Những câu hát châm biếm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 14: Những câu hát châm biếm

. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

 Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu(hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca dao về chủ đề châm biếm trong bài học .

B. Chuẩn bị:

*Thầy: Tư liệu cá nhân (sưu tầm ca dao thuộc chủ đề)

 Tranh biếm hoạ dân gian ( Bói toán, ma chay ).

 * Trò: Đọc và soạn bài

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1104Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 4 - Tiết 14: Những câu hát châm biếm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 4 Ngày soạn:26/08/09
Tiết : 14. Ngày dạy :31/08-05/09/09
NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
 Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu(hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca dao về chủ đề châm biếm trong bài học .
B. Chuẩn bị:
*Thầy: Tư liệu cá nhân (sưu tầm ca dao thuộc chủ đề) 
 Tranh biếm hoạ dân gian ( Bói toán, ma chay).
 * Trò: Đọc và soạn bài
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(?) Đọc những bài ca dao có nội dung than thân ? Nêu những điểm chung nội dung, nghệ thuật của những bài ca dao này?
* Giới thiệu bài: 
* Nội dung cảm xúc của ca dao, dân ca rất đa dạng. Ngoài những câu hát yêu thương, tình nghĩa, những câu hát than thân, ca dao còn rất nhiều câu châm biếm. Cùng với truyện cười, vè, những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trungnhững đặc sắc nghệ thuật trào lộng DGVN nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, phê phán những thói hư, tật xấu, những hạng người và hiện tượng đáng cười trong XH. Các em hãy cùng nhau tìm hiểu qua văn bản: Những câu hát châm biếm.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
-HD đọc, đọc mẫu.
-HD tìm hiểu chú thích.
-Cho HS đọc lại bài 1
(?) 2 câu đầu của bài ca dao, em thấy hình ảnh nào đã từng được nhắc đến trong những bài ca dao than thân?
(?) Trong những câu hát than thân, người nông dân mượn hình ảnh cái cò để diễn tả điều gì?
(?) Còn trong bài này thì sao?
(?) Qua cách xưng hô trong bài, em thấy bài ca dao là lời của ai? Nói về ai và nói để làm gì?
(?) Bức chân dung của người chú được giới thiệu ntn? ( từ nào được lập lại nhiều lần? Hay những gì? ước những gì? )
(?) Từ hay thường khi giới thiệu để mai mốilà giỏi, tốt cái gì?
(?) Còn ở đây có phải là lời khen không? Từ hay trong bài này có ý nghĩa gì?
(?) Vì sao ông chú lại ước như thế?
*Hạng người này thời nào, nơi nào cũng có và cần phê phán.
Cho HS đọc bài 2.
(?) Bài ca dao nhại lại lời của ai nói với ai?
(?) Lời thầy bói bao gồm những nội dung gì?
(?) Phán toàn những chuyện quan trọng như vậy mà cách nói của thầy ntn?
(?) Bài ca dao phê phán hiện tượng nào trong XH tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự?
(?) Hiện tượng mê tín, dị đoan ngày nay còn tồn tại không? Hãy nêu dẫn chứng?
* Bài ca dao vẫn còn ý nghĩa thời sự cho đến ngày nay.
-Cho HS đọc bài ca dao 3.
-Tìm hiểu chú thích: 5 đến 9
(?) Mỗi con vật trong bài tượng trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa?
(?) Việc chọn các con vật để miêu tả, “đóng vai” như thế lí thú ở điểm nào?
