Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tương tư

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tương tư

I. TÁC GIẢ:

- Nguyễn Bính là nhà thơ mới, ông được xem là tiếng thơ “quen nhất” vì thơ ông vừa là tiếng nói thời đại mới lại vừa như có sẵn đâu đó trong dân gian.

- Phong cách thơ:

+Sở trường về thể thơ lục bát, thơ đậm chất dân gian.

+Hồn quê trong thơ ông thể hiện ở cả nội dung và hình thức, một hồn thơ đậm đà phong vị dân gian

 được mệnh danh là “thi sĩ của đồng quê”

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tương tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯƠNG TƯ
-Nguyễn Bính-
I. TÁC GIẢ:
- Nguyễn Bính là nhà thơ mới, ông được xem là tiếng thơ “quen nhất” vì thơ ông vừa là tiếng nói thời đại mới lại vừa như có sẵn đâu đó trong dân gian.
- Phong cách thơ: 
+Sở trường về thể thơ lục bát, thơ đậm chất dân gian.
+Hồn quê trong thơ ông thể hiện ở cả nội dung và hình thức, một hồn thơ đậm đà phong vị dân gian
được mệnh danh là “thi sĩ của đồng quê”
II. BÀI THƠ:
1.Giới thiệu chung:
- Xuất xứ: “Tương tư” rút từ tập thơ “Lỡ bước sang ngang” XB năm 1940 tiêu biểu cho tập thơ “Chân quê”
- Nhan đề: “Tương tư”: là nỗi nhớ nhau của tình yêu đôi lứa, có thể chỉ một người yêu đơn phương.
- Mạch cảm xúc: Nỗi tương tư trong bài thơ được diễn biến qua các sắc thái cảm xúc chính: nhớ nhung àbăn khoăn, hờn dỗi àthan thở à hờn trách mát mẻ à nôn nao, mơ tưởng à ước vọng xa xôi. 
2. Tìm hiểu cụ thể:
Đoạn một: Người con trai chân thành thú nhận nỗi tương tư
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
- Cách bày tỏ tình cảm của chàng trai vừa tế nhị, khéo léo nhưng cũng vừa chân thành, mạnh bạo.
+ Lời thú nhận được dẫn dắt từ xa đến gần, từ ướm hỏi rất duyên dáng, ý nhị như trong ca dao (Đến đây mận mới hỏi đào. Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?), chàng trai mượn chuyện thôn Đoài nhớ thôn Đông để nói chuyện một người nhớ một người.
+Tác giả dùng lối diễn đạt ước lệ để bày tỏ niềm thương nỗi nhớ đang dâng đầy trong lòng nhân vật trữ tình “chín nhớ mười mong”, đó là lối diễn đạt mang dấu ấn quê, gần với lời ăn tiếng nói của người lao động.
-Hai câu sau tác giả lấy quy luật đất trời để nói quy luật tình yêu, trời đất phải có mưa có gió, yêu thì phải đợi chờ, nhớ thương “bệnh”à từ dùng rất ý vị, khẳng định thêm tính tất yếu của tình yêu. Đến đây người đọc nhận ra được sự e dè, che giấu của nhân vật “tôi” khi bộc lộ tình cảm, điều đó tạo nên sự hấp dẫn cho ý thơ tình yêu.
+ “tôi” đứng phía cuối câu làm định ngữ cho “bệnh”
+ “tôi” ẩn vào hình ảnh “thôn Đoài” làm nên phép ẩn dụ quen thuộc trong ca dao, thể hiện quan niệm của người xưa con người hoà lẫn vào thiên nhiên, là thành phần của vũ trụ à đặc diểm thi pháp ca dao
+ những hình ảnh thôn Đoài- thôn Đông, tôi- nàng, gió- mưa góp phần tô đậm khát vọng lứa đôi
