Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Sông núi nước Nam (Tiết 6)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Sông núi nước Nam (Tiết 6)

- Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại

- Cảm nhận được tinh thần, khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức:

 - Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại

 - Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

 - Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược

 2. Kỹ năng:

 - Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

 

doc 11 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 5 - Tiết 17: Sông núi nước Nam (Tiết 6)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 5 Ngày soạn: 10/09/2010
Tiết PPCT: 17 Ngày dạy: / 09/2010
SÔNG NÚI NƯỚC NAM
(Nam quốc sơn hà – Lí Thường Kiệt )
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại
- Cảm nhận được tinh thần, khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
 - Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại
 - Đặc điểm thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
 - Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược
 2. Kỹ năng: 
 - Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
 - Đọc – Hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục cho HS lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc 
C.PHƯƠNG PHÁP: 
 - Đọc diễn cảm, phương pháp nêu và phân tích vấn đề, thảo luận nhóm, giảng bình, 
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 7A1 
 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng những bài ca dao than thân? Phân tích một bài mà em cho là hay nhất? Nêu ý nghĩa của những bài ca dao than thân?
 3.Bài mới: Học lịch sử chắc hẳn chúng ta đều biết rất rõ về những trang sử hào hùng của dân tộc ta. Nước Đại Việt ta vào thế kỉ X - XIII ( thời Lí - Trần ) đã ghi dấu biết bao chiến công oanh liệt, hào hùng. Những chiến công vang dội, những trận đánh hào hùng đã khơi nguồn cho biết bao cảm xúc kiêu hãnh và tự hào. “Sông núi nước Nam” được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG
GV gọi HS đọc chú thích * Sgk
 GV: giới thiệu về mốc thời gian trong văn học trung đại Việt Nam. ( Văn học trung đại: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
- Thơ văn Lí - Trần: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
- Thế kỉ X - XV là thời kì hào hùng trong lịch sử Việt Nam với nhiều chiến công vang dội chống giặc ngoại xâm)
GV: Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? Hoàn cảnh ra đời?
Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là gì?
HS suy nghĩ, hoạt động động lập và trả lời
GV yêu cầu học sinh theo dõi phần chú thích trong văn bản để hiểu thêm về tác giả cũng như lai lịch của bài thơ.Tìm hiểu phần giải nghĩa các yếu tố Hán Việt.
* HS đọc 2 câu đầu:
GV Em hiểu Sông núi nước Nam trong lời thơ này như thế nào?
GV Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Phân tích cách dùng từ đế trong câu thơ? Em hiểu vương là gì?
GV Cụm từ Nam đế cư có ý nghĩa gì?
GV Tại sao không việt là Nam nhân cư? ( người Nam ở)?
GV: Việc khẳng định: chân lí đã được ghi ở sách trời có ý nghĩa gì?
GV: nội dung chính của hai câu đầu?
* HS đọc 2 câu cuối:
GV: Em có nhận xét gì về cách diễn đạt ở câu 3?
GV: Giải nghĩa từ lỗ? Việc dùng từ lỗ bộc lộ thái độ nào khi nói về quân giặc?
GV: Cách nói đó bộc lộ tình cảm gì?
GV: Theo phần giới thiệu về lai lịch bài thơ, em thấy lời cảnh báo này nhằm vào bọn xâm lược nào?
GV: Em hãy nêu nhận xét về giọng điệu của câu thơ?
GV: Nêu ý nghĩa của câu thơ kết bài? HS rút ra ghi nhớ
GV: Nêu nội dung và ý nghĩa văn bản?
GV: Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam. Vì sao?
HS thảo luận nhóm(4 nhóm , 4 phút và trình bày)
GV: Trong lịch sử dân tộc, ngoài Sông núi nước Nam em còn biết đến văn bản nào khác được gọi là Tuyên ngôn độc lập?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: Xem thể thơ ngũ ngôn, những nét chính về tác giả , hào khí của dân tộc thời Trần
- Tám yếu tố Hán Việt : quốc – nước, sơn – núi, hà – sông, đế - vua,. cư, tiệt nhiên, thiên thư, như hà
I. GIỚI THIỆU CHUNG
- Văn học trung đại:từ thế kỉ X đến hết XIX. 
