Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Sông núi nước Nam. Phò giá về kinh (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Sông núi nước Nam. Phò giá về kinh (Tiếp theo)

. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

-Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.

- Bước đầu hiểu về 2 thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

B. Chuẩn bị:

*Thầy: Bảng phụ (2 văn bản)

* Trò: Đọc, tìm hiểu nguyên bản, bản dịch, soạn câu hỏi THVB –SGK.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1301Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Sông núi nước Nam. Phò giá về kinh (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 5 Ngày soạn:02/09/09
Tiết : 17. Ngày dạy:7-12/09/09
SÔNG NÚI NƯỚC NAM.
PHÒ GIÁ VỀ KINH.
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
-Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.
- Bước đầu hiểu về 2 thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Chuẩn bị:
*Thầy: Bảng phụ (2 văn bản)
* Trò: Đọc, tìm hiểu nguyên bản, bản dịch, soạn câu hỏi THVB –SGK.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
Kiểm tra phần luyện tập ở nhà.
* Giới thiệu bài: 
 * Từ ngàn xưa, dân tộc VN đã đứng lên chống giặc ngoại xăm rất oanh liệt, kiên cường. Tự hào thay! Ôâng cha ta đã đưa đất nước sang 1 trang sử mới : Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm PK Phương Bắc, mở ra 1 kỉ nguyên mới vừa bảo vệ vừa củng cố, xây dựng 1 quốc gia tự chủ rất mực hào hùng, đặc biệt là trong trường hợp có ngoại xâm. Hai bài thơ: Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh là 2 bài thơ cùng chủ đề mang tinh thần chung đó của thời đại đã được viết bằng chữ Hán. Là người VN có ít nhiều học vấn, khong thể không biết đến 2 bài thơ này.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ 1 :Đọc và hiểu VB: Sông Núi Nước Nam
Gọi HS đọc văn bản:giọng nghiêm trang.
Gọi HS đọc chú thích (*)trong sách GK.
(?) Dựa vào chú thích sao nói qua về tác giả và sự xuất hiện của bài thơ?
(?) Dựa vào chú thích * cho biết thể thơ?
(?) Bài thơ từng được coi là bản tuyên ngôn độc lập. Vậy tuyên ngôn độc lập là gì?
HĐ 2: Tìm hiểu văn bản
(?) ND tuyên ngôn trong bài thơ được bố cục ntn? Gồm những ý cơ bản gì?
 Đã nói đến thơ là phải có biểu ý và biểu cảm
(?) Vậy bài thơ có hình thức biểu ý và biểu cảm ntn?
- Bài thơ thiên về biểu ý ( bày tỏ ý kiến). Qua bố cục trên, hãy nhận xét về cách biểu ý đó?
 - Ngoài biểu ý, bài thơ có biểu cảm ( bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? ( lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó.
HĐ 3:Tiểu kết văn bản
- Cho HS đọc ghi nhớ.
HĐ 4 : Tìm hiểu chung về VB : PHÒ GIÁ VỀ KINH
Đọc, mời HS đọc lại văn bản.
(?) Dựa vào chú thích* giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời tp, 2 chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử.
(?) Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu về thể thơ ở chú thích* để nhận dạng thể thơ về số câu, số chữ, cách hiệp vần?
HĐ 5:Tìm hiểu văn bản
(?) Nội dung bài thơ có những ý cơ bản gì? ( Ý trong 2 câu đầu và 2 câu cuối khác nhau ntn?)
Giảng: Chiến thắng Chương Dương sau Hàm Tử 2 tháng nhưng nói trước là do đang sống trong hào khí chiến thắng Chương Dương mới vừa diễn ra . Kế đó mới nhớ lại, sống lại chiến thắng Hàm Tử. ( Đảo trật tự trước sau ).