	Như vậy, trong bốn câu thơ đầu, nhà thơ Nguyễn Bính đã tạo ra tình huống trữ tình hết sức đặc biệt để nhân vật trữ tình bày tỏ nỗi niềm, thi sĩ đặt chàng trai thôn quê vào tình huống đợi chờ, từ đó anh có thể bộc bạch sâu sắc và ý nhị, chân tình tâm trạng tương tư của mình. Cùng viết về tâm trạng tương tư của người đang yêu, những vần thơ của Nguyễn Bính khác hẳn Xuân Diệu trong “Tương tư chiều”, một bên là tình yêu mãnh liệt, là nỗi nhớ bật trào khỏi xác chữ để phập phồng trên giấy, còn một bên là mối tình lặng nhưng không kém phần da diết. “Cái tôi” của Nguyễn Bính phải mượn đến những thôn Đoài, thôn Đông, những một người và cả mưa nắng của trờ đát, thiên nhiên để khắc hoạ nỗi nhớ da diết trong sâu thẳm tâm hồn mình. Đó chính là chất tâm hồn riêng của Nguyễn Bính trong thơ.
Đoạn 2: Sau lời thú nhận tình yêu ở bốn câu thơ đầu, đến đoạn hai nhân vật trữ tình kể lể, trách móc, hờn giận vì quá nhớ mong.
- Nổi lên trong những dòng thơ là hệ thống câu hỏi tu từ: “cớ sao”- “chẳng sang”, “có xa xôi mấy tình xa xôi?”, “biết cho ai, hỏi ai?”, “bao giờgặp nhau”những câu hỏi như xoáy vào lòng người lời trách móc, thở than, mong đợi. Xét trên bề mặt câu chữ người đọc nhận thấy có cái gì phi lí, thường người con trai phải chủ động đi tìm tình yêu đằng này anh lại trong vai người chờ đợi, thậm chí còn trách móc, dỗi hờn. Nhưng xét bề sâu đó lại không phải là điều vô lí vì chờ đợi chính là cái cớ để anh chàng bộc bạch tâm tư, tình cảm với nàng và trách là trách yêu, do quá nhớ mong, bị nỗi nhớ giày vò nên hờn trách. Đó cũng là một cách bộc lộ tình yêu.
- Cách diễn tả thời gian cũng là một thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu để tác giả thể hiện tâm trạng sốt ruột, chờ đợi, mỏi mòn của chàng trai.
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
+Ở câu thơ “Ngày qua ngày lại qua ngày” cách ngắt nhịp 2/2/2 quen thuộc của thơ lục bát đã biến thể 3/1/2, ý và lời vế sau lặp vế trước, cách ngắt nhịp này khiến chữ “lại” trở thành điểm nhấn của ngữ điệu. Nó gợi được dòng thời gian cứ trôi qua hết sức chậm chạp, ngày mới chỉ là sự lặp lại ngày cũ một cách chán ngán vô vọng. Cả việc ngắt nhịp, lặp vế câu và nốt nhấn giọng ở chữ “lại” khiến câu thơ vang lên như lời kể lể, thở than: Ngày qua ngày người chẳng sang, lòng mình mỗi ngày là bị chà xát, mỏi mòn, tàn úa vì nhớ mong, trông chờ.
+ “Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”, câu thơ diễn tả thời gian và tâm trạng thật tinh tế và ý nhị, thời gian diễn ra ở câu trên đã chậm chạp, sốt ruột nhưng mới qua lời kể lể thôi, đến câu này, thời gian mới hiện lên thật sinh động, thời gian có màu, thời gian hiện lên qua việc chuyển màu lá: Ngày anh chờ đợi cây còn xanh nay lá đã ngả màu vàng. Từ “nhuộm” thể hiện một cách tinh tế thời gian trôi chậm chạp, thời gian càng chậm tâm trạng càng mỏi mòn, nặng nề. Theo dòng chảy của tháng năm, một mình tôi lẻ bóng trong mong ngóng em. Người đọc không biết chàng trai chờ đợi người yêu trong bao lâu, chỉ thấy “cây tri kỉ” đã úa vàng vì năm tháng, cách đong đếm thời gian ấy ám ảnh hơn cả nhịp đồng hồ tích tắc hay bước đi của bốn mùa.
- Ở đoạn thơ này cái nổi bật còn là chất liệu dân gian, nó tạo điều kiện cho “cái tôi” ẩn mình một cách tự nhiên: lối nói ước lệ, ẩn dụ trong ca dao “bến”, “đò”, trong thơ văn truyền thống “hoa”, “bướm”, những hình ảnh “bến- đò” “hoa- bướm” ấy lặng lẽ chảy về từ ca dao để nhập vào hồn thơ Nguyễn Bính. Có cái gì đó vừa da diết, khắc khoải vừa lặng lẽ buồn tủi. chất liệu dân gian còn làm cho nỗi đau của con người tan vào thiên nhiên, hoà vào tâm tình đã có tự ngàn xưa của thế giới “chân lấm tay bùn”, con người hiện diện đó mà dáng hình, cảm xúc trái tim che lấp sau luỹ tre làng, sau mái đình, những tên thôn tên làng. tan hoà như thế dù có đau khổ đến đâu cũng có nơi chia sẻ.