- Văn thơ trung đại được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, có nhiều thể thơ: Đường luật, song thất lục bát, lục bạtThơ Đường luật có từ đời Đường bên Trung Quốc
- Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật: là thể thơ Đường luật quy định mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy tiếng, có niêm luật bằng – trắc chặt chẽ
- Nam quốc sơn hà : Tương truyền là của Lí Thường Kiệt. Thơ văn yêu nước thời nhà Lí.
Viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
2. Tìm hiểu văn bản:
a.Phân tích: 
a1 Hai câu đầu: 
 Nam quốc sơn hà nam đế cư
 Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
- Đế: vua; quốc: nước; Vương: vua ( nước nhỏ )
 Câu khẳng định, giọng thơ dõng dạc: Dùng đế nhằm tôn vinh vua nước Nam ngang hàng với các hoàng đế Trung quốc.
=> Khẳng định: nước Việt Nam thuộc chủ quyền của người Việt Nam.
a2.Hai câu sau: 
 Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
- “Nghịch lỗ lai”: thái độ coi thường, khinh bỉ.
- “Thủ bại hư”chuốc lấy thất bại thảm hại.
=> Giọng thơ hùng hồn, tuyên bố dõng dạc, dứt khoát: Cảnh báo về sự thất bại nhục nhã không thể tránh khỏi của quân xâm lược .Qua đó. khẳng định sức mạnh vô địch của quân và dân ta trong chiến đấu bảo vệ đất nước
*Ghi nhớ: sgk - 65
3. Tổng kết: 
* Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước
- Nghị luận trình bày ý kiến, dồn nén cảm xúc
- Lựa chọn ngôn ngữ thể hiện giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép
* Ý nghĩa văn bản:
- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta
- Bài thơ có thể xem như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
4. Luyện tập nhanh:
- Đại cáo bình Ngô ( Nguyễn Trãi )
- Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945 ( Hồ Chủ Tịch )
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học thuộc lòng phần phiên âm và dịch nghĩa. Nắm chắc nội dung. Đọc diễn cảm văn bản dịch thơ
- Nhớ 8 yếu tố Hán Việt trong văn bản
- Chuẩn bị : “Phò giá về kinh”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
*****************************
Tuần : 5 Ngày soạn: 10/09/2010
Tiết PPCT: 18 Ngày dạy: / 09/2010
PHÒ GIÁ VỀ KINH
(Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu giá trị tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ 
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Trần Quang Khải
 - Đặc điểm thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt
 - Khí phách hào húng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần
 2. Kỹ năng: 
 - Nhận biết thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
 - Đọc – Hiểu và phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục cho HS lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc 
C.PHƯƠNG PHÁP: 
 - Đọc diễn cảm, phương pháp nêu và phân tích vấn đề, giảng bình.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:.
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 7A1 
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài phiên âm và dịch nghĩa bài thơ Nam quốc sơn hà? Qua đó cho biết ý nghĩa văn bản? Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt là gì?
 3.Bài mới: Sau trận chiến thắng Chương Dương- Hàm Tử, giải phóng kinh đô 1285, tác giả phò giá hai vua Trần (Trần Nhân Tông và Trần Thánh Tông) trở về Thăng Long và sáng tác bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG
GV gọi HS đọc chú thích * Sgk
GV giới thiệu về mốc thời gian trong văn học trung đại Việt Nam.
GV: Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? Hoàn cảnh ra đời?
HS suy nghĩ, hoạt động động lập và trả lời
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
GV: yêu cầu học sinh đọc và theo dõi phần chú thích trong văn bản để hiểu thêm về tác giả cũng như lai lịch của bài thơ.
GV: đọc phần phiên âm, HS đọc phần dịch nghĩa, dịch thơ.
GV: Bài thơ có mấy nội dung chính?
HS suy nghĩ và trả lời : có hai nội dung:
+ Hai câu đầu: Hào khí chiến thắng.
+ Hai câu sau: Khát vọng hòa bình.
GV: Những chiến công nào được nhắc tới trong hai câu thơ đầu?
GV: Các chiến công đó gợi nhắc những sự kiện lịch sử nào?
GV: Em nhận xét gì về nghệ thuật diễn đạt trong hai câu thơ? 
GV: Những cách diễn đạt đó có tác dụng gì trong việc diễn tả nội dung?