(?) Cảnh tượng trong bài có phù hợp với đám tang không?
(?) Bài ca dao này phê phán, châm biếm cái gì?
*Tàn tích ấy đến nay vẫn còn, Cần phê phán mạnh mẽ.
 Cho HS đọc bài 4 
 Tìm hiểu chú thích 10
(?) Chân dung cậu cai được miêu tả ntn?
(?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biếm của bài ca dao này?
(?) Tác giả dân gian nào đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để gây cười cho người đọc, người nghe?
(?) Nội dung các bài ca dao có điểm nào giống nhau?
Gọi HS đọc từng câu hỏi
- Theo dõi, đánh giá.
(?) Cho VD minh hoạ bài tập 2.
-Đọc bvăn bản
-Đọc chú thích.
-Đọc bài 1.
-Hình ảnh cái cò.
-Diễn tả cuộc đời, thân phận của mình.
- Vừa để bắt vần, vừa chuẩn bị giới thiệu nhân vật (hiện tượng phổ biến).
-Cháu nói với cô yếm đào về chú để cầu hôn
- Chân dung người chú có mấy nét biếm họa mỉa mai:nghiện rượu,chè, làm biếng, ngủ nhiều.
-Làm giỏi, học giỏi, bản tính tốt.
-Nói ngược ,mỉa mai, chế giễu.
-Vì thói quen làm biếng.
-Đọc bài ca dao 2.
-Lời thầy bói với người xem bói ( khách quan,Nghệ thuật gậy ông đập lưng ông)
-Phán về số phận: Giàu- nghèo, cha mẹ, chồng con
-Nói rõ ràng, khẳng định như đinh đóng cột nhưng nói về sự hiển nhiên->Vô nghĩa, nực cười,lật tẩy bản chất.
-Phê phán kẻ hành nghề dốt nát, lừa bịp; Sự mê tín mù quáng của những người ít hiểu biết.
-Còn: Xem ngày xây nhà, cưới vợ, lấy chồng
- Đọc bài 3.
-Tìm hiểu chú thích 5-9
-Cò: người nông dân, dân thường.
-Cà Cuống:Tai to, mặt lớn.
-Chim ri, chào mào: Cai lệ, lính.
-Chim chích: Anh mõ.
Lí thú: Giống ngụ ngôn, hình ảnh sinh động cho các hạng người trong XH,Phê phán sâu sắc, kín đáo hơn.
-Mất mát tang tóc > < Đánh chén vui vẻ, chia chác vô lối.
- Phê phán,châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội cũ.
-Đọc bài 4
 Tự tìm hiểu chú thích 10.
-Nón dấu lông gà: Lính- quyền lực.
-Ngón tay đeo nhẫn: Phô trương, trai lơ.
Aùo mượn, quần thuê: Thảm hại.
Khoe khoang, bịp người
-Thảo luận:
- “Cậu cai”: Gọi lấy lòng , thương hại châm chọc mát mẻ.
-Phóng đại: 3 nămđi thuê 
 Quyền hành thảm hại, kiếm chác ra trò.
-Đọc ghi nhớ SGK trả lời.
Ýùc đúng.
Giống truyện dân gian:
-Đều có nội dung châm biếm, đối tượng châm biếm: Giễu cợt những thói hư, tật xấu.
-Sử dụng 1 số hình thức gây cười.
-Đều tạo tiếng cười thoải mái.
I/Tìm hiểu chung:
 1)Đọc:
 2)Tìm hiểu chú thích:
II/Tìm hiểu văn bản:
1)Bài 1 :
-Nói ngược.Châm biếm hạng người nghiện ngập,lười lao động, thích hưởng thụ.
2)Bài 2:
-Nói dựa, nói nước đôi, phóng đại.
-Phê phán những hiện tượng mê tín, dị đoan.
3)Bài 3 :
-Tượng trưng (ẩn dụ).
-Phê phán, châm biếm hủ tục ma chay trong XH cũ.
4)Bài 4:
 -Phóng đại, bức biếm hoạ, Thái độ mĩa mai pha chút thương hại của người dân đối với cậu cai.
III/Tổng kết:
Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gianViệt Nam.Qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng,biện pháp nói ngược và phóng đại,..những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn,phê phán thói hư tật xấu những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
IV/Luyện tập: 
* Củng cố :
-Cho HS đọc diễn cảm toàn bộ văn bản.
* Dặn dò:
-Học thuộc lòng, đọc các bài đọc thêm.
-Học thuộc ghi nhớ.
Xem trước bài: Đại từ ( soạn các câu hỏi)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 14.doc