- Chàng trai ấy thắc mắc, trách móc, hờn tủi, để rồi băn khoăn tự hỏi, tự giày vò mình.
Bảo rằng cách trở đò ngang.biết cho
Giá mà xa xôi, cách trở thì chàng trai còn được an ủi phần nào vì dù sao nàng cũng là phận gái nhưng họ lại ở rất gần nhau “cách một đầu đình”, chàng băn khoăn tự hỏi nhưng cũng chỉ hỏi mình, càng hỏi càng cô đơn, lẻ loi, buồn tủi.
- Hết trách móc rồi lại trông đợi cầu mong “Bao giờ ”
Đoạn kết: Tiếng nói khát vọng hạnh phúc lứa đôi
- Có một giàn giầu- có một hàng caunhà anh- nhà em, tất cả chỉ mới có một nghĩa, còn lẻ loi, đơn chiếc. Anh và em vẫn đôi nơi: anh ở thôn Đoài, em ở thôn Đông, vẫn xa cách quá chừng, vẫn là một trời nhớ mong, thôn Đoài thì nhứ thôn Đông, anh nhớ em tưởng như “Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào?”
-Hình ảnh ẩn dụ “giầu- cau” bộc lộ niềm mong ước: duyên trầu cau cũng là duyên lứa đôi son sắt, bến chặt. Cấu trúc song hành gợi tả mối quan hệ gắn bó của đôi trai gái trong một tình yêu đẹp: nhà tôi- nhà em, thôn Đoài, thôn Đông. Tình yêu là chuyện muôn đời cuả lứa đôi, của trai gái đã được Nguyễn Bính diễn tả tinh tế, đậm đà nhiều man mác, bâng khuâng. Mơ ước về trái ngọt hạnh phúc, mơ ước về con thuyền tình cập bến hạnh phúc => Mơ ước rất nhân văn.
=> Khát vọng tình yêu gắn liền với nỗi ước vọng về hạnh phúc gia đình. Cái tôi trữ tình của chàng trai đa tình, nỗi buồn tương tư, nỗi khát khao về hạnh phúc trở thành nỗi niềm chung của bao chàng trai cô gái. Vì thế mà đã bao năm qua đi nhưng tiếng thơ của Nguyễn Bính vẫn được bao thế hệ độc giả trân trọng coi nó như tâm hồn, như tiếng lòng mình vậy.
III. Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
- Ngôn ngữ dung dị, hồn nhiên, dân dã pha chất lãng mạn, thơ mộng
- Hệ thống hình ảnh ẩn dụ- hoán dụ, ước lệ đặc sắc sáng tạo.
- Sử dụng nhiều động từ, điệp ngữ, cặp hình tượng tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi.
- Thơ lục bát mang chất biểu cảm nồng nàn.
2. Nội dung:
- Bài thơ thẻ hiện tình cảm thiết tha, rạo rực, chân thành của chàng trai với cô gái nhưng tình yêu đơn phương thầm kín đó cô gái không thể cảm nhận và đáp lại nỗi mong mỏi của anh. Điều đáng trân trọng dù cô gái không đáp lại tình cảm chàng trai vẫn dành cho cô gái tình cảm tốt đẹp như ngày nào.
-Bài thơ là sự hoà quyện duyên quê, cảnh quê, thể hiện diễn biến tâm trạng phong phú, tự nhiên của chàng trai.
=> Đọc những vần thơ của Nguyễn Bính, người đọc được sống lại trong hơi thở ngập ngừng của tình yêu trong ca dao. Lắng nghe nhịp đập xao xuyến, bồi hồi của tình yêu câm lặng ngày đêm vò võ năm canh tương tư. Bằng tình yêu và lòng gắn bó sâu nặng với truyền thống dân tộc, Nguyễn Bính đã tìm ra tiếng nói riêng cho thơ mình giữa dàn đồng ca thơ mới, tiếng nói đằm thắm của ca dao- dân ca.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuong tu.doc