GV: Em cảm nhận được tình cảm của tác giả ở hai câu đầu là gì? 
Chú ý hai câu cuối.
GV: Giải nghĩa : tu trí lực?
GV: Vấn đề nào được giới thiệu trong hai câu thơ cuối?
GV: Điều này cho em hiểu mong mỏi của tác giả là gì? 
 GV: Thời Trần, sau ba lần kháng chiến chống lại quân xâm lược tàn bạo Nguyên Mông là thời kì thái bình thịnh trị khá lâu dài của đất nước ta. 
GV: Nêu nội dung và ý nghĩa văn bản?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: Thái bình muôn đời thịnh và phải dựa vào sức dân, xây đắp, gìn giữ hòa bình, bảo vệ đất nước
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: Trần Quang Khải (1241-1294)
- Là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông
- Là người có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông
2. Tác phẩm: 
a. Xuất xứ: Bài thơ ra đời lúc tác giả đi đón hai vua Trần về Thăng Long 1285
b. Thể loại: Ngũ ngôn tứ tuyệt là thể thơ Đường, mỗi bài thơ có bốn câu, mỗi câu có 5 chữ, có niêm luật chặt chẽ
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
- Chú ý: chú thích 1,2
2. Tìm hiểu văn bản:
a.Phân tích: 
a1.Hào khí chiến thắng quân xâm lược:
Đoạt sóc Chương Dương độ
 Cầm Hồ Hàm Tử quan
Chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử là hai trận chiến thắng lớn trên sông Hồng đại thắng quân Nguyên Mông lần 2.
- Động từ mạnh đặt ở đầu câu liên tiếp nhắc đến những địa danh nổi tiếng trong lịch sử.
- Đối xứng: thanh, nhịp, ý.
- Giọng điệu khỏe khoắn, hùng tráng
Tái hiện lại không khí chiến thắng hào hùng oanh liệt của dân tộc. Đồng thời vạch trần sự thất bại thảm hại của quân thù.
- Cảm xúc của tác giả: phấn chấn, tự hào.
a2. Khát vọng hòa bình:
 Thái bình tu trí lực
- tu trí lực: dốc hết sức lực
 Vấn đề được đặt ra trong hòa bình: xây dựng đất nước.
 Mong muốn của tác giả: Đất nước thái bình nên tập trung hết sức lực vào việc xây dựng đất nước, không nên quá say sưa với chiến thắng.
- Mơ ước của tác giả: Vạn thử cổ giang san
Mơ ước một đất nước mãi mãi vững bền.
* Tư tưởng tình cảm của tác giả:
- Yêu chuộng hòa bình, hi vọng vào tương lai.
- Tin vào sức mạnh dựng xây đất nước của toàn dân
Đó cũng là tư tưởng chung của nhân dân ta .
3. Tổng kết: 
* Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô động, hàm súc để thể hiện niềm tự hào của tác giả trước những chiến thắng hào hùng của dân tộc ta.
- Có nhịp thơ phù hợp với việc tái hiện lại những chiến thắng dồn dập của nhân dân ta và việc bày tỏ suy nghĩ của tác giả
- Sử dụng hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong tư tưởng.
* Ý nghĩa văn bản:
- Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời Trần
4. Luyện tập nhanh:
- Bức tranh ở trang 67 minh học cho ý thơ nào? Em hãy đặt tên cho bức tranh đó?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học thuộc lòng diễn cảm phần dịch thơ . Nhớ 8 yếu tố Hán Việt trong văn bản. Học bài, nắm vững nội dung
- Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa thời sự của hai câu thơ cuối trong cuộc sống hôm nay.
- Chuẩn bị : Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra 
và Bài ca Côn Sơn ( Nguyễn Trãi )
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần : 5 Ngày s ... - Lỗi diễn đạt: Bạn của em là Tiến vì thích vì rất yêu thương em-> em và Tiến là đôi bạn rất thân và thương yêu nhau
- Lỗi dùng từ: Dùng không đúng ý (tai của bạn rất sinh động –tai bạn rất thính, lặp lại từ ngữ quá nhiều.. 
- Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu. Viết câu quá dài không có dấu ngắt câuViết tắt trong bài
- Lỗi chính tả rất nhiều (làng da-> làn da, suống nhà-> xuống nhà, tộc bàn -> tóc bạn) như bài của Thịnh, Hồng, Tiến
- Viết tắt trong bài..