(?) Bài thơ có ý tưởng lớn lao và rõ ràng như thế nhưng cách diễn đạt ý tưởng (biểu ý) trong bài thơ là tn? Ở đây tính biểu cảm đã tồn tại ở trạng thái nào?
(?) Cách biểu cảm, biểu ý ở đây có gì giống bài trước?
HĐ 6:Tiểu kết văn bản
-Cho HS đọc ghi nhớ.
HĐ 7: Tổng kết chung:
(?) Em hãy so sánh 2 bài thơ để tìm sự giống nhau về hình thức biểu ý và biểu cảm của chúng?
HĐ 8: Hướng dẫn luyện tập:
(?) Theo em, cách nói giản dị, cô đúc trong 2 bài thơ có tác dụng gì trong việc thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
HS đọc
HS đọc
+ Tác giả : Chưa xác định chứ không phải của Lí Thường Kiệt.
+ Thơ thần: Do thần sáng tác.
 Linh thiêng hoá tác phẩm VH ; Nêu cao ý nghĩa thiêng liêng của nó.
Thất ngôn tứ tuyệt.
*Tuyên bố chủ quyền của đất nước và khẳng định không 1 thế lực nào xâm phạm.
- Nước Nam là của người Nam, sách trời định sẵn rõ ràng.
+ Bài thơ trực tiếp nêu rõ ý tưởng: Bảo vệ độc lập, kiên quyết chống ngoại xâm.
+ Biểu cảm bằng cách ẩn vào bên trong ý tưởng Người đọc biết nghiền ngẫm, sẽ thấy thái độ, cảm xúc trữ tình đó.
- Đọc ghi nhớ
Đọc văn bản.
Đọc chú thích, trả lời.
Trả lời chú thích.
Hai câu đầu: Sự chiến thắng hào hùng của DT trong cuộc chống Nguyên- Mông xâm lược
 Hai câu cuối : Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hoà bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
- Giống bài: Sông núi nướcNam
 + Diễn đạt ý theo cách nói chắc nịch, sáng rõ, không hình ảnh, không văn hoa.
 + Cảm xúc, trữ tình đã được nén kín trong ý tưởng ( hào khí chiến thắng,khát vọng hoà bình thịnh trị của ta thời Trần.
- Đọc ghi nhớ
+ Hình thức biểu ý: 
2 bài thơ đều thể hiện bản 
lĩnh, khí phách cùa DT ta.
 + Hình thúc biểu cảm:
 Thể thơ khác nhau nhưng cách biểu cảm giống nhau: cách nói chắc nịch, cô đúc trong ý tưởng, cảm xúc hoà làm 1, cảm xúc nằm trong ý tưởng.
Nội dung, hình thức ăn khớp.
VB : SÔNG NÚI NƯỚC NAM
I/ Tìm hiểu chung:
Tác giả: 
Lí Thường Kiệt (SGK ghi là chưa xác định)
Thể thơ :
Thất ngôn tứ tuyệt.
II/ Tìm hiểu văn bản
 1)Hai câu đầu :
- Nước Nam là của người Nam, sách trời định sẵn rõ ràng.
2) câu cuối:
Kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm thì chuốc lấy thất bại thảm hại.
III/ Tiểu kết : 
Bằng thể thơ that ngôn tứ tuyệt,giọng thơ dõng dạc đanh thép,Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.
VB : PHÒ GIÁ VỀ KINH
I/ Tìm hiểu chung :
 1)Tác giả- Tác phẩm: Chú thích * SGK/Tr 66,67.
 2)Thể thơ:
+ Ngũ ngôn tứ tuỵêt
+ Vần: 2,4.
II/Tìm hiểu văn bản:
 1) Hai câu đầu: Sự chiến thắng hào hùng của DT trong cuộc chống Nguyên- Mông xâm lược
 2)Hai câu cuối : Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hoà bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
3)Tiểu kết :
Với hình thức diễn đạt cô đúc,dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng bài thơ Phò giá về kinh đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời Trần.
* Tổng kết 
* Luyện tập:
* Dặn dò: 
- Học thuộc lòng 2 bài thơ ( Nguyên bản và dịch nghĩa)
- Nắm được : Thể thơ, tác giả, hoàn cảnh ra đời.
- Đọc bài đọc thêm.
- Soạn bài : Từ Hán Việt. ( trả lời các câu hỏi trong bài).

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 17.doc