MỤC TIÊU: Giúp HS.
- Nắm được thế nào là đại từ?
- Các loại đại từ.
- Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ : GV: Thiết kế bài giảng, bảng phụ.
HS: Học bài, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
1.Ổn định tổ chức: (1)
2.KTBC : (4) - Có mấy loại từ láy? Cho ví dụ?
- HS lên bảng làm bài tập 2 SGK/43
Ngày soạn : 8/9/2009 Tuần :4 Ngày dạy : 9/9/2009 Tiết :15 I.MỤC TIÊU: Giúp HS. - Nắm được thế nào là đại từ? - Các loại đại từ. - Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. II. CHUẨN BỊ : GV: Thiết kế bài giảng, bảng phụ. HS: Học bài, soạn bài. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG : 1.Ổn định tổ chức: (1’) 2.KTBC : (4’) - Có mấy loại từ láy? Cho ví dụ? - HS lên bảng làm bài tập 2 SGK/43 3.Bài mới : GV giới thiệu bài Trong khi nói và viết ta thường dùng: tôi, tao, tớ, mày, nó,hắn, họ để xưng hô. Hoặc dùng: đây, đó, nọ, kia, ai, gì, sao, thế nào, để trỏ hoặc hỏi. Như vậy vô hình chúng ta đã sử dụng một số đại từ Tiếng Việt mà ta không biết khi giao tiếp. Vậy đại từ là gì? Đại từ có nhiệm vụ, chức năng và cách sử dụng ra sao? Chúng ta.. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 12’ 10’ 12’ HOẠT ĐỘNG 1: HDHS HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM GV. Ghi ví dụ trong SGK/54 lên bảng phụ. HS . Đọc ví dụ trả lời câu hỏi. H. Từ “nó” trong ví dụ (a) và (b) chỉ sự vật nào? HS. (a) “nó” chỉ em tôi (b) “nó” chỉ con gà của anh Bốn Linh H. Từ “thế” ở ví dụ (c) thay thế cho nội dung cụ thể nào? Gợi ý: Thay thế cho câu văn đứng trước (lời người mẹ giục 2 con chia đồ chơi) H.Từ “Ai” trong bài ca dao than thân ám chỉ đối tượng nào? Gợi ý: Như một cách nói bâng quơ (vừa có ý nghĩa phiểm chỉ, vừa có ý nghĩa xác chỉ) H. Vậy em hiểu thế nào là đại từ dùng để “trỏ” ? GV nhấn mạnh: Các từ (nó, ai, thế) không gợi lên sự vật mà dùng để trỏ sự vật, hoạt động, tính chất. Như vậy trỏ tức là không trực tiếp gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất mà dùng một công cụ khác (đại từ) để chỉ các sự vật, hoạt động, tính chất được gọi tên bằng các DT, ĐT, TT tương ứng. Ví dụ : Vẹt là tên gọi một loài chim. Nhưng trong đoạn văn sau từ nó cũng để chỉ con vẹt nhưng không gọi tên của nó “ Bố tôi mới mua một con vẹt rất đẹp. Nó có một chiếc mỏ khá độc đáo”. H. Các từ nó, thế, ai trong các đoạn văn trên giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu ? Gợi ý : a. Nó là chủ ngữ b. Nó là phụ ngữ của DT c. Thế là phụ ngữ của ĐT d. Ai là chủ ngữ. H. Như vậy, đại từ còn giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu? Cho ví dụ. HS. Đọc ghi nhớ SGK/55 HOẠT ĐỘNG 2: HDHS PHÂN BIỆT CÁC LOẠI ĐẠI TỪ H. Nhìn vào các ví dụ trên, em thấy có mấy loại đại từ? H. Các đại từ : tôi, tao, tớ, mày, dùng để trỏ gì? GV mở