BẢNG THỐNG KÊ ĐIỂM
Lớp
SS
Điểm9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm > TB
Điểm 3-4
Điểm 1-2
Điểm < TB
7A1
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- Chuẩn bị bài mới: “Từ Hán Việt” (tt) đọc kĩ phần câu hỏi và làm bài tập ở nhà 
*****************************
Tuần : 5 Ngày soạn: 10/09/2010
Tiết PPCT: 19 Ngày dạy: / 09/2010
TỪ HÁN VIỆT
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu thế nào là yếu tố Hán Việt 
- Biết phân biệt hai loại từ ghép Hán Việt: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
 - Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt
 - Các loại từ ghép Hán Việt
 2. Kỹ năng: 
 - Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt
 - Mở rộng từ Hán Việt
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng đắn trong mọi ngữ cảnh.
C.PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phát vấn, phân tích ví dụ, thảo luận nhóm, liên hệ thực tế.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:.
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 7A1 
 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là đại từ? Đại từ đảm nhiệm vai trò ngữ pháp gì trong câu? Có mấy loại đại từ? Cho ví dụ ?
 3.Bài mới: Ở lớp 6, các em đã học từ mượn. Tiếng Việt mượn tiếng Hán và ngôn ngữ Ấn – Âu , nhiều nhất tiếng Hán. Những từ mượn của tiếng Hán được gọi là từ Hán Việt.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GV: Nhớ lại kiến thức cũ và cho biết: ngôn ngữ Tiếng Việt vay mượn của những nguồn nào?
GV: Ngôn ngữ nào được mượn nhiều nhất? Vì sao?
GV: gọi học sinh đọc nội dung bài thơ Nam quốc sơn hà.
GV: treo bảng phụ, gạch chân các từ: nam, quốc, sơn, hà.
GV: Em hiểu các tiếng nam, quốc, sơn , hà có nghĩa là gì?
GV: Trong các tiếng này tiếng nào có thể dùng được độc lập như một từ đơn ? Tiếng nào không thể dùng được độc lập? Vì sao?
GV: Phân biệt nghĩa của các yếu tố thiên trong các trường hợp cụ thể?
GV: Qua phân tích nghĩa, em thấy những yếu tố thiên trên đây có đặc điểm gì?Các tiếng này có vai trò gì?
GV: Khi không thể dùng độc lập được thì gọi là gì?
GV: Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt trong thành ngữ: Tứ hải giai huynh đệ?
GV: Tìm thêm các yếu tố thiên với nghĩa khác ba yếu tố đã tìm hiểu ở trên?
GV: Dựa vào kiến thứcc đã biết về từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ, hãy cho biết: các từ sơn hà, xâm phạm, giang san thuộc loại từ ghép nào?
GV: Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì?Trật tự của các yếu tố trong từ này có giống trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt không?
GV: Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép gì? Nêu nhận xét của em về trật tự của các yếu tố trong từ so với từ ghép thuần Việt cùng loại?
GV: Từ ghép Hán Việt có mấy loại? Cấu tạo của chúng như thế nào?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk.
LUYỆN TẬP
GV: Phân loại nhóm từ sau thành hai loại: đẳng lập và chính phụ?
HS thảo luận nhóm :4 nhóm– 5 phút
- HS đọc phần giải nghĩa các yếu tố.
- GV nhận xét và cho điểm từng nhóm.
Thiên địa, đại lộ, khuyển mã, hải đăng, kiên cố, tân binh, nhật nguyệt, quốc kì, hoan hỉ, ngư nghiệp
GV: Giải nghĩa các từ trong các nhóm trên? 
GV: Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán việt đồng âm? 
- GV gợi dẫn để học sinh tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt.
GV: Tìm các từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt quốc , sơn, cư đã được chú giải dưới bài Nam quốc sơn hà?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: sơn(núi), giang (sông), hà (sông)
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt.
* Ví dụ 1:
- Nam: phương nam; - quốc: nước
- Sơn: núi; - hà: sông
Nam: có thể dùng độc lập.
- Quốc, sơn, hà không thể dùng độc lập, chỉ có thể là yếu tố cấu tạo từ ghép (không thể nói leo sơn, lội hà, ái nước được)
* Ví dụ 2: 
- Thiên ( thiên thư ): trời
- thiên thiên niên kỉ, thiên niên mã ):một nghìn(1000 )
- Thiên( thiên đô chiếu): dời đi.
Phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
* Ghi nhớ: sgk -69
Bài tập nhanh:
- Tứ hải giai huynh đệ ( tứ: bốn; hải: biển; huynh: anh; đệ: em ) Bốn biển đều là anh em.
- Thiên (thiên vị ): nghiêng, lệch
- Thiên (thiên phóng sự ): chương, bài của một cuốn sách.
2. Từ ghép Hán Việt
* Ví dụ: sgk - 70
=> Nhận xét:
- Sơn hà (núi + sông), xâm phạm(chiếm+ lấn), giang san(sông + núi): thuộc loại từ ghép đẳng lập.
- Ái quốc, thủ môn, chiến thắng: thuộc loại từ ghép chính phụ trật tự các yếu tố giống như trong từ ghép thuần Việt.
- Thiên thư, thạch mã, tái phạm: từ ghép chính phụ Trật tự các yếu tố trong tiếng có khác so với từ thuần Việt: phụ trước, chính sau.
* Ghi nhớ: sgk - 70
* Bài tập nhanh:
- Từ ghép đẳng lập: thiên địa, khuyển mã, kiên cố, nhật nguyệt, hoan hỉ.
- Từ ghép chính phụ: đại lộ, hải đăng, tân binh, quốc kì, ngư nghiệp.
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập1 ( sgk - 70 )
- Phân biệt nghĩa các yếu tố Hán Việt:
+ hoa ( hoa quả ): cơ quan sinh sản hữu tính của cây hạt kín, thường có rễ.
+ hoa ( hoa mĩ ): đẹp
+ phi ( phi công ): bay
+ phi ( phi pháp ): sai trái
+ phi ( cung phi ): vợ lẽ của vua hoặc vợ của cácvương tôn công tử thời phong kiến.
+ tham ( tham vọng ): ham muốn
+ tham ( tham gia ): dự vào
+ gia ( gia chủ ): nhà
+ gia( gia vị ):thêm vào
Bài tập 2 ( sgk - 71 )
- sơn hà, sơn khê, sơn thủy...
- cư dân, cư trú, cư ngụ...
- quốc gia, quốc sách, quốc thể...
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt là gì? Cho ví dụ?
- Có mấy loại từ ghép Hán Việt? 
- Nhận xét về trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ?
- Tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt xuất hiện nhiều trong văn bản đã học
- Chuẩn bị “ Từ Hán Việt” tt
E. RÚT KINH NGHIỆM:.
.
Tuần : 5 Ngày soạn: 10/09/2010
Tiết PPCT: 20 Ngày dạy: / 09/2010
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu văn biểu cảm nảy sinh do nhu cầu biểu cảm của con người 
- Biết nhận biết biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản.
- Biết vận dụng các kiến thức về văn biểu cảm vào đọc – hiểu văn bản.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
 - Khái niệm về văn biểu cảm
 - Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm.
 - Hai cách biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp trong văn bản biểu cảm.
2. Kỹ năng: 
 - Nhận biết đặc điểm chung của văn bản biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản biểu cảm cụ thể. 
 - Tạo lập văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm.
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục HS nhận thức và sử dụng được văn biểu cảm trong việc bộc lộ cảm xúc.
C.PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phát vấn, phân tích ví dụ, thảo luận nhóm, liên hệ thực tế.
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:.
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS 7A1 
 2. Kiểm tra bài cũ: Khi tạo lập một văn bản cần qua những bước nào? Nêu yêu cầu của mỗi bước?
 - Em hiểu phương thức biểu cảm trong một số văn bản được học là gì?
 3.Bài mới: Trong cuộc sống, chúng ta luôn có nhu cầu biểu lộ tình cảm. Những tình cảm ấy được ghi lại bằng cảm xúc chân thực của con người thì gọi là văn biểu cảm. Vậy văn biểu cảm có đặc điểm như thế nào và khi nào cần biểu cảm? Bài học này các em sẽ rõ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GV: HS đọc 2 bài ca dao ( sgk- T1)
GV: Bài ca dao số 1 có kể chuyện con cuốc không? Vì sao em cho như vậy
GV: Hình ảnh con Cuốc gợi cho em những liên tưởng gì?
GV: Câu ca dao có ngữ điệu gì? Ngữ điệu có liên quan gì với nội dung?
GV: Bài 2 nói nội dung gì? 
GV: Bài ca dao sử dụng biện pháp gì?
GV: Khi nào người ta có nhu cầu biểu cảm?
Biểu cảm: rung động được thể hiện bằng lời văn, lời thơ.
Nhu cầu: mong nuốn có.
Đọc 2 đoạn văn sgk- 72.
GV:Mỗi đoạn văn biểu đạt nội dung gì?
GV:Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với nội dung văn bản tự sự và miêu tả?
GV: Cùng là văn biểu cảm nhưng cách biểu cảm của 2 đoạn văn có gì khác?
GV: Nhận xét về tình cảm thể hiện trong 2 đoạn trích?
GV: Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất như thế nào?
GV: Văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào?
 HS đọc ghi nhớ sgk
GV: So sánh 2 đoạn văn? 
GV: Nội dung biểu cảm ở 2 bài thơ: Nam quốc sơn hà, phò giá về kinh.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: Viết thư cho người thân ở xa, hoặc để xin lỗi , thổ lộ tình cảm
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm
a. Nhu cầu biểu cảm của con người.
* Bài 1: không nói chuyện con Cuốc (không nói đến đặc điểm sống, đặc điểm sinh học của con Cuốc)
 Liên tưởng đến những người nông dân nghèo, đau khổ, vô vọng.
- Ngữ điệu cảm thán, biểu đạt tình cảm của người nói: xót xa, thương cảm.
* Bài 2:
- Qua việc miêu tả cánh đồng lúa tươi xanh, thông qua việc so sánh thể hiện niềm vui, niềm tự hào pha chút bâng khuâng của người lao động.
=> Khi có những tình cảm đẹp chất chứa muốn biểu hiện cho người khác nhận cảm được thì người ta có nhu cầu biểu cảm.
- Người ta biểu cảm bằng lời thơ, văn, ca hát, tranh.
b. Đặc điểm chung của văn biểu cảm.
Đoạn 1: Biểu đạt nội dung nhớ bạn, nỗi nhớ gắn liền với kỉ niệm.
Đoạn 2: Biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.
 Cả 2 văn bản không kể chuyện gì hoàn chỉnh .
- Đoạn 2: Dùng miêu tả gợi ra, liên tưởng đến cảm xúc sâu sắc.
Đó là những tình cảm đẹp chân thành, là những cảm xúc xâu sắc của con người dành cho con người, cho quê hương đất nước.
- Đoạn 1: Biểu lộ trực tiếp.
- Đoạn 2: Biểu lộ gián tiếp.
=> Tình cảm trong văn biểu cảm là tình cảm đẹp, nhân văn .
- Biểu hiện tình cảm trực tiếp hoặc gián tiếp.
* Ghi nhớ: sgk- T73.
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1:
Đoạn a: Là đoạn văn không có yếu tố biểu cảm chỉ nêu những kiến thức khoa học, những đặc điểm sinh học của cây hải đường.
Đoạn b: Là đoạn văn biểu cảm.
Hình dung về cây Hải đường qua cảm nhận mang nhiều tính chủ quan của tác giả, sử dụng nhiều yếu tố tưởng tượng, biểu lộ cảm xúc thông qua hệ thống ngôn ngữ đầy hình ảnh gợi cảm và gợi tả.
Bài tập 2:
- Cả 2 bài thơ biểu cảm trực tiếp tình cảm của tác giả về tình yêu quê hương đất nước, ý chí độc lập dân tộc và niềm tự hào về truyền thống dân tộc. 
- quốc gia, quốc sách, quốc thể...
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Sưu tầm các đoạn văn, bài văn biểu cảm trên báo chí, tìm được đối tượng biểu cảm và tình cảm được biểu hiện trong các văn bản đã học
- Vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào tìm hiiểu văn bản biểu cảm đã học
- Nắm được thế nào là văn biểu cảm, có mấy cách biểu cảm?
- Chuẩn bị “ Đặc điểm của văn bản biểu cảm”
E. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docnv 7 tuan 5 theo chuan ktkn 2010.doc