rộng: Đại từ chỉ người còn được gọi là đại từ xưng hô. Trong Tiếng việt còn nhiều trường hợp DT được dùng như đại từ xưng hô và được dùng thành cặp. * Ví dụ: Ông bà – Cha mẹ – con, anh chị – em H. Các đại từ: bấy, bấy nhiêu trỏ gì? H. Các đại từ: kia, đây, đó, ấy, này, bây giờ dùng để trỏ gì? H. Tóm lại, các đại từ dùng để trỏ gì? HS. Đọc ghi nhớ SGK/56 H. Đại từ: ai, gì, hỏi về cái gì? H. Các đại từ: bao nhiêu, mấy hỏi về gì? H. Đại từ: sao, thế nào hỏi về gì? H. Vậy các đại từ dùng để hỏi được dùng ntn? HS. Đọc ghi nhớ SGK/56 HOẠT ĐỘNG 3: HDHS LUYỆN TẬP HS. Lên bảng làm: Xếp các đại từ trỏ người, sự vật, theo bảng dưới đây: H. Tìm ví dụ danh từ được sử dụng như đại từ xưng hô? H. Đặt câu với mỗi từ “ai, bao nhiêu, sao” để trỏ chung? I. THẾ NÀO LÀ ĐẠI TỪ 1. Khái niệm: * Ví dụ SGK/54 (Bảng phụ) a. Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó / lại khéo tay nữa. b. Chợt con gà trống ở phía sau bếp nổi gáy. Tôi biết đó là con gà của anh Bốn Linh. PN Tiếng nó dõng dạc nhất xóm. C V c. Mẹ tôi giọng khản đặc / từ trong màn nói vọng ra: - Thôi hai đứa chia đồ chơi ra đi. DT PN Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật đưa cặp mắt nhìn tôi. d. Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay Ai / làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn, cho gầy cò con. Þ Nó, thế, ai: là đại từ. * Ví dụ: - Người học giỏi nhất xóm / là nó. C V - Mọi người đều yêu mến nó. BN C V * GHI NHỚ SGK/55 II. CÁC LOẠI ĐẠI TỪ: 1. Đại từ dùng để trỏ: - Trỏ người, sự vật (tôi, tớ, tao, mày, chúng tôi, chúng tớ, nó, hắn) - Trỏ số lượng (bấy, bấy nhiêu). - Trỏ vị trí sự vật trong không gian (đây, đó, kia,). - Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc (vậy, thế). 2. Đại từ dùng để hỏi: - Hỏi về người, vật (ai, gì.). - Hỏi về số lượng (bao nhiêu, mấy). - Hỏi về hoạt động, tính chất (sao, thế nào.). * GHI NHỚ: SGK/56 III. LUYỆN TẬP: Bài tập 1/56: Xếp các đại từ trỏ người sự vật. Số ngôi Số ít Số nhiều 01 Tôi, tao, tớ Chúng tôi, chúng tao 02 Mày Chúng mày 03 Hắn, nó Họ, chúng nó b. Đại từ “mình” trong câu “Cậu giúp mình với nhé!” à Ngôi thứ nhất. - Đại từ “mình” trong câu ca dao à ngôi thứ hai. Bài tập 2/57: Bảy năm về trước em mười bảy Anh tuổi đôi mươi trẻ nhất làng. Bài tập 3/57: Đặt câu với các đại từ:ai,sao bao nhiêu để trỏ chung. - Ai cũng phải đi học. - Bao nhiêu cũng được. - Na hát hay đến nỗi ai cũng phải khen. - Mình biết làm sao bây giờ. - Cĩ bao nhiêu bạn thì cĩ bấy nhiêu tính khác nhau. 4. CỦNG CỐ: (4’) - Đại từ là gì ? Đại từ giữ vai trò chức vụ ngữ pháp gì trong câu? - Có mấy loại đại từ ? Kể tên và cho ví dụ mỗi loại? 5. DẶN DÒ: (2’) - Hoàn thành các bài tập: Học thuộc ghi nhớ SGK/56 - Chuẩn bị bài: LUYỆN TẬP, TẠO LẬP VĂN BẢN
Tài liệu đính